Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Dấu lạ

Quả thật, ông Giôna đã là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy. (Lc 11,30)

Chứng từ của đức cha Angelo Comastri về mẹ Teresa Calcutta (1910-1997), sáng lập viên dòng các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái. Đức Tổng Giám Mục Angelo Comastri đại diện Tòa Thánh đặc trách đền thánh Đức Mẹ Loreto, miền Bắc nước Ý.

...Từ lúc còn trẻ, tôi đã có nhiều liên hệ thân tình với mẹ Teresa Calcutta. Một lần gặp tôi, mẹ đưa đôi mắt trong suốt và sâu thẳm nhìn tôi rồi đột ngột hỏi:
- "Con cầu nguyện mỗi ngày mấy giờ?".
Ngạc nhiên trước câu hỏi bất ngờ, tôi lúng túng tìm cách chống chế:
- "Con tưởng mẹ sẽ nhắc nhở con sống bác ái, yêu thương giúp đỡ người nghèo chớ! Đàng này mẹ hỏi con cầu nguyện mỗi ngày mấy giờ?". Mẹ Teresa liền nắm chặt hai bàn tay tôi, rồi siết mạnh như thông truyền cho tôi điều mẹ hằng ấp ủ trong lòng. Mẹ nói:
- "Con à, nếu không có Thiên Chúa hỗ trợ, chúng ta quả thật quá nghèo để có thể giúp đỡ người nghèo. Con nên nhớ: Mẹ chỉ là phụ nữ nghèo luôn cầu nguyện. Chính trong khi cầu nguyện mà Thiên Chúa đặt Tình Yêu Ngài vào lòng mẹ và nhờ thế, mẹ có thể giúp đỡ người nghèo. Con nhớ cho kỹ nhé: Mẹ giúp đỡ người nghèo vì mẹ hằng cầu nguyện, mẹ cầu nguyện luôn luôn!".

Tôi không bao giờ quên cuộc gặp gỡ lần đó. Sau này, chúng tôi còn gặp nhau nhiều lần nữa.. Năm 1979, mẹ Teresa được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình. Giải thưởng khiến mẹ gần như khép nép và trở nên nhỏ bé trong bàn tay Thiên Chúa. Mẹ Teresa đi Oslo, thủ đô Na Uy, lãnh giải thưởng mà trong tay nắm chặt tràng chuỗi Mân Côi. Người ta trông thấy những ngón tay mẹ thô kệch và xấu xí, vì lao công vất vả và vì thường xuyên chăm sóc các trẻ em, những người bệnh tật, già yếu và nghèo nàn. Biết rõ thế nên không ai nỡ trách mẹ dám công khai bày tỏ lòng kính mến Trinh Nữ MARIA trong một xứ sở toàn tòng là tín hữu tin lành Luther!

Trên đường trở về từ Oslo, mẹ Teresa Calcutta dừng lại tại Roma. Các ký giả chen chúc chờ đợi gặp mẹ trong khuôn viên nhỏ bé của ngôi nhà cộng đoàn các nữ tu thừa sai bác ái ở Monte Celio. Mẹ Teresa không để cho các ký giả tấn công. Trái lại, mẹ tiếp họ như những người con. Mẹ nhẹ nhàng đặt vào tay mỗi người một ảnh đeo Đức Mẹ Vô Nhiễm. Các ký giả ráo riết bao vây mẹ để chụp hình và để phỏng vấn. Một ký giả táo bạo hỏi:
- "Thưa mẹ, năm nay mẹ 70 tuổi. Khi mẹ qua đời thế giới cũng sẽ như trước! Vậy đâu có gì thay đổi sau bao nhiêu cực nhọc?". Mẹ Teresa đăm đăm nhìn chàng ký giả trẻ tuổi và nở một nụ cười thật tươi, nụ cười như một cái vuốt ve trìu mến, rồi mẹ từ tốn nói:
- "Anh thấy đó, tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có thể thay đổi thế giới. Tôi chỉ tìm cách trở thành một giọt nước trong, một giọt nước lóng lánh rạng ngời Tình Yêu Thiên Chúa, thế thôi. Anh cho là quá ít sao?". Chàng ký giả trẻ tuổi lúng túng.. Các ký giả khác đứng im không nhúc nhích. Mẹ Teresa thản nhiên tiếp tục cuộc đối thoại:
- "Anh cũng nên cố gắng trở thành một giọt nước trong, như thế, sẽ có hai giọt nước trong. Anh lập gia đình chưa?".
- Dạ rồi, chàng ký giả đáp.
- "Vậy anh cũng nên nói với vợ và như thế chúng ta sẽ là ba giọt nước trong. Anh có con chưa?".
- Thưa mẹ, ba đứa!
- "Tốt lắm. Vậy anh cũng nên nói với các con anh, và như thế, tất cả chúng ta sẽ là 6 giọt nước trong!

.. Năm 1988 mẹ Teresa Calcutta đến thăm tôi ở Porto Santo Stefano, một thị trấn nằm gần Roma. Năm ấy tôi là cha sở của họ đạo.

Tôi còn nhớ như in cuộc gặp gỡ. Hôm đó là ngày 18 tháng 5, một ngày tuyệt đẹp của tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ. Bầu trời trong xanh. Trên biển, sóng nước lăn tăn như nhí nhảnh tươi cười. Mẹ Teresa lặng lẽ chiêm ngắm cảnh đẹp rồi đột ngột nói với chúng tôi:
- "Cảnh vật nơi đây tuyệt đẹp. Sống trong một khung cảnh tuyệt đẹp, quí vị cũng phải nhớ chăm sóc cho linh hồn mình thật đẹp !"

Vào cuối buổi Canh Thức Cầu Nguyện tối hôm đó, xảy ra một câu chuyện như sau. Một kỹ nghệ gia giàu có trong vùng muốn dâng cúng ngôi biệt thự sang trọng của ông để mẹ Teresa tiếp đón những người bị bệnh liệt kháng. Ông cầm trong tay bộ chìa khóa và muốn trao ngay cho mẹ. Nhưng mẹ Teresa nói: - "Tôi phải cầu nguyện và suy nghĩ trước đã, vì tôi không biết có nên đưa các bệnh nhân liệt kháng vào một nơi chốn giàu sang để chăm sóc không. Biết đâu sẽ làm cho họ đau khổ gấp đôi!".

Mọi người thầm cảm phục sự dè dặt khôn ngoan của mẹ. Tuy nhiên, nhiều người cho là mẹ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Do đó, một người cảm thấy có bổn phận khuyên mẹ:
- "Thì mẹ cứ nhận chìa khóa đi, rồi sẽ tính sau!".
Nhưng mẹ Teresa quyết liệt trả lời:
- "Không, thưa ông không. Những gì tôi không cần đều trở thành gánh nặng!". Câu nói của mẹ làm tôi nhớ đến thánh Bonaventura viết về thánh Phanxicô thành Assisi như sau:
"Người đời yêu giàu sang thế nào Phanxicô cũng yêu khó nghèo như thế!".

.. Năm 1991, cũng vào một ngày tuyệt đẹp trong tháng Năm, mẹ Teresa Calcutta lại đến thăm tôi ở Massa Maritima, cách Roma không xa. Mẹ cho tôi biết ý định mở một nhà dành cho các Nữ Tu Chiêm Niệm Thừa Sai Bác Ái. Mẹ giải thích:

- "Các nữ tu cầu nguyện trước Nhà Tạm có Mình Thánh Chúa, sẽ chiếu tỏa ra chung quanh ánh sáng của lòng nhân hậu. Chúng ta cần có những con tim trong sạch để tiếp đón TÌNH YÊU! Những con tim thật trong sạch!".

Từ Massa Maritima chúng tôi dùng trực thăng để đưa mẹ Teresa đến đảo Isola d'Elba, tham dự một buổi Cầu Nguyện. Ngồi trên trực thăng, tôi chỉ cho mẹ thấy những địa điểm quan trọng của đảo .. Bỗng chốc, một người trong nhóm đến quỳ bên cạnh tôi run rẩy thú nhận:
- "Thưa cha, con không rõ chuyện gì xảy đến cho con. Con có cảm tưởng chính Thiên Chúa đang nhìn con qua cái nhìn của người phụ nữ này!". Quay sang mẹ Teresa, tôi lập lại lời người đàn ông vừa nói. Mẹ Teresa nhẹ nhàng đáp:
- "Xin cha nói với ông ta, đã từ lâu lắm rồi, Thiên Chúa vẫn nhìn ông. Nhưng chính ông đã không nhận ra Ngài! THIÊN CHÚA lÀ TÌNH YÊU!" Rồi nhìn sang người đàn ông, mẹ Teresa giơ tay siết mạnh tay ông, và trao cho ông một vài ảnh đeo Đức Mẹ, như những nụ hôn đượm đầy hương thơm của TÌNH YÊU THIÊN CHÚA!

Đó là vài hình ảnh sống động của mẹ Teresa Calcutta: đơn sơ, hiền dịu, khiêm tốn, trong sáng và chiếu tỏa TÌNH YÊU THIÊN CHÚA!.

("Tertium Millennium", Agenzia d'Informazione, n.3, Settembre/1997, trang 3-4).

19.10.2003, nhân dịp Mẹ Teresa được nâng lên hàng chân phước.

http://www.binhcang.com/meteresa.html

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Danh thánh

Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển (Lc 6,9)

Không được đọc ''Giavê'' nữa : Thượng Hội Đồng Giám Mục chấp nhận quy định này

Một bức thư của Thánh Bộ Rôma về Phụng vụ.

RÔMA, Thứ sáu, 24-10-2008 (ZENIT.org) – Do tôn kính Tên của Thiên Chúa, vì Truyền thống của Hội Thánh, vì Dân tộc Do-thái, và vì những lý do ngữ học, nay không được xưng Tên của Thiên Chúa ra bằng kiểu đọc «Giavê » nữa.

THĐGM về Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Hội Thánh đã đưa ra thực hành quy định này của Thánh Bộ Rôma về phượng tự, vì - « do chỉ thị của Đức Thánh Cha » - Thánh Bộ này yêu cầu không dùng cách chuyển tự bốn phụ âm Híp-ri nữa - « Tứ linh tự » - được đọc thành « Giavê » (Yahvé hoặc Yahweh) trong các bản dịch, « các cuộc cử hành phụng vụ , trong các bài thánh ca, và trong các lời cầu nguyện » của Hội Thánh Công giáo.

Đây là điều mà vào buổi sáng hôm nay, tại Vatican, Đức Cha Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về văn hóa, chuyên viên Kinh Thánh, và chủ tịch Ủy ban soạn thảo Sứ điệp của THĐGM, đã cho biết rồi giới thiệu tin tức này cho giới báo chí, và trả lời các câu hỏi của các nhà báo.

Khi Zenit hỏi về điểm này, Đức Cha Ravasi đã cho biết rằng một vài thành viên của THĐGM đã dùng từ đó và thế là người ta đã nhắc lại quy định mới. Đức Cha Ravasi đã nêu bật tầm quan trọng của việc tôn trọng cách dùng của cộng đồng Do-thái về điểm này và ngài đã đưa ra các lý do ngữ học.

Quả thật, bốn con chữ Hip-ri để diễn tên Thiên Chúa, đã được mạc khải cho Môsê (x. Xh 3), là bốn phụ âm, « Tứ linh tự » (Yod-Heh-Waw-Heh, thường được chuyển tự ra theo bảng chữ cái [ngoại quốc] là: IHWH). Bốn phụ âm này không được đọc ra bởi vì người ta không biết nó được diễn ra thành âm như thế nào. Hoặc đúng hơn, trong truyền thống Cựu Ước, tên Thiên Chúa không được đọc ra.

Chỉ có vị thượng tế có thể xướng lên, mỗi năm một lần, khi ngài vào trong Gian Cực Thánh của Đền thờ Giêrusalem. Như thế cách phát âm đã được giữ kín rồi bị mất đi. Một số người còn gợi ý là tên này chưa bao giờ được đọc thành âm cả, vì không một ai có thể cho rằng mình nắm được Thiên Chúa nhờ xướng được Tên của Người.

Sách Huấn ca chẳng hạn nói về thượng tế Simôn rằng : « Bấy giờ ông bước xuống, giơ tay trên toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en, và đọc lời chúc lành của Đức Chúa ; như thế ông được vinh dự xướng lên Thánh Danh Người » (Huấn ca, ch. 50, c. 20).

Đức Cha Ravasi đã nhắc lại rằng truyền thống Kinh thánh Hípri bằng tiếng Hy-lạp do « Bảy Mươi » hiền giả Do-thái (72 dịch giả vào khoảng năm 270 tr. C.G.), đã thay thế Tứ linh tự bằng từ Hy-lạp « Kyrios », có nghĩa là « Đức Chúa ». Bản dịch « Vetus latina » và Bản « Vulgata » của thánh Giêrônimô đã dịch là « Dominus » « Đức Chúa », như văn kiện của Thánh Bộ Rôma đã nhắc lại và do đó yêu cầu trở lại với cách đọc « Đức Chúa , mỗi khi bản văn dùng Tứ linh tự.
Trong Thư gửi các Hội Đồng Giám Mục thế giới mà nói về Tên Thiên Chúa, Thánh Bộ phượng tư và kỷ luật bí tích đã yêu cầu loại bỏ cách chuyển tự trên trong cách sách được dùng mà đọc trong Phụng vụ.

Văn kiện này, được ban ngày 29-6-2008, đã được công bố trong tạp chí « Notitiae » của Thánh Bộ. Văn kiện mang chữ ký của Tổng Trưởng Thánh Bộ, Đức HY Francis Arinze, và Đức Giám Mục Albert Malcom Ranjith, thư ký của cơ quan này.

Thánh Bộ nhắc lại văn kiện của mình là « Liturgiam Authenticam » năm 2001, nói về các bản dịch phụng vụ, trong đó có yêu cầu « tên của Thiên Chúa toàn năng », được diễn ta bằng « tứ linh tự Hípri » và tiếng La-tinh là « Dominus », phải được diễn ra « trong các ngôn ngữ địa phương » bằng một từ « tương đương ».

Thế nhưng cách thực hành đã phổ biến là « xướng tên của Thiên Chúa Israel », là phát âm khi đọc các bản văn Kinh thánh của các sách Bài đọc phụng vụ, nhưng cả trong các thánh thi và các lời cầu nguyện, là « Giavê » (« Yahweh », « Jahweh » hoặc « Yehovah ».

Bên Pháp, các bản văn phụng vụ không dùng kiểu phát âm là « Giavê », nhưng cách đọc này xuất hiện trong các bản dịch Kinh Thánh - mà các bản dịch này thì không phải là chuẩn mực cho phụng vụ » - hoặc trong các thánh ca.

Sau một phần biện luận rút từ Kinh Thánh, văn kiện khẳng định : « Vậy việc bỏ đọc tứ linh tự của tên Thiên Chúa từ phía Hội Thánh có lý hữu của nó. Ngoài một lý do thuần túy ngữ học, cũng có lý do là trung thành với truyền thống Hội Thánh, bởi vì tứ linh tự[1] chưa báo giờ được xướng trong bối cảnh Kitô giáo, hoặc dịch ra trong bất cứ ngôn ngữ nào người ta dùng để dịch Kinh Thánh ».

Các trào lưu khác của Do-thái giáo hiện đại duy trì truyền thống này là Tứ linh tự chỉ có thể được xướng lên bởi vị Thượng Tế trong Đền thờ mà thôi, và ngay vị này cũng thường chỉ xướng Tứ linh tự vào Yom Kippour (Ngày đại lễ Xá Tội) mà thôi.

Vì Đền thờ Giêrusalem đã bị tàn phá rồi, Tên này chẳng bao giờ còn được người Do-thái xướng lên khi cử hành các nghi thức tôn giáo, hoặc trong các cuộc trò chuyện riêng tư. Trong kinh nguyện, Tứ linh tự được thay thế bằng « Adonai » (« Đức Chúa »), còn trong trò chuyện thì thay thế bằng HaShem (« Danh »).

Anita S. Bourdin
(Bản dịch của Ban Biên Tập trang Web UBKT)
http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=918

Thiên Chúa Không Tên Và Thiên Chúa có Nhiều Tên

Xét dưới khía cạnh ''biểu lộ'' và ''tương quan'' Thiên chúa quả thực là Ðấng Hữu Danh, và tên riêng của Người trong Kinh Thánh Cựu ước là ''Giavê Thiên Chúa"

Nhưng xét dưới khía cạnh khác, Thiên Chúa không có tên như con người. Thiên Chúa là Ðấng Vô Danh. Lý do là vì tên của con ngườI thường do người khác đặt cho để công nhận sự hiện hữu ở đời của họ.

Dù sao, việc đặt tên cũng một phần mang ý nghĩa "xác định" và rất thường xuyên có sắc thái "làm chủ", hay ít nữa nói lên một tương quan uy quyền: Adam đặt tên cho các súc vật; cha mẹ đặt tên cho con cái. Tên chung nói lên yếu tính của sự vật mà con người khám phá hay gán cho; tên riêng ám chỉ "cá vị tính" của con người hay súc vật.

Xét dưới khía cạnh này, không ai có thể đặt tên cho Thiên Chúa, vì không ai có quyền trên Thiên Chúa. Không ai biết được yếu tính của Thiên Chúa như yếu tính của sự vật, vì thế không thể gán cho Người một Danh xưng nào cả. Tên đích thực của Thiên Chúa là "Không Tên" (Danh khả danh phi Thường Danh). Nói cho chính xác hơn, Thiên Chúa là Ðấng không thể đặt tên (L' Innommmable).

Thái độ không dám kêu tên Thiên Chúa vô cớ mà Kinh Thánh Cựu ước có đề cập tới là thái độ của con người thụ tạo nhỏ bé không dám xúc phạm tới Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng đòi hỏi như thế. Người cấm không được nhân Danh Người mà thề.

Trong Cựu ước có nhiều chỗ nói rõ việc Thiên Chúa từ chối không cho biết tên :
- Sau khi đã chiến đấu với Thiên Chúa, Giacóp xin biết tên Người, nhưng Người đáp : ''Ngươi hỏi Danh Ta làm gì ?'' (St 32,20)
- Manôakh, thân phụ của Samson cũng đã hỏi tên ''Thần Sứ Giavê'' hiện ra với vợ chồng ông, nhưng Thần Sứ Giavê đáp :''Tại sao lại hỏi tên tôi ? Một điều thần diệu!" (Tl 13,18)

Các Giáo phụ cũng ý thức rõ rệt tính siêu việt của Thiên Chúa, nên vẫn cho rằng không có tên nào xứng đáng với Thiên Chúa.

Danh Thiên Chúa thật là khôn tả, vượt trên mọi danh hiệu. Thực tại của Người vượt trên mọi thực tại, yếu tính của Người vượt trên mọi yếu tính. Hữu thể của Người vượt trên mọi hữu thể. Nói theo kiểu của Pseudo Denys, Người là yếu tính phi- yếu- tính, là Hữu thể phi-hữu-thể, là Thực tại phi-thực-tại. Chính vì thế mà có một số nhà hiền triết gọi Ðấng Tuyết Ðối mà họ đi tìm là ''Cái Không viên mãn''. Một số nhà thần bí Kitô-giáo như Augustinô, Jean de la Croix gọi Thiên Chúa là ''Hố Thẳm'' (Abyssus) : Hố thẳm Tình yêu, Hố thẳm Trí tuệ, Hố thẳm Thiện hảo...
Người là Ðấng không Tên, nhưng cũng là Ðấng có rất nhiều Tên, vì sự viên mãn phú túc của Người cần được diễn đạt dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Người là Khởi nguyên và là Cùng đích của mọi thực tại. Người là Sự Sống, là Phục sinh cho những ai cần sự sống. Người là Ðá tảng cho những ai cần nương tựa. Người là Bình an cho những ai cần an bình. Người là Ánh sáng cho những ai cần ánh sáng. Người là ''Duy nhất đơn thuần'' có thể hội nhập mọi sự trong Người. Người là Chân lý cho những ai đi tìm chân lý, là Thiện hảo cho nhưng ai đi tìm thiện hảo. Người là vẻ đẹp vô biên vượt trên mọi vẻ đẹp. Người là Quyền năng vượt trên mọi quyền năng. Người là Trí tuệ vượt trên mọi trí tuệ. Người là Tình yêu nguồn suối mọi tình yêu. NgườI là Vua các vua, Chúa các chúa...

Tất cả những Danh xưng trên đều có trong Kinh Thánh và diễn tả các ưu phẩm của Thiên Chúạ Danh xưng nào cũng phù hợp với Người vì trong Người mọi sự đều có.

Trong Tân Ước, tên đặc biệt của Thiên Chúa là ''Cha" : Cha của Ðức Giêsu và Cha của chúng ta. Cũng như Giavê trong Cựu ước có thể có mọi Danh xưng tích cực và các Danh xưng này đều hàm chứa trong ''Danh Giavê'', trong Tân ước, Chúa Cha cũng có mọi Danh xưng hàm chứa trong từ ''Chúa Cha".

Chúa Con, Ðấng mạc khải trọn vẹn Chúa Cha, là Lời của Chúa Cha, là ''Tên'' của Chúa Cha, cũng có mọi Danh xưng như Chúa Cha, trừ tên Chúa Cha. Tân ước và đặc biệt là Phaolô đã dùng từ ''Theos'' để gọi Chúa Cha và từ ''Kurios'' để gọi Ðức Kitô Phục Sinh.

Theo Phúc âm Gioan, Ðức Giêsu Kitô, ngay từ lúc còn tại thế, đã xưng mình "là Ðường, là sự Thật và là sự sống''. Ðó là những Danh xưng và ưu phẩm áp dụng cho Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đã dùng để áp dụng cho chính mình. Vì thế các môn đệ và nhất là những người Do thái chưa hiểu được Người trước khi Người sống lại. Nhưng khi Người đã phục sinh từ cõi chết, thì quả thực Tên Thánh Giêsu hàm chứa hết mọi Danh xưng có thể áp dụng được cho Thiên Chúa. Và khi nghe Tên Thánh Chúa Giêsu, các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run. Cũng như Thiên Chúa Cha, Người là Vua Các vua, Chúa các chúa. Và bất cứ ai kêu Danh Thánh Người, Chắc chắn sẽ được cứu rỗi.

IV. Danh Giavê Và Ðức Kitô

Mặc dù Danh Giavê có vai trò tối quan trọng trong lịch sử dân Chúa, và ai kêu cầu Danh Giavê sẽ được cứu rỗi. Danh ấy vẫn còn trên bình diện ''ý hướng'', nghĩa là hướng con người đến Thiên Chúa, gợi ra hình ảnh sống động về Thiên Chúa, mờI gọi tin vào Thiên Chúa hay trở về với Thiên Chúa. Nhưng Danh ấy chưa thành thực tại, chưa ''nhập thể'' hay nói cho chính xác hơn, nhập thể chưa trọn vẹn và còn đang trên tiến trình nhập thể.

Chấp nhận mang tên tuy đã là một hình thái nhập thể rồi. Nhưng hệ lụy cuối cùng của việc chấp nhận mang tên phải là nhập thể trọn vẹn. Danh Thiên Chúa phải trở thành người để việc Thiên Chúa cư ngụ giữa loài ngườI trở nên trọn vẹn. Nếu trong Cựu ước, Danh Thiên Chúa đóng vai trò thiết lập tương giao giữa Thiên Chúa với loài người, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu Kitô đã đóng vai trò này một cách hoàn hảo. Nếu trong Cựu ước, Danh Giavê là bảo chứng phần rỗi cho dân Chúa, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu là ơn cứu rỗI; Người là Sự Sống, là Phục Sinh, là Giải thoát.

1. Ðối với đức tin của Israel, Danh Giavê đóng vai trò mạc khải để dân có thể nhận biết Thiên Chúa.
Danh Giavê là'' Mạc khải khởi đầu về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và một phần về huyền nhiệm của Người. Ðức Kitô là Ðấng mạc khải trọn vẹn chương trình của Thiên Chúa và còn là Ðấng thực thi chương trình ấy. Người cũng mạc khải hoàn toàn huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa hiện thân : ''Ai thấy Ta tức là thấy Cha" (Ga 14,19).

Theo truyền thống Êlôhít, Giavê có nghĩa ''Ta là'', Ta có''. Theo phúc âm Gioan, Ðức Giêsu đã đồng hóa mình với Danh xưng thần diệu này : Người dùng từ ''Eimí' mà bản LXX dùng để dịch chữ ''Ehyeh'' :
''Ta đã nói với các ngươi : Các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí. Vì nếu các ngươi không tin: Chính là Ta, các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí' (Ga 8,24).

''Khi các ngươi nhắc Con Người lên cao, bấy giờ các ngươi sẽ biết : chính là Ta. Và tự Ta, Ta không làm gì; nhưng Cha Ta đã dậy Ta làm sao, Ta nói vậy" (Ga 8,28).

''Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi : trước khi có Abraham, Ta, chính là Ta" (Ga 8,58).

''Ngay từ lúc này, Ta nói với các ngươi trước sự xảy ra, ngõ hầu khi đã xảy đến, các ngươi tin : ''chính là Ta" (Ga 13,19).

Ðức Kitô là lời giải đáp trọn hảo cho câu hỏi của Môsê trong sách Xuất hành 3,13.

Truyền thống Ðavít nối kết Danh Giavê với mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Gioan nhấn mạnh rằng Ðức Kitô chính là mạc khải đích thực và trọn vẹn Tình Yêu của Thiên Chúa :

''Anh em thân mến, ta hãy yêu thương nhau, vì lòng mến phát tự Thiên Chúa và phàm ai yêu mến thì đã sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúa. Ai không yêu mến thì đã không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là lòng mến. Nơi điều này mà lòng mến của Thiên Chúa đã hiện tỏ nơi chúng ta : là Thiên Chúa đã sai Con Một của Người đến trong thế Gian, ngõ hầu ta được sống nhờ Ngài. Nơi điều này mà thực là lòng mến : là không phải vì ta đã yêu Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu mến ta, và sai Con của Người đến là hi sinh đền tạ tội lỗi ta" (Ga 4,7-10).

Có thể so sánh biến cố thần hiển ở Sinai với sự biến hình của Ðức Kitô trên núi Tabor.

Theo truyền thống Tư Tế (P), Danh Giavê là nền tảng Giao ước Sinai. Theo Tân ước, Chính Con Người Ðức Kitô là nền tảng Giao ước mới mà Lề Luật là Ðức Ái và nội dung Lời hứa là sự Sống đời đời.

2. Vai trò thứ hai của Danh Giavê là ''phương thế'' để yêu cầu Thiên Chúa và là ''bảo chứng'' được Thiên Chúa nhận lời. Israel mới hay là Giáo hội không còn cầu nguyện nhân danh Giavê nữa, nhưng cầu nguyện nhân Danh Ðức Kitô Giêsu. Ðiều này không có nghĩa là thay thế tên Giêsu vào chỗ tên Giavê; nhưng con người và cuộc sống của Ðức Giêsu chính là Danh Giavê hiện thân. Chính con người Ðức Kitô là phương thế Trung Gian để chúng ta có thể khẩn cầu Thiên Chúa và được Thiên Chúa nhận lời :

''Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng : chính là nhân Danh Ðức Giêsu Kitô ngườI Nazareth, ngườI mà các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết, chính nhân Danh ấy mà ngườI này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe. Chính Ngài là viên đá đã bị các ông là thợ xây khinh màng, thì đã hóa thành đỉnh góc. Và hẳn không có ơn cứu độ nơi một ngườI nào khác nữa, vì dướI gầm trờI này, không có một Danh nào khác được ban cho nhân loại dể phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát'' (Cv 4,10-14)

3. Danh Giavê tượng trưng và biểu lộ vinh quang Giavê cho Israel và các dân tộc. Làm vinh danh Người là hoàn tất chương trình cứu độ. Ðiều này Ðức Giêsu Kitô cũng đã thực hiện trong chính con người và cuộc sống của Ngài. Khi so sánh Ga, 28 với Ga 17,1 chúng ta thấy rõ Gioan đồng hóa Danh Thiên Chúa với chính con người Ðức Giêsu Kitô :

''Lạy Cha hãy tôn vinh Danh Cha! Bãy giờ có tiếng từ trờI đến : ''Ta đã tôn vinh Danh Ta, và Ta sẽ lại tôn vinh'' (Ga 12,28).

''Lạy Cha, giờ đã đến! Xin hãy tôn vinh Con Cha, nhõ hầu Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 7,1).

Nói tóm lại, yếu tố thánh thiện và cơ bản nhất của đời sống tôn giáo của Israel là Danh Giavê, đã được hoàn tất viên mãn trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Ðức Kitô là Danh Thiên chúa nhập thể, vì NgườI là Lời nhập thể. Lời không gì khác hơn là Danh, giải thích Danh và làm cho Danh trở thành thực tại, làm cho Danh được thể hiện và được cả sáng.

Theo Pl 2,9, Ðức Kitô đã nhận lãnh từ Thiên chúa ''Danh Hiệú"vượt trên mọi danh hiệu. Người được gọi là Kurios, nghĩa là Chúa (từ ngữ bản LXX dùng để ám chỉ Giavê). Theo cách nói Sêmít, Người nhận lãnh Danh hiệu Chúa đồng nghĩa với ''Người là Chú".

Ðức Kitô không những chỉ là Thiên chúa hiện thân , là Ngôi Lời nhập thể. Ngài còn là con người biết khẩn cầu Danh Thiên Chúa. Ngài là Thượng tế trọn hảo của Giao ước mới, Ngài là con người thờ phượng đẹp lòng Chúa Cha hơn cả. Tất cả đời sống của Ngài là một Lời cầu nguyện, là Hy Tế Tình yêu. Ngài là con người thực hiện trọn vẹn ý Cha dưới đất cũng như trên trời.

Ðức Giêsu đã cầu nguyện xin Chúa Cha cho Ngài khỏi chết : ''Vào những ngày còn trong thân xác, Ngài đã dâng lên cho Ðấng có thể cứu Ngài khỏi chết, những lời cầu xin khẩn nguyện với lớn tiếng kêu van cùng nước mắt, và Ngài đã được nhận lời thoát khỏi sợ hãí' (Dt 5,7).

Lời cầu nguyện thống thiết và đầy nước mắt của Ngài trong vườn Cây Dầu đã đưa đến ơn cứu độ và sự phục sinh cho con người. Con người chỉ có thể được cứu độ, nếu biết kêu cầu Chúa Cha trong Ngài và với Ngài, vì chỉ có Ngài là Thượng Tế trọn hảo.

Muốn kêu cầu Chúa Cha trong Ðức Kitô hay nhân Danh Ðức Kitô, trước tiên phải tin tưởng ở Ngài và kêu cầu Danh Ngài. Kêu cầu Danh Ngài cũng là kêu cầu Chúa Cha, vì Chúa Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Chúa Cha.

Không ai có thể gọi Ðức Giêsu là Chúa, nếu không do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Do đó việc kêu cầu Chúa Thánh Thần cũng là điều không thể thiếu trong đờI sống kitô-hữu. Nói theo kiểu của Giáo phụ Irênê, Thánh Thần dẫn ta tới Chúa Kitô và Chúa Kitô trình diện ta với Thiên Chúa Cha. Như thế, chúng ta kêu cầu cả Ba, hay nói đúng hơn, chúng ta kêu cầu Danh Chúa Cả Ba Ngôi : nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/THANHOC/tcmackhai.html

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Có bao giờ

"Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?"
Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy. (Mt 25,37-40)

"Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy. Tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thoát khỏi tôi. Tôi đi tìm người anh em, tôi gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi.”

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Hoang mạc


Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. (Mc 1,13)

Sa mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền nam châu Phi có diện tích khoảng 500.000 km². Nó chiếm 70% diện tích của Botswana, và một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi. Một số tài liệu cho rằng khu vực này rộng tới 2,5 triệu km² và bao gồm cả Gabon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa dân chủ Congo, Angola và Zambia.
Các loài động vật ở Kalahari đều phải không ngừng đấu tranh chống lại những kẻ săn mồi tàn nhẫn và cái nóng của sa mạc, để tồn tại.
..."Nguyên tắc vàng của tôi là kiên nhẫn. Tôi đã phải phục ở gần đầm nước trong suốt hai tháng chỉ để chụp được bức ảnh chó rừng săn chim bồ câu. Cần phải rất rất kiên nhẫn".
http://maps.vnqconline.com/Dia_Ly/Sa_Mac/S_M_K_ID_000001_01.html

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Tro

"Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi..."

Trong Cựu Ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel. Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết (xc. St 3,18.27; Giob 34, 17; Gr 6, 26; 25, 34; Est 4,13; Is 58, 5; Dn 9,3; Giona 3,6; Giudith 4,16; 9,1).

Trong truyền thống các đan sĩ và tụ viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và sự khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa. Vì thế, các tu sĩ, các đan sĩ có tục lệ tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm để chết. Thánh Martino thành Tours bên Pháp đã nói: "Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi". Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi vẽ hình thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhặm và rồi các vị nằm trên đó khi hấp hối và khi chết. Các tu sĩ cũng có thói quen trộn tro vào bánh như của ăn. Ðó là một hình thức hãm mình nhiệm nhặt mà các tu sĩ phải giữ.

Lễ tro năm nay, ĐGH nhắc nhở mọi người hãy quan tâm đến người khác:
Yếu tố đầu tiên là lời mời gọi “hãy quan tâm”. Động từ Hy lạp dùng ở đây là katanoein, có nghĩa là quan sát tỉ mỉ, chăm chú, theo dõi kỹ lưỡng, kiểm tra điều gì. Chúng ta gặp động từ này trong Tin Mừng, khi Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy “quan sát” chim trời, tuy chúng chẳng lo lắng gì, nhưng vẫn được Chúa Quan Phòng ân cần chăm sóc (x. Lc 12,24), và hãy “nhận ra” cái xà trong mắt mình trước khi nhìn thấy cọng rơm trong mắt của người anh em (x. Lc 6,41). Chúng ta cũng thấy động từ này trong một đoạn khác của Thư gửi tín hữu Do Thái, như lời mời gọi hãy “ngắm nhìn Chúa Giêsu” (3,1), là Tông đồ và là Thượng tế của niềm tin của chúng ta. Vì thế, động từ mở đầu lời nhắn nhủ này mời gọi hãy chăm chú nhìn người khác, trước tiên là nhìn Chúa Giêsu, rồi quan tâm đến nhau, chứ đừng tỏ ra như người xa lạ, dửng dưng về số phận anh chị em mình. Tuy nhiên, chúng ta thường sống ngược lại: dửng dưng và thờ ơ, những thái độ vốn phát sinh từ tính ích kỷ nhưng lại đội lốt “tôn trọng sự riêng tư của người khác”.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Trẻ thơ

Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người (Mc 9,35)

Cậu bé không tay học giỏi
Nhìn con trai chào đời với đôi tay cụt sát vai, hai vợ chồng làm thuê tại Vịnh Tre, An Giang, ôm nhau khóc cả tháng, bởi ngày đó, trong cái túng quẫn sẵn có, thêm một đứa con như vậy tương lai càng mịt mờ hơn.
"Lau nước mắt, an ủi vợ, chúng tôi đặt tên con là Nguyễn Minh Trí. Không ngờ như thấu hiểu được nỗi khổ của cha mẹ, Trí ngoan ngoãn, kiên trì vượt qua nỗi khổ cụt tay để giờ đây, sau 17 năm, Trí trở thành một con ngoan trò giỏi", ông Nguyễn Văn An, bố Trí nói.
Ông An kể, từ nhỏ cậu bé đã luôn thể hiện một nghị lực phi thường: "Không có tay mỗi lần bị té thay vì nằm khóc, nó luôn vùng vẫy để ngồi dậy. Lúc lên 3 tuổi, bị muỗi cắn nhìn thấy nó hút no máu, Trí chỉ vẫn cố nhúc nhích cho muỗi bay. Vợ chồng tôi thường đi làm, sợ Trí ở nhà té xuống nước chết nên 4 tuổi tôi đã tập cho cháu bơi lội đến bơi xuồng ghe. Giờ đây chỉ với đôi chân Trí đã bơi qua kênh như “nhái”.


Cậu bé dùng chân thay cho đôi tay
Bắt đầu đến tuổi đi học, Trí càng tỏ ra siêng năng chăm chỉ. Tập viết, lật sách, cho tập vở vào cặp, tất cả mọi việc đều tự mình Trí làm mà không cần ai giúp đỡ. Trí khiến thầy cô bạn bè thương yêu hơn khi thành tích học tập luôn đứng đầu lớp.
"Con phải cố học để trở thành giáo viên dạy hội họa. Con thích truyền đạt những kiến thức mình học được để giúp ích cho gia đình và xã hội. Chỉ sợ gia đình nghèo quá, cha mẹ phải làm thuê nên không đủ tiền trang trải mà thôi", cậu học trò lớp 9A2, trường Trung học cơ sở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, tỉnh An Giang, nói.
Như ý thức mình tàn tật là gánh nặng của gia đình, ngoài giờ học, mẹ Trí cho biết, Trí giúp mẹ đủ việc, từ nấu ăn, lau nhà, rửa chén, trồng được cả cây kiểng đến nuôi cá lia thia. Hằng ngày, sau giờ học Trí còn đi bắt ốc bươu vàng làm thức ăn cho hơn 1.000 con ếch Thái là nguồn sống cho cả nhà.
Có khách đến thăm, Trí bước nhanh xuống mé kênh, dùng đôi chân tháo dây mũi xuồng rồi nhẹ nhàng dùng chân đưa dầm lên đưa máy dầm xuống nước chở khách sang kênh. Lúc cha tiếp khách, Trí đã kẹp mâm nước trà trên cổ mang ra, rồi dùng chân lần lượt rót mời từng người một.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/2010/05/3ba1b760/

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Quỷ ám

Giêsu quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!" Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết rồi!" Nhưng Đức Giêsu cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên. Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" Người đáp: "Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi."
(Mc 9,25-29)

Phải chăng dưới đây là những hành vi quỷ ám:

"Hành trình" giết người, cướp tiệm vàng của tên sát nhân
(VOV) - Dưỡng đã dùng súng bắn điện và dao đâm nhiều nhát vào người bà Bắc rồi sau đó dùng tay đập tủ kính đựng vàng nhưng không vỡ được. Sợ bị phát hiện, Dưỡng ra lấy xe máy tẩu thoát về Thái Bình... Tại cơ quan công an, gương mặt khá hiền lành, Nguyễn Hữu Dưỡng từ tốn khai lại toàn bộ hành vi phạm tội của hắn. (Cập nhật lúc : 9:19 PM, 19/02/2012)

(TN) Rạng sáng 16/2, Tân đi nhậu về rồi cầm dao, dùi cui tìm chị V. trả thù. Tân cạy chốt cửa phòng vào bóp cổ chị V. chết. Sau đó, Tân tiếp tục thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân. Tân bỏ trốn về Vũng Tàu nhưng biết không thoát được nên trở về Bình Dương đầu thú...Ngày 17/2, Phòng CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết Trần Vương Nhựt Tân (ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) nghi can giết người, hiếp dâm đã ra đầu thú.

(TN)Dư luận đang xôn xao trước vụ rò rỉ nhiều thông tin mật về Tòa thánh Vatican, bao gồm cả âm mưu ám sát giáo hoàng...Phát ngôn viên của Vatican Federico Lombardi đã chính thức thừa nhận việc rò rỉ thông tin là chuyện có thật. AFP dẫn lời ông Lombardi nói: “Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama chấn động vì WikiLeaks còn chúng tôi thì gặp phải vụ này. Thật đáng buồn khi nhiều tài liệu được truyền ra bên ngoài với ý đồ xấu”.
(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120218/ro-ri-thong-tin-chan-dong-vatican.aspx)

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Men

Xẻ cơm từ gạo đã ủ men (thay vì nấu cơm, trộn men vào và ủ)
Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôđê! (Mc 8,15)

Men rượu Trung Quốc, cái chết từ từ
Ở Việt Nam, nguy cơ chết vì rượu cũng rất cao, nhất là bộ phận dân nghèo, bởi rượu họ đang uống nấu từ men Trung Quốc, một loại men sống chiết xuất rượu trực tiếp từ gạo, không qua nấu cơm, rất mất vệ sinh và nguy hiểm cho sức khỏe.
Một người tên Thông, nấu rượu, nuôi heo ở Ðiện Thọ, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam. Trước đây, một ang gạo (tương đương 8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó thành hèm, chờ mất ít nhất là 5-7 ngày nhưng lấy được có gần 8 lít rượu. Bây giờ thì khác, gấp đôi, bỏ mối mỗi lít 15 ngàn đồng, người ta bán lại từ 18 đến 20 ngàn đồng, đó là chưa nói quán pha thêm cồn công nghiệp cho nhiều rượu, lãi cao…”
Ông Thông kể tiếp, “Nấu bằng men Trung Quốc, mình không cần phải độn, phải pha gì hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, vì vo sạch sẽ mất nhiều rượu, trộn men vào, một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ xong đậy để đó, 3 ngày là gạo nở ra thành một khối cơm, tha hồ mà nở! Lúc này bỏ vào nồi, quậy nước vào, chưng cất. Có được lượng rượu nhiều vô kể”.
Vẫn theo lời ông thông, “Trước đây nấu rượu lãi rất ít, phần lớn là lấy hèm nuôi heo, bây giờ thì khác, vừa nuôi heo, vừa kiếm lãi, mỗi ngày kiếm được cũng cả vài trăm ngàn đồng. Trong thôn này có sáu lò rượu, cả xã có hai chục lò rượu. Nhưng khi nào các quán cũng thiếu! Bây giờ rượu rẻ, người ta uống thoải mái!”
Một người khác tên Khâu, sống ở Thăng Bình, Quảng Nam, cho biết: “Tui mỗi tuần nấu được năm trăm lít rượu, nhưng chưa bao giờ có đủ rượu để bỏ các quán ở đây. Toàn huyện này có chừng bảy chục lò rượu lớn, nhỏ, có chừng mười lò cỡ như tôi. Nhưng chưa bao giờ thừa rượu…”
“Thời buổi bây giờ, ngoài đi làm kiếm cơm ra, chẳng có gì để vui ngoài chuyện chiều chiều chui vào quán rượu, tiền ít thì uống rượu gạo, tiền nhiều thì uống bia. Nhưng hơn 80% khách nhậu bình dân uống rượu gạo là chính, giá rẻ, uống mau say…”

Những cái chết ngấm ngầm…
Cô Lợi, giáo viên nghỉ hưu, nấu rượu, nuôi heo, hiện đang sống tại Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam, cho biết: “Mình vẫn biết là nấu rượu bằng men Trung Quốc rất nguy hiểm, vì nó quá mất vệ sinh, nhưng mình mà không theo kịp thì xã hội nó đạp mình xuống!”
“Gần đây, người ta bị ngộ độc sau khi nhậu rất nhiều, cô nghĩ là do rượu. Rồi thêm chuyện dân ‘rượu đứng’ (dân nghiện rượu nặng, chừng 2 giờ đồng hồ phát thèm một lần, vào quán, mua 2 ngàn đồng, nốc ực rồi đi, nếu không có rượu, mắt mờ, tay chân run, nặng hơn một chút là phều nước bọt…) Chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng nhiều không kể xiết…”
Chúng tôi hỏi cô Lợi vì sao thấy rượu nguy hiểm vậy mà cô vẫn dùng men Trung Quốc để nấu, hoặc không kiếm việc khác làm để ít ray rứt hơn… Cô cười héo hắt: “Ồ, cô chỉ làm được có hai việc, một là đi dạy học, hai là nấu rượu nuôi heo. Cô chẳng làm việc gì được nữa! Nghiệt nỗi cô làm hai việc đều có tính đầu độc, nghỉ đầu độc con nít lại chuyển sang đầu độc người lớn!”
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên, đang làm việc tại bệnh viện Vĩnh Ðức, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Phần lớn những năm gần đây, các bệnh nhân gan ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông, hoặc là xơ gan, ung thư gan… Nói chung là gan! Từ mười năm trở lại đây bệnh này xuất hiện rất cao”.
“Mà men Trung Quốc cũng xuất hiện từ đó đến giờ, tôi nghĩ phần lớn chết do uống rượu, cái chết của rượu là cái chết chậm, nó không chết liền như những thứ khác, nó từ từ biến cơ thể thành một ổ bệnh. Và khi đã bệnh, con người trở nên chán chường, cáu gắt, làm phương hại đến người thân không ít”.
“Thậm chí, một người bệnh gan vì rượu, trước khi chết, anh ta có thể làm cho gia đình anh ta chết vài ba lần trước khi anh ta nhắm mắt tắt thở. Không có gì nguy hại bằng rượu, chính sách ngu dân của người Pháp dành cho người Việt trước đây cũng lấy rượu làm quốc sách. Bây giờ, không hiểu sao người Trung Quốc lại dễ dàng áp dụng chính sách ngu dân ở Việt Nam đến vậy!”

Tràn lan mùi hèm Trung Quốc
Một người khác tên Huyên, chuyên buôn men rượu từ Trung Quốc về Việt Nam, khu vực hoạt động của ông ta kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, cho biết: “Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp cho đến men rượu gạo, rượu sắn, rượu mía… Trong đó, men rượu gạo chiếm chừng 85%”.
“Cứ một tấn men cho ra chừng trăm tấn hèm rượu và cho ra chừng ba chục tấn rượu sử dụng. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình vào Quảng Ngãi, có ba trăm tấn rượu, tương đương ba trăm ngàn lít. Có chín người bỏ mối như tôi. Có chừng hai triệu bảy trăm ngàn lít rượu được tiêu thụ trên miền Trung mỗi tháng. Hơn cả số lượng bia”.
“Ðiều này cũng dễ hiểu thôi, vì dân mình nghèo, thất nghiệp cũng nhiều, nên chuyện tiêu thụ rượu nhiều là chuyện đương nhiên. Có khi vậy mà hay, uống càng nhiều, càng mau ngu, mau chết. Thì khổ quá, ngu khỏi phải đau đầu vì suy nghĩ, chết thì hết chuyện, thế thôi!”
Ông còn cho biết thêm, tỉ lệ men Trung Quốc tuồn vào miền Nam, cụ thể là Sài Gòn, số lượng men của họ tiêu thụ có thể gấp ba lần miền Trung. Sài Gòn là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam mà lại! Hà Nội thì khác, số lượng bia và rượu ngon cao cấp tiêu thụ nhiều, chứ số rượu dỏm thì chỉ có khu ổ chuột dùng thôi, nên men Trung Quốc không có đất dụng võ ở Hà Nội”.
Câu chuyện về rượu và men Trung Quốc còn khá dài, chung qui, hàng hóa của họ đã đi vào đến tận huyết mạch, não bộ của người Việt Nam. Và nó phát tác như thế nào, nhìn vào những người nghiện rượu sẽ biết.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Dấu lạ & logo

Những người Pharisêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giêsu, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. Người thở dài não nuột và nói: "Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ?"
(Mc 8,11-12)
Với những phát minh mỗi ngày một tân tiến, con người thời nay dường như vẫn đang tự hào thực hiện được nhiều phép lạ trong mọi địa hạt. Do đó, đối với con người ngày nay, không một dấu lạ nào đáng tin hơn nơi Giáo Hội cho bằng khi Giáo Hội là thể hiện của một tình yêu vô vị lợi, một tình yêu của Đấng sẵn sàng hy sinh và chết cho người mình yêu.
Dấu lạ là một dấu chỉ. Logo cũng là một dấu chỉ. Logo là một tập hợp những đường nét đơn giản và dễ nhìn, giúp người ta dễ nhớ ý nghĩa chính yếu của một sự kiện hay đướng hướng chính yếu của một tổ chức. Logo còn giúp cho người ta ý thức mình thuộc về một tập thể, giúp cho các thành viên nhận ra nhau, gắn bó với nhau.
Ví dụ Logo MVTT
1. Có hình ảnh của bốn chữ MVTT: Mục vụ Truyền Thông.
2. Có hình ảnh hai người:
a. Khi chưa truyền thông cho nhau - diễn tả bằng hình ảnh tay và chân bên ngoài của hai người chưa kết nối với ai - lúc đó tay và chân của họ chơ vơ như một trái tim bị cắt làm đôi, cần được nối kết truyền thông với người khác để làm thành một trái tim tròn đầy.
b. Khi truyền thông cho nhau - diễn tả bằng hình ảnh tay và chân bên trong của hai người đã nắm chạm vào nhau - thì tay và chân của họ nối kết với nhau thành một trái tim rất đẹp:
- Bên trong trái tim này có một vòng tròn. Vòng tròn trong tim này nối với hai mái đầu của họ làm thành ba vòng tròn, diễn tả Ba Ngôi Thiên Chúa: họ làm truyền thông theo mẫu mực của Thiên Chúa Ba Ngôi.
- Hai tay bên trong đó giơ cao Thập giá Đức Kitô: truyền thông để cùng nhau loan báo Tin Mừng.
3. Màu đỏ diễn tả nhiệt tình: Truyền thông với tất cả tâm huyết, tha thiết và nồng nhiệt.

Truyền thông – như nắng hồng của mùa Xuân cho chim ca bướm lượn trên ngàn hoa – là truyền thông trong yêu thương, tim say mê tìm chân lý, góp hương cho mùa Xuân.
Truyền thông – tim mở rộng để ủ ấp trong yêu thương tất cả, không trừ ai – là truyền thông cho Giêsu - trong tim con - chạm đến những nỗi đau của trần gian.
Truyền thông: khi nắng đẹp, hoặc khi đêm đen âm u hãi hùng, vẫn truyền thông; vì truyền thông trong Ba Ngôi, trong Giêsu – là sức sống – giúp con luôn bình an.
Truyền thông: đây khát vọng tìm dung nhan thân thương Chúa Trời giữa trần gian. Và đường đi: đây Giêsu – cho con theo để con mãi bước đi trong niềm vui.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Quan tâm

Sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 10,24)
..."Quan tâm đến nhau": động từ mở đầu lời nhắn nhủ này mời gọi hãy chăm chú nhìn người khác, trước tiên là nhìn Chúa Giêsu, rồi quan tâm đến nhau, chứ đừng tỏ ra như người xa lạ, dửng dưng về số phận anh chị em mình. Tuy nhiên, chúng ta thường sống ngược lại: dửng dưng và thờ ơ, những thái độ vốn phát sinh từ tính ích kỷ nhưng lại đội lốt “tôn trọng sự riêng tư của người khác”.
Chúng ta phải nhận ra tha nhân thực sự là một cái tôi khác của mình, được Chúa rất mực yêu thương.
Quan tâm đến tha nhân có nghĩa là ý thức được những nhu cầu của họ. Không bao giờ chúng ta được để cho con tim mình bị những quyền lợi và những mối bận tâm của mình phủ lấp đến độ không nghe được tiếng kêu của người nghèo.
“Quan tâm đến nhau” cũng bao hàm việc quan tâm đến thiện ích thiêng liêng của nhau. Ở đây, tôi muốn lưu ý một khía cạnh của đời sống Kitô giáo mà tôi cho rằng đã bị lãng quên: đó là sự sửa lỗi huynh đệ nhắm đến ơn cứu rỗi đời đời.
Việc “trông coi” tha nhân thúc bách ta theo đuổi “con đường đưa đến bình an và xây dựng lẫn nhau” (Rm 14,19), vì lợi ích cho tha nhân, “để nâng đỡ nhau” (15,2), và không phải tìm điều lợi cho riêng mình, nhưng “cho nhiều người khác, để họ cũng được cứu độ” (1 Cr 10,33). Tha nhân thuộc về tôi; và cuộc sống, phần rỗi của họ có liên quan tới cuộc sống và phần rỗi của tôi.
“Để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành”: cùng nhau tiến bước trên đường nên thánh.
Những lời này của Thư gửi tín hữu Do Thái (10,24) thúc đẩy chúng ta suy tư về ơn gọi nên thánh dành cho mọi người, về cuộc hành trình liên lỉ trong đời sống thiêng liêng, khao khát những ân sủng lớn lao và một đức bác ái còn cao cả và đem lại hoa trái nhiều hơn (x. 1 Cr 12,31–13,13).

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Đói

Trong những ngày ấy, có một đám rất đông, và họ không có gì ăn, nên Ðức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn! Nếu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có những người từ xa đến.” Các môn đệ thưa Người: “Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?” Người hỏi các ông: “Anh em có mấy chiếc bánh?” Các ông đáp: “Thưa có bảy chiếc.” Người truyền cho đám đông ngả lưng xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ông dọn ra.
(Mc 8,1-7)
Vatican City, 10 February 2010 (VIS) - This morning in the Vatican, the Holy Father received in audience twenty-five members of the John Paul II Foundation for the Sahel (the sub-Saharan region of Africa which includes countries on the west coast and central part of the continent). The institution came into being following John Paul II's first trip to Africa and was formally established with a Chirograph on 22 February 1984. It is involved in managing and protecting natural resources, the struggle against drought and desertification, rural development and the fight against poverty, through the involvement of local people.
In his address Benedict XVI recalled how in recent months the Sahel "has been seriously threatened by a significant drop in food supplies and famine, caused by low rainfall and the consequent inexorable advance of the desert. I exhort the international community to concern itself with the extreme poverty of these peoples, whose living conditions are deteriorating. And I encourage and support the efforts made by the ecclesial organisations which operate in this field".
In some of the countries in which the Foundation operates Islam is also present. In this context Benedict XVI expressed his satisfaction at the good relations that exist with Muslims, and noted "the importance of bearing witness to the fact that Christ lives, and that His love goes beyond all religions, races and cultures".
In conclusion the Pope highlighted how "Africa is the continent of hope for the Church, ... the continent of the future".

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Cho con

Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. (Mc 7,26)

Học sinh hành xử kiểu xã hội đen
09/02/2012 3:00
Ngày 8.2, Đội CSĐT, Công an Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đã chuyển hồ sơ vụ án giết người đến Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC 45), Công an TP.Cần Thơ, tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Theo hồ sơ vụ án, Trần Hồng Tâm và Phạm Hoàng Kim Ngọc là học sinh Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Q.Ninh Kiều) có xích mích với nhau, sau đó Tâm đã nói lại cho bạn trai mình là Lê Thanh Võ biết. Khoảng 12 giờ ngày 6.12.2011, Võ hẹn Ngọc ra quán trà sữa gần cổng trường để giải quyết. Khi vào quán, nhóm của Võ gồm: Võ, Tâm, Tí và Khoa; còn nhóm của Ngọc thì có bạn trai là Huỳnh Đức Duy cùng với Lý Minh Huy, Nguyễn Văn Tài (Cu em) và Tí “lé”.
Khi hai bên mới nói vài câu qua lại thì nhóm của Võ rút mã tấu chém vào đầu làm Tài gục tại chỗ rồi lên xe tẩu thoát. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, nhóm của Duy (bạn trai Ngọc) điện thoại cho Võ hẹn gặp nhau để “giải quyết”. Sau đó, nhóm của Duy gồm có Lư Hồng Kỳ (sinh viên cao đẳng kinh tế), Lương Tấn (học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.Ninh Kiều), Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Văn Tài, Võ Hoàng Hải, Chế Trần Thế Phương, Lương Chánh Tài, Lý Minh Huy, Nguyễn Văn Tiền (Cu anh) mang theo dao, mã tấu đi trên 6 xe mô tô, rảo quanh các tuyến đường Q.Ninh Kiều để tìm nhóm của Võ.
Tang vật vụ án
Khi nhóm của Duy chạy đến đường Hòa Bình thì phát hiện nhóm của Võ gồm: Võ, Tí, Nguyễn Hoàng Tuấn, Khoa, Nguyễn Sơn Hải nên tức tốc truy đuổi. Tuy nhiên, Tí, Võ, Khoa chạy thoát, còn lại Hải và Tuấn chạy đến trước nhà số 6, đường Nguyễn Trãi, P.An Hội, Q.Ninh Kiều thì bị Kỳ dùng xe lao thẳng vào làm Hải, Tuấn té xuống đường, bị cả nhóm của Duy xông vào dùng dao, mã tấu, ống sắt đánh, chém trọng thương. Hải và Tuấn được người dân đưa đi cấp cứu.
Ngày 16.12.2011, Cơ quan CSĐT, Công an Q.Ninh Kiều đã ra lệnh bắt tạm giam Lương Tấn (SN 1994), Nguyễn Trọng Nhân (SN 1991), Huỳnh Đức Duy (Duy què, SN 1994), Võ Hoàng Hải (SN 1994) và Lư Hồng Kỳ (SN 1993).
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120209/hoc-sinh-hanh-xu-kieu-xa-hoi-den.aspx

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Bên trong

"Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu." (Mc 7,21)

Gần một nửa nông dân Trung Quốc bị thu hồi đất
(TNO) Theo một cuộc nghiên cứu rộng rãi, hơn 43% nông dân Trung Quốc  là nạn nhân của việc thu hồi đất và các chính quyền địa phương đã thu lợi lớn nhờ tiến trình này, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 7.2.
Thu hồi đất đã trở thành một vấn đề nóng bỏng ở Trung Quốc khi các quan chức buộc nông dân từ bỏ đất đai để mở đường cho việc xây dựng, nhằm kiếm chác từ sự bùng nổ thị trường bất động sản. Vấn đề này liên tục bị Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên án, theo AFP.
Trong một cuộc biểu tình mới đây, dân làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông đã ra mặt chống đối chính quyền địa phương hơn một tuần trong vụ tranh chấp về đất đai và tham nhũng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Họ rốt cuộc đã chiến thắng trong lần nhượng bộ hiếm hoi của chính quyền.
Theo nghiên cứu được Trường đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thực hiện tại 17 tỉnh và khu vực, gần 1/4 nông dân không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào cho đất đai của họ.
Gần 2/3 người được bồi thường nhận một cục tiền trung bình khoảng 18.739 NDT (3.000 USD) cho một mẫu Trung Quốc, đơn vị đo lường đất tương đương 0,07 héc ta, theo nghiên cứu. Những người còn lại nhận tiền theo từng đợt.
Trong khi đó, giá bán đất trung bình của chính quyền địa phương là 778.000 NDT/mẫu, gấp 40 lần giá bồi thường cho nông dân.
Trong chuyến thăm trung tâm sản xuất ở tỉnh Quảng Đông vào tuần trước, ông Ôn Gia Bảo đã lặp lại những lo ngại về việc thu hồi đất đai.
“Việc tước đoạt đất nông nghiệp trái phép đã trở thành vấn đề thường xuyên xảy ra, gây ra nhiều khiếu kiện và thậm chí các xáo trộn lớn”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Ôn.
Thủ tướng Trung Quốc bổ sung rằng đất của nông dân “không được bảo vệ đầy đủ”.
Nông dân Trung Quốc không phải là chủ sở hữu đất đai mà họ trồng trọt song từ quá trình phi tập thể hóa cách đây 30 hơn năm, họ có quyền sử dụng đất thông qua việc thuê đất dài hạn.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120207/gan-mot-nua-nong-dan-trung-quoc-bi-thu-hoi-dat.aspx

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Truyền thống

Vậy, người Pharisêu và kinh sư hỏi Đức Giêsu:
"Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?"
Người trả lời họ:
"Ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta... Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm...
Quả thế, ông Môsê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử! Còn các ông, các ông lại bảo: "Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là "Corban" nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa" rồi, và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa.
Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa!"
(Mc 7,5-6.10-13)

Truyền thống tích tụ những khôn ngoan từ nhiều thời của con người.
Tuy nhiên vì con người bất tòan, nên truyền thống cũng có những điều bất toàn, thậm chí có những điều bất nhân nữa.
Truyền thống con người chỉ tốt đẹp khi nó hình thành bởi những con tim gắn liền với tình yêu và thánh ý Thiên Chúa.
Từ truyền thống của xã hội, tôi suy nghĩ về "truyền thống" của từng cá nhân, bao gồm tập quán ứng xử của chính cá nhân tôi. Tập quán hình thành từ những công việc hằng ngày. Mỗi việc tôi làm có xuất phát từ trái tim tôi gắn liền với trái tim Chúa không? Hay nó chỉ được thúc đẩy từ những ham muốn chật hẹp và lăng loàn của tôi?

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Tìm

Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!" Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó." (Mc 1,37-38)
Mọi người đang đi tìm Chúa, sao Chúa không ở lại với họ? Sao Chúa lại ra đi và đi tìm thêm nhiều người khác?
Thực ra phải nói rằng người ta đi tìm Chúa vì Chúa đã đi tìm họ trước, vì Chúa đã yêu họ trước.
Chúa tiếp tục đi tìm. Trái tim Chúa tiếp tục rộng mở, không đóng lại cho bất cứ ai.
Trái tim rộng mở là trái tim luôn đi tìm.
Tìm để ủ ấp để yêu thương.
Khi không đi tìm thì tim sẽ đóng lại.
Và cuộc đời sẽ chật hẹp, sẽ không còn chỗ cho tha nhân và cho Chúa nữa.
Tim mở rộng có nghĩa là mắt cũng phải mở to.
Tim và mắt cùng đi tìm.
Yêu để thấy và thấy để yêu, không thể thiếu một trong hai.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Chạnh lòng thương

"Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt." (Mc 6,34)
Cầu nguyện cho ai là chạnh lòng thương để mở rộng con tim ủ ấp họ trong lòng, với mục đích để cho Chúa trong tim tôi chạm đến họ, cứu chữa họ.
Cũng thế, làm mục vụ truyền thông, viết tin, làm mục vụ PR là chạnh lòng thương hầu mở rộng con tim để ấp ủ tất cả những người có liên quan vào trong tim mình. Có như thế bản tin mới thực sự có hồn, và làm PR mới có ý nghĩa. Lúc đó mới có khả năng mang lại mùa Xuân dù đang sống giữa mùa đông, mới mang lại ánh sáng dù đang ở trong bóng tối, mới mang lại niềm vui giữa lầm than.