Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Edit: Bao la tình Chúa bên dòng Hàm Luông

WGPSG -- Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh không xa, chỉ khoảng 80 cây số. Tuy nhiên, cái mảnh đất “lắm bến, nhiều dừa” này đã làm cho việc đi lại trở nên nhiêu khê, cách trở. Bây giờ, con đường đến với Bến Tre đã ngắn lại, người dân dễ dàng đi lại, công việc buôn bán cũng thuận lợi hơn nhờ cây cầu Rạch Miễu to lớn bắc qua con sông Tiền hiền hòa.

Đến Bến Tre vào những ngày cuối tháng Năm, đoàn công tác xã hội (CTXH) giáo xứ Vườn Xoài đã thăm viếng và tặng quà cho giáo dân giáo xứ Cái Bông, Giáo phận Vĩnh Long. Cha sở Giacôbê Nguyễn Văn Tươi tâm sự: “Giáo dân ở đây ngoài làm nông họ không biết làm gì khác, có lẽ những khó khăn trong cuộc sống vẫn là thách thức đối với họ. Tuy nhiên, họ vẫn không buông xuôi, đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa”. Giáo xứ Cái Bông hiện nay có 4.200 giáo dân, trong đó có hai họ lẻ với 300 giáo dân là họ đạo Mỹ Thạnh và Mỹ Nhơn (cách đó 6km). Ở đây, công việc chính là trồng lúa. Thế nhưng, do tác động của việc nước biển xâm thực, nên việc cày cấy của nông dân đã trở nên gian nan, vất vả hơn. Một số những lao động trẻ thì rời bỏ làng quê đi nơi khác mưu sinh. Mặt khác, với những tác động của sự suy thoái kinh tế đã khiến nhiều vùng quê lao đao hơn trước: thấp thỏm với từng bữa ăn. Trong đợt này, 100 hộ nghèo (không phân biệt lương giáo) đã nhận được những phần quà của đoàn công tác xã hội giáo xứ Vườn Xoài, mỗi phần quà trị giá 100 ngàn gồm: gạo, đường, mì gói, dầu ăn và nước mắm.

Chị Bùi Thị Sến, một lương dân chia sẻ với chúng tôi: “Tôi bán vé số, mỗi ngày thu nhập khoảng 50 ngàn đồng, khoản thu nhập này tôi chắt chiu lo cho cả gia đình. Chính vì vậy, những món quà của đoàn trao rất thiết thực. Cám ơn, cám ơn đoàn”.

Đoàn cũng đã trao 100 phần quà gồm: bút viết, tập vở và bánh kẹo cho các em thiếu nhi ngay sau Thánh lễ chiều. Các em rất hạnh phúc vì đã nhận được quà, và được sinh hoạt với các thành viên trong đoàn. Chia tay giáo xứ Cái Bông trong quyến luyến, chúng tôi lại lên đường đến với Cồn Đất (hay còn gọi là Cồn Chim), một địa danh được nhắc đến trong lịch sử, là nơi Vua Gia Long đã từng ẩn náu tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn vào thế kỷ 18.

“Hò ơ…ơ..ơ.. Ba Tri có mộ cụ Đồ
Có câu hò vọng bến bờ Hàm Luông”

Chiếc phà của bến Giồng Lân đưa đoàn xuôi dòng Hàm Luông, trong cái nắng chang chang của mùa Hè, đến với ấp An Bình - Cồn Đất. Vùng đất “nước mặn, đồng chua” này có đến 1.200 nhân khẩu, mưu sinh bằng nghề nuôi tôm cá, trồng lúa và đi cào. Do địa hình xa xôi và biệt lập nên mọi thứ sinh hoạt rất khó khăn. Điện không có, nước giếng khoan, và chỉ sử dụng được sáu tháng từ tháng 7 đến tháng 12.

Đặc biệt, đạo Công giáo vẫn đang trong thời gian gieo mầm. Chị Madalena Hồ Kim Chi cho biết chị về đây vào những năm 1977, vì là giáo viên nên việc đi lại tương đối thuận tiện. Nhân cơ hội này, Chị đã vượt qua sự sợ hãi để mang Chúa đến với người dân trên Cồn, và đã giúp một số gia đình theo đạo. Một nhà nguyện trên vùng đất “nước mặn, đồng chua” này, chính là ước nguyện của Chị và những bà con có đạo tại đây”.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên các túi quà nhanh chóng được các thành viên trong đoàn trao cho 100 em. Và 120 hộ nghèo của Ấp cũng được nhận quà gồm: chậu, gạo, mì gói, dầu ăn, nước mắm và 50 ngàn đồng. Hình ảnh các cụ già tay run run mở từng gói quà đã khiến chúng tôi xúc động. Thật khó mà diễn tả hết sự vui mừng, phấn khởi của những con người Cồn Đất trong ngày hôm nay. Và niềm vui đó đã lan tỏa đến từng thành viên trong đoàn CTXH. Vì chính họ cảm thấy mình đã đóng góp một phần nhỏ để an ủi và làm vơi đi những khó khăn của anh em mình: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,31-46).

Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi tấm lòng bác ái đã chung tay, chung sức để làm nên một chuyến đi vô cùng ý nghĩa. Có nhiều bài học được rút ra từ chuyến đi, nhưng có một bài học Chúa đã dạy, con xin ghi nhớ mãi đó là: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).

Trường Sơn

(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130531/21621)


Tin mềm (phóng sự ngắn) này hay, nhưng cũng cần edit thêm:

Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh không xa, chỉ khoảng 80 cây số. Tuy nhiên, cái mảnh đất “lắm bến, nhiều dừa” này đã làm cho việc đi lại trở nên nhiêu khê, cách trở. Bây giờ, con đường đến với Bến Tre đã ngắn lại, người dân dễ dàng đi lại, công việc buôn bán cũng thuận lợi hơn nhờ cây cầu Rạch Miễu to lớn bắc qua con sông Tiền hiền hòa. Nhưng nhiều nỗi niềm, có đến mới hay...

Đến Bến Tre vào những ngày cuối tháng Năm, đoàn công tác xã hội (CTXH) giáo xứ Vườn Xoài đã thăm viếng và tặng quà cho giáo dân giáo xứ Cái Bông, Giáo phận Vĩnh Long. Cha sở Giacôbê Nguyễn Văn Tươi tâm sự: “Giáo dân ở đây ngoài làm nông họ không biết làm gì khác, đây có lẽ là thách thức lớn đối với họ. Tuy nhiên, họ không buông xuôi, vẫn đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa”.

Giáo xứ Cái Bông hiện nay có 4.200 giáo dân, trong đó có hai họ lẻ với 300 giáo dân là họ đạo Mỹ Thạnh và Mỹ Nhơn (cách đó 6km). Ở đây,  công việc chính là trồng lúa. Thế nhưng, do tác động của việc nước biển xâm thực, nên việc cày cấy của nông dân đã trở nên gian nan, vất vả hơn. Mặt khác, với những tác động của sự suy thoái kinh tế đã khiến nhiều vùng quê lao đao hơn trước, thấp thỏm với từng bữa ăn. Một số những lao động trẻ thì đã rời bỏ làng quê đi nơi khác mưu sinh.

Trong đợt này, 100 hộ nghèo (không phân biệt lương giáo) đã nhận được những phần quà của đoàn công tác xã hội giáo xứ Vườn Xoài, mỗi phần quà trị giá 100 ngàn gồm: gạo, đường, mì gói, dầu ăn và nước mắm. Chị Bùi Thị Sến, một lương dân chia sẻ với chúng tôi: “Tôi bán vé số, mỗi ngày thu nhập khoảng 50 ngàn đồng, khoản thu nhập này tôi chắt chiu lo cho cả gia đình. Chính vì vậy, những món quà của đoàn trao rất thiết thực. Cám ơn, cám ơn đoàn”.

Đoàn cũng đã trao 100 phần quà gồm: bút viết, tập vở và bánh kẹo cho các em thiếu nhi ngay sau Thánh lễ chiều. Các em rất hạnh phúc vui vì đã nhận được quà, và được sinh hoạt với các thành viên trong đoàn. 

Chia tay giáo xứ Cái Bông trong quyến luyến, chúng tôi lại lên đường đến với Cồn Đất (hay còn gọi là Cồn Chim), một địa danh được nhắc đến trong lịch sử, là nơi Vua Gia Long đã từng ẩn náu tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn vào thế kỷ 18.

“Hò ơ…ơ..ơ.. Ba Tri có mộ cụ Đồ
Có câu hò vọng bến bờ Hàm Luông”

Trong cái nắng chang chang của mùa Hè, chiếc phà của bến Giồng Lân đưa đoàn xuôi dòng Hàm Luông, đến với ấp An Bình - Cồn Đất. Vùng đất “nước mặn, đồng chua” này có đến 1.200 nhân khẩu, mưu sinh bằng nghề nuôi tôm cá, trồng lúa và đi cào. Do địa hình xa xôi và biệt lập nên mọi thứ sinh hoạt rất khó khăn. Điện không có, nước giếng khoan, và chỉ sử dụng được sáu tháng từ tháng 7 đến tháng 12.

Đặc biệt, đạo Công giáo vẫn đang trong thời gian gieo mầm. Chị Mađalêna Hồ Kim Chi cho biết, chị về đây vào những năm 1977. Vì là giáo viên nên việc đi lại tương đối thuận tiện, Nhân cơ hội này, chị đã vượt qua sự sợ hãi để mang Chúa đến với người dân trên Cồn, và đã giúp một số gia đình theo đạo. Một nhà nguyện trên vùng đất “nước mặn, đồng chua” này, chính là ước nguyện của chị và những bà con có đạo tại đây”.

Với sự Do đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên các túi quà nhanh chóng được các thành viên trong đoàn trao cho 100 em. Và 120 hộ nghèo của Ấp cũng được nhận quà gồm: chậu, gạo, mì gói, dầu ăn, nước mắm và 50 ngàn đồng. Hình ảnh các cụ già tay run run mở từng gói quà đã khiến chúng tôi xúc động. Thật khó mà diễn tả hết sự vui mừng, phấn khởi của những con người Cồn Đất trong ngày hôm nay. Quà tuy không nhiều, nhưng niềm vui mang lại thật lớn. Và niềm vui đó đã lan tỏa đến từng thành viên trong đoàn CTXH. Vì chính Họ cảm thấy mình đã đóng góp một phần nhỏ để an ủi và làm vơi đi những khó khăn của anh em mình: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,31-46).

Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi tấm lòng bác ái đã chung tay, chung sức để làm nên một chuyến đi vô cùng đầy ý nghĩa. Có nhiều bài học được rút ra từ chuyến đi, nhưng một bài học Chúa đã dạy con xin ghi nhớ mãi đó là: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).




Nhà cầu nguyện

"Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư?
Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp." (Mc 11,17)

Tâm hồn mỗi người cũng là một nhà cầu nguyện,
cần được thanh tẩy để nên tinh tuyền.
Nhưng tinh tuyền nghĩa là gì? 

Jesus Is Pure of Heart
Jesus, the Beloved of God, has a pure heart.
Having a pure heart means willing one thing.
Jesus wanted only to do the will of his heavenly Father.
Whatever Jesus did or said, he did and said it as the obedient Son of God:
"What I say is what the Father has taught me;
he who sent me is with me, and has not left me to myself,
for I always do what pleases him"
(John 8:28-29).
There are no divisions in Jesus' heart,
no double motives or secret intentions.
In Jesus there is complete inner unity
because of his complete unity with God.

Becoming like Jesus is growing into purity of heart.
That purity is what gave Jesus and will give us true spiritual vision.
(Nouwen M)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Phục vụ

Joshua Williams, năm nay 11 tuổi, sớm nhận ra mục đích sống của mình là giúp đỡ những người nghèo đói từ sáu năm trước, khi quyết định đem toàn bộ tiền được thưởng cho một người vô gia cư. Cậu bé 5 tuổi thuyết phục gia đình một cách nghiêm túc rằng không nên để một đứa trẻ nào bị đói và mọi người phải được đảm bảo nhu cầu thiết yếu nhất là thực phẩm. Ngày nay, tổ chức Joshua’s Heart đặt tại Miami (Mỹ) do cậu làm chủ tịch giúp miếng ăn cho những người vô gia cư, gia đình nghèo hoặc học sinh. Đến nay, tổ chức của Williams đã phân phát hơn 180 tấn lương thực.

“Mỗi khi em giúp đỡ mọi người, trái tim em có một cảm giác thật tuyệt vời. Nhờ đó em biết mình đang làm điều tốt và vị tha” - cậu hồn nhiên kể, và cho biết thêm mơ ước trở thành một nhà khoa học nhưng sẽ vẫn tiếp tục sứ mệnh giúp đỡ những người khó khăn. “Em tin rằng nếu mình tin điều gì đó xảy ra, nó sẽ xảy ra”  - Williams nói.

(http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/547829/cho-di-la-hanh-phuc.html)

Ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người". (Mc 10,43-45)


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Gấp trăm

Chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu.(Mc 10,29-30)




Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Làm lớn

Người ấy nghe những lời đó,
thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi,
vì anh ta có nhiều của cải. 
(Mc 10,22)

Where did I find you
in order to make your acquaintance in the first place?
...
Your best servant is the one
who is less intent on hearing from you
what accords with his own will,
and more on embracing with his will
what he has heard from you.
...
Late have I loved you, 
Beauty so ancient and so new, 
late have I loved you!
Lo, you were within,
  but I outside, seeking there for you,
  and upon the shapely things you have made
  I rushed headlong – I, misshapen.
You were with me, but I was not with you.
They held me back far from you,
  those things which would have no being,
  were they not in you.
You called, shouted, broke through my deafness;
  you flared, blazed, banished my blindness;
  you lavished your fragrance, I gasped;
  and now I pant for you;
  I tasted you, and now I hunger and thirst;
  you touched me, and I burned for your peace.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nhân phẩm & Chúa Ba Ngôi


Pope Francis on “rethinking solidarity” at Centesimus Annus conference

Speaking to members of the organization, Pope Francis called attention to the theme of the conference: “Rethinking solidarity for employment: the challenges of the 21st century.”

In light of the current economic crisis and the rapid spread of unemployment, the pope said “There is no worse form of material poverty… than that which makes it impossible to earn a living and which deprives someone of the dignity of work.” 

It is therefore not enough to help the poor, the Holy Father said, but we must reform the system at the global level in a way that is consistent with the fundamental human dignity. 


The root causes of the current crisis are not only economic and financial, but ethical and anthropological, where the “idols of power, of profit, of money,” are valued more than “the human person.”

(http://www.news.va/en/news/pope-francis-on-rethinking-solidarity-at-centesimu)

Nhân phẩm đạt được nội dung đúng nhất và cao cả nhất trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: con người được dựng nên giống Chúa Ba Ngôi và được mời gọi sống chung với Chúa Ba Ngôi trongcuộc sống hằng ngày.

"Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con" (Ga 16,15)

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Trẻ nhỏ

Trên facebook sáng 23-5, lời tâm sự của người cha về con gái bé bỏng không tay không chân của mình nhân dịp được thấy “chàng trai kỳ diệu không tay không chân” Nick Vujicic đến Việt Nam đã được lan truyền, với hàng ngàn người click vào nút like...

Bé tên là Nguyễn Linh Chi, 8 tuổi, em bị dị tật bẩm sinh. Với tình yêu thương, gia đình người thân đã làm nhiều cách để em được hòa nhập với cộng đồng và có thể tự lực làm nhiều việc cho bản thân.
(http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/549850/lan-truyen-than-toc-chuyen-em-be-khong-tay-khong-chan-cua-vn.html)



(http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2013/05/be-gai-khong-tay-chan-muon-ngang-dau-voi-so-phan/)

Jesus is Poor

Jesus, the Blessed One, is poor. The poverty of Jesus is much more than an economic or social poverty.
Jesus is poor because he freely chose powerlessness over power, vulnerability over defensiveness, dependency over self-sufficiency.
As the great "Song of Christ" so beautifully expresses: "He ... did not count equality with God something to be grasped. But he emptied himself, ... becoming as human beings are" (Philippians 2:6-7). This is the poverty of spirit that Jesus chose to live.

Jesus calls us who are blessed as he is to live our lives with that same poverty.

(Nouwen M)

Trẻ nhỏ đồng nghĩa với nghèo. Trẻ nhỏ không có gì cả, trẻ nhận tất cả từ bố mẹ, tín thác tất cả nơi bố mẹ, và đặt tất cả tình thương vào bố mẹ. Đấy là tinh thần nghèo khó của Nước Trời: biết mình chỉ là hư vô, không có gì, và trông cậy tất cả vào Chúa.

Chúa Giêsu là trẻ nhỏ của Nước Trời. Ngài đã trở nên kẻ nghèo, thiếu mọi sự và tín thác tất cả vào Cha Ngài.

"Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó." (Mc 10,15)

Xét về mặt khuyết tật, không tay không chân, Nick và bé Chi là những kẻ nghèo. Nhưng ai bảo họ không có hạnh phúc của một Nước Trời giàu có? Họ là trẻ thơ hạnh phúc của Nước Trời.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Thân xác


These are just some of the personal insights that Pope Francis shared with over 200 thousand people who stretched from St Peter’s Basilica down to the banks of the Tiber and millions more who joined him Saturday night (18th May) via TV and radio to celebrate a Prayer Vigil for the Feast of Pentecost with New Movements. Needless to say there were several rounds of applause for his insights from the widely cheering crowds that remained glued to the screens with a near total attention. The spontaneous sharing of his reflections was so moving, so profound and yet down to earth:
"...We cannot become starched Christians, too polite, who speak of theology calmly over tea. We have to become courageous Christians and seek out those who are the flesh of Christ, those who are the flesh of Christ...
Being a poor Church for the poor begins by embracing the flesh of Christ. If we embrace to the flesh of Christ, we begin to understand something about what poverty is, the poverty of the Lord.”.

"Hai người sẽ nên một huyết nhục. Vì thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không thể phân rẽ". (Mc 10,8-9)

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Thưởng thức từng bước chân

Meditation In Action: Turn Your Walk Into A Mindful Moment (PHOTOS)



By Headspace

Walking is a great way to integrate mindfulness into your everyday life and has been practiced as a meditative technique for thousands of years. But in everyday life, walking is usually an established and habituated action that requires very little concentration. Because of this, it’s almost become autonomous: It’s easy to slip into a semi-conscious state of walking, where the legs are moving but the mind is thinking about something different altogether. Whatever it is that causes the mind to wander off, it’s a movement away from the present moment, away from the direct experience of life. It can sometimes feel as though we’re so busy remembering, planning and analyzing life that we forget to experience life –- as it actually is, rather than how we think it should be.

Below is an exercise in walking meditation from the mindfulness experts at Headspace. Try it out -- it will help you become present and connect to what is happening in the here and now. And luckily, it’s perfectly suited to a busy life; you probably already walk a lot throughout the day anyway, so all you’re doing is directing the mind in a different way as you continue to do what you’ve always done...
 (http://www.huffingtonpost.com/2013/05/20/meditation-in-action-walking-meditation_n_3279958.html?utm_hp_ref=mostpopular )

Thưởng thức từng bước chân mặn nồng cuộc sống: "Muối là vật tốt, nhưng nếu muối ra lạt, các con lấy gì mà ướp nó cho mặn lại được?"
(Mc 9,50)

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Gương xấu thời đại

Tự sát ở Nhà thờ Đức Bà Paris chống hôn nhân đồng tính

Từ ngày Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng hồi thế kỷ 12 đến nay, chưa hề có ai tự sát bên trong nơi tôn nghiêm này. Thế nhưng vào hôm qua, 21/05/2013, một gương mặt trong phong trào cực hữu Pháp đã dám làm điều này. Nhà văn Dominique Venner, đã dùng súng bắn vào miệng ngay trước bàn thờ trong chính điện của Nhà thờ Notre-Dame de Paris. Trước đó, nạn nhân đã giải thích lý do quyên sinh : Phản đối Luật về hôn nhân "đồng tính" vừa được ban hành tại Pháp.

Vụ tự sát xẩy ra sau 16 giờ Paris (14g00 GMT), khi Nhà thờ Đức Bà có đông đảo du khách tham quan, khiến cảnh sát phải lập tức sơ tán khách du lịch, giáo dân và cho tạm đóng cửa nhà thờ. Tất cả các thánh lễ dự trù đều bị hủy bỏ cho đến 20 giờ.
Năm nay 78 tuổi, Dominique Venner là một nhà sử học và nhà viết văn, một người hoạt động trong phong trào cực hữu Pháp từ 50 năm nay. Trong thập niên 1960, ông Venner đã tham gia Tổ chức Quân đội Bí mật OAS, một phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan, chống lại việc Pháp rút khỏi Algeri và nhiều lần âm mưu ám sát Tổng thống Pháp thời ấy là Charles de Gaulle.

Trong một bài viết hôm qua trên trang blog của mình trước khi tự sát, Dominique Venner đã khẳng định trở lại quyết tâm chống lại cái bị ông gọi là « luật bất nhân », cho phép hôn nhân giữa những người đồng giới tính. Đối với nhân vật này, phản đối bằng lời lẽ suông chưa đủ mà cần phải có « những cử chỉ mới, ngoạn mục và mang tính chất biểu tượng »

Các quốc gia thông qua luật hôn nhân đồng giới: Pháp (2013), New Zealand (2013), Uruguay (2013), Đan Mạch (2012), Argentina (2010), Bồ Đào Nha (2010), Iceland (2010), Thụy Điển (2009), Na Uy (2009), Nam phi (2006), Tây Ban Nha (2005), Canada, (2005), Bỉ (2003), Hà lan (2000).

"Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn." (Mc 9,42)

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Đồng tính

Ngày 17-5 tại Hà Nội, hàng chục cặp đôi “không phân biệt giới tính hay xu hướng tính dục” đã tổ chức một đám cưới tập thể mang tên Yêu là cưới, ủng hộ hôn nhân đồng giới ở VN.
(http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/548870/hang-chuc-cap-doi-khong-phan-biet-gioi-tinh-cuoi-tap-the.html)

Trong khi đó, chính phủ Nga vừa thông báo sẽ đưa dự luật chống người đồng tính ra bỏ phiếu tại Quốc hội.

Dự luật, được sự ủng hộ của điện Kremlin và Giáo hội Chính thống giáo Nga, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc thú dâm, giới đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp.

Dự luật cũng sẽ cấm những sự kiện cổ vũ cho quyền lợi của người đồng tính, tương tự như luật đã được áp dụng tại St.Petersburg và nhiều thành phố khác. Theo dự luật, việc người đồng tính hôn nhau giữa nơi công cộng sẽ bị xem như “tuyên truyền cho giới đồng tính” và bị phạt nặng lên đến 16.000 USD.

“I consider it necessary to defend the rights of sexual minorities, but… children are not born in same-sex marriages. Both Europe and Russia face problems of a demographic nature,” 
http://en.ria.ru/russia/20130409/180521813/Gay-Rights-Not-Violated-in-Russia---Putin.html

"Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn." (Mc 9,42)


Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây, mà Chính phủ và Giáo hội Nga cho rằng đang làm băng hoại giới trẻ cũng như kích động các vụ biểu tình chống lại Tổng thống Putin.
(http://tuoitre.vn/The-gioi/531149/nga-xem-xet-luat-chong-nguoi-dong-tinh.html)
(http://www.huffingtonpost.com/huff-wires/20130121/eu-russia-anti-gay-law-/?utm_hp_ref=arts&ir=arts)

Điều trớ trêu là:

Brussels: The European Union (EU) has appealed to Russia not to introduce a law banning so-called "gay propaganda".

Russia’s lower house of Parliament, the State Duma, intends to pass a law by the end of the current session (mid-July) banning dissemination of information among minors promoting homosexuality.

Amendments will be made on May 26-27, after which a working group will compile the draft law along with representatives of civil society and gay rights activists.
(http://zeenews.india.com/news/world/eu-urges-russia-against-introducing-gay-law_849681.html)

Putin said it should be "clear to everybody" that the rights of sexual minorities are not being violated in Russia, adding, "These people...enjoy all the same rights and freedoms as everyone else."

In January, Russian lawmakers approved a bill that makes gay public events and the dissemination of information about the lesbian, gay, bisexual, and transgender community to minors punishable by fines of up to $16,000.

It still requires final approval by parliament, and would have to be signed into law by the president.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Ăn chay & cầu nguyện


Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ĐGH đã nói chuyện với các Phong Trào Mới về sự Đổi Mới, Hài Hòa và Sứ Vụ trong Thánh Thần.
(http://www.news.va/en/news/pope-at-pentecost-newness-harmony-and-mission)

Nhưng Đổi Mới, Hài Hòa và Sứ Vụ trong Thánh Thần không thể có được nếu thiếu Cầu Nguyện và Ăn Chay.

Trong cầu nguyện và sau đó là ăn chay, Chúa Giêsu đã được Chúa Cha tỏ sự ưu ái đặc biệt với hình ảnh của Chúa Thánh Thần là chim bồ câu đã xuất hiện trên Chúa Giêsu tại sông Giođan.

Trong ăn chay cầu nguyện tại Nhà Tiệc Ly, các tông đồ đã nhận được tác động đặc biệt của Thánh Thần...

Khi Chúa vào trong nhà, các môn đệ hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con lại không thể trừ được nó?" Người đáp: "Loại đó không thể trừ được, nếu không cầu nguyện và ăn chay". (Mc 9,28-29)

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Thần linh

Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. (Ga 20,21-22)

Nhận lấy Thánh Thần để được biến đổi ngay cả thân xác của mình. Thân xác được dần dần thần linh hóa như thân xác của Chúa Giêsu phục sinh. Một thân xác biết ứng xử như chính Chúa phục sinh. Một thân xác biết rao giảng theo lệnh Chúa phục sinh.


Spiritual Bodies

In the resurrection we will have spiritual bodies. Our natural bodies came from Adam, our spiritual bodies come from Christ. Christ is the second Adam, offering us new bodies not subject to destruction. As Paul says: "as we have borne the likeness of the earthly man [Adam], so we shall bear the likeness of the heavenly one [Christ]" (I Corinthians 15:49).

Our spiritual bodies are Christ-like bodies. Jesus came to share with us the life in our mortal bodies so that we would also be able to share in his spiritual body. "Mere human nature," Paul says, "cannot inherit the kingdom of God" (I Corinthians 15:50). Jesus came to dress our perishable nature with imperishability and our mortal nature with immortality (see I Corinthians 15:53). Thus it is in the body that our spiritual life finds its fullest manifestation.

(Nouwen M)

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Gió và lửa

When Pentecost day came round, they had all met in one room,
when suddenly they heard what sounded like a powerful wind from heaven,
the noise of which filled the entire house in which they were sitting;
and something appeared to them that seemed like tongues of fire;
these separated and came to rest on the head of each of them.
They were all filled with the Holy Spirit,
and began to speak foreign languages
as the Spirit gave them the gift of speech.
(Act 2,1-4)

Gió và lửa,
trưởng thành và sứ vụ,
tất cả tràn ngập trên các tông đồ ngày lễ Ngũ tuần năm đó.
Gió và lửa Thánh Thần tràn ngập trên các ông,
phát huy mọi năng lực
khiến các ông tức khắc hoạt động như những tông đồ thực sự trưởng thành
khôn ngoan và mạnh mẽ thi hành sứ vụ
để trở thành 12 người biến đổi bộ mặt trái đất.
Gió và lửa,
trưởng thành và sứ vụ,
đấy là điều cần thấy nơi mọi tín hữu.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Cảm nhận & ghi nhận

Phêrô đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy" Chúa bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy." (Ga 21,17)

Mỗi ngày con viết nên đời con bằng mọi sinh hoạt của mình.
Mỗi ngày con ghi lại đời con, như là cảm nhận về những điều kỳ diệu Chúa làm cho con, như một chia sẻ đầy tính chăm sóc và chăn dắt.

Writing to Save the Day

Writing can be a true spiritual discipline. Writing can help us to concentrate, to get in touch with the deeper stirrings of our hearts, to clarify our minds, to process confusing emotions, to reflect on our experiences, to give artistic expression to what we are living, and to store significant events in our memories. Writing can also be good for others who might read what we write.

Quite often a difficult, painful, or frustrating day can be "redeemed" by writing about it. By writing we can claim what we have lived and thus integrate it more fully into our journeys. Then writing can become lifesaving for us and sometimes for others too.

Writing, Opening a Deep Well

Writing is not just jotting down ideas. Often we say: "I don't know what to write. I have no thoughts worth writing down." But much good writing emerges from the process of writing itself. As we simply sit down in front of a sheet of paper and start to express in words what is on our minds or in our hearts, new ideas emerge, ideas that can surprise us and lead us to inner places we hardly knew were there.

One of the most satisfying aspects of writing is that it can open in us deep wells of hidden treasures that are beautiful for us as well as for others to see.

Making Our Lives Available to Others

One of the arguments we often use for not writing is this: "I have nothing original to say. Whatever I might say, someone else has already said it, and better than I will ever be able to." This, however, is not a good argument for not writing. Each human person is unique and original, and nobody has lived what we have lived. Furthermore, what we have lived, we have lived not just for ourselves but for others as well. Writing can be a very creative and invigorating way to make our lives available to ourselves and to others.

We have to trust that our stories deserve to be told. We may discover that the better we tell our stories the better we will want to live them.
(Nouwen M)

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Khoảng trống thánh thiện

Cũng như Cha đã sai Con vào thế gian, thì Con cũng sai chúng vào thế gian. Và vì chúng, Con đã tự thánh hoá, để cả chúng cũng được thánh hoá trong chân lý". (Ga 17,18-19)

Khi được sai vào trần gian, các môn đệ cần phải được thánh hóa. Và vì sự thánh thiện chỉ có được ở nơi Chúa, người môn đệ cần phải trở nên trống rỗng để dành không gian cho sự thánh thiện của Chúa có thể tràn vào.

Sự trống rỗng cần có đây chính là sự quên mình, từ bỏ và khiêm tốn cho đi.


Emptiness and Fullness

Emptiness and fullness at first seem complete opposites. But in the spiritual life they are not. In the spiritual life we find the fulfillment of our deepest desires by becoming empty for God.

We must empty the cups of our lives completely to be able to receive the fullness of life from God. Jesus lived this on the cross. The moment of complete emptiness and complete fullness become the same. When he had given all away to his Abba, his dear Father, he cried out, "It is fulfilled" (John 19:30). He who was lifted up on the cross was also lifted into the resurrection. He who had emptied and humbled himself was raised up and "given the name above all other names" (see Philippians 2:7-9). Let us keep listening to Jesus' question: "Can you drink the cup that I am going to drink?" (Matthew 20:22). (Nouwen M)

Life as a gift

The greatest love: to one's own life. Love always takes this route: to give one's life. To live life as a gift, a gift to be given — not a treasure to be stored away. And Jesus lived it in this manner, as a gift. And if one lives life as a gift, one does what Jesus wanted: 'I appointed you that you should go and bear fruit'”. So, we must not burn life down with egoism.
(http://www.news.va/en/news/the-isolated-conscience)

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Can đảm

"Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian." (Ga 16,33)

Không phải tự con có khả năng chọn mọi sự cho con ở giữa trần gian này,
mà là chính Chúa đã lựa chọn cho con.

Chính Ngài lựa chọn hoàn cảnh sống cho con,
và cho con chào đời thực thi sứ vụ
trong một bối cảnh trần gian như thế.


Con đường thi hành sự vụ đầy gian truân
nhưng can đảm lên, "Thầy đã thắng thế gian."


Being Sent Into the World

Each of us has a mission in life. Jesus prays to his Father for his followers, saying: "As you sent me into the world, I have sent them into the world" (John 17:18).

We seldom realise fully that we are sent to fulfill God-given tasks. We act as if we have to choose how, where, and with whom to live. We act as if we were simply plopped down in creation and have to decide how to entertain ourselves until we die. But we were sent into the world by God, just as Jesus was. Once we start living our lives with that conviction, we will soon know what we were sent to do.

Fulfilling a Mission

When we live our lives as missions, we become aware that there is a home from where we are sent and to where we have to return. We start thinking about ourselves as people who are in a faraway country to bring a message or work on a project, but only for a certain amount of time. When the message has been delivered and the project is finished, we want to return home to give an account of our mission and to rest from our labours.

One of the most important spiritual disciplines is to develop the knowledge that the years of our lives are years "on a mission." (Nouwen)

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Mạng xã hội

Hỏi: Tại sao sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội 47 nhắc nhở các tín hữu cần có khả năng sử dụng ngôn-ngữ-mới khi sử dụng mạng xã hội?

Đáp: Sứ điệp nhắc nhở các tín hữu cần có khả năng sử dụng ngôn-ngữ-mới khi sử dụng mạng xã hội, không chỉ để theo kịp thời đại, nhưng là để làm cho sự phong phú vô hạn của Tin Mừng có được một hình thức biểu hiện khả dĩ đến được với trí óc và con tim mọi người.

"There has never been a tool, in my belief, that has been more effective at reaching non-Catholics than we have now," said Brandon Vogt, who writes a self-titled blog. "Fulton Sheen would give his right arm for what we have today. The question you should be asking is ... how do you reach those who would never knock on the door of a rectory?"

Catholic bishops get crash course in social media

By Ann Rodgers / Pittsburgh Post-Gazette
Ann Rodgers: arodgers@post-gazette.com or 412-263-1416.
BALTIMORE -- The majority of Catholics use social media, but only the most ardent visit Catholic sites, which typically do a poor job of attracting fallen-away Catholics and those searching for a faith connection.

The statistics came from a study released just before the annual Baltimore meeting of the U.S. Conference of Catholic Bishops.

About 25 bishops arrived early to learn from bloggers and other social media experts how to have a more effective online presence.

The gathering, sponsored by the bishops' communications office, was modeled on a similar session held last year at the Vatican.

"Catholic media, at this point, is very effectively preaching to the choir ... and to the very small percentage that agree with you on almost everything," said panelist Terry Mattingly, religion columnist for the Scripps-Howard news service and co-founder of GetReligion.org, which analyzes religion coverage in secular media.

But if a bishop is trying to engage in evangelization without a sophisticated social media outreach, he said, "you have a promising future in ministry to the Amish."

The study from the bishops' research agency, the Center for Applied Research in the Apostolate at Georgetown University, showed that 62 percent of Catholic adults, including 37 percent of those 70 and older, have a profile on Facebook. Two-thirds of Catholic adults, including 84 percent of those 30 and younger, visit YouTube. Yet just 5 percent of Catholic adults with Internet access follow blogs related to the Catholic faith, though that number rises to 13 percent who attend Mass weekly. Despite a vigorous Vatican website and countless official and unofficial Catholic sites, 53 percent of more than 1,000 self-identified Catholics surveyed weren't aware of a significant Catholic presence on the Internet.

"Parish bulletins are the most widely used Catholic media," said Mark Gray, director of Catholic polls at the Center for Applied Research in the Apostolate.

During a give-and-take dialogue with bloggers, bishops expressed hope and fear about the possibilities of personal engagement in social media.

"I'm afraid of making a fool of myself," said Archbishop Roger Schwietz of Anchorage, Alaska. "This is personality driven. What I'm used to is to focus on the message and stay out of the way."

Bishop John Gaydos of Jefferson City, Mo., compared the digital age to the era that saw the birth of Christianity. "It spread like wildfire. You had the system of Roman roads ... and the spiritual hunger of people who would go after any new mysticism," he said.

Panelist Mary DeTurris Poust, who has spent a 30-year career in Catholic media, said Google searches for "Catholic" and related words are declining while searches for "spiritual" and its variants are rising.

"That should send up a warning flare," said Ms. Poust, who blogs at "Not Strictly Spiritual." "It reflects a virtual version of what we are seeing in [bricks-and-mortar] searches. People are searching, but they are not searching for us. ... How do we reach Catholic adults who are disconnected from the church but are desperately seeking a spiritual connection?"

She was among numerous speakers who told the bishops that their blogs and tweets must be personal and must relate to topics in secular conversation, such as movies or questions that arise in the wake of a tragedy. After Superstorm Sandy, she said, some New York dioceses used Facebook and Twitter to direct people to sources of shelter, food and water.

"That was in true gospel fashion," she said. "In previous generations, that is a conversation that would have happened in the back of a church after a novena. ... Today, Facebook is in many ways the new parish hall."

The second most popular new media site for Catholics after Facebook is YouTube, but they use it for the same reason others do: amusement. "Even pre-Vatican II Catholics are interested in funny cat videos," Mr. Gray said, citing the need for Catholic social media that's entertaining enough to go viral.

Several bloggers mentioned a Chicago priest, the Rev. Robert Barron, as someone with an effective YouTube outreach to nonbelievers. He offers video commentaries on hot topics in popular culture.

Mr. Mattingly said YouTube makes an excellent companion to more traditional outreach efforts. No matter what else the church does, he said, "nothing whatsoever can replace Cardinal [Timothy] Dolan on Comedy Central."

The two most common reasons that Catholics cite for avoiding Catholic sites are concern that they may not represent authentic Catholic teaching and a general tone of incivility.

The notion of getting into angry exchanges discourages bishops from having an online presence.

Archbishop Joseph Kurtz of Louisville, Ky., said he spends one day each month at a Trappist monastery "to become more serene."

"I don't want to unravel that in a day and a half" by reading angry responses to his blog posts, he said.

Several bloggers specifically mentioned problems with racist posts from professing Catholics. Rocco Palmo, whose "Whispers In the Loggia" blog on church leadership is nearing 25 million site visits, pointed out that 60 percent of Catholics under 30 in the United States are Hispanic, but the Catholic blogosphere doesn't reflect that.

When he writes an annual post in Spanish for the Feast of Our Lady of Guadalupe, "I never get more angry, vitriolic hate mail," he said.

He advised bishops to directly address bigotry online.

"We have a major problem when people in our church think they can get away with that and be in communion with the Catholic Church," he said.

Some bloggers cited the angry comments they get from atheists, agnostics and Protestants as proof that non-Catholics are visiting Catholic social media. Some said they had been able to initiate conversations with such readers, who were exploring or returning to the church.

"There has never been a tool, in my belief, that has been more effective at reaching non-Catholics than we have now," said Brandon Vogt, who writes a self-titled blog. "Fulton Sheen would give his right arm for what we have today. The question you should be asking is ... how do you reach those who would never knock on the door of a rectory?" ###




Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 47

Tổng Giáo phận TP.HCM cử hành Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 47

WGPSG -- Theo ý muốn của Công đồng Vatican II (sắc lệnh Inter Mirifica), Tổng Giáo phận TP.HCM (TGP) đã long trọng cử hành Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 47 (TGTTXH) vào sáng thứ Bảy 11/5/2013 tại Trung tâm Mục vụ TGP. Hai vị đồng chủ tọa Buổi cử hành là ĐHY Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội (UBTTXH) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN). Và trách nhiệm tổ chức cử hành được trao cho Gia đình Mục vụ Truyền thông Sài Gòn (Gđ MVTT).

Đến tham dự Buổi cử hành có khoảng 600 người gồm Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Đức ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, Cha Tổng đại diện GB Huỳnh Công Minh, một số linh mục trong ĐCV Thánh Giuse và Trung tâm Mục vụ TGP, một số cha Hạt trưởng cùng các linh mục giáo phận, quý thầy, quý nữ tu đại diện các dòng tu, các Cha Trưởng ban, Phó ban, Linh hướng và Đồng hành của Gđ MVTT, toàn thể thành viên và cộng tác viên Gđ MVTT cùng quý khách mời.

Từ 6 giờ sáng, các thành viên Gđ MVTT đã có mặt tại Trung tâm mục vụ TGP, quây quần ăn sáng chung trong nhóm với nhau, diễn tả niềm vui vì cả một năm mới có một lần gặp gỡ đầy đủ anh chị em trong Gia đình MVTT như thế này. Họ cùng nhau nhìn về năm cũ và phác họa những nét chính về MVTT cho năm mới. Trước đó hai tuần, các thành viên Gđ MVTT cũng đã có một buổi chiều “cử hành nội bộ”, học hỏi, tĩnh tâm, cầu nguyện và chầu phép lành chung với nhau.

Khai mạc

Lúc 8g, khách mời bắt đầu đến trong sự tiếp đón ân cần niềm nở của các thành viên Gđ MVTT. 8g15, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm tiến vào hội trường lớn của TTMV trong tiếng vỗ tay của cử tọa đã hiện diện khá đông đủ tại đây. Đúng 8g30, cha linh hướng Gđ MVTT cùng với 16 phó nhóm MVTT cung nghinh Lời Chúa lên lễ đài. Cha linh hướng MVTT công bố Lời Chúa, đặt sách Lời Chúa vào vị trí cao nhất của Buổi cử hành. Phút cầu nguyện khai mạc được thực hiện sau đó với bài hát “Tâm ca Truyền Thông”.

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm phát biểu khai mạc, giải thích lý do cử hành Ngày TGTTXH: để thực hiện lệnh truyền của Chúa Thăng Thiên. Cuối bài phát biểu, Đức cha Phêrô long trọng tuyên bố khai mạc Buổi cử hành trong tiếng vỗ tay hân hoan, kim tuyến tung bay cùng với tiếng kèn tây vang dội, nối tiếp bằng cử điệu múa hát “Niềm Vui Truyền Thông” rộn rã của cộng đoàn, tạo nên một khởi sự thật đẹp cho một lễ hội.

Triển khai Sứ Điệp Ngày TGTTXH lần thứ 47

Nét đặc thù của Buổi cử hành năm nay chính là việc triển khai Sắc lệnh Inter Mirifica và Sứ điệp Truyền thông xã hội lần thứ 47 dưới dạng “nửa tọa đàm, nửa đố vui”, kéo dài từ 9g đến 10g, được thực hiện với các nhân vật chính là hai MC Văn Quýnh & Kiều Mỹ cùng 15 đại diện các nhóm MVTT.

Đan xen phần “tọa đàm - đố vui” là những tiết mục thật sống động: bài hát “Nghĩa nặng tình sâu” của Cha Giuse Tiến Lộc, clip “Mạng xã hội: bước chuyển lớn của thời đại”, trò chơi “Mời bánh” của MC, tiểu phẩm “Facebook, ôi…!!!” của các sinh viên.

Kết thúc phần “tọa đàm - đố vui” là hình ảnh của các nhóm MVTT đang cùng nhau thực hiện giáo huấn về MVTT của Hội Thánh được chiếu lên màn hình. Buổi cử hành bỗng bùng nổ với vũ điệu “Ra Khơi” thật hoành tráng để mừng Lễ Chúa Thăng Thiên, Bổn mạng Gđ MVTT Sài Gòn (Xem video).

Thánh lễ

Sau khoảng nửa giờ giải lao, trò chuyện, chụp hình nhóm, mọi người trở về hội trường, sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn do Đức cha Phêrô chủ tế.

Chia sẻ Tin Mừng, Đức cha nhắc nhở các thành viên MVTT hãy tận dụng mọi phương tiện kỹ thuật hiện đại để loan báo Tin Mừng, biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn tới trời cao. Vấn đề quan trọng không phải chỉ là kỹ thuật mà là con tim. Phải có trái tim sám hối của các tông đồ, để truyền thông tình thương tha thứ của Chúa. Phải xây dựng được chính con người truyền thông của mình như ý Chúa muốn để có thể sử dụng các phương tiện truyền thông một cách tốt đẹp. (nghe audio & xem video)

Tuyên hứa & Tuyên dương

Sau Thánh lễ, cả hội trường hân hoan đón chào Đức Hồng y GB Phạm Minh Mẫn tiến vào để cùng Đức cha Phêrô chủ sự phần tuyên hứa và tuyên dương của Buổi cử hành.

Trong tiếng nhạc hùng tráng của bài ca dấn thân, toàn thể các thành viên MVTT tái tuyên hứa dấn thân sống như một Kitô hữu thực sự trưởng thành. Liền sau đó, các tân trưởng nhóm MVTT thề hứa tha thiết yêu thương phục vụ những người trong nhóm của mình. Quý cha đồng hành MVTT đã bước ra trao cho các tân trưởng nhóm hạt bức chân dung Trái Tim Chúa Giêsu, sẽ được treo ở vị trí trang trọng trong các buổi họp hằng tháng của các nhóm MVTT, nhắc nhở họ nhớ chính Chúa Giêsu là chủ tọa buổi họp. Rồi chính quý cha đồng hành MVTT cũng được ĐHY trao áo linh hướng và quy chế Gđ MVTT Sài Gòn để giúp các ngài hướng dẫn các thành viên chu toàn sứ vụ đúng ý Chúa và Giáo hội.

Phần tuyên hứa chính yếu là của gần 100 tân thành viên sắp học xong khóa Tổng hợp MVTT cấp I. ĐHY và Đức cha chủ tịch đã trao cho họ Tân Ước, quy chế Gđ MVTT Sài Gòn và cà-vạt MVTT, là dấu chỉ của người Kitô hữu trưởng thành trong Chúa Kitô.

Trong phần tuyên dương, các cựu nhóm trưởng MVTT, các thành viên và các cộng tác viên tích cực đã được quý Đức ông, Cha Tổng đại diện, các Cha Hạt trưởng và quý cha ân cần trao những món quà kỷ niệm.

Tiếp theo, Cha Trưởng ban MVTT trình bày những nét chính của chương trình MVTT năm tới mà Gđ MVTT Sài Gòn sẽ thực hiện, đồng thời gửi niềm tri ân đến ĐHY, Đức cha Phêrô, quý Đức ông, quý cha, quý ân nhân qua những bó hoa tươi thắm và những món quà lưu niệm. (Nghe audio)

Những bó hoa thật đẹp cũng đã được đại diện anh em truyền thông gửi đến Cha Trưởng ban, Cha Linh hướng, Cha Phó ban và Cha đồng hành Tán trợ của Gđ MVTT Sài Gòn.

(Xem hình ảnh)

Huấn dụ của ĐHY

Cuối cùng là huấn dụ của ĐHY. ĐHY dặn dò mọi người cần phải truyền thông “Tin Mừng” của Chúa, chứ không phải là “tin đồn (thất thiệt)” hay “tin tức (bực)”. Cần phải truyền thông với trái tim của Chúa theo gương mẫu của Đức Tân Giáo hoàng Phanxicô. (Nghe audio)

Bế mạc

Buổi cử hành Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 47 đã kết thúc bằng một tấm hình chụp chung và một bữa cơm thân mật ấm tình gia đình. Bởi lẽ, những người sau cùng ra về lúc 14g30, ai cũng thấm mệt, nhưng lại rất vui, vì các thành viên đã thay phiên nhau phục vụ anh em và được anh em phục vụ lại như anh em một nhà.