Những người Ghêrasa vì tiếc của, tiếc những con heo lao xuống biển hồ, nên khước từ Chúa. Của cải khiến họ mờ mắt, không thấy những điều kỳ diệu Chúa vừa làm cho họ, và sẽ còn làm cho họ.
Vì tiếc của, họ đã có cái nhìn lệch lạc về Chúa. Trong mắt họ, Chúa là kẻ gây thiệt hại vật chất cho họ. Họ không nhìn thấy hình ảnh của một Đấng đã đến đem bình an cho khu xóm của họ khi Ngài trừ quỷ. Họ không thấy hình ảnh của một Đấng đã ban cho họ mọi thứ, vật chất cũng như tinh thần. Họ không thấy hình ảnh của một Đấng giàu có khôn lường và quảng đại vô cùng, đang đến thăm họ để ban cho họ muôn ơn lành. Cái nhìn của họ thật thiển cận. Họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Tất cả chỉ vì một cái nhìn lệch lạc.
(Câu chuyện đàn heo lao xuống biển làm tôi nhớ đến chuyện "Hiểm họa từ thịt heo siêu nạc Trung Quốc". Thích thú với miếng thịt dày nạc và lớp mỡ mỏng dính, người dân Trung Quốc không ngờ sẽ phải vào viện do đau bụng, cao huyết áp, tim đập nhanh… chỉ vì nhiễm chất clenbuterol mà nông dân dùng để trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn. http://tuoitre.vn/The-gioi/422512/Hiem-hoa-tu-thit-heo-sieu-nac-Trung-Quoc.html. ).
Chúa ra khỏi khu vực của họ theo như lời yêu cầu. Và khi người được trừ quỷ xin theo Chúa, "Người không cho phép, Người bảo: "Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế nào." Anh ta đã cảm nhận được tình thương của Chúa, và Chúa cũng muốn dân Ghêrasa cảm nhận được tình thương này. "Anh ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tỉnh tất cả những gì Đức Giêsu đã làm cho anh. Ai nấy đều kinh ngạc." (Mc 5,19-20) Vâng, Chúa đã muốn nhờ anh ta thay đổi cái nhìn thiển cận của dân Ghêrasa. Làm thay đổi cái nhìn, thay đổi công luận cho đúng đắn hơn, đấy công việc của PR.
Vì ham hố sự thế gian, con cũng thường có cái nhìn thiển cận như thế. Xin Chúa thay đổi cái nhìn của con, để rồi như người được trừ quỷ, con cũng biết làm PR cho Chúa.
http://iamthewordthecomforter.blogspot.com/2008/03/evil-spiritsdemons-fallen-angels-know.html
Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011
Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011
Diện mạo Nước Trời
Điều chính yếu mà mục vụ PR cần phải quan tâm là công luận. Phải góp phần xây dựng một công luận đúng đắn khởi đi từ giới công chúng cụ thể có liên hệ thường xuyên với mình. Công chúng nghĩ gì, công chúng có hình ảnh gì về Giáo Hội và về Nước Trời của Chúa Giêsu? Đây là câu hỏi mà tôi cần thường xuyên đặt ra trong đầu.
Trong bài Tin Mừng Bát Phúc hôm nay, Chúa Giêsu phác hoạ hình ảnh của Nước Trời. Nước Trời mang diện mạo của chính Chúa Giêsu với:
- Tinh thần khó nghèo, hiền lành, mang nỗi khổ của trần gian (khóc lóc) mà vẫn khát khao sống đời công chính và thương xót mọi người.
- Cõi lòng trong sạch, ra đi xây dựng an bình và hoà bình, sẵn lòng chấp nhận những bách hại vì lẽ công chính.
Đây là hình ảnh mà con cần phải xây dựng được nơi cá nhân con và cộng đoàn của con, đồng thời làm cho công chúng phát hiện ra diện mạo đó của Nước Trời qua từng hành động của con. Bản thân con đầy yếu đuối thiếu sót, nên công việc xây dựng hình ảnh trên là nỗ lực của từng ngày sống: cầu nguyện, chiêm niệm, và hoàn thiện mình mỗi ngày một nhiều hơn. Xin giúp con, lạy Chúa, để mỗi ngày con nên giống Chúa, nên giống Nước Trời nhiều hơn...
Trong bài Tin Mừng Bát Phúc hôm nay, Chúa Giêsu phác hoạ hình ảnh của Nước Trời. Nước Trời mang diện mạo của chính Chúa Giêsu với:
- Tinh thần khó nghèo, hiền lành, mang nỗi khổ của trần gian (khóc lóc) mà vẫn khát khao sống đời công chính và thương xót mọi người.
- Cõi lòng trong sạch, ra đi xây dựng an bình và hoà bình, sẵn lòng chấp nhận những bách hại vì lẽ công chính.
Đây là hình ảnh mà con cần phải xây dựng được nơi cá nhân con và cộng đoàn của con, đồng thời làm cho công chúng phát hiện ra diện mạo đó của Nước Trời qua từng hành động của con. Bản thân con đầy yếu đuối thiếu sót, nên công việc xây dựng hình ảnh trên là nỗ lực của từng ngày sống: cầu nguyện, chiêm niệm, và hoàn thiện mình mỗi ngày một nhiều hơn. Xin giúp con, lạy Chúa, để mỗi ngày con nên giống Chúa, nên giống Nước Trời nhiều hơn...
Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011
Sóng gió hôm nay
Các tông đồ là những gã ngư phủ can trường, rất quen với sóng gió. Thế mà đêm ấy các ông phải chết khiếp trước cuồng phong khiến thuyền các ông gần chìm. Điều đó chứng tỏ bão tố hôm ấy rất rùng rợn.
Còn Giêsu, một bác phó mộc, chẳng quen với sông nước biển hồ, vẫn ngủ tỉnh bơ ở mũi thuyền. Chúa Giêsu hẳn là người dễ ngủ, và khi đã ngủ rồi thì ngủ rất êm, rất say, không còn biết gì chung quanh nữa, kể cả sóng gió thét gào cũng không nghe thấy?
Và thế là trong sóng gió, ngư phủ phải cầu cứu phó mộc! Tất nhiên, vì ngư phủ tin rằng bác phó mộc nằm ngủ kia chính là Thiên Chúa. Dù sao, niềm tin kia vẫn còn yếu đuối. Nếu mạnh tin, các ông đã không hoảng sợ khi biết có Chúa ở kề bên.
Trong những ngày này, nhiều người vô cùng hoảng hốt khi biết có một loại gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây và nhựa tổng hợp độc hại đã được bày bán ở thị trường (ít ra là đã xuất hiện ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn Tây).
Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
http://tuoitre.vn/The-gioi/421622/Canh-bao-gao-lam-tu%E2%80%A6-nhua.html
Đây quả là một cuồng phong rùng rợn, vì đến cơm gạo mà người ta còn làm giả được từ những chất nhựa độc hại thì nỗi âu lo đã tấn công vào từng chén cơm đưa lên miệng rồi. Phải chăng từ nay, từng bát cơm sẽ chứa đựng đầy đủ mọi nỗi lo âu, nghi ngờ, hoảng hốt?
Lạy Chúa, Chúa ở đâu trong mọi nỗi lo âu dữ dội như cuồng phong của thời đại hôm nay? Xin Chúa cho chúng con cảm nhận được rằng Chúa vẫn đang ở trong con thuyền cuộc đời và trong xã hội nhiễu nhương của chúng con. Dù có vẻ như Chúa đang ngủ, Ngài vẫn là sự bình an của chúng con...
Còn Giêsu, một bác phó mộc, chẳng quen với sông nước biển hồ, vẫn ngủ tỉnh bơ ở mũi thuyền. Chúa Giêsu hẳn là người dễ ngủ, và khi đã ngủ rồi thì ngủ rất êm, rất say, không còn biết gì chung quanh nữa, kể cả sóng gió thét gào cũng không nghe thấy?
Và thế là trong sóng gió, ngư phủ phải cầu cứu phó mộc! Tất nhiên, vì ngư phủ tin rằng bác phó mộc nằm ngủ kia chính là Thiên Chúa. Dù sao, niềm tin kia vẫn còn yếu đuối. Nếu mạnh tin, các ông đã không hoảng sợ khi biết có Chúa ở kề bên.
Trong những ngày này, nhiều người vô cùng hoảng hốt khi biết có một loại gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây và nhựa tổng hợp độc hại đã được bày bán ở thị trường (ít ra là đã xuất hiện ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn Tây).
Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
http://tuoitre.vn/The-gioi/421622/Canh-bao-gao-lam-tu%E2%80%A6-nhua.html
Đây quả là một cuồng phong rùng rợn, vì đến cơm gạo mà người ta còn làm giả được từ những chất nhựa độc hại thì nỗi âu lo đã tấn công vào từng chén cơm đưa lên miệng rồi. Phải chăng từ nay, từng bát cơm sẽ chứa đựng đầy đủ mọi nỗi lo âu, nghi ngờ, hoảng hốt?
Lạy Chúa, Chúa ở đâu trong mọi nỗi lo âu dữ dội như cuồng phong của thời đại hôm nay? Xin Chúa cho chúng con cảm nhận được rằng Chúa vẫn đang ở trong con thuyền cuộc đời và trong xã hội nhiễu nhương của chúng con. Dù có vẻ như Chúa đang ngủ, Ngài vẫn là sự bình an của chúng con...
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
Ngoài tầm kiểm soát
Suốt thời học trò của mình, tôi chẳng bao giờ cần cha mẹ đưa đón đến trường. Bạn bè tôi cũng thế. Và chỉ trừ một vài trường cá biệt, còn bình thường, các phụ huynh chẳng hề lo lắng là mình không đưa đón thì con mình sẽ lêu lổng, đàn đúm, hư hỏng...
Ngày nay thì hoàn toàn khác. Cha mẹ mất quá nhiều thời gian để hằng ngày đích thân đưa rước con cái đến trường. Những cám dỗ giăng mắc khắp nơi, khắp nẻo. Vì vậy phải theo sát... Nhưng cha mẹ có thể theo sát con mình từng bước được không?
Điều quan trọng là phải làm cho tâm hồn con mình trở thành thửa đất tốt, và gieo hạt giống tốt trên mảnh đất này, để rồi "Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết." (Mc 4,27)
Trong mục vụ PR cũng vậy. Mình dùng những hoạt động truyền thông để tạo công luận chính xác đúng đắn. Tuy nhiên truyền thông không phải bao giờ cũng diễn ra như ý muốn của mình. Ngành PR chia truyền thông ra thành hai loại: kiểm soát và không kiểm soát:
Truyền thông kiểm soát: các dữ liệu và các kênh truyền thông do chính mình thực hiện và kiểm soát chặt chẽ:
Sau khi làm hết sức mình, lạy Chúa, cuối cùng con chỉ còn cách cầu nguyện và phó thác: "Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết." (Mc 4,27)
Ngày nay thì hoàn toàn khác. Cha mẹ mất quá nhiều thời gian để hằng ngày đích thân đưa rước con cái đến trường. Những cám dỗ giăng mắc khắp nơi, khắp nẻo. Vì vậy phải theo sát... Nhưng cha mẹ có thể theo sát con mình từng bước được không?
Điều quan trọng là phải làm cho tâm hồn con mình trở thành thửa đất tốt, và gieo hạt giống tốt trên mảnh đất này, để rồi "Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết." (Mc 4,27)
Trong mục vụ PR cũng vậy. Mình dùng những hoạt động truyền thông để tạo công luận chính xác đúng đắn. Tuy nhiên truyền thông không phải bao giờ cũng diễn ra như ý muốn của mình. Ngành PR chia truyền thông ra thành hai loại: kiểm soát và không kiểm soát:
Truyền thông kiểm soát: các dữ liệu và các kênh truyền thông do chính mình thực hiện và kiểm soát chặt chẽ:
- Nhờ quảng cáo có trả tiền để giới quảng cáo phải làm theo đơn đặt hàng của mình;
- Ấn phẩm do mình soạn và in: bản tin (newsletter), tờ gấp (brochure), tờ rời (leaflet), tờ bướm (flyer), báo cáo năm, thư trực tiếp...
- Video, Audio, Website do mình thực hiện…
Truyền thông không kiểm soát:
- Quan hệ với giới truyền thông và cung cấp tin/bài viết/thông cáo báo chí (dữ liệu có kiểm soát nói trên) cho họ, để họ sử dụng và 'xào nấu' như những dữ liệu truyền thông của họ;
- Giao tiếp cá nhân;
- Tổ chức Sự kiện (Event);
- Tài trợ (Sponsorship);
-...
Sứ điệp gửi đi rồi, dù là qua phương tiện kiểm soát hay không kiểm soát, vẫn lo lắng lắm, không biết rồi nó sẽ bị hoặc được xào nấu và loan truyền như thế nào, thuận lợi hay không thuận lợi? Cần theo dõi. Nhưng làm sao theo dõi hết được?Sau khi làm hết sức mình, lạy Chúa, cuối cùng con chỉ còn cách cầu nguyện và phó thác: "Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết." (Mc 4,27)
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
Đặt đèn trên đế
"Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng." (Mc 4, 21-22)
Đặt đèn trên đế không phải là để khoe mình có cái đèn, nhưng là để mọi người được hưởng ánh sáng phát ra từ đèn.
Chúa là ánh sáng, và các cá nhân, các cộng đoàn của Chúa phải là những cái đèn được đặt trên đế hầu chiếu toả ánh sáng của Chúa. Công việc đặt đèn trên đế cũng là công việc của mục vụ PR. Con sử dụng phương pháp PR, những công cụ hữu hiệu của PR để làm cho mọi người có thể đón nhận ánh sáng của Chúa phát ra từ cá nhân, từ cộng đoàn của con. Đấy chính là mệnh lệnh của Chúa, bài Tin Mừng hôm nay muốn nói như thế...
Đặt đèn trên đế không phải là để khoe mình có cái đèn, nhưng là để mọi người được hưởng ánh sáng phát ra từ đèn.
Chúa là ánh sáng, và các cá nhân, các cộng đoàn của Chúa phải là những cái đèn được đặt trên đế hầu chiếu toả ánh sáng của Chúa. Công việc đặt đèn trên đế cũng là công việc của mục vụ PR. Con sử dụng phương pháp PR, những công cụ hữu hiệu của PR để làm cho mọi người có thể đón nhận ánh sáng của Chúa phát ra từ cá nhân, từ cộng đoàn của con. Đấy chính là mệnh lệnh của Chúa, bài Tin Mừng hôm nay muốn nói như thế...
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
Công chúng mục tiêu
"Ta biết chiên Ta", lời ấy của Chúa Giêsu có thể thấy rõ trong bài Tin Mừng hôm nay Mc 4,1-20.
Mọi người đều là chiên của Chúa, chiên ngoan hoặc chiên lạc. Chúa ngắm nhìn các con chiên. Ngài biết chiên của Ngài và thấy tâm hồn của họ giống như những mảnh đất khác nhau: mảnh đất vệ đường, mảnh đất sỏi đá, mảnh đất đầy bụi gai, hoặc mảnh đất tốt. Và Ngài lên tiếng yêu thương dạy dỗ họ. Lời Ngài như những hạt giống rơi trên những mảnh đất khác nhau đó. Tất nhiên, Chúa sẽ có những cách giảng dạy khác nhau tuỳ theo trạng thái của từng tâm hồn. Và Chúa có cách biến đổi những mảnh đất chưa tốt, thành những mảnh đất mầu mỡ. Trên những mảnh đất mầu mỡ này, Lời Chúa sẽ trổ sinh hoa trái.
Như vậy là Chúa có "nghiên cứu và phân tích" các đối tượng lắng nghe Ngài. Công việc này, PR gọi là nghiên cứu "công chúng mục tiêu". Chúa đúng là "sư phụ" của các chuyên viên PR.
Có nhiều linh mục cũng ra công tìm hiểu khán giả lắng nghe mình để soạn bài giảng cho thích hợp. Nhiều cha sở thăm dò xem bổn đạo tiếp thu các bài giảng của mình như thế nào. Nhiều vị còn biết cách sử dụng những phương pháp rất bài bản để nghiên cứu đối tượng mà mình nhắm đến để loan báo Tin Mừng. Chẳng phải các vị đó đang thực hiện "mục vụ PR" hay sao? Nhưng có lẽ các vị còn cần phải làm nhiều hơn nữa, bài bản hơn nữa chăng?
Xin cho con có tâm hồn của Chúa, biết yêu thương đàn chiên Chúa như Chúa đã yêu: "Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta..."
Mọi người đều là chiên của Chúa, chiên ngoan hoặc chiên lạc. Chúa ngắm nhìn các con chiên. Ngài biết chiên của Ngài và thấy tâm hồn của họ giống như những mảnh đất khác nhau: mảnh đất vệ đường, mảnh đất sỏi đá, mảnh đất đầy bụi gai, hoặc mảnh đất tốt. Và Ngài lên tiếng yêu thương dạy dỗ họ. Lời Ngài như những hạt giống rơi trên những mảnh đất khác nhau đó. Tất nhiên, Chúa sẽ có những cách giảng dạy khác nhau tuỳ theo trạng thái của từng tâm hồn. Và Chúa có cách biến đổi những mảnh đất chưa tốt, thành những mảnh đất mầu mỡ. Trên những mảnh đất mầu mỡ này, Lời Chúa sẽ trổ sinh hoa trái.
Như vậy là Chúa có "nghiên cứu và phân tích" các đối tượng lắng nghe Ngài. Công việc này, PR gọi là nghiên cứu "công chúng mục tiêu". Chúa đúng là "sư phụ" của các chuyên viên PR.
Có nhiều linh mục cũng ra công tìm hiểu khán giả lắng nghe mình để soạn bài giảng cho thích hợp. Nhiều cha sở thăm dò xem bổn đạo tiếp thu các bài giảng của mình như thế nào. Nhiều vị còn biết cách sử dụng những phương pháp rất bài bản để nghiên cứu đối tượng mà mình nhắm đến để loan báo Tin Mừng. Chẳng phải các vị đó đang thực hiện "mục vụ PR" hay sao? Nhưng có lẽ các vị còn cần phải làm nhiều hơn nữa, bài bản hơn nữa chăng?
Xin cho con có tâm hồn của Chúa, biết yêu thương đàn chiên Chúa như Chúa đã yêu: "Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta..."
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
Công cụ PR của Chúa
Ngựa, là phương tiện di chuyển của Phaolô, đã trở thành phương tiện truyền thông của Chúa. Chúa đã dùng phương tiện này để truyền thông sứ điệp mời gọi hoán cải của Ngài.
Mãi mãi Phaolô sẽ nhớ về lần ngã ngựa ở Damas như một lời mời gọi yêu thương rất mạnh mẽ. Để Phaolô thay đổi hoàn toàn cuộc sống, thay đổi 180 độ.
Mãi mãi người ta sẽ nhớ về việc Phaolô ngã ngựa như một hình ảnh đặc trưng của sự trở về. Hình ảnh ngã ngựa rất ấn tượng nhằm truyền thông hữu hiệu một sứ điệp căn bản của Tin Mừng: Hãy trở về!
Ngã ngựa, để Phaolô không còn tin tưởng vào sự vững chắc của bản thân nữa, mà chỉ tin cậy vào sự vững bền của Chúa: "Sống, đối với tôi, là Đức Kitô." Ngã ngựa, khởi đầu cho sự tin cậy vào Chúa. Mà tạo sự tin cậy là công việc của PR, nên biến cố "ngã ngựa" đúng là công cụ PR của Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng nhắc đến những phương tiện truyền thông mà các tông đồ có thể sử dụng khi loan báo Tin Mừng: trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh... Tất cả chỉ là những phương tiện nhằm tạo sự tin cậy nơi công chúng, giúp công chúng dễ dàng "tin, chịu phép rửa và được cứu độ" (Mt 16, 16-18). Vì nhằm tạo được sự tin cậy, nên những việc trên (trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh...) chính là những công cụ PR của Chúa.
Ngày hôm qua, lễ Thánh Phaolô Salêsiô, trong sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền Thông, ĐTC cũng nhắc đến một phương tiện truyền thông hiện đại là mạng internet:
Mãi mãi Phaolô sẽ nhớ về lần ngã ngựa ở Damas như một lời mời gọi yêu thương rất mạnh mẽ. Để Phaolô thay đổi hoàn toàn cuộc sống, thay đổi 180 độ.
Mãi mãi người ta sẽ nhớ về việc Phaolô ngã ngựa như một hình ảnh đặc trưng của sự trở về. Hình ảnh ngã ngựa rất ấn tượng nhằm truyền thông hữu hiệu một sứ điệp căn bản của Tin Mừng: Hãy trở về!
Ngã ngựa, để Phaolô không còn tin tưởng vào sự vững chắc của bản thân nữa, mà chỉ tin cậy vào sự vững bền của Chúa: "Sống, đối với tôi, là Đức Kitô." Ngã ngựa, khởi đầu cho sự tin cậy vào Chúa. Mà tạo sự tin cậy là công việc của PR, nên biến cố "ngã ngựa" đúng là công cụ PR của Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng nhắc đến những phương tiện truyền thông mà các tông đồ có thể sử dụng khi loan báo Tin Mừng: trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh... Tất cả chỉ là những phương tiện nhằm tạo sự tin cậy nơi công chúng, giúp công chúng dễ dàng "tin, chịu phép rửa và được cứu độ" (Mt 16, 16-18). Vì nhằm tạo được sự tin cậy, nên những việc trên (trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh...) chính là những công cụ PR của Chúa.
Ngày hôm qua, lễ Thánh Phaolô Salêsiô, trong sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền Thông, ĐTC cũng nhắc đến một phương tiện truyền thông hiện đại là mạng internet:
"Các công nghệ mới cho phép người ta gặp nhau vượt qua giới hạn không gian và nền văn hóa của riêng mình, tạo ra một thế giới tình bạn tiềm tàng hoàn toàn mới mẻ. Đây là một cơ hội to lớn, nhưng nó cũng đòi hỏi phải lưu tâm nhiều hơn và ý thức về những nguy cơ có thể có. Ai là “người thân cận” của tôi trong thế giới mới này? Liệu có mối nguy cơ là chúng ta có thể ít hiện diện hơn với những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày? Liệu có nguy cơ chúng ta trở nên xao lãng hơn, bởi vì sự chú ý của chúng ta bị phân mảnh và bị mất hút trong một thế giới “khác” với thế giới chúng ta đang sống? Chúng ta có còn thời gian suy nghĩ nghiêm túc về các chọn lựa của mình và nuôi dưỡng các mối tương quan nhân bản thực sự sâu xa và bền vững không? Điều quan trọng là luôn nhớ rằng việc tiếp xúc ảo không thể và không được thay thế cho việc tiếp xúc nhân vị trực tiếp với những con người ở mọi bình diện của cuộc sống của chúng ta."
Vâng, lạy Chúa, những phương tiện truyển thông mới, những công cụ PR hiện đại, luôn vừa là cơ hội vừa là thách đố... Giống như trường hợp Phaolô, ngã ngựa có thể làm cho ông trở lại, nhưng cũng có thể làm cho ông bực bội phẫn nộ. Rất may, Phaolô đã chọn thái độ thứ nhất...
Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011
Xử lý khủng hoảng
Đức Giêsu rao giảng về Nước Trời, và bản thân Ngài là hiện thân của Nước Trời.
Khi bà con Chúa gọi Ngài là kẻ mất trí, và khi các thầy thông luật từ Giêrusalem đến gọi Ngài là đồng bọn của quỷ Beelzebul, họ đã tạo ra một hình ảnh kinh khủng về Chúa Giêsu và một hình ảnh rùng rợn về Nước Trời của Ngài.
Một hoàn cảnh như thế, theo ngôn ngữ PR, là một khủng hoảng, cần phải xử lý ngay. Không thể để cho dân chúng có một hình ảnh sai lệch đến rùng rợn như vậy trong đầu óc được. Nó sẽ tai hại vô cùng cho vận mạng đời đời của họ.
Đứng trước một khủng hoảng, giới PR xử lý như thế nào? Và đứng trước khủng hoảng này, Chúa Giêsu đã xử lý ra sao?
Xử lý khủng hoảng của giới PR có thể là:
- Cấp thời nghiên cứu sự kiện,
- Triệu tập Đội Xử lý khủng hoảng,
- Chọn phát ngôn viên lâm thời,
- Soạn cấp thời một tuyên bố tạm,
- Xác định giới công chúng cần tiếp xúc,
- Xác định phương tiện truyền thông cần dùng,
- Theo sát diễn tiến...
Trước khủng hoảng về hình ảnh Nước Trời, Chúa Giêsu đã:
- Nắm bắt ngay sự kiện (tất nhiên rồi, vì Ngài là Thiên Chúa!),
- "Đội Xử lý khủng hoảng của Ngài" (gọi như vậy có xúc phạm không?) gồm chính Ngài và Chúa Thánh Thần, dưới sự "chỉ huy" trực tiếp của Chúa Cha (Trong sự kết hợp và cầu nguyện thương hằng, Chúa Giêsu luôn làm việc chặt chẽ với "Đội Xử lý" của Ngài),
- Ngài là phát ngôn viên cốt yếu của Chúa Cha và của Nước Trời.
- Ngài tuyên bố ngay: "Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền" và "ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời."
- Giới công chúng và phương tiện truyền thông Chúa chọn: "Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ..." (Mc 3,24)
Trước những khủng hoảng xẩy ra trong Giáo Hội và trong cộng đoàn của chúng con, xin Chúa dạy chúng con biết phải làm ngay những gì, và làm theo gương của Chúa trong Bài Tin Mừng hôm nay, với những phương tiện của thời đại hôm nay do Chúa đặt vào tầm tay của chúng con...
Khi bà con Chúa gọi Ngài là kẻ mất trí, và khi các thầy thông luật từ Giêrusalem đến gọi Ngài là đồng bọn của quỷ Beelzebul, họ đã tạo ra một hình ảnh kinh khủng về Chúa Giêsu và một hình ảnh rùng rợn về Nước Trời của Ngài.
Một hoàn cảnh như thế, theo ngôn ngữ PR, là một khủng hoảng, cần phải xử lý ngay. Không thể để cho dân chúng có một hình ảnh sai lệch đến rùng rợn như vậy trong đầu óc được. Nó sẽ tai hại vô cùng cho vận mạng đời đời của họ.
Đứng trước một khủng hoảng, giới PR xử lý như thế nào? Và đứng trước khủng hoảng này, Chúa Giêsu đã xử lý ra sao?
Xử lý khủng hoảng của giới PR có thể là:
- Cấp thời nghiên cứu sự kiện,
- Triệu tập Đội Xử lý khủng hoảng,
- Chọn phát ngôn viên lâm thời,
- Soạn cấp thời một tuyên bố tạm,
- Xác định giới công chúng cần tiếp xúc,
- Xác định phương tiện truyền thông cần dùng,
- Theo sát diễn tiến...
Trước khủng hoảng về hình ảnh Nước Trời, Chúa Giêsu đã:
- Nắm bắt ngay sự kiện (tất nhiên rồi, vì Ngài là Thiên Chúa!),
- "Đội Xử lý khủng hoảng của Ngài" (gọi như vậy có xúc phạm không?) gồm chính Ngài và Chúa Thánh Thần, dưới sự "chỉ huy" trực tiếp của Chúa Cha (Trong sự kết hợp và cầu nguyện thương hằng, Chúa Giêsu luôn làm việc chặt chẽ với "Đội Xử lý" của Ngài),
- Ngài là phát ngôn viên cốt yếu của Chúa Cha và của Nước Trời.
- Ngài tuyên bố ngay: "Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền" và "ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời."
- Giới công chúng và phương tiện truyền thông Chúa chọn: "Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ..." (Mc 3,24)
Trước những khủng hoảng xẩy ra trong Giáo Hội và trong cộng đoàn của chúng con, xin Chúa dạy chúng con biết phải làm ngay những gì, và làm theo gương của Chúa trong Bài Tin Mừng hôm nay, với những phương tiện của thời đại hôm nay do Chúa đặt vào tầm tay của chúng con...
Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011
Có kế hoạch
Đọc Kinh Thánh, tôi thấy Chúa làm việc rất có kế hoạch, mà ngay cả các nhân viên PR lỗi lạc chuyên nghiệp nhất cũng cần phải chiêm ngưỡng, nghiên cứu, bắt chước và khâm phục:
- Kế hoạch sáng tạo được diễn tả thực hiện trong một tuần lễ rất thứ tự lớp lang. Tất nhiên, công cuộc sáng tạo vũ trụ không phải chỉ kéo dài trong một tuần. Đây chỉ là một cách diễn tả cho thích hợp với tầm hiểu biết và văn hoá của người đương thời. Nhưng cách diễn tả một tuần đã nói lên một mô hình, một kế hoạch rất bài bản.
- Kế hoạch cứu độ khởi đi từ Abraham đến ngày tận thế được mô tả rất tuyệt diệu trong suốt các sách Cựu Ước và Tân Ước.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa đi vào kế hoạch rao giảng rất "ngọt", từ địa điểm xuất phát, đối tượng, sứ điệp, đào tạo nhân sự, đến chương trình triển khai hoạt động:
- Xuất phát từ Caphanaum của Galilê, nơi là "ngã tư quốc tế" và cũng là nơi có đối tượng dân cư mang cái nhìn rất thoáng, không tự mãn và không bị đóng khung bởi lề luật Do Thái khắt khe quá khích. Quả là một môi trường rao giảng thích hợp cho một khởi điểm!
- Sứ điệp rao giảng rất rõ, rất gọn: Nước Trời + sám hối.
- Huấn luyện nhân sự: chọn những gã ngư phủ mạnh mẽ can đảm, quen đương đầu với sóng gió, và đơn sơ mộc mạc để cõi lòng dễ dàng mở ra với Tin Mừng.
- Chương trình triển khai hoạt động: đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.
Vâng, rất nhiều khi con làm việc tuỳ tiện, không động não, thiếu nghiên cứu, thiếu kế hoạch, sứ điệp và chương trình thường luộm thuộm, thiếu tôn trọng đối tượng. Con cần phải ngắm nhìn Chúa nhiều hơn trong những kế hoạch khôn ngoan của Chúa...
- Kế hoạch sáng tạo được diễn tả thực hiện trong một tuần lễ rất thứ tự lớp lang. Tất nhiên, công cuộc sáng tạo vũ trụ không phải chỉ kéo dài trong một tuần. Đây chỉ là một cách diễn tả cho thích hợp với tầm hiểu biết và văn hoá của người đương thời. Nhưng cách diễn tả một tuần đã nói lên một mô hình, một kế hoạch rất bài bản.
- Kế hoạch cứu độ khởi đi từ Abraham đến ngày tận thế được mô tả rất tuyệt diệu trong suốt các sách Cựu Ước và Tân Ước.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa đi vào kế hoạch rao giảng rất "ngọt", từ địa điểm xuất phát, đối tượng, sứ điệp, đào tạo nhân sự, đến chương trình triển khai hoạt động:
- Xuất phát từ Caphanaum của Galilê, nơi là "ngã tư quốc tế" và cũng là nơi có đối tượng dân cư mang cái nhìn rất thoáng, không tự mãn và không bị đóng khung bởi lề luật Do Thái khắt khe quá khích. Quả là một môi trường rao giảng thích hợp cho một khởi điểm!
- Sứ điệp rao giảng rất rõ, rất gọn: Nước Trời + sám hối.
- Huấn luyện nhân sự: chọn những gã ngư phủ mạnh mẽ can đảm, quen đương đầu với sóng gió, và đơn sơ mộc mạc để cõi lòng dễ dàng mở ra với Tin Mừng.
- Chương trình triển khai hoạt động: đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.
Vâng, rất nhiều khi con làm việc tuỳ tiện, không động não, thiếu nghiên cứu, thiếu kế hoạch, sứ điệp và chương trình thường luộm thuộm, thiếu tôn trọng đối tượng. Con cần phải ngắm nhìn Chúa nhiều hơn trong những kế hoạch khôn ngoan của Chúa...
Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011
Mất trí & PR
Tôi đang muốn làm PR cho Chúa, cho Giáo Hội.
Vì PR là việc thực hiện kế hoạch truyền thông, dẫn đến một quan hệ tốt, với một công chúng cụ thể được xác định.
Và Quan hệ tốt là nhằm tạo hình ảnh, công luận và sự tín nhiệm ủng hộ đúng đắn. Cho Chúa. Cho Giáo Hội.
Mục tiêu cuối cùng của PR là hồi phục, hoàn thiện chân lý và tình yêu, mang lại ích lợi và hạnh phúc cho cả hai bên.
Khi có hiểu lầm, khi độ tin cậy bị suy giảm, khi hình ảnh bị bôi nhọ, khi chân lý bị bóp méo, và hạnh phúc của hai bên bị đe doạ, thì công việc PR (Quan hệ công chúng) được mô tả như trên cần phải được thực hiện.
Đọc Tin Mừng hôm nay thấy bà con của Chúa nói rằng Chúa đã mất trí (Mc 3,21). Đây phải chăng là một sự hiểu lầm? Dù thế nào đi nữa, chân lý cũng đã bị bóp méo, độ tin cậy vào Chúa nơi công chúng có nguy cơ suy giảm, và việc loan báo Tin Mừng sẽ gặp khó khăn. Trước một tình thế như thế, tôi đoán, có thể có người nghĩ: xem ra Chúa đã không có khả năng làm PR tốt nên mới để xẩy ra như vậy? Hoặc Chúa chẳng thèm quan tâm đến công luận hay dư luận của công chúng. Việc Chúa, Chúa cứ làm, còn Quan hệ Công chúng, hay công luận chỉ là điều vớ vẩn, nhảm nhí?
Hình như nhiều lần Chúa còn cấm không cho người ta loan báo, làm PR, cho Chúa: có những lần Chúa ra lệnh cho những người được Ngài chữa lành không được nói điều đó với ai. Nhưng rồi, không kềm chế được, họ đã khoe với mọi người. Kết quả tiếp theo là người ta lũ lượt đi theo Ngài. Có những lúc như vậy, Chúa không cần làm PR, không cần rao báo gì, người ta vẫn ùn ùn đi theo Chúa.
Thế nhưng cũng đã có lúc Chúa tỏ thái độ muốn tìm hiểu dư luận một cách minh nhiên rõ ràng. Ngài nghiêm trọng hỏi các môn đệ: "Người ta bảo Con Người là ai? Còn các con, các con bảo Con Người là ai?" Và câu hỏi này đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời công khai của Chúa. PR, như là việc tìm hiểu dư luận, xem ra cũng liên quan đến những thay đổi quan trọng trong cuộc đời của Chúa?
Nhưng dư luận thường là không đúng lắm, nhất là những dư luận về Chúa...
Thực ra, Thiên Chúa là Đấng vượt khỏi tầm nắm bắt của trí khôn loài người. Không hiểu được Chúa thì cũng là sự thường. Nhưng hiểu thêm về Chúa chừng nào, thì con người được hạnh phúc thêm chừng đó. Con người được "biến hình" theo mức độ họ biết về Chúa, cảm về Chúa.
Nên mục vụ PR, giúp cho người ta có hình ảnh chân thực về Chúa nhiều hơn, là việc luôn cần thiết, phải không, thưa Chúa của con?
Vì PR là việc thực hiện kế hoạch truyền thông, dẫn đến một quan hệ tốt, với một công chúng cụ thể được xác định.
Và Quan hệ tốt là nhằm tạo hình ảnh, công luận và sự tín nhiệm ủng hộ đúng đắn. Cho Chúa. Cho Giáo Hội.
Mục tiêu cuối cùng của PR là hồi phục, hoàn thiện chân lý và tình yêu, mang lại ích lợi và hạnh phúc cho cả hai bên.
Khi có hiểu lầm, khi độ tin cậy bị suy giảm, khi hình ảnh bị bôi nhọ, khi chân lý bị bóp méo, và hạnh phúc của hai bên bị đe doạ, thì công việc PR (Quan hệ công chúng) được mô tả như trên cần phải được thực hiện.
Đọc Tin Mừng hôm nay thấy bà con của Chúa nói rằng Chúa đã mất trí (Mc 3,21). Đây phải chăng là một sự hiểu lầm? Dù thế nào đi nữa, chân lý cũng đã bị bóp méo, độ tin cậy vào Chúa nơi công chúng có nguy cơ suy giảm, và việc loan báo Tin Mừng sẽ gặp khó khăn. Trước một tình thế như thế, tôi đoán, có thể có người nghĩ: xem ra Chúa đã không có khả năng làm PR tốt nên mới để xẩy ra như vậy? Hoặc Chúa chẳng thèm quan tâm đến công luận hay dư luận của công chúng. Việc Chúa, Chúa cứ làm, còn Quan hệ Công chúng, hay công luận chỉ là điều vớ vẩn, nhảm nhí?
Hình như nhiều lần Chúa còn cấm không cho người ta loan báo, làm PR, cho Chúa: có những lần Chúa ra lệnh cho những người được Ngài chữa lành không được nói điều đó với ai. Nhưng rồi, không kềm chế được, họ đã khoe với mọi người. Kết quả tiếp theo là người ta lũ lượt đi theo Ngài. Có những lúc như vậy, Chúa không cần làm PR, không cần rao báo gì, người ta vẫn ùn ùn đi theo Chúa.
Thế nhưng cũng đã có lúc Chúa tỏ thái độ muốn tìm hiểu dư luận một cách minh nhiên rõ ràng. Ngài nghiêm trọng hỏi các môn đệ: "Người ta bảo Con Người là ai? Còn các con, các con bảo Con Người là ai?" Và câu hỏi này đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời công khai của Chúa. PR, như là việc tìm hiểu dư luận, xem ra cũng liên quan đến những thay đổi quan trọng trong cuộc đời của Chúa?
Nhưng dư luận thường là không đúng lắm, nhất là những dư luận về Chúa...
Thực ra, Thiên Chúa là Đấng vượt khỏi tầm nắm bắt của trí khôn loài người. Không hiểu được Chúa thì cũng là sự thường. Nhưng hiểu thêm về Chúa chừng nào, thì con người được hạnh phúc thêm chừng đó. Con người được "biến hình" theo mức độ họ biết về Chúa, cảm về Chúa.
Nên mục vụ PR, giúp cho người ta có hình ảnh chân thực về Chúa nhiều hơn, là việc luôn cần thiết, phải không, thưa Chúa của con?
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
Tông đồ và PR
Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ.
Gọi, đến, ở với. Những hành động của tình yêu. Và tình yêu làm nên những tông đồ, những nhà truyền giáo đích thực.
Tôi đang suy nghĩ về Mục vụ PR. Nghiên cứu PR, thấy người ta nói rất nhiều đến những kỹ xảo. Nhưng chưa thấy nói đến tình yêu. Thiếu tình yêu, người ta có hết lòng làm PR cho công ty của mình không? Thiếu tình yêu Chúa, người ta có dám hy sinh để làm PR hết mình cho Giáo Hội không?
Nhưng đồng thời, sống trong thế giới hiện đại mà con không tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại như PR để làm tông đồ đắc lực cho Chúa, thì tình yêu của con đối với Chúa đã trọn vẹn chưa, lạy Chúa?
Gọi, đến, ở với. Những hành động của tình yêu. Và tình yêu làm nên những tông đồ, những nhà truyền giáo đích thực.
Tôi đang suy nghĩ về Mục vụ PR. Nghiên cứu PR, thấy người ta nói rất nhiều đến những kỹ xảo. Nhưng chưa thấy nói đến tình yêu. Thiếu tình yêu, người ta có hết lòng làm PR cho công ty của mình không? Thiếu tình yêu Chúa, người ta có dám hy sinh để làm PR hết mình cho Giáo Hội không?
Nhưng đồng thời, sống trong thế giới hiện đại mà con không tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại như PR để làm tông đồ đắc lực cho Chúa, thì tình yêu của con đối với Chúa đã trọn vẹn chưa, lạy Chúa?
Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011
Chen chúc
Tôi đọc tin tức. Tôi thấy hàng trăm ngàn người hành hương đã tụ tập tại ngôi đền thờ Sabarimala trên đồi Pulmedu, gần thị trấn Vandiperiyar ở huyện Idukki, Ấn Độ, vào hôm thứ Sáu, 14-1-2011, ngày cuối cùng của lễ hội hàng năm. Lễ hội diễn ra trong hai tháng và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Và sau đó một vụ dẫm đạp lên nhau đã xảy ra khiến hơn 100 người chết.
http://vinafa.org/tu-do.com/tin-tuc-tu-hai-ngoai/world/111999.html
Cách đây 2000 năm, nhiều đám đông cũng tuôn đến với Chúa: "Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người." (Mc 3, 7-10).
Nhiều người được chữa bệnh. Không có ai chết vì dẫm đạp lên nhau. Nhưng có chen chúc. Chen chúc vì bị bức bách bởi những nhu cầu, những khao khát... Nhanh chân lên, nhanh chân kẻo muộn! Và thế là chen chúc!
Và Chúa đã chạnh lòng thương khi thấy họ như những đàn chiên không người chăm sóc. Rồi Chúa đã chọn gọi 12 tông đồ...
Chen chúc và Chạnh lòng thương... dẫn đến lời mời gọi đi vào Sứ vụ. Vâng, xin cho tim con luôn luôn rộng mở...
Và sau đó một vụ dẫm đạp lên nhau đã xảy ra khiến hơn 100 người chết.
http://vinafa.org/tu-do.com/tin-tuc-tu-hai-ngoai/world/111999.html
Cách đây 2000 năm, nhiều đám đông cũng tuôn đến với Chúa: "Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người." (Mc 3, 7-10).
Nhiều người được chữa bệnh. Không có ai chết vì dẫm đạp lên nhau. Nhưng có chen chúc. Chen chúc vì bị bức bách bởi những nhu cầu, những khao khát... Nhanh chân lên, nhanh chân kẻo muộn! Và thế là chen chúc!
Và Chúa đã chạnh lòng thương khi thấy họ như những đàn chiên không người chăm sóc. Rồi Chúa đã chọn gọi 12 tông đồ...
Chen chúc và Chạnh lòng thương... dẫn đến lời mời gọi đi vào Sứ vụ. Vâng, xin cho tim con luôn luôn rộng mở...
Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011
Bại tay
Có một thời tay tôi đau buốt. Cả mấy tháng không chạy xe Honda được. Thật quá buồn.
Có nhiều khi đôi tay mình không vươn đến Chúa được. Bao nhiêu năm theo Ngài, mà vẫn thấy vời vợi xa...
Có nhiều khi chẳng hiểu được người đối diện, chẳng hiểu được xã hội và thời đại của mình. Đôi tay này chẳng chạm được ai, chẳng cảm nhận được gì khi đứng trước thế sự vẫn đang nóng bỏng chảy trôi trước mắt mình.
Đôi tay con thường khi tê bại như thế. Khẩn cầu xin Chúa phán một lời, tha thiết xin Chúa cứu chữa tay con...
Có nhiều khi đôi tay mình không vươn đến Chúa được. Bao nhiêu năm theo Ngài, mà vẫn thấy vời vợi xa...
Có nhiều khi chẳng hiểu được người đối diện, chẳng hiểu được xã hội và thời đại của mình. Đôi tay này chẳng chạm được ai, chẳng cảm nhận được gì khi đứng trước thế sự vẫn đang nóng bỏng chảy trôi trước mắt mình.
Đôi tay con thường khi tê bại như thế. Khẩn cầu xin Chúa phán một lời, tha thiết xin Chúa cứu chữa tay con...
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011
Đứng ngoài
Vào ngày Sabát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. Người Pharisêu liền nói với Đức Giêsu: "Ông coi, ngày Sabát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép!"
Đứng bên ngoài để nhìn kẻ khác, tôi sẽ dễ dàng lên án họ như thế. Nhưng nếu đặt mình vào hoàn cảnh của họ, tôi sẽ có cái nhìn khác, sẽ thông cảm và bao dung hơn.
Một cách để có thể có cái nhìn bao dung đúng đắn là cầu nguyện cho bất kỳ ai tôi gặp gỡ.
Xin cho con biết thường xuyên cầu nguyện cho kẻ khác, để con biết đặt họ vào trong tâm hồn con, làm cho con trở nên một với họ, để Chúa Giêsu trong con chạm đến con và chạm đến họ...
Đứng bên ngoài để nhìn kẻ khác, tôi sẽ dễ dàng lên án họ như thế. Nhưng nếu đặt mình vào hoàn cảnh của họ, tôi sẽ có cái nhìn khác, sẽ thông cảm và bao dung hơn.
Một cách để có thể có cái nhìn bao dung đúng đắn là cầu nguyện cho bất kỳ ai tôi gặp gỡ.
Xin cho con biết thường xuyên cầu nguyện cho kẻ khác, để con biết đặt họ vào trong tâm hồn con, làm cho con trở nên một với họ, để Chúa Giêsu trong con chạm đến con và chạm đến họ...
Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011
Fast & Feast
Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ?
Tôi đang trên đường về quê trời, nhưng cũng đã đang dự tiệc cưới Nước Trời rồi.
Đã thưởng thức hương vị Nước Trời trong bí tích Thánh Thể, trong sự kết hiệp với Chúa Ba Ngôi rồi.
Nhưng những hương vị quyến rũ của trần gian cũng vẫn có thể lôi cuốn tôi xa rời Nước Trời, đánh mất tiệc cưới vĩnh cửu.
Vì thế trong bầu khí hân hoan của tiệc cưới Nước Trời hôm nay, sự chay tịnh cũng cần thiết như một phương thế giúp tôi từ chối những quyến rũ của trần gian. Chay tịnh như một lời từ chối với những ham hố nhớp nhơ nhầy nhụa. Từ chối những ham hố bất xứng vì niềm vui đích thực của Nước Trời đang rất mạnh mẽ trong tôi.
"Khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó". Xin cho con biết chay tịnh mà niềm vui của yêu thương vẫn lan toả dịu dàng, ngọt ngào, thanh thản, trong sáng...
Tôi đang trên đường về quê trời, nhưng cũng đã đang dự tiệc cưới Nước Trời rồi.
Đã thưởng thức hương vị Nước Trời trong bí tích Thánh Thể, trong sự kết hiệp với Chúa Ba Ngôi rồi.
Nhưng những hương vị quyến rũ của trần gian cũng vẫn có thể lôi cuốn tôi xa rời Nước Trời, đánh mất tiệc cưới vĩnh cửu.
Vì thế trong bầu khí hân hoan của tiệc cưới Nước Trời hôm nay, sự chay tịnh cũng cần thiết như một phương thế giúp tôi từ chối những quyến rũ của trần gian. Chay tịnh như một lời từ chối với những ham hố nhớp nhơ nhầy nhụa. Từ chối những ham hố bất xứng vì niềm vui đích thực của Nước Trời đang rất mạnh mẽ trong tôi.
"Khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó". Xin cho con biết chay tịnh mà niềm vui của yêu thương vẫn lan toả dịu dàng, ngọt ngào, thanh thản, trong sáng...
Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011
Tôi đã không biết Ngài
Tôi đã không biết Ngài. Nếu biết Ngài, tôi đã không làm như thế, không nói như thế, không nghĩ như thế.
Cuộc sống của tôi thay đổi như thế nào là tuỳ ở mức độ tôi biết về Ngài nhiều hay ít.
Tôi đã biết Ngài quá ít. Vì tôi ít quan tâm đến Ngài. Vì con tim và đầu óc tôi bị những sự phù phiếm thế gian cuốn hút.
Quan tâm để ý đến Ngài là một trong những điều kiện thiết yếu để biết Ngài. Một sự quan tâm của tình bạn.
Ngài, một người bạn chẳng tiếc gì với tôi, cho tôi cả mạng sống, sẵng sàng gánh tội của tôi. Một người bạn bao dung, không chấp nhất. Một người bạn hiền như con chiên. Một người bạn luôn ở với tôi, trong lòng tôi. Và tôi trong Ngài.
Ôi, bạn Giêsu, Chiên Thiên Chúa, xin thương xót, xin thương xót...
Cuộc sống của tôi thay đổi như thế nào là tuỳ ở mức độ tôi biết về Ngài nhiều hay ít.
Tôi đã biết Ngài quá ít. Vì tôi ít quan tâm đến Ngài. Vì con tim và đầu óc tôi bị những sự phù phiếm thế gian cuốn hút.
Quan tâm để ý đến Ngài là một trong những điều kiện thiết yếu để biết Ngài. Một sự quan tâm của tình bạn.
Ngài, một người bạn chẳng tiếc gì với tôi, cho tôi cả mạng sống, sẵng sàng gánh tội của tôi. Một người bạn bao dung, không chấp nhất. Một người bạn hiền như con chiên. Một người bạn luôn ở với tôi, trong lòng tôi. Và tôi trong Ngài.
Ôi, bạn Giêsu, Chiên Thiên Chúa, xin thương xót, xin thương xót...
Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011
Tiếng gọi
Tôi rất thích hai từ "tiếng gọi". Nó hàm chứa những gì rất dịu ngọt phát xuất từ tình yêu.
Có những khi con người thấy mình thoát chết nhờ tiếng gọi ở một nơi xa xăm nào đó.
"Cô Maria người Mỹ kể lại, trong một lần khi cô đi mua sắm và bước vào một cửa hiệu. Ngay sau khi vào đến góc cửa hiệu này thì cô nghe có tiếng người gọi tên mình 2 lần ở phía trước. Chưa nhận ra giọng ai nhưng cô nghĩ đó là một người quen nên đã chạy đến. Tuy nhiên, cô Maria hết sức ngạc nhiên bởi chẳng có ai ở nơi phát ra tiếng gọi cô cả. Kỳ lạ hơn là khi cô định quay lại vị trí cũ thì đúng lúc đó có tiếng đổ ầm ầm. Và tiếng đổ ấy được phát ra bởi chiếc cột nhà đã bị đổ do sức mạnh của một chiếc thùng phuy lăn từ trên xe tải xuống."
“Tôi thấy mình may mắn bởi đã thoát chết nhờ tiếng gọi bí ẩn ấy. Tôi không thấy sợ mà thấy mình hạnh phúc vì… tuổi thọ cao. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu sao mình lại nghe thấy tiếng gọi chẳng phải… của ai đó”, cô Maria cười nói.
Lê Vi thoát khỏi nanh vuốt của tiền bạc, của cõi chết đời đời, nhờ nghe được tiếng gọi của Chúa. Ông trở thành người viết "Sách Hằng Sống". Biết bao người đã đọc sách đó mà thoát chết đời đời. Họ nghe thấy tiếng gọi của Chúa khi đọc sách này.
Chúa vẫn gọi con. Xin cho con nghe được tiếng gọi của Chúa. Và đi theo, can đảm đi theo...
Có những khi con người thấy mình thoát chết nhờ tiếng gọi ở một nơi xa xăm nào đó.
"Cô Maria người Mỹ kể lại, trong một lần khi cô đi mua sắm và bước vào một cửa hiệu. Ngay sau khi vào đến góc cửa hiệu này thì cô nghe có tiếng người gọi tên mình 2 lần ở phía trước. Chưa nhận ra giọng ai nhưng cô nghĩ đó là một người quen nên đã chạy đến. Tuy nhiên, cô Maria hết sức ngạc nhiên bởi chẳng có ai ở nơi phát ra tiếng gọi cô cả. Kỳ lạ hơn là khi cô định quay lại vị trí cũ thì đúng lúc đó có tiếng đổ ầm ầm. Và tiếng đổ ấy được phát ra bởi chiếc cột nhà đã bị đổ do sức mạnh của một chiếc thùng phuy lăn từ trên xe tải xuống."
“Tôi thấy mình may mắn bởi đã thoát chết nhờ tiếng gọi bí ẩn ấy. Tôi không thấy sợ mà thấy mình hạnh phúc vì… tuổi thọ cao. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu sao mình lại nghe thấy tiếng gọi chẳng phải… của ai đó”, cô Maria cười nói.
Lê Vi thoát khỏi nanh vuốt của tiền bạc, của cõi chết đời đời, nhờ nghe được tiếng gọi của Chúa. Ông trở thành người viết "Sách Hằng Sống". Biết bao người đã đọc sách đó mà thoát chết đời đời. Họ nghe thấy tiếng gọi của Chúa khi đọc sách này.
Chúa vẫn gọi con. Xin cho con nghe được tiếng gọi của Chúa. Và đi theo, can đảm đi theo...
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011
Có bốn người khiêng
Tôi nhớ đến chuyện một học trò miền Trung, suốt mấy năm trời cõng bạn đến trường. Đường đi thì gồ ghề, quanh co... Tình bạn và niềm tin của em vào tương lai cho bạn mình quả thật quá lớn!
Trong bài Tin Mừng hôm nay, có bốn người khiêng người bạn bại liệt của mình đến với Chúa Giêsu. Họ vượt tường, gỡ mái...
Chúa ngạc nhiên vì niềm tin của cả năm người. Và phép lạ diễn ra.
Niềm tin và tình bạn nuôi dưỡng nhau. Tình bạn đẹp nhờ niềm tin, và niềm tin lớn lên nhờ tình bạn.
Con có những tình bạn đẹp ở trần gian. Con có tình bạn với các thánh. Con có tình bạn thật đẹp với thiên thần bản mệnh. Niềm tin con lớn lên nhờ những tình bạn này.
Và trên hết là tình bạn của con với Chúa...
Trong bài Tin Mừng hôm nay, có bốn người khiêng người bạn bại liệt của mình đến với Chúa Giêsu. Họ vượt tường, gỡ mái...
Chúa ngạc nhiên vì niềm tin của cả năm người. Và phép lạ diễn ra.
Niềm tin và tình bạn nuôi dưỡng nhau. Tình bạn đẹp nhờ niềm tin, và niềm tin lớn lên nhờ tình bạn.
Con có những tình bạn đẹp ở trần gian. Con có tình bạn với các thánh. Con có tình bạn thật đẹp với thiên thần bản mệnh. Niềm tin con lớn lên nhờ những tình bạn này.
Và trên hết là tình bạn của con với Chúa...
Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011
Được chữa lành
Khi Chúa Giêsu sống ở Palestine cách đây 2000 năm, số người bệnh được Chúa chữa lành quả là quá ít so với vô vàn vô số những bệnh nhân trên thế giới qua muôn thời đại, nên đôi khi tôi tự hỏi: Được Chúa Giêsu đặt tay chữa lành, điều đó mang ý nghĩa gì?
Nhận một phép lạ?
Nhận một tình thương?
Gặp gỡ một Đấng cần gặp?
Có cần theo Ngài?
Và đổi đời?
Nhận một phép lạ?
Nhận một tình thương?
Gặp gỡ một Đấng cần gặp?
Có cần theo Ngài?
Và đổi đời?
Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011
Một ngày - Một đời
Tôi muốn sống một đời đẹp.
Nhưng một đời người thì dài quá.
Cái đẹp của cả một đời xem ra xa vời, mênh mông,
khó thực hiện.
Nên chỉ dám mong một ngày đẹp.
Sống ngày hôm nay cho đẹp, thế là đủ.
Và coi từng ngày một là chính cuộc đời của mình.
Một ngày có trò chuyện với Chúa,
cho một đời cầu nguyện.
Một ngày có chia sẻ Lời Chúa,
cho một đời rao giảng Tin Mừng.
Một ngày có kể chuyện Giêsu,
cho một đời yêu Giêsu.
Một ngày có đổi mới bản thân,
cho một đời hoán cải.
Một ngày có yêu thương,
để một đời con tim mở rộng.
Hôm nay, con ngắm nhìn một ngày sống của Chúa (Mc 1,29-39)
và mong được ngắm nhìn Chúa mãi mãi.
Each day holds a surprise. But only if we expect it can we see, hear, or feel it when it comes to us. Let's not be afraid to receive each day's surprise, whether it comes to us as sorrow or as joy. It will open a new place in our hearts, a place where we can welcome new friends and celebrate more fully our shared humanity.
Hôm nay, cả miền Bắc đã chìm trong giá lạnh. Tại những vùng cao Lào Cai, Lạng Sơn... băng tuyết phủ trắng cành cây, ngọn cỏ. Đỉnh đèo Ô Quý Hồ, cách Sa Pa hơn 10km (giáp ranh Lào Cai và Lai Châu), ngập trắng băng tuyết. Băng tuyết rải trắng trên thảm cỏ sát mặt đất, bám trên những bụi cây ven quốc lộ 4D từ Sa Pa đi Lai Châu, phủ trắng trên những cánh rừng của dãy Hoàng Liên
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Cao Bằng, đến 16g ngày 11-1 toàn tỉnh đã có trên 900 con gia súc bị chết do rét. Các địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là Hạ Lang với 267 con trâu, bò và ngựa bị chết; tiếp đến là Nguyên Bình bị chết 131 con trâu, bò; Trà Lĩnh chết 109 con, Thông Nông 96 con, Bảo Lạc 89 con...
Nhưng một đời người thì dài quá.
Cái đẹp của cả một đời xem ra xa vời, mênh mông,
khó thực hiện.
Nên chỉ dám mong một ngày đẹp.
Sống ngày hôm nay cho đẹp, thế là đủ.
Và coi từng ngày một là chính cuộc đời của mình.
Một ngày có trò chuyện với Chúa,
cho một đời cầu nguyện.
Một ngày có chia sẻ Lời Chúa,
cho một đời rao giảng Tin Mừng.
Một ngày có kể chuyện Giêsu,
cho một đời yêu Giêsu.
Một ngày có đổi mới bản thân,
cho một đời hoán cải.
Một ngày có yêu thương,
để một đời con tim mở rộng.
Hôm nay, con ngắm nhìn một ngày sống của Chúa (Mc 1,29-39)
và mong được ngắm nhìn Chúa mãi mãi.
Each day holds a surprise. But only if we expect it can we see, hear, or feel it when it comes to us. Let's not be afraid to receive each day's surprise, whether it comes to us as sorrow or as joy. It will open a new place in our hearts, a place where we can welcome new friends and celebrate more fully our shared humanity.
Hôm nay, cả miền Bắc đã chìm trong giá lạnh. Tại những vùng cao Lào Cai, Lạng Sơn... băng tuyết phủ trắng cành cây, ngọn cỏ. Đỉnh đèo Ô Quý Hồ, cách Sa Pa hơn 10km (giáp ranh Lào Cai và Lai Châu), ngập trắng băng tuyết. Băng tuyết rải trắng trên thảm cỏ sát mặt đất, bám trên những bụi cây ven quốc lộ 4D từ Sa Pa đi Lai Châu, phủ trắng trên những cánh rừng của dãy Hoàng Liên
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Cao Bằng, đến 16g ngày 11-1 toàn tỉnh đã có trên 900 con gia súc bị chết do rét. Các địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là Hạ Lang với 267 con trâu, bò và ngựa bị chết; tiếp đến là Nguyên Bình bị chết 131 con trâu, bò; Trà Lĩnh chết 109 con, Thông Nông 96 con, Bảo Lạc 89 con...
Hà Nội: nhiều trường đồng loạt cho học sinh nghỉ. Sáng 11-1, nhiệt độ tại Hà Nội xuống thấp, trời mưa, giá buốt, hàng ngàn học sinh mầm non, tiểu học không đến trường.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/419972/Mie%CC%80n-Ba%CC%81c%C2%A0chim-trong-gia-lanh.html
Một ngày hướng lòng về đồng bào giá rét, ấp ủ những nỗi giá băng. Xin Chúa sưởi ấm họ, Chúa ơi...
Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011
Lời đầy sức mạnh
Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền (Mc 1,22)
Lời nói có sức mạnh gì? Ngày nay người ta nói với nhau ra sao? Hãy để ý các cháu tuổi teen hôm nay nói chuyện với nhau:
"Các em các cháu lứa 8X, 9X giờ hay dùng tiếng lóng, nhất là lúc nhắn tin. Có cháu nhắn tin cho bạn trai: “Anh xã ơi, tiếc lè em hông coá bít nấu nhưng en thì bít zì zậy nhè mình nên kím osin đi”! Trình độ đại học chữ to như mình mà dịch mãi không biết cháu nói gì, mãi rồi các cháu mới dịch sang tiếng Việt cho là: “Anh xã ơi, tiếc là em không có biết nấu, nhưng ăn thì biết, vì vậy nhà mình nên kiếm osin đi”. Người Việt nói tiếng Việt với người Việt, thế mà không hiểu nhau, mới là lạ!
Nhưng thôi, bỏ qua cho các cháu, tuổi trẻ thích cái mới, mặc dù không phải cái mới nào cũng hay.
"Các em các cháu lứa 8X, 9X giờ hay dùng tiếng lóng, nhất là lúc nhắn tin. Có cháu nhắn tin cho bạn trai: “Anh xã ơi, tiếc lè em hông coá bít nấu nhưng en thì bít zì zậy nhè mình nên kím osin đi”! Trình độ đại học chữ to như mình mà dịch mãi không biết cháu nói gì, mãi rồi các cháu mới dịch sang tiếng Việt cho là: “Anh xã ơi, tiếc là em không có biết nấu, nhưng ăn thì biết, vì vậy nhà mình nên kiếm osin đi”. Người Việt nói tiếng Việt với người Việt, thế mà không hiểu nhau, mới là lạ!
Nhưng thôi, bỏ qua cho các cháu, tuổi trẻ thích cái mới, mặc dù không phải cái mới nào cũng hay.
Lứa chúng tớ hay nghe thấy loại tiếng lóng văn hoa. Cụm từ “như thế nào”, bây giờ người sành điệu Hà Nội phải nói “dư lào”, mới hay, mới rút gọn, mới thể hiện là mình... không nói ngọng.
Muốn “đuổi khéo” đám khách không mời mà đến, hoặc rủ nhau đi về, thì câu cửa miệng là “bánh cuốn”, hoặc “xôi xéo” đi. Toàn tên các món ăn dân tộc, quốc hồn quốc túy nhé, chứ không phải đuổi, phải chê gì đâu nhé!
“Rau sạch” thì bà nội trợ nào chả thích, rau sạch ăn vừa lành vừa ngon, lại không sợ nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng... Ấy thế mà nói chuyện “rau sạch” với các anh, cẩn thận lại bị cười mình quê mùa, kém hiểu biết, vì với các anh giai, bây giờ “rau sạch” lại là từ dùng để chỉ các cô con gái nhà lành, chưa “gì” cả. “Rau sạch” chắc chắn khác với “hàng”, “hàng” mà không phải hàng hóa, hàng họ mới lạ chứ! Ở đây là chỉ người, chỉ các cô có tính chơi bời một chút, thế mới khó chứ!
Thấy ai giỏi, ai tài, ngôn ngữ lóng hay bảo người ta là “tanh tưởi”. Thấy kém thấy yếu, hay xấu xí đáng chê thì kêu là “phọt phẹt”, “vãi linh hồn”, “ca la nhe”, hoặc “dở hơi ăn cám lợn”. Thấy ngon, thấy đẹp, người ta khen “ngất ngây con gà Tây”. Cô gái nào dáng cao, người xinh đẹp, các anh đặt cho biệt danh chung là “chân dài”, ở Hà Nội thì “Em chân dài như phố Bà Triệu”, hoặc “chân dài đến nách”.
“Rau sạch” thì bà nội trợ nào chả thích, rau sạch ăn vừa lành vừa ngon, lại không sợ nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng... Ấy thế mà nói chuyện “rau sạch” với các anh, cẩn thận lại bị cười mình quê mùa, kém hiểu biết, vì với các anh giai, bây giờ “rau sạch” lại là từ dùng để chỉ các cô con gái nhà lành, chưa “gì” cả. “Rau sạch” chắc chắn khác với “hàng”, “hàng” mà không phải hàng hóa, hàng họ mới lạ chứ! Ở đây là chỉ người, chỉ các cô có tính chơi bời một chút, thế mới khó chứ!
Thấy ai giỏi, ai tài, ngôn ngữ lóng hay bảo người ta là “tanh tưởi”. Thấy kém thấy yếu, hay xấu xí đáng chê thì kêu là “phọt phẹt”, “vãi linh hồn”, “ca la nhe”, hoặc “dở hơi ăn cám lợn”. Thấy ngon, thấy đẹp, người ta khen “ngất ngây con gà Tây”. Cô gái nào dáng cao, người xinh đẹp, các anh đặt cho biệt danh chung là “chân dài”, ở Hà Nội thì “Em chân dài như phố Bà Triệu”, hoặc “chân dài đến nách”.
Người ta yêu nhau mà bỏ nhau, duyên không thành nợ không có, thời nay gọi là “bong”! Các bạn trẻ Hà Nội ngày nay yêu nhau (mới “yêu” thôi nhé!), đã xưng hô với nhau là “vợ” và “chồng”, nói dại mồm dại miệng vợ chồng mà “bong”, lại phải tìm “vợ” tìm “chồng” khác thì cũng mệt mỏi nhỉ?
Đã sành điệu ăn củ kiệu, thì phải có tiếng Tây chen vào mới thích! Nhắn tin, giờ sành điệu phải nhắc nhau là “SMS nhé!”. Chúc ngủ ngon, đích thị là “G9” rồi. Có hôm, một chị đệ tử rất sính cúng bái, tín ngưỡng, nhắn tin cho sư thầy trụ trì chùa chị hay tới lễ lạt hỏi thăm, khi kết thúc lại nhắc thầy “G9”. Khiến thầy chả hiểu gì, lại tưởng chị này nhắn bằng ám hiệu, cứ hỏi thăm “G9” là ám hiệu gì, khiến đám thanh niên cười mãi.
Nhiều người lo ngại tiếng lóng sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng hãy xem lại những từ “pê-đan”, “ghi-đông”, nan hoa ở xe đạp cũng vốn là từ mượn, giờ người Việt khắp thôn quê thị xã, thị tứ đều dùng như một từ tiếng Việt chính hiệu. Hay chúng ta chả nói hàng trăm hàng ngàn từ Hán Việt mỗi ngày, cũng đâu có làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ.
Đã sành điệu ăn củ kiệu, thì phải có tiếng Tây chen vào mới thích! Nhắn tin, giờ sành điệu phải nhắc nhau là “SMS nhé!”. Chúc ngủ ngon, đích thị là “G9” rồi. Có hôm, một chị đệ tử rất sính cúng bái, tín ngưỡng, nhắn tin cho sư thầy trụ trì chùa chị hay tới lễ lạt hỏi thăm, khi kết thúc lại nhắc thầy “G9”. Khiến thầy chả hiểu gì, lại tưởng chị này nhắn bằng ám hiệu, cứ hỏi thăm “G9” là ám hiệu gì, khiến đám thanh niên cười mãi.
Nhiều người lo ngại tiếng lóng sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng hãy xem lại những từ “pê-đan”, “ghi-đông”, nan hoa ở xe đạp cũng vốn là từ mượn, giờ người Việt khắp thôn quê thị xã, thị tứ đều dùng như một từ tiếng Việt chính hiệu. Hay chúng ta chả nói hàng trăm hàng ngàn từ Hán Việt mỗi ngày, cũng đâu có làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ.
Chỉ có chút chuyện là đúng lúc đúng chỗ thì ngôn ngữ mới phát huy được thế mạnh của nó, chứ không như câu chuyện một anh đem bạn gái về nhà giới thiệu với mẹ, nói cô ấy làm nghề “pi-a” (PR - quan hệ công chúng). Bà mẹ quê mùa nghe không rõ, tưởng cô gái làm nghề bi-a, cho là chỗ đó ăn chơi, không ra gì, không cho anh con trai gặp gỡ nữa. Mối duyên lành, đáng lẽ rất đẹp đôi, lại thành ra là truân chuyên, trắc trở thì phí mất!"
http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=417008&ChannelID=372
Chúa ạ, khi con lắng nghe người trẻ hôm nay, con có thể thấy được "dấu chỉ thời đại" nơi ngôn ngữ của họ không? "Dư lào" con mới hiểu được họ? Và gặp họ, con có được ăn "xôi xéo", vì hơi bị... ngọng không?
Chúa ạ, khi con lắng nghe người trẻ hôm nay, con có thể thấy được "dấu chỉ thời đại" nơi ngôn ngữ của họ không? "Dư lào" con mới hiểu được họ? Và gặp họ, con có được ăn "xôi xéo", vì hơi bị... ngọng không?
Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011
Hãy đi theo tôi
Hãy đi theo tôi!
Chúa gọi các tông đi theo Chúa.
Các ông đi với Ngài, ở với Ngài, ở với mặt trời công chính.
Mặt trời xua dần những bóng tối trong tâm hồn, xua tan những bóng đêm trong cuộc đời các ông.
Ánh sáng thấm dần vào trong các ông. Người ta có thể thấy được ánh sáng của Chúa bắt đầu loé dần trong ánh mắt nụ cười, trong từng cử chỉ của các ông.
Dần dần, khi tiếp xúc với các ông, người ta cảm nhận được ánh sáng của niềm vui, ánh sáng của hạnh phúc, của bình an bao trùm.
Vì các ông là bạn của Mặt trời công chính, sống trong Mặt trời công chính...
Chúa gọi các tông đi theo Chúa.
Các ông đi với Ngài, ở với Ngài, ở với mặt trời công chính.
Mặt trời xua dần những bóng tối trong tâm hồn, xua tan những bóng đêm trong cuộc đời các ông.
Ánh sáng thấm dần vào trong các ông. Người ta có thể thấy được ánh sáng của Chúa bắt đầu loé dần trong ánh mắt nụ cười, trong từng cử chỉ của các ông.
Dần dần, khi tiếp xúc với các ông, người ta cảm nhận được ánh sáng của niềm vui, ánh sáng của hạnh phúc, của bình an bao trùm.
Vì các ông là bạn của Mặt trời công chính, sống trong Mặt trời công chính...
Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011
Khởi đầu sứ vụ
Ba ngày vừa qua ở La Vang dự Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010.
Và thế là qua rồi Năm Thánh!
Nhiều người bi quan hoặc ngứa mồm sẽ nói: Ồn ào cho lắm, tốn kém cho nhiều, rồi đâu cũng vào đấy!
Nhưng có phải như vậy không?
"Với Đại lễ Bế mạc tại La Vang, Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam đã khép lại, đồng thời cũng mở ra một vận hội mới. Mở ra với sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa nhằm canh tân Giáo Hội Việt Nam với những đề nghị rất cụ thể thiết thực, sẽ được triển khai phong phú trong văn kiện Hậu Đại Hội Dân Chúa. Mở ra với quyết tâm “Cùng Mẹ La Vang ra khơi truyền giáo”. Sẽ còn có những công nghị địa phương, công nghị Giáo phận, và nhiều nỗ lực khác nhằm hiện thực tất cả những quyết tâm trên. Tất cả để tạ ơn Chúa, tạ ơn Mẹ La Vang. Và tạ ơn nhau trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần..."
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110108/8452)
Kết thúc để khởi đầu một sứ vụ mới, được diễn tả trong Tin Mừng hôm nay. Con là con yêu dấu của Ta. Con luôn được chúc phúc. Tất cả sứ vụ đều phát xuất từ cảm nghiệm này...
http://www.40giayloichua.net/Locations/BaptismalSite.html
http://impossibleblacktulip.blogspot.com/2010/12/blog-post.html
Và thế là qua rồi Năm Thánh!
Nhiều người bi quan hoặc ngứa mồm sẽ nói: Ồn ào cho lắm, tốn kém cho nhiều, rồi đâu cũng vào đấy!
Nhưng có phải như vậy không?
"Với Đại lễ Bế mạc tại La Vang, Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam đã khép lại, đồng thời cũng mở ra một vận hội mới. Mở ra với sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa nhằm canh tân Giáo Hội Việt Nam với những đề nghị rất cụ thể thiết thực, sẽ được triển khai phong phú trong văn kiện Hậu Đại Hội Dân Chúa. Mở ra với quyết tâm “Cùng Mẹ La Vang ra khơi truyền giáo”. Sẽ còn có những công nghị địa phương, công nghị Giáo phận, và nhiều nỗ lực khác nhằm hiện thực tất cả những quyết tâm trên. Tất cả để tạ ơn Chúa, tạ ơn Mẹ La Vang. Và tạ ơn nhau trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần..."
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110108/8452)
Kết thúc để khởi đầu một sứ vụ mới, được diễn tả trong Tin Mừng hôm nay. Con là con yêu dấu của Ta. Con luôn được chúc phúc. Tất cả sứ vụ đều phát xuất từ cảm nghiệm này...
http://www.40giayloichua.net/Locations/BaptismalSite.html
http://impossibleblacktulip.blogspot.com/2010/12/blog-post.html
Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011
Hãy cho họ ăn
Ăn nhờ thầy cô
“Lâu lắm rồi chúng em chưa biết đến thức ăn là gì”- Triệu Thị Mùi, học sinh lớp 9A, kể. Mùi cho biết cùng học với em ở trường nội trú còn có hai người em ruột là Triệu Thị Đào đang học lớp 8A và Triệu Văn Hậu học lớp 6A. Đã hai tháng nay ba chị em phải “ăn nhờ” các thầy cô vì gia đình không tiếp tế một cân gạo nào.
Mỗi chủ nhật, Mùi đi bộ về nhà để xem bố mẹ có chạy được gạo không, nhưng khi Mùi quay lại trường thì hai em chạy ra đón chị đều thất vọng. “Ở nhà cũng hết cái ăn rồi, bố phải lên rừng đào củ mài, còn mẹ bệnh nặng nhưng cũng không có cơm ăn, chỉ ăn sắn trừ bữa”. Triệu Văn Hậu, em út của Mùi, còn đang bị bệnh sỏi thận không có tiền chữa. Nhiều đêm Hậu đau quá, khóc nấc. Sợ mất giấc ngủ của các bạn, hai chị Mùi và Đào lại dìu Hậu ra đầu hè nhà dỗ dành em. Và cả ba cùng khóc.
Trời chiều đông, hoàng hôn vùng rừng núi xuống nhanh, khi cô cấp dưỡng của trường bê hai nồi cơm ra trước sân khu lớp học, các em học sinh ùa đến chìa bát để lấy phần bữa tối. Bữa cơm của các em tối nay chỉ một món: canh rau cải nấu mặn...
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/359900/Noi-thay-co-cuu-doi-hoc-sinh.html
Còn nhiều nơi đói như thế.
Và có nhiều nạn đói khác nhau: đói vật chất, đói tinh thần, đói tình yêu, đói Chúa...
Hãy cho họ ăn...
Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011
Tiếng kêu trong hoang địa
Cô giáo hỏi học trò: - Theo các em, trước khi thi kiểm tra, chúng ta cần lưu ý điều gì nè?
- Thưa cô, đó là khi “copy” bài của bạn thì phải “vẽ” làm sao cho khác một chút. Tiếp thu có chọn lọc mà...
Kết luận: Kêu gọi sống trung thực, phải chăng đó là tiếng kêu vô vọng trong sa mạc?
Tiếng kêu trong sa mạc của Đức Giáo Hoàng trong tháng giêng 2011:
- Ý cầu nguyện chung: Cầu cho người trẻ biết dùng phương tiện truyền thông hiện đại để làm cho mình trưởng thành hơn và chuẩn bị phục vụ xã hội tốt hơn.
- Ý truyền giáo: Cầu cho mọi tín hữu ý thức rằng, sự hợp nhất của các Kitô hữu chính là điều kiện để loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu.
Hy vọng tiếng kêu trong sa mạc này được ai đó lắng nghe.
- Thưa cô, đó là khi “copy” bài của bạn thì phải “vẽ” làm sao cho khác một chút. Tiếp thu có chọn lọc mà...
Kết luận: Kêu gọi sống trung thực, phải chăng đó là tiếng kêu vô vọng trong sa mạc?
Tiếng kêu trong sa mạc của Đức Giáo Hoàng trong tháng giêng 2011:
- Ý cầu nguyện chung: Cầu cho người trẻ biết dùng phương tiện truyền thông hiện đại để làm cho mình trưởng thành hơn và chuẩn bị phục vụ xã hội tốt hơn.
- Ý truyền giáo: Cầu cho mọi tín hữu ý thức rằng, sự hợp nhất của các Kitô hữu chính là điều kiện để loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu.
Hy vọng tiếng kêu trong sa mạc này được ai đó lắng nghe.
Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011
Hiển Linh & Năm Thánh
Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam đã đi đến thời điểm kết thúc.
Còn nhớ mới hôm nào tất bật chuẩn bị đi vào Năm Thánh, chuẩn bị Đại Hội Dân Chúa. Bây giờ Năm Thánh sắp đi vào dĩ vãng.
Tuy nhiên dĩ vãng không phải là biến mất. Bế mạc trong ánh sáng Hiển Linh, Năm Thánh đang làm cho Giáo Hội Việt Nam ngời sáng lên với những nỗ lực canh tân.
Sẽ còn đó và đang thấm vào cuộc sống của cộng đoàn: sứ điệp Đại Hội Dân Chúa, Văn Bản Hậu Đại Hội, các công nghị địa phương, những suy tư và những hiện thực Hậu Năm Thánh...
Năm Thánh bế mạc nhưng sẽ không tiêu tan. Tinh thần Năm Thánh sẽ sáng dần lên, sẽ rõ nét thêm trong ánh sáng Hiển Linh thể hiện trong cung cách sống của người tín hữu Việt Nam.
Còn nhớ mới hôm nào tất bật chuẩn bị đi vào Năm Thánh, chuẩn bị Đại Hội Dân Chúa. Bây giờ Năm Thánh sắp đi vào dĩ vãng.
Tuy nhiên dĩ vãng không phải là biến mất. Bế mạc trong ánh sáng Hiển Linh, Năm Thánh đang làm cho Giáo Hội Việt Nam ngời sáng lên với những nỗ lực canh tân.
Sẽ còn đó và đang thấm vào cuộc sống của cộng đoàn: sứ điệp Đại Hội Dân Chúa, Văn Bản Hậu Đại Hội, các công nghị địa phương, những suy tư và những hiện thực Hậu Năm Thánh...
Năm Thánh bế mạc nhưng sẽ không tiêu tan. Tinh thần Năm Thánh sẽ sáng dần lên, sẽ rõ nét thêm trong ánh sáng Hiển Linh thể hiện trong cung cách sống của người tín hữu Việt Nam.
Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011
Năm Mới như một Hài Nhi
Hôm nay là ngày đầu năm 2011.
Theo tinh thần của Bài Tin Mừng hôm nay, tôi có thể nhìn năm mới 2011 như một hài nhi vừa được sinh ra cho tôi, giống như các mục đồng đã đến và trông thấy một Hài Nhi vừa sinh ra cho họ.
Hài nhi Giêsu thật yếu đuối và mong manh, cần sự ủ ấp, chăm sóc, và cần lớn lên dưới sự bảo vệ hướng dẫn dạy dỗ của Đức Maria.
Năm Mới của tôi cũng cần đến Đức Maria Mẹ Thiên Chúa như thế. Cần ở dưới sự chăm sóc hướng dẫn của Mẹ. Cần phải học hỏi nơi Mẹ.
Học ở Mẹ ở sự vui vẻ tiếp đón các mục đồng.
Học ở Mẹ sự chiêm niệm: suy đi nghĩ lại trong lòng.
Học ở Mẹ để luôn chìm đắm trong Ơn Chúa và Lời Chúa, cưu mang Hoàng tử Hoà Bình trong lòng, để lòng luôn bình an. Và cộng tác vào sự kiến tạo hoà bình cho thế giới, bằng cách giới thiệu gửi trao Hoàng tử Hoà Bình cho xã hội hôm nay.
Vâng, lạy Chúa, Năm Mới của con là một Hài Nhi mà con cần nâng niu ấp ủ từng ngày. Cùng với Mẹ Maria.
Theo tinh thần của Bài Tin Mừng hôm nay, tôi có thể nhìn năm mới 2011 như một hài nhi vừa được sinh ra cho tôi, giống như các mục đồng đã đến và trông thấy một Hài Nhi vừa sinh ra cho họ.
Hài nhi Giêsu thật yếu đuối và mong manh, cần sự ủ ấp, chăm sóc, và cần lớn lên dưới sự bảo vệ hướng dẫn dạy dỗ của Đức Maria.
Năm Mới của tôi cũng cần đến Đức Maria Mẹ Thiên Chúa như thế. Cần ở dưới sự chăm sóc hướng dẫn của Mẹ. Cần phải học hỏi nơi Mẹ.
Học ở Mẹ ở sự vui vẻ tiếp đón các mục đồng.
Học ở Mẹ sự chiêm niệm: suy đi nghĩ lại trong lòng.
Học ở Mẹ để luôn chìm đắm trong Ơn Chúa và Lời Chúa, cưu mang Hoàng tử Hoà Bình trong lòng, để lòng luôn bình an. Và cộng tác vào sự kiến tạo hoà bình cho thế giới, bằng cách giới thiệu gửi trao Hoàng tử Hoà Bình cho xã hội hôm nay.
Vâng, lạy Chúa, Năm Mới của con là một Hài Nhi mà con cần nâng niu ấp ủ từng ngày. Cùng với Mẹ Maria.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)