“Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 10,24)
Đừng tỏ ra như người xa lạ, dửng dưng về số phận anh chị em mình. Hãy chăm chú nhìn người khác, trước tiên là nhìn Chúa Giêsu, rồi quan tâm đến nhau.
Chúng ta phải nhận ra tha nhân thực sự là một cái tôi khác của mình, được Chúa rất mực yêu thương. Nếu chúng ta vun trồng cái nhìn này –xem tha nhân như anh chị em mình–, thì tình liên đới, sự công chính cũng như lòng khoan dung và thương xót sẽ tự nhiên trào dâng nơi tâm hồn chúng ta.
Trách nhiệm đối với tha nhân có nghĩa là muốn và làm điều thiện hảo cho họ, mong ước họ cũng sẵn sàng đón nhận điều thiện và những đòi hỏi của điều thiện.
Quan tâm đến người khác hàm ý muốn điều thiện hảo cho họ về mọi phương diện: thể lý, luân lý và tinh thần.
Quan tâm đến tha nhân có nghĩa là ý thức được những nhu cầu của họ. Kinh Thánh cảnh giác về mối nguy cơ con tim chúng ta có thể trở nên chai cứng vì một thứ “hôn mê tinh thần”, làm chúng ta tê liệt trước những đau khổ của tha nhân.
“Quan tâm đến nhau” cũng bao hàm việc quan tâm đến thiện ích thiêng liêng của nhau. Không được im lặng trước sự ác. Ở đây tôi nghĩ đến những Kitô hữu, vì nể nang người khác hay chỉ vì muốn yên thân, họ lại chiều theo não trạng phổ biến, thay vì phải cảnh giác anh chị em mình về những lối suy nghĩ và hành động trái ngược với sự thật và không theo con đường sự thiện. Nhưng nếu phải lên tiếng khiển trách, thì người Kitô hữu không hề bị thúc đẩy bởi tinh thần kết án hoặc tố cáo, mà luôn được tình yêu và lòng từ bi thôi thúc, phát xuất từ mối quan tâm thực sự đối với thiện ích của người khác. Chúng ta luôn cần đến ánh mắt nhìn yêu thương và sửa dạy, nhận biết và thấu hiểu, phân định và tha thứ (x. Lc 22,61), như Chúa đã và đang làm với mỗi người chúng ta.
“Để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành”: cùng nhau tiến bước trên đường nên thánh. Các bậc thầy về tu đức nhắc nhớ chúng ta rằng trong đời sống đức tin ai không tiến sẽ thụt lùi.
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
Lời hằng sống
"Nhưng Tôi biết Người và giữ Lời Người... Ai tuân giữ lời Tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết." (Ga 8,55-52)
Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, ông tự hào về người vợ thứ ba, ông tìm đến người vợ thứ hai như một người bạn tâm tình nhưng hầu như chẳng bao giờ chú ý đến người vợ thứ nhất…
Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền.
Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.
Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.
Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.
Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”.
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.
“Không đâu” – Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
Người vợ thứ ba vốn là niềm tự hào của ta, rồi cũng sẽ bước đi theo người khác, bỏ mặc ta mà thôi
Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.
“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.
Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.
Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”.
Người vợ thứ hai – người bạn tâm tình thân thiết thủy chung của ta cũng chỉ khóc khi ta chết, đưa ta ra đến mộ rồi quay đầu
Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.
Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. Chỉ có duy nhất người vợ cả, người thường bị ta bỏ mặc, lãng quên khi sống… là kiên quyết đi theo, yêu thương ta cả cuộc đời
Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.
Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.
Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.
Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.
Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.
Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.
ĐỌC KINH THÁNH SUỐT 137 GIỜ
Một cuộc đọc Kinh Thánh liên tục dài suốt 137 giờ, từ sách Khởi Nguyên cho đến sách Khải Huyền đã diễn ra từ ngày 11 đến 17-03-07 tại thành phố Mantova, miền Bắc Italia.
1- Sáng kiến: “đọc Kinh Thánh không ngừng” này được khởi xướng tại Pháp và du nhập vào Italia. Tất cả đã có 1162 người đăng ký, trong đó có Tín đồ các Tôn giáo và những người vô tín ngưỡng.
2- Thi đọc Kinh Thánh: Cuộc thi kéo dài 7 ngày 7 đêm tại tòa nhà Rotonda di San Lorenzo ở trung tâm thành phố để nghe đọc và thăng tiến đối thoại giữa con người, tín ngưỡng, ý thức hệ và văn hóa. Toà nhà này đa được dùng làm nơi cử hành các buổi lễ Đại kết.
3- Kết quả đọc Kinh Thánh: Việc đọc Kinh Thánh này được thành công tại Lomoges hồi tháng 12-2005 và được 9 người bạn ở Mantova đưa vào Italia. Họ đã chuẩn bị cho cuộc thi này từ vài tháng qua. Mục đích của “đọc Kinh Thánh không ngừng” là ý tưởng liên kết mọi người trong việc lắng nghe một sứ điệp Hòa bình.
4- Bà Giuseppina Nosè: thuộc Nhóm Khởi xướng nói rằng: “Chúng ta sẽ đọc toàn bộ Kinh Thánh trong bản dịch liên hệ phái, trong ngôn ngữ thông dụng, không có phần chú giải, vì sự giải thích có thể gây chia rẽ. Cuộc thi được mở ra cho tất cả mọi người, cả những người không tin hoặc đang tìm kiếm.
5- Thời gian đọc Kính Thánh:Việc tính toán chính xác thời gian đọc Kinh Thánh, một bản văn dài như thế, thật không phải là điều dễ dàng. Trung bình mỗi người đọc từ 4 đến 12 phút. Theo dự kiến, buổi đọc Kinh Thánh đã bắt đầu lúc 19 giờ chiều ngày 11-03-07 và kết thúc lúc 12 giờ trưa ngày thứ bẩy 17-03-07.
Những người đọc đầu tiên là những người đại diện các Cộng đồng Tôn giáo, bắt đầu từ những người Do thái.
Câu Kinh Thánh làm thay đổi đời tôi: “Lời Chúa là đèn soi con bước, là Ánh Sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119: 105)
Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, ông tự hào về người vợ thứ ba, ông tìm đến người vợ thứ hai như một người bạn tâm tình nhưng hầu như chẳng bao giờ chú ý đến người vợ thứ nhất…
Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền.
Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.
Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.
Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.
Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”.
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.
“Không đâu” – Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
Người vợ thứ ba vốn là niềm tự hào của ta, rồi cũng sẽ bước đi theo người khác, bỏ mặc ta mà thôi
Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.
“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.
Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.
Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”.
Người vợ thứ hai – người bạn tâm tình thân thiết thủy chung của ta cũng chỉ khóc khi ta chết, đưa ta ra đến mộ rồi quay đầu
Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.
Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. Chỉ có duy nhất người vợ cả, người thường bị ta bỏ mặc, lãng quên khi sống… là kiên quyết đi theo, yêu thương ta cả cuộc đời
Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.
Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.
Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.
Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.
Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.
Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.
ĐỌC KINH THÁNH SUỐT 137 GIỜ
Một cuộc đọc Kinh Thánh liên tục dài suốt 137 giờ, từ sách Khởi Nguyên cho đến sách Khải Huyền đã diễn ra từ ngày 11 đến 17-03-07 tại thành phố Mantova, miền Bắc Italia.
1- Sáng kiến: “đọc Kinh Thánh không ngừng” này được khởi xướng tại Pháp và du nhập vào Italia. Tất cả đã có 1162 người đăng ký, trong đó có Tín đồ các Tôn giáo và những người vô tín ngưỡng.
2- Thi đọc Kinh Thánh: Cuộc thi kéo dài 7 ngày 7 đêm tại tòa nhà Rotonda di San Lorenzo ở trung tâm thành phố để nghe đọc và thăng tiến đối thoại giữa con người, tín ngưỡng, ý thức hệ và văn hóa. Toà nhà này đa được dùng làm nơi cử hành các buổi lễ Đại kết.
3- Kết quả đọc Kinh Thánh: Việc đọc Kinh Thánh này được thành công tại Lomoges hồi tháng 12-2005 và được 9 người bạn ở Mantova đưa vào Italia. Họ đã chuẩn bị cho cuộc thi này từ vài tháng qua. Mục đích của “đọc Kinh Thánh không ngừng” là ý tưởng liên kết mọi người trong việc lắng nghe một sứ điệp Hòa bình.
4- Bà Giuseppina Nosè: thuộc Nhóm Khởi xướng nói rằng: “Chúng ta sẽ đọc toàn bộ Kinh Thánh trong bản dịch liên hệ phái, trong ngôn ngữ thông dụng, không có phần chú giải, vì sự giải thích có thể gây chia rẽ. Cuộc thi được mở ra cho tất cả mọi người, cả những người không tin hoặc đang tìm kiếm.
5- Thời gian đọc Kính Thánh:Việc tính toán chính xác thời gian đọc Kinh Thánh, một bản văn dài như thế, thật không phải là điều dễ dàng. Trung bình mỗi người đọc từ 4 đến 12 phút. Theo dự kiến, buổi đọc Kinh Thánh đã bắt đầu lúc 19 giờ chiều ngày 11-03-07 và kết thúc lúc 12 giờ trưa ngày thứ bẩy 17-03-07.
Những người đọc đầu tiên là những người đại diện các Cộng đồng Tôn giáo, bắt đầu từ những người Do thái.
Câu Kinh Thánh làm thay đổi đời tôi: “Lời Chúa là đèn soi con bước, là Ánh Sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119: 105)
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
Sự thật
Nếu các ông ở lại trong Lời của Tôi, thì các ông thật là môn đệ Tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông (Ga 8,31-32)
Sự thật vô hình
Với diễn xuất tốt của dàn diễn viên như: Cao Minh Đạt, Vân Anh, Khương Ngọc, Vân Trang, Công Ninh… cùng kịch bản hấp dẫn và một chút hài hước, bộ phim "Sự thật vô hình" đã tạo nên kịch tính khi sự thật liên tục bị che giấu, phủ nhận bởi sự giả dối, xảo quyệt. Đó là Tuấn, một gã Trưởng phòng đầy tham vọng và thủ đoạn với chiếc mặt nạ là một nhân viên tốt, một người tình thủy chung. Đó là Mỹ Lệ, người vợ lẳng lơ nhưng luôn đóng tròn vai người vợ ngoan của chồng. Đó là Vi, vì quá yêu mà gian dối thân phận là hôn thê của Bảo. Và còn cả ông Ba, một tài xế vì tham giàu sang mà lợi dụng lòng hiếu thảo của Bảo. Bằng tất cả những mưu mô, thủ đoạn của mình, họ lấp liếm, chôn vùi sự thật và ngỡ rằng nó đã hoàn toàn biến mất. Nhưng sự thật là sự thật, nó mãi tồn tại dù là vô hình!
(http://thvl.vn/?p=92996)
Sự thật vô hình
Với diễn xuất tốt của dàn diễn viên như: Cao Minh Đạt, Vân Anh, Khương Ngọc, Vân Trang, Công Ninh… cùng kịch bản hấp dẫn và một chút hài hước, bộ phim "Sự thật vô hình" đã tạo nên kịch tính khi sự thật liên tục bị che giấu, phủ nhận bởi sự giả dối, xảo quyệt. Đó là Tuấn, một gã Trưởng phòng đầy tham vọng và thủ đoạn với chiếc mặt nạ là một nhân viên tốt, một người tình thủy chung. Đó là Mỹ Lệ, người vợ lẳng lơ nhưng luôn đóng tròn vai người vợ ngoan của chồng. Đó là Vi, vì quá yêu mà gian dối thân phận là hôn thê của Bảo. Và còn cả ông Ba, một tài xế vì tham giàu sang mà lợi dụng lòng hiếu thảo của Bảo. Bằng tất cả những mưu mô, thủ đoạn của mình, họ lấp liếm, chôn vùi sự thật và ngỡ rằng nó đã hoàn toàn biến mất. Nhưng sự thật là sự thật, nó mãi tồn tại dù là vô hình!
(http://thvl.vn/?p=92996)
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012
Mừng vui lên
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." (Lc 1,28)
Gabrien làm công việc truyền thông của Chúa. Lời đầu tiên ngài nói với Mẹ Maria là "Mừng vui lên!" Tin ngài loan báo là tin mừng, tin vui, mang lại niềm vui mừng. Dẫu rằng để có niềm vui mừng, phải chấp nhận thử thách, gian nan. Thách đố ở đây là có thể bị ném đá khi người ta không hiểu nguồn gốc của bào thai.
Truyền thông là như thế: mang lại niềm vui, nhưng niềm vui phải đi từ sự thất, dẫu sự thật này đòi hỏi phải trả giá, phải chấp nhận thách đố, gian truân.
Đức Thánh Cha tới Mexico
ĐTC tới sân bay León của tiểu bang Guanajuato, nằm tại trung tâm Mexico, vào cuối buổi chiều ngày 23-03. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân trên đất Guanajuato, đã từng là nơi chào đời của phong trào giành độc lập khỏi tay người Tây Ban Nha dưới sự khởi xướng của linh mục Miguel Hidalgo với lá cờ Đức Trinh Nữ Guadalupe trong tay, vào năm 1810. Đây cũng là cái nôi của cuộc đấu tranh của người công giáo cho sự tự do tôn giáo trong giai đoạn từ 1926-1929. Vị tiền nhiệm của ngài, Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, tuy đã năm lần viếng thăm Mexico, nhưng chưa lần nào tới đây, mặc dù ngài rất muốn. Bởi vậy, trong bài diễn văn đáp lại lời chào mừng của Tổng thống Mexico, Đức Bênêđictô XVI đã nhắc tới mong ước này của Đức Gioan Phaolô II và cho mình là người diễm phúc được thực hiện mong ước này của vị tiền nhiệm.
Tổng thống Mexico, Felipe Calderon, và phu nhân, chính quyền, đông đảo hồng y và giám mục, cùng với một nhóm trẻ em và một quần chúng đông đảo đại diện cho một đất nước có 108 triệu dân với 92% là người công giáo có mặt tại sân bay để đón tiếp ĐTC.
Đáp lại lời chào mừng của Tổng thống Felipe Calderon, ĐTC Bênêđictô XVI trình bày ý nghĩa của chuyến viếng thăm này của ngài:
“Tôi đến như khách hành hương của lòng tin, lòng cậy trông và của lòng mến... “Với tư cách khách hành hương của lòng trông cậy, tôi xin mượn lời của thánh Phaolô để thưa với quý vị: “Anh em đừng buồn phiền như những người khác là những kẻ không có niềm hy vọng” (1Tx 4, 13). Lòng tin tưởng ở Thiên Chúa đem lại sự chắc chắn sẽ được gặp Ngài, nhận được ân sủng của Ngài, nền tảng của sự cậy trông của kẻ có lòng tin. Với lòng trông cậy, người tín hữu cố gắng biến đổi những cơ cấu và những biến cố khó chịu hiện nay, vốn có vẻ như bất di bất dịch và không thể vượt qua, bằng cách giúp đỡ những ai không tìm thấy ý nghĩa cũng như tương lai trong đời sống. Vâng, lòng tin cậy thay đổi cuộc sống cụ thể của mỗi con người một cách đích thực (xem Spe salvi, 2). Lòng trông cậy chỉ ra “một trời mới và một đất mới” (Cv 21, 1), khiến người ta có thể ngay từ bây giờ, sờ nắm được một số ánh phản chiếu...
Với lòng tin và lòng trông cậy, người tín hữu tin ở Đức Kitô và toàn thể Hội Thánh, sống và thực hành đức bác ái như một yếu tố thiết yếu của sứ vụ của mình. Theo nghĩa tiên khởi, bác ái trên hết “là việc đáp ứng nhu cầu tức thì trong một hoàn cảnh nhất định” (Deus caritas est, 31a) như, cứu tế kẻ đói, kẻ không nhà, kẻ ốm đau hay thiếu thốn cách nào đó trong cuộc sống của họ. Không ai bị loại khỏi sứ vụ này của Hội Thánh vì gốc gác hay vì niềm tin của họ. Hội Thánh vốn không cạnh tranh với các sáng kiến khác, của cá nhân hay xã hội. Hơn thế nữa, Hội Thánh vui mừng hợp tác với những ai theo đuổi các mục tiêu này. Hội Thánh không nhắm điều gì khác hơn là làm điều lành, một cách vô vị lợi và với lòng tôn trọng, cho những ai đang túng thiếu, những người thiếu một bằng chứng của tình yêu thương chân thật”
http://www.hdgmvietnam.org/ngay-thu-nhat-chuyen-tong-du-mexico-cua-duc-thanh-cha-benedicto-xvi/3777.57.7.aspx
Gabrien làm công việc truyền thông của Chúa. Lời đầu tiên ngài nói với Mẹ Maria là "Mừng vui lên!" Tin ngài loan báo là tin mừng, tin vui, mang lại niềm vui mừng. Dẫu rằng để có niềm vui mừng, phải chấp nhận thử thách, gian nan. Thách đố ở đây là có thể bị ném đá khi người ta không hiểu nguồn gốc của bào thai.
Truyền thông là như thế: mang lại niềm vui, nhưng niềm vui phải đi từ sự thất, dẫu sự thật này đòi hỏi phải trả giá, phải chấp nhận thách đố, gian truân.
Đức Thánh Cha tới Mexico
ĐTC tới sân bay León của tiểu bang Guanajuato, nằm tại trung tâm Mexico, vào cuối buổi chiều ngày 23-03. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân trên đất Guanajuato, đã từng là nơi chào đời của phong trào giành độc lập khỏi tay người Tây Ban Nha dưới sự khởi xướng của linh mục Miguel Hidalgo với lá cờ Đức Trinh Nữ Guadalupe trong tay, vào năm 1810. Đây cũng là cái nôi của cuộc đấu tranh của người công giáo cho sự tự do tôn giáo trong giai đoạn từ 1926-1929. Vị tiền nhiệm của ngài, Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, tuy đã năm lần viếng thăm Mexico, nhưng chưa lần nào tới đây, mặc dù ngài rất muốn. Bởi vậy, trong bài diễn văn đáp lại lời chào mừng của Tổng thống Mexico, Đức Bênêđictô XVI đã nhắc tới mong ước này của Đức Gioan Phaolô II và cho mình là người diễm phúc được thực hiện mong ước này của vị tiền nhiệm.
Tổng thống Mexico, Felipe Calderon, và phu nhân, chính quyền, đông đảo hồng y và giám mục, cùng với một nhóm trẻ em và một quần chúng đông đảo đại diện cho một đất nước có 108 triệu dân với 92% là người công giáo có mặt tại sân bay để đón tiếp ĐTC.
Đáp lại lời chào mừng của Tổng thống Felipe Calderon, ĐTC Bênêđictô XVI trình bày ý nghĩa của chuyến viếng thăm này của ngài:
“Tôi đến như khách hành hương của lòng tin, lòng cậy trông và của lòng mến... “Với tư cách khách hành hương của lòng trông cậy, tôi xin mượn lời của thánh Phaolô để thưa với quý vị: “Anh em đừng buồn phiền như những người khác là những kẻ không có niềm hy vọng” (1Tx 4, 13). Lòng tin tưởng ở Thiên Chúa đem lại sự chắc chắn sẽ được gặp Ngài, nhận được ân sủng của Ngài, nền tảng của sự cậy trông của kẻ có lòng tin. Với lòng trông cậy, người tín hữu cố gắng biến đổi những cơ cấu và những biến cố khó chịu hiện nay, vốn có vẻ như bất di bất dịch và không thể vượt qua, bằng cách giúp đỡ những ai không tìm thấy ý nghĩa cũng như tương lai trong đời sống. Vâng, lòng tin cậy thay đổi cuộc sống cụ thể của mỗi con người một cách đích thực (xem Spe salvi, 2). Lòng trông cậy chỉ ra “một trời mới và một đất mới” (Cv 21, 1), khiến người ta có thể ngay từ bây giờ, sờ nắm được một số ánh phản chiếu...
Với lòng tin và lòng trông cậy, người tín hữu tin ở Đức Kitô và toàn thể Hội Thánh, sống và thực hành đức bác ái như một yếu tố thiết yếu của sứ vụ của mình. Theo nghĩa tiên khởi, bác ái trên hết “là việc đáp ứng nhu cầu tức thì trong một hoàn cảnh nhất định” (Deus caritas est, 31a) như, cứu tế kẻ đói, kẻ không nhà, kẻ ốm đau hay thiếu thốn cách nào đó trong cuộc sống của họ. Không ai bị loại khỏi sứ vụ này của Hội Thánh vì gốc gác hay vì niềm tin của họ. Hội Thánh vốn không cạnh tranh với các sáng kiến khác, của cá nhân hay xã hội. Hơn thế nữa, Hội Thánh vui mừng hợp tác với những ai theo đuổi các mục tiêu này. Hội Thánh không nhắm điều gì khác hơn là làm điều lành, một cách vô vị lợi và với lòng tôn trọng, cho những ai đang túng thiếu, những người thiếu một bằng chứng của tình yêu thương chân thật”
http://www.hdgmvietnam.org/ngay-thu-nhat-chuyen-tong-du-mexico-cua-duc-thanh-cha-benedicto-xvi/3777.57.7.aspx
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
Sống & chết, được & mất
Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. (Ga 12,25)
Được và mấtCó câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn nho lại được rào dậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách: nhịn đói để gầy bớt đi.
Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Sau khi ăn uống no nê, con chồn mới khám phá rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa.
Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ: “Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi để được gì? Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai bàn tay trắng.”
Đức Phật đã dạy về vô thường, khổ, không và vô ngã; nhưng chấp nhận lời dạy ấy phải trải qua hàng ngàn năm người ta mới hiểu và hành trì được. Vì một triết lý cao siêu như thế không đơn giản để hội nhập vào một dân tộc chỉ trong vòng một thời gian ngắn mà có được. Vô thường, vì cuộc sống nầy không chắc thật; nên gọi là gởi. Chữ gởi ở đây cũng có nghĩa là tạm bợ thôi. Gởi thân nầy ở cõi trần thế 10 năm, 20 năm, 50 năm hay dẫu cho đến một trăm năm đi chăng nữa, cũng chỉ là một cuộc sống tạm bợ thôi; không có gì chắc thật hết. Nhưng sau khi chết, người Việt Nam nói chung và người Phật Tử nói riêng đều mong muốn trở về. Vậy họ sẽ trở về đâu? Ở đây là một thế giới vô hình. Có thể về lại nguyên thỉ của đất trời vạn vật, mà cũng có thể về với Phật, với Thánh, với Tiên. Hay gần hơn nữa là về với Ông Bà Tổ Tiên.
Ở Thiền Tông có một công án hay cho các Thiền sinh phải thực tập suy nghĩ rằng: "Trước khi cha mẹ chưa sinh ta, ta là ai vậy?". Câu hỏi nầy khiến cho người học đạo phải đập nát vỏ vô minh mới có thể khám phá ra chân lý được. Do vậy, người bình dân chỉ nói chung chung và hiểu tổng quát thôi, chứ không đi vào từng chi tiết cụ thể.
Mọi người Việt Nam đều quan niệm rằng có một cái gì đó trước khi cha mẹ mình sinh ra mình. Cho nên người Việt Nam cũng thường hay nói: Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh. Điều ấy đúng; nhưng chữ trời ở đây dùng để chỉ cho những đấng tối cao, cao hơn trên đầu của loài người, chứ không nhất thiết phải là một vị giáo chủ của các tôn giáo khác. Họ tin rằng cha mẹ chỉ là một cái nhân tác hợp để sinh ra một người con với trọn vẹn vóc dáng, hình hài; nhưng cha mẹ chắc chắn rằng không thể sinh được tinh thần của người con được. Mà cái tánh ấy, chính là một sự tái sanh của một kiếp luân hồi nào đó.
Giêsu
Với Giêsu, sống và chết là con đường của tình yêu. Được và mất cũng tùy thuộc vào tình yêu. Tình yêu giữa đất và trời, tình yêu bao trùm vũ trụ và gắn bó từng cá nhân với nhau.
Được và mất
Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Sau khi ăn uống no nê, con chồn mới khám phá rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa.
Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ: “Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi để được gì? Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai bàn tay trắng.”
Sống và chết
Người Việt Nam thường hay quan niệm rằng: "Sống Gởi Thác Về". Họ chỉ nói đơn giản thế thôi. Câu nói chỉ có 4 chữ ấy bao gồm một triết lý sâu xa của Đạo Phật. Đầu tiên nói về ý niệm vô thường của cuộc sống. Sau đó cho biết cuộc sống nầy trước đó đã có sự sống và sau khi chết lại còn sự sống khác tiếp tục nữa.Đức Phật đã dạy về vô thường, khổ, không và vô ngã; nhưng chấp nhận lời dạy ấy phải trải qua hàng ngàn năm người ta mới hiểu và hành trì được. Vì một triết lý cao siêu như thế không đơn giản để hội nhập vào một dân tộc chỉ trong vòng một thời gian ngắn mà có được. Vô thường, vì cuộc sống nầy không chắc thật; nên gọi là gởi. Chữ gởi ở đây cũng có nghĩa là tạm bợ thôi. Gởi thân nầy ở cõi trần thế 10 năm, 20 năm, 50 năm hay dẫu cho đến một trăm năm đi chăng nữa, cũng chỉ là một cuộc sống tạm bợ thôi; không có gì chắc thật hết. Nhưng sau khi chết, người Việt Nam nói chung và người Phật Tử nói riêng đều mong muốn trở về. Vậy họ sẽ trở về đâu? Ở đây là một thế giới vô hình. Có thể về lại nguyên thỉ của đất trời vạn vật, mà cũng có thể về với Phật, với Thánh, với Tiên. Hay gần hơn nữa là về với Ông Bà Tổ Tiên.
Ở Thiền Tông có một công án hay cho các Thiền sinh phải thực tập suy nghĩ rằng: "Trước khi cha mẹ chưa sinh ta, ta là ai vậy?". Câu hỏi nầy khiến cho người học đạo phải đập nát vỏ vô minh mới có thể khám phá ra chân lý được. Do vậy, người bình dân chỉ nói chung chung và hiểu tổng quát thôi, chứ không đi vào từng chi tiết cụ thể.
Mọi người Việt Nam đều quan niệm rằng có một cái gì đó trước khi cha mẹ mình sinh ra mình. Cho nên người Việt Nam cũng thường hay nói: Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh. Điều ấy đúng; nhưng chữ trời ở đây dùng để chỉ cho những đấng tối cao, cao hơn trên đầu của loài người, chứ không nhất thiết phải là một vị giáo chủ của các tôn giáo khác. Họ tin rằng cha mẹ chỉ là một cái nhân tác hợp để sinh ra một người con với trọn vẹn vóc dáng, hình hài; nhưng cha mẹ chắc chắn rằng không thể sinh được tinh thần của người con được. Mà cái tánh ấy, chính là một sự tái sanh của một kiếp luân hồi nào đó.
Giêsu
Với Giêsu, sống và chết là con đường của tình yêu. Được và mất cũng tùy thuộc vào tình yêu. Tình yêu giữa đất và trời, tình yêu bao trùm vũ trụ và gắn bó từng cá nhân với nhau.
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
Nói về Chúa Giêsu
Các vệ binh trả lời: "Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!" Người Pharisêu liền nói với chúng: "Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!" Ga 7,46-49)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
“Một trong những ý niệm khó khăn nhất đặt thành vấn đề ở đây, nhất là đối với Phật tử, là vấn đề Thiên Chúa, một hữu thể thần thiêng. Dĩ nhiên người ta có thể đề cập đến Thiên Chúa như nói về một hữu thể “bất khả tư nghị”. Nhưng phải thừa nhận rằng trên bình diện lý thuyết, ý niệm về một Thiên Chúa Sáng Tạo (Thượng Đế – Tạo Hóa) là một điểm dị biệt giữa Phật tử và Kitô hữu. Tuy nhiên, tôi tin rằng những lý lẽ và quan niệm dẫn đến một niềm tin như thế thì phổ biến ở cả Phật tử lẫn Kitô hữu.
“Nếu người ta xét kỹ bản chất của mọi hiện tượng tự nhiên, lương tri nói với chúng ta mọi biến cố phải có một nguyên nhân. Phải có những nhân duyên sinh ra một sự cố. Điều này không chỉ đúng cho hiện hữu của mỗi cá nhân chúng ta, mà cũng đúng cho toàn thể vũ trụ. Đối với lẽ thường, chấp nhận một sự vật không có nguyên nhân – dù cho đó là vũ trụ hay hiện hữu cá nhân – thì không thể chấp nhận được – Từ đó vấn đề tiếp theo là : nếu hiện hữu chúng ta phải có một nguyên nhân và vũ trụ ở bình diện của nó phải có một nguyên nhân, nguyên nhân này từ đâu mà có ? Bởi thế cho nên nguyên nhân này chính nó phải có một nguyên nhân, vậy thì chúng ta thụt lùi mãi đến vô tận.
“Để vượt qua khó khăn phải thụt lùi vô tận, thật có ích khi yêu cầu một sự khởi thủy, một Đấng Tạo Hóa và chấp nhận một số chân lý liên quan đến bản chất của Đấng Tạo Hóa : ngài độc lập, tự hữu, toàn năng và không cần một nguyên nhân nào khác. Chấp nhận một khởi thủy như thế giúp chúng ta giải quyết vấn đề phải thụt lùi vô tận.
“Nếu người ta yêu cầu có một Đấng Tạo Hóa, và nếu người ta xét kỹ quá trình tiến hóa kể từ vụ Nổ Lớn (Big-Bang) và mọi mầu nhiệm của vũ trụ, người ta có thể hoàn toàn tin có một Đấng Tạo Hóa toàn năng. Ngoài ra, nếu người ta xét kỹ bản chất của vũ trụ, người ta nhận thấy vũ trụ vận hành hoàn toàn không có sự lộn xộn hoặc ngẫu nhiên, dường như có một trật tự nội tại, một nguyên lý nhân quả đang làm việc. Bởi thế còn phải tin Đấng Tạo Hóa toàn tri như thể mọi tiến trình, mọi thể thức hoạt động đã được kế hoạch hóa. Nhìn dưới góc độ ấy, mọi tạo vật đều là biểu hiện một cách nào đó sức mạnh của Thiên Chúa. Từ quan điểm đó, người ta còn có thể nói Đấng Tạo Hóa là cùng đích, còn tạo vật thì tương đối, phù du. Theo nghĩa này, người ta có thể nói rằng Đấng Tạo Hóa là chân lý tuyệt đối và tối hậu. Nhưng tôi không biết các nhà thần học Kitô giáo nghĩ gì về điều đó !
“Cá nhân tôi, khi tôi xem xét ý tưởng về sự Sáng tạo và niềm tin vào một Thiên Chúa Sáng tạo, tôi tự nhủ hậu quả chính của niềm tin ấy là tác động một động lực, một tình cảm khẩn cấp dấn thân vào việc hành đạo để trở thành một người tốt, thấm nhuần đạo đức. Khi các bạn được trang bị ý niệm và niềm tin đó điều ấy làm cho cuộc đời các bạn có một mục tiêu và thật là hữu ích để triển khai những nguyên tắc đạo đức.
“Tôi hiểu thần học Kitô giáo như thế đấy !”
(http://chanlysuthat.wordpress.com/2011/11/05/d%E1%BB%A9c-d%E1%BA%A1t-lai-l%E1%BA%A1t-ma-noi-v%E1%BB%81-chua-giesu/)
WHĐ (24.03.2012) – Trên chuyến bay sáng ngày 23-03, từ Rôma đến Mexico, mở đầu chuyến tông du 6 ngày viếng thăm Mexico và Cuba, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo tháp tùng ngài trên chuyến bay.
Hãng thông tấn AFP đã thuật lại nội dung chính phần trả lời của ĐTC trong cuộc phỏng vấn này. Báo La Croix dẫn lại bài tường thuật vừa nêu.
WHĐ trích thuật theo La Croix.
Mexico: Lo âu và hy vọng
Trước hết ĐTC bày tỏ ưu tư về nạn buôn bán ma túy tại Mexico. Ngài nói cần phải “phơi bày mọi điều dối trá của nạn buôn lậu ma túy”.
ĐTC cũng lưu ý về trách nhiệm của Giáo Hội trước tệ nạn này: “Vấn đề buôn lậu ma túy và tình trạng bạo lực đặt ra cho Giáo hội tại một quốc gia có hơn 80% dân số là người Công giáo trách nhiệm phải góp phần giải quyết”.
Nhân đó, ĐTC kêu gọi: “Phải phơi bày mọi lời hứa hẹn không thật và những điều dối trá” của những kẻ buôn lậu ma túy trong đó có người tự xưng mình là Công giáo. Được biết trong 5 năm vừa qua, tại Mexico, có đến hơn 50.000 người chết trong những thương vụ buôn bán ma túy, những cuộc thanh toán giữa các tập đoàn và băng đảng.
Hướng đến những nỗ lực hiện tại và nhìn đến tuơng lai Mexico, ĐTC nói: “Tôi chia sẻ niềm vui và hy vọng, và cả những đau buồn và âu lo của người dân Mexico”.
Cuba: Giáo Hội luôn bênh vực tự do lương tâm và tự do tôn giáo
Trả lời các phóng viên báo chí về chuyến tông du Cuba, ĐTC bày tỏ mối quan ngại về chế độ cộng sản tại Cuba và hy vọng “sẽ góp phần vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng” với chế độ này.
Nói về ý thức hệ mácxít, ĐTC nói: “Ý thức hệ này đã được đưa vào đất nước Cuba nhưng không còn đáp ứng với hiện thực. Cần phải tìm những mô hình mới”.
ĐTC nhấn mạnh, người Công giáo mong “góp phần vào cuộc đối thoại xây dựng để tránh mọi đổ vỡ”. Quả thật, Giáo Hội tại Cuba đã trở thành một đối tác chính trong cuộc đối thoại chính trị với nhà cầm quyền La Habana.
ĐTC nêu cao vai trò của các tín hữu Công giáo Cuba trong tiến trình xây đắp tương lai của Cuba: “Rõ ràng Giáo Hội luôn đứng về phía tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Các tín hữu Công giáo đang đóng góp vào tiến trình này”.
Đề cập đến những nỗ lực của Giáo Hội trước những vấn đề thời đại đặt ra cho châu Mỹ latinh nói chung, và Cuba nói riêng, về việc giáo dục thế hệ trẻ, ĐTC nói cần phải tố cáo “Thói tôn thờ ngẫu tượng tiền bạc đang biến giới trẻ thành nô lệ”. ĐTC mong muốn Giáo Hội: “Phải ra sức chống lại thói tôn sùng tiền bạc đang hủy hoại thế hệ trẻ của chúng ta. Giáo Hội cần nhận lấy trách nhiệm lớn lao là giáo dục lương tâm, đào luyện tinh thần trách nhiệm về luân lý. Con người có nhu cầu về sự vô biên. Nếu Thiên Chúa không phải là vô biên đối với con người, thì con người sẽ tạo ra thiên đường riêng cho mình. Vì vậy chúng ta phải làm hết sức để vạch trần sự dữ”.
(http://www.hdgmvietnam.org/duc-thanh-cha-benedicto-xvi-tra-loi-phong-van-cua-bao-chi-tren-duong-den-mexico/3769.57.7.aspx)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
“Một trong những ý niệm khó khăn nhất đặt thành vấn đề ở đây, nhất là đối với Phật tử, là vấn đề Thiên Chúa, một hữu thể thần thiêng. Dĩ nhiên người ta có thể đề cập đến Thiên Chúa như nói về một hữu thể “bất khả tư nghị”. Nhưng phải thừa nhận rằng trên bình diện lý thuyết, ý niệm về một Thiên Chúa Sáng Tạo (Thượng Đế – Tạo Hóa) là một điểm dị biệt giữa Phật tử và Kitô hữu. Tuy nhiên, tôi tin rằng những lý lẽ và quan niệm dẫn đến một niềm tin như thế thì phổ biến ở cả Phật tử lẫn Kitô hữu.
“Nếu người ta xét kỹ bản chất của mọi hiện tượng tự nhiên, lương tri nói với chúng ta mọi biến cố phải có một nguyên nhân. Phải có những nhân duyên sinh ra một sự cố. Điều này không chỉ đúng cho hiện hữu của mỗi cá nhân chúng ta, mà cũng đúng cho toàn thể vũ trụ. Đối với lẽ thường, chấp nhận một sự vật không có nguyên nhân – dù cho đó là vũ trụ hay hiện hữu cá nhân – thì không thể chấp nhận được – Từ đó vấn đề tiếp theo là : nếu hiện hữu chúng ta phải có một nguyên nhân và vũ trụ ở bình diện của nó phải có một nguyên nhân, nguyên nhân này từ đâu mà có ? Bởi thế cho nên nguyên nhân này chính nó phải có một nguyên nhân, vậy thì chúng ta thụt lùi mãi đến vô tận.
“Để vượt qua khó khăn phải thụt lùi vô tận, thật có ích khi yêu cầu một sự khởi thủy, một Đấng Tạo Hóa và chấp nhận một số chân lý liên quan đến bản chất của Đấng Tạo Hóa : ngài độc lập, tự hữu, toàn năng và không cần một nguyên nhân nào khác. Chấp nhận một khởi thủy như thế giúp chúng ta giải quyết vấn đề phải thụt lùi vô tận.
“Nếu người ta yêu cầu có một Đấng Tạo Hóa, và nếu người ta xét kỹ quá trình tiến hóa kể từ vụ Nổ Lớn (Big-Bang) và mọi mầu nhiệm của vũ trụ, người ta có thể hoàn toàn tin có một Đấng Tạo Hóa toàn năng. Ngoài ra, nếu người ta xét kỹ bản chất của vũ trụ, người ta nhận thấy vũ trụ vận hành hoàn toàn không có sự lộn xộn hoặc ngẫu nhiên, dường như có một trật tự nội tại, một nguyên lý nhân quả đang làm việc. Bởi thế còn phải tin Đấng Tạo Hóa toàn tri như thể mọi tiến trình, mọi thể thức hoạt động đã được kế hoạch hóa. Nhìn dưới góc độ ấy, mọi tạo vật đều là biểu hiện một cách nào đó sức mạnh của Thiên Chúa. Từ quan điểm đó, người ta còn có thể nói Đấng Tạo Hóa là cùng đích, còn tạo vật thì tương đối, phù du. Theo nghĩa này, người ta có thể nói rằng Đấng Tạo Hóa là chân lý tuyệt đối và tối hậu. Nhưng tôi không biết các nhà thần học Kitô giáo nghĩ gì về điều đó !
“Cá nhân tôi, khi tôi xem xét ý tưởng về sự Sáng tạo và niềm tin vào một Thiên Chúa Sáng tạo, tôi tự nhủ hậu quả chính của niềm tin ấy là tác động một động lực, một tình cảm khẩn cấp dấn thân vào việc hành đạo để trở thành một người tốt, thấm nhuần đạo đức. Khi các bạn được trang bị ý niệm và niềm tin đó điều ấy làm cho cuộc đời các bạn có một mục tiêu và thật là hữu ích để triển khai những nguyên tắc đạo đức.
“Tôi hiểu thần học Kitô giáo như thế đấy !”
(http://chanlysuthat.wordpress.com/2011/11/05/d%E1%BB%A9c-d%E1%BA%A1t-lai-l%E1%BA%A1t-ma-noi-v%E1%BB%81-chua-giesu/)
WHĐ (24.03.2012) – Trên chuyến bay sáng ngày 23-03, từ Rôma đến Mexico, mở đầu chuyến tông du 6 ngày viếng thăm Mexico và Cuba, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo tháp tùng ngài trên chuyến bay.
Hãng thông tấn AFP đã thuật lại nội dung chính phần trả lời của ĐTC trong cuộc phỏng vấn này. Báo La Croix dẫn lại bài tường thuật vừa nêu.
WHĐ trích thuật theo La Croix.
Mexico: Lo âu và hy vọng
Trước hết ĐTC bày tỏ ưu tư về nạn buôn bán ma túy tại Mexico. Ngài nói cần phải “phơi bày mọi điều dối trá của nạn buôn lậu ma túy”.
ĐTC cũng lưu ý về trách nhiệm của Giáo Hội trước tệ nạn này: “Vấn đề buôn lậu ma túy và tình trạng bạo lực đặt ra cho Giáo hội tại một quốc gia có hơn 80% dân số là người Công giáo trách nhiệm phải góp phần giải quyết”.
Nhân đó, ĐTC kêu gọi: “Phải phơi bày mọi lời hứa hẹn không thật và những điều dối trá” của những kẻ buôn lậu ma túy trong đó có người tự xưng mình là Công giáo. Được biết trong 5 năm vừa qua, tại Mexico, có đến hơn 50.000 người chết trong những thương vụ buôn bán ma túy, những cuộc thanh toán giữa các tập đoàn và băng đảng.
Hướng đến những nỗ lực hiện tại và nhìn đến tuơng lai Mexico, ĐTC nói: “Tôi chia sẻ niềm vui và hy vọng, và cả những đau buồn và âu lo của người dân Mexico”.
Cuba: Giáo Hội luôn bênh vực tự do lương tâm và tự do tôn giáo
Trả lời các phóng viên báo chí về chuyến tông du Cuba, ĐTC bày tỏ mối quan ngại về chế độ cộng sản tại Cuba và hy vọng “sẽ góp phần vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng” với chế độ này.
Nói về ý thức hệ mácxít, ĐTC nói: “Ý thức hệ này đã được đưa vào đất nước Cuba nhưng không còn đáp ứng với hiện thực. Cần phải tìm những mô hình mới”.
ĐTC nhấn mạnh, người Công giáo mong “góp phần vào cuộc đối thoại xây dựng để tránh mọi đổ vỡ”. Quả thật, Giáo Hội tại Cuba đã trở thành một đối tác chính trong cuộc đối thoại chính trị với nhà cầm quyền La Habana.
ĐTC nêu cao vai trò của các tín hữu Công giáo Cuba trong tiến trình xây đắp tương lai của Cuba: “Rõ ràng Giáo Hội luôn đứng về phía tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Các tín hữu Công giáo đang đóng góp vào tiến trình này”.
Đề cập đến những nỗ lực của Giáo Hội trước những vấn đề thời đại đặt ra cho châu Mỹ latinh nói chung, và Cuba nói riêng, về việc giáo dục thế hệ trẻ, ĐTC nói cần phải tố cáo “Thói tôn thờ ngẫu tượng tiền bạc đang biến giới trẻ thành nô lệ”. ĐTC mong muốn Giáo Hội: “Phải ra sức chống lại thói tôn sùng tiền bạc đang hủy hoại thế hệ trẻ của chúng ta. Giáo Hội cần nhận lấy trách nhiệm lớn lao là giáo dục lương tâm, đào luyện tinh thần trách nhiệm về luân lý. Con người có nhu cầu về sự vô biên. Nếu Thiên Chúa không phải là vô biên đối với con người, thì con người sẽ tạo ra thiên đường riêng cho mình. Vì vậy chúng ta phải làm hết sức để vạch trần sự dữ”.
(http://www.hdgmvietnam.org/duc-thanh-cha-benedicto-xvi-tra-loi-phong-van-cua-bao-chi-tren-duong-den-mexico/3769.57.7.aspx)
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
Giờ của Người
Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến. (Ga 7,30)
Ăn cắp thời gian của người khác (MTO 3 - 8/3/2012)
Người ta nghĩ rằng, tôi chỉ đi nhanh có mấy giây đèn đỏ thôi. Chả sao. Nhưng đó là một sự ăn cắp!
Mỗi khi phải chờ đèn đỏ ở các ngã 4, tôi cảm thấy thật sự khó chịu. Còn 5, 6 giây nữa mới là đèn xanh thì các xe đằng sau đã bấm còi inh ỏi, giục các xe trước. Sát vạch kẻ đường, nhân vật nào chờ đúng đến đèn xanh mới cho xe chạy lập tức bị người đi sau nhìn bằng con mắt khó chịu, như nhìn người từ trên sao Hỏa xuống.
Thế nhưng, khi đèn chuyển sang màu vàng, các chủ xe vẫn cố rồ ga lên nấn ná cho mau, tránh mấy chục giây chờ đèn đỏ. Ít nhất 4 giây sau khi có đèn đỏ, mọi phương tiện mới chịu dừng trước vạch.
Vậy là tính ra với người đi bộ như chúng tôi, chúng tôi không có 40 giây (giả sử đèn đỏ là 40 giây) để sang đường cho thong thả. Mà thời gian đó bị rút ngắn xuống chỉ còn 30 giây.
Chỉ là 10 giây thôi nhưng sau nhiều ngày để ý, tôi cảm thấy sự bực tức trong mình tăng lên đáng kể. Trời nắng nóng như đổ lửa. Tiếng còi xe gào rú. Tiếng động cơ. Nghe đã mỏi mệt. Thế nhưng trước một ngã 4, thời gian của mình bị đánh cắp một cách vô lý. Tỉ lệ thuận với nó, là sự nguy hiểm. Khi chỉ có 30 giây, tôi phải đi thật nhanh sang đường bên kia. Trước khi không muốn một cái xe liều lĩnh nào đó tông phải mình.
Bạn cứ làm theo ý mình. Bạn cứ nghĩ đến lợi ích cho mình. Nhưng bạn lại không biết/ hoặc cố tình không biết rằng, điều này đang ảnh hưởng, gây khó chịu cho người khác.
Một giảng viên chẳng có công to việc lớn gì. Nhưng thích chứng tỏ mình bận rộn, vị giảng viên đến muộn 20 phút so với quy định. Trong 20 phút ấy, sinh viên người nằm, người ngồi, người ngủ, thấy mình không được tôn trọng. Trong khi mình phải chen chân trên bus, hay len lách trong xe cộ vì tắc đường để đi học cho kịp giờ thì tới lớp, người đi muộn lại là thầy giáo.
Chúng ta cũng có công việc riêng, cũng có những sở thích riêng. Thế nhưng bạn có công nhận là bạn thật sự khó chịu khi tới một hội nghị, cuộc họp nào đó, giấy mời ghi bắt đầu là 8 giờ, mà đến 9 giờ kém, nhân vật chủ tọa mới ung dung đến, nói dăm ba câu rồi lại đi rất nhanh. Thời gian chết đó, bạn để làm gì, ngoài cầm điện thoại, đọc báo, nhắn tin?
10 giây, 5 phút, 10 phút…, một người làm theo ý mình, phục vụ cho lợi ích của mình, người đó đang là kẻ đánh cắp thời gian của người khác.
Tôi đi nhanh kệ tôi? Tôi đi muộn kệ tôi… Có người bảo thủ nói như vậy. Nhưng “một người đâu phải nhân gian” (*), mỗi người trong xã hội đều có mắt xích móc nối với các cá thể khác. Anh chủ ý rằng tôi đi muộn 5 phút, nhưng anh đâu có biết, vì 5 phút của anh, có người phải chờ đợi, công việc sau đó của người ta cũng bị gián đoạn vì trễ mất 5 phút.
Nhỏ là ăn cắp 10 giây, 5 phút, 7 phút, lớn là 1 năm, 2 năm, 10 năm, anh cũng sẽ ăn cắp thời gian khổng lồ ấy nếu như anh trở thành những chủ thầu các công trình. Xây lô cốt bịt đường đi của dân, kéo dài dự án một cách vô lý, hàng năm dài của người tham gia giao thông bị đánh cắp khi phải đi mò mẫm, chen chúc trên những con đường đau khổ…
Thời gian là vàng bạc. Thời gian là một thứ của cải không thể đánh đổi bằng bất kì điều gì. Do đó, ăn cắp thời gian cũng nên bị xếp và một loại “tội phạm” nguy hiểm.
Chúng ta chưa có hình phạt thích ứng cho tội ăn cắp thời gian. Nên các cá nhân, tổ chức vi phạm ngày càng nhiều.
Nên chăng, mỗi một cá nhân, trước khi chấp hành các luật pháp của Chính phủ, hãy tôn trọng pháp luật của chính mình đặt ra. Hãy làm đúng thời gian của mình, tiết kiệm thời gian của mình, là tôn trọng thời gian của người khác.
(http://muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Lam-bao-cung-MTO/2012/3-8/48855/)
NỖI ÁM ẢNH MUỘN GIỜ CỦA NGƯỜI NHẬT
Người Nhật luôn sợ muộn giờ. Ngay cả khi đi bộ, dáng vẻ của họ cũng thật tất tả. Hàng sáng, có thể thấy cơ man là người chen nhau trên các toa tàu. Thậm chí, người nhà tàu cũng luôn có ý thức sắp xếp làm sao cho thêm được người lên là tốt nhất.
Đa số đám công chức rất sợ đi tàu, họ có thể bị đứt chiếc cúc áo sơ mi xanh biếc vừa sắm, thậm chí rách quần hoặc thông thường nhất là cà vạt xệch xẹo.
Và nếu bạn rơi một đồ vật gì đó xuống nền tàu thì đừng hy vọng có thể cúi xuống tìm nổi. Tuy nhiên, phụ nữ mới là những người sợ đi tàu nhất...
...Dù Nhật Bản là một đất nước hiện đại và cơ sở hạ tầng khó có thể chê vào đâu được nhưng những nỗi ám ảnh khi đi tàu với nỗi sợ hãi muộn giờ thì không biết đến lúc nào mới ra khỏi đầu óc của những người dân luôn coi thời gian là vàng bạc.
Không giống một số nước châu Âu, nơi người ta cho phép thời gian đi lại được tính vào giờ làm, hoặc giờ làm buổi sáng khá muộn thì Nhật Bản luôn yêu cầu công nhân, viên chức đi làm sớm và không cho phép tính thời gian di chuyển vào giờ làm việc.
(http://duhoc.viet-sse.vn/2011/09/noi-am-anh-muon-gio-cua-nguoi-nhat)
Ăn cắp thời gian của người khác (MTO 3 - 8/3/2012)
Người ta nghĩ rằng, tôi chỉ đi nhanh có mấy giây đèn đỏ thôi. Chả sao. Nhưng đó là một sự ăn cắp!
Mỗi khi phải chờ đèn đỏ ở các ngã 4, tôi cảm thấy thật sự khó chịu. Còn 5, 6 giây nữa mới là đèn xanh thì các xe đằng sau đã bấm còi inh ỏi, giục các xe trước. Sát vạch kẻ đường, nhân vật nào chờ đúng đến đèn xanh mới cho xe chạy lập tức bị người đi sau nhìn bằng con mắt khó chịu, như nhìn người từ trên sao Hỏa xuống.
Thế nhưng, khi đèn chuyển sang màu vàng, các chủ xe vẫn cố rồ ga lên nấn ná cho mau, tránh mấy chục giây chờ đèn đỏ. Ít nhất 4 giây sau khi có đèn đỏ, mọi phương tiện mới chịu dừng trước vạch.
Vậy là tính ra với người đi bộ như chúng tôi, chúng tôi không có 40 giây (giả sử đèn đỏ là 40 giây) để sang đường cho thong thả. Mà thời gian đó bị rút ngắn xuống chỉ còn 30 giây.
Chỉ là 10 giây thôi nhưng sau nhiều ngày để ý, tôi cảm thấy sự bực tức trong mình tăng lên đáng kể. Trời nắng nóng như đổ lửa. Tiếng còi xe gào rú. Tiếng động cơ. Nghe đã mỏi mệt. Thế nhưng trước một ngã 4, thời gian của mình bị đánh cắp một cách vô lý. Tỉ lệ thuận với nó, là sự nguy hiểm. Khi chỉ có 30 giây, tôi phải đi thật nhanh sang đường bên kia. Trước khi không muốn một cái xe liều lĩnh nào đó tông phải mình.
Bạn cứ làm theo ý mình. Bạn cứ nghĩ đến lợi ích cho mình. Nhưng bạn lại không biết/ hoặc cố tình không biết rằng, điều này đang ảnh hưởng, gây khó chịu cho người khác.
Một giảng viên chẳng có công to việc lớn gì. Nhưng thích chứng tỏ mình bận rộn, vị giảng viên đến muộn 20 phút so với quy định. Trong 20 phút ấy, sinh viên người nằm, người ngồi, người ngủ, thấy mình không được tôn trọng. Trong khi mình phải chen chân trên bus, hay len lách trong xe cộ vì tắc đường để đi học cho kịp giờ thì tới lớp, người đi muộn lại là thầy giáo.
Chúng ta cũng có công việc riêng, cũng có những sở thích riêng. Thế nhưng bạn có công nhận là bạn thật sự khó chịu khi tới một hội nghị, cuộc họp nào đó, giấy mời ghi bắt đầu là 8 giờ, mà đến 9 giờ kém, nhân vật chủ tọa mới ung dung đến, nói dăm ba câu rồi lại đi rất nhanh. Thời gian chết đó, bạn để làm gì, ngoài cầm điện thoại, đọc báo, nhắn tin?
10 giây, 5 phút, 10 phút…, một người làm theo ý mình, phục vụ cho lợi ích của mình, người đó đang là kẻ đánh cắp thời gian của người khác.
Tôi đi nhanh kệ tôi? Tôi đi muộn kệ tôi… Có người bảo thủ nói như vậy. Nhưng “một người đâu phải nhân gian” (*), mỗi người trong xã hội đều có mắt xích móc nối với các cá thể khác. Anh chủ ý rằng tôi đi muộn 5 phút, nhưng anh đâu có biết, vì 5 phút của anh, có người phải chờ đợi, công việc sau đó của người ta cũng bị gián đoạn vì trễ mất 5 phút.
Nhỏ là ăn cắp 10 giây, 5 phút, 7 phút, lớn là 1 năm, 2 năm, 10 năm, anh cũng sẽ ăn cắp thời gian khổng lồ ấy nếu như anh trở thành những chủ thầu các công trình. Xây lô cốt bịt đường đi của dân, kéo dài dự án một cách vô lý, hàng năm dài của người tham gia giao thông bị đánh cắp khi phải đi mò mẫm, chen chúc trên những con đường đau khổ…
Thời gian là vàng bạc. Thời gian là một thứ của cải không thể đánh đổi bằng bất kì điều gì. Do đó, ăn cắp thời gian cũng nên bị xếp và một loại “tội phạm” nguy hiểm.
Chúng ta chưa có hình phạt thích ứng cho tội ăn cắp thời gian. Nên các cá nhân, tổ chức vi phạm ngày càng nhiều.
Nên chăng, mỗi một cá nhân, trước khi chấp hành các luật pháp của Chính phủ, hãy tôn trọng pháp luật của chính mình đặt ra. Hãy làm đúng thời gian của mình, tiết kiệm thời gian của mình, là tôn trọng thời gian của người khác.
(http://muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Lam-bao-cung-MTO/2012/3-8/48855/)
NỖI ÁM ẢNH MUỘN GIỜ CỦA NGƯỜI NHẬT
Người Nhật luôn sợ muộn giờ. Ngay cả khi đi bộ, dáng vẻ của họ cũng thật tất tả. Hàng sáng, có thể thấy cơ man là người chen nhau trên các toa tàu. Thậm chí, người nhà tàu cũng luôn có ý thức sắp xếp làm sao cho thêm được người lên là tốt nhất.
Đa số đám công chức rất sợ đi tàu, họ có thể bị đứt chiếc cúc áo sơ mi xanh biếc vừa sắm, thậm chí rách quần hoặc thông thường nhất là cà vạt xệch xẹo.
Và nếu bạn rơi một đồ vật gì đó xuống nền tàu thì đừng hy vọng có thể cúi xuống tìm nổi. Tuy nhiên, phụ nữ mới là những người sợ đi tàu nhất...
...Dù Nhật Bản là một đất nước hiện đại và cơ sở hạ tầng khó có thể chê vào đâu được nhưng những nỗi ám ảnh khi đi tàu với nỗi sợ hãi muộn giờ thì không biết đến lúc nào mới ra khỏi đầu óc của những người dân luôn coi thời gian là vàng bạc.
Không giống một số nước châu Âu, nơi người ta cho phép thời gian đi lại được tính vào giờ làm, hoặc giờ làm buổi sáng khá muộn thì Nhật Bản luôn yêu cầu công nhân, viên chức đi làm sớm và không cho phép tính thời gian di chuyển vào giờ làm việc.
(http://duhoc.viet-sse.vn/2011/09/noi-am-anh-muon-gio-cua-nguoi-nhat)
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
Biến đổi tận căn
Người Dothái hỏi Đức Giêsu: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế? " Đức Giêsu đáp: "Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại." (Ga 2,18-19)
Biến đổi chỉ thực hiện được nhờ biết nhận ra sự hiện diện của Chúa và để Lời Chúa tác động trên trí lòng. Lời Chúa sẽ thanh tẩy cõi lòng như xưa Chúa thanh tẩy đền thờ.
Dù làm gì đi nữa thì cũng để hồn mình ngồi dưới chân Chúa như Maria, lắng nghe từng Lời, và để Lời đó tác động biến đổi.
Lời phải chiếm trọn nỗi ưu tư của tôi.
Lời là niềm say mê trọn vẹn của tôi.
Lời đây là một Đấng đang nói với tôi.
Lời dẫn tôi từ sự chết qua sự sống.
Lời tạo ra sự biến đổi, sự lột xác.
Lời làm nên sự vững chắc của cuộc đời.
Biến đổi chỉ thực hiện được nhờ biết nhận ra sự hiện diện của Chúa và để Lời Chúa tác động trên trí lòng. Lời Chúa sẽ thanh tẩy cõi lòng như xưa Chúa thanh tẩy đền thờ.
Dù làm gì đi nữa thì cũng để hồn mình ngồi dưới chân Chúa như Maria, lắng nghe từng Lời, và để Lời đó tác động biến đổi.
Lời phải chiếm trọn nỗi ưu tư của tôi.
Lời là niềm say mê trọn vẹn của tôi.
Lời đây là một Đấng đang nói với tôi.
Lời dẫn tôi từ sự chết qua sự sống.
Lời tạo ra sự biến đổi, sự lột xác.
Lời làm nên sự vững chắc của cuộc đời.
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
Trở về
Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng. (Lc 15,21-24)
Áo đẹp là con người mới. Nhẫn đẹp là giao ước mới. Dép đẹp là cuộc sống mới. Tiệc mừng là Nước Trời được ban tặng. Đấy là điều sẽ nhận được cho đứa con trở về.
Nhưng trở về là điều không dễ. Và những quà tặng trên cũng không dễ cảm nhận. Cần rất nhiều ơn Chúa. Và cần rất nhiều nỗ lực của con người.
Áo đẹp là con người mới. Nhẫn đẹp là giao ước mới. Dép đẹp là cuộc sống mới. Tiệc mừng là Nước Trời được ban tặng. Đấy là điều sẽ nhận được cho đứa con trở về.
Nhưng trở về là điều không dễ. Và những quà tặng trên cũng không dễ cảm nhận. Cần rất nhiều ơn Chúa. Và cần rất nhiều nỗ lực của con người.
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
Giàu nghèo
"Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta." (Lc 16,19-21)
Đám cưới “khủng” ở Hà Tĩnh
TT - Trong hai ngày 29-2 và 1-3, đám cưới con của một đại gia phố núi đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân thị trấn Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khi có sự tham gia của các ca sĩ hải ngoại và trong nước.
Sáng 29-2, đường về thị trấn Sơn Tây đã tắc nghẽn giao thông khi người dân đổ ra hai bên quốc lộ 8A xem dàn siêu xe rước dâu như Audi A5 Sportback, Mercedes GLK, Mercedes C250 CGI, Porsche Cayenne, BMW...
Đây là đám cưới của H. (25 tuổi, con một đại gia ở huyện Hương Sơn) với L. (20 tuổi, con một đại gia ở Hà Nội).
Cả cô dâu và chú rể đang du học tại Singapore.
Ở đám cưới này, gia chủ đã bỏ tiền tỉ thuê cả một dàn sao gồm các nghệ sĩ hải ngoại như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê cùng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và dàn âm thanh, ánh sáng từ Hà Nội về biểu diễn.
Đám cưới “siêu khủng” ở Hà Tĩnh được nhiều người ví là có giá đến 25 bệnh xá cho xã vùng sâu (1 tỉ đồng/bệnh xá) hoặc 830 căn nhà tình nghĩa.
Hiện nay, ở nước ta không khó để nhận ra sự chênh lệch mức sống trong các nhóm dân cư. Có một số ít người hiện rất giàu và họ sẵn sàng bỏ hàng chục tỉ đồng để sắm những phương tiện đắt tiền (máy bay, xe hơi, du thuyền...) nhưng cũng có không ít người phải chạy ăn từng bữa.
Đặc biệt, với đồng bào vùng thường bị thiên tai, giữ được tính mạng đã quý, còn lại gần như trắng tay sau những đợt mưa lũ. Họ có thể nghèo trở lại sau thời gian cố gắng vươn lên. Kèm theo đó, dĩ nhiên chất lượng sống của họ không được đảm bảo và có chênh lệch lớn so với những người giàu có.
Tình trạng cách biệt giàu nghèo diễn ra khắp nơi trong nước ta với những mức độ khác nhau; ở nông thôn có sự cách biệt của nông thôn, ở thành thị có sự cách biệt của thành thị. Và giữa hai “đầu mút” của nông thôn và thành thị lại cách nhau rất xa.
Đó là một thực tế xót xa. Nhìn toàn cảnh, xã hội ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người vẫn không ngừng tăng trưởng, thế và lực của đất nước ngày càng được cải thiện... Đó là xu hướng tích cực mang tính tất yếu và cũng là mong mỏi của tất cả người Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo cũng theo đó tăng lên. Những người giàu ngày càng có xu hướng giàu thêm bởi họ có nhiều điều kiện thuận lợi, còn những người nghèo tuy có thể không nghèo hơn nhưng rất khó có sự cải thiện lớn về thu nhập do hạn chế về vốn, trình độ văn hóa, tay nghề...
Từ chênh lệch thu nhập sẽ kéo theo chênh lệch về khả năng được đáp ứng yêu cầu về giáo dục, y tế, giải trí... Tức là chất lượng sống của một bộ phận đông đảo người dân vẫn chưa được cải thiện nhiều. Hiện nay, với giá cả sinh hoạt đang tăng cao thì áp lực đời sống lên người nghèo lại càng lớn. Sự tăng giá với một số gia đình nghèo sẽ như chiếc áo chất thêm lên lưng con lừa đã chở quá nặng!
Năm 2007, có người đã đặt ra tình huống hai người ăn một con gà nhưng kỳ thực chỉ có một người ăn nguyên con, còn người kia... đứng nhìn. Đến nay, sau gần năm năm với kinh tế phát triển thì tình hình hẳn khác đi, theo xu hướng ba người ăn hai con gà. Tính bình quân một người ăn được hơn nửa con, nhưng liệu có phải đang có tình huống một người ăn cả hai con, còn hai người kia đứng nhìn; hoặc một người ăn gần hết hai con, một người ăn phần còn lại và vẫn có một người nhịn?
Và nếu vậy, có lẽ sẽ không khó hình dung xu hướng thay đổi trong thời gian tới là: bốn người ăn ba con gà, năm người ăn bốn con gà, 100 người ăn 99 con gà... với sự phân chia là một người trong số đó vẫn được ăn phần lớn số gà, và một số đông còn lại sẽ được ăn rất ít hoặc không ăn được tí nào. Ngay cả với một xu hướng phát triển tốt đẹp hơn, rõ ràng vẫn có một số đông người gần như đứng ngoài cuộc trong sự phát triển đó, nếu như không có những biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.
Điều tiết sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo phải bằng những chính sách mang tầm chiến lược, chứ không thể đơn lẻ ở từng địa phương hoặc từng thời điểm cụ thể. Trước hết phải có một quan điểm nhất quán và xuyên suốt về công bằng xã hội. Công bằng hoàn toàn không phải là cào bằng mà phải có sự quan tâm đúng mức, đồng bộ và thỏa đáng đến tất cả các nhóm cư dân trong xã hội.
Chẳng hạn, tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp thì cũng phải có biện pháp giúp đỡ nông dân, chăm lo cho các đối tượng thuộc diện chính sách, bảo trợ xã hội. Hay chính sách thuế cũng cần linh hoạt và nhân văn hơn, như miễn hoặc giảm thuế đối với người buôn bán nhỏ, nông dân sản xuất quy mô nhỏ (không phải trang trại), tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng xa xỉ, xem xét lại mức khởi điểm để tính thuế thu nhập cá nhân... Đồng thời mở rộng hình thức và số vốn cho vay đối với loại hình kinh tế hộ gia đình, nông dân...
Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng chất lượng cuộc sống của người dân, xem đó là mục tiêu của việc giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo, chứ không phải chỉ xét ở vấn đề thu nhập.
http://tuoitre.vn/Ban-doc/480649/Can-rut-ngan-khoang-cach-giau-ngheo.html
Đám cưới “khủng” ở Hà Tĩnh
TT - Trong hai ngày 29-2 và 1-3, đám cưới con của một đại gia phố núi đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân thị trấn Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khi có sự tham gia của các ca sĩ hải ngoại và trong nước.
Sáng 29-2, đường về thị trấn Sơn Tây đã tắc nghẽn giao thông khi người dân đổ ra hai bên quốc lộ 8A xem dàn siêu xe rước dâu như Audi A5 Sportback, Mercedes GLK, Mercedes C250 CGI, Porsche Cayenne, BMW...
Đây là đám cưới của H. (25 tuổi, con một đại gia ở huyện Hương Sơn) với L. (20 tuổi, con một đại gia ở Hà Nội).
Cả cô dâu và chú rể đang du học tại Singapore.
Ở đám cưới này, gia chủ đã bỏ tiền tỉ thuê cả một dàn sao gồm các nghệ sĩ hải ngoại như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê cùng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và dàn âm thanh, ánh sáng từ Hà Nội về biểu diễn.
Đám cưới “siêu khủng” ở Hà Tĩnh được nhiều người ví là có giá đến 25 bệnh xá cho xã vùng sâu (1 tỉ đồng/bệnh xá) hoặc 830 căn nhà tình nghĩa.
Hiện nay, ở nước ta không khó để nhận ra sự chênh lệch mức sống trong các nhóm dân cư. Có một số ít người hiện rất giàu và họ sẵn sàng bỏ hàng chục tỉ đồng để sắm những phương tiện đắt tiền (máy bay, xe hơi, du thuyền...) nhưng cũng có không ít người phải chạy ăn từng bữa.
Đặc biệt, với đồng bào vùng thường bị thiên tai, giữ được tính mạng đã quý, còn lại gần như trắng tay sau những đợt mưa lũ. Họ có thể nghèo trở lại sau thời gian cố gắng vươn lên. Kèm theo đó, dĩ nhiên chất lượng sống của họ không được đảm bảo và có chênh lệch lớn so với những người giàu có.
Tình trạng cách biệt giàu nghèo diễn ra khắp nơi trong nước ta với những mức độ khác nhau; ở nông thôn có sự cách biệt của nông thôn, ở thành thị có sự cách biệt của thành thị. Và giữa hai “đầu mút” của nông thôn và thành thị lại cách nhau rất xa.
Đó là một thực tế xót xa. Nhìn toàn cảnh, xã hội ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người vẫn không ngừng tăng trưởng, thế và lực của đất nước ngày càng được cải thiện... Đó là xu hướng tích cực mang tính tất yếu và cũng là mong mỏi của tất cả người Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo cũng theo đó tăng lên. Những người giàu ngày càng có xu hướng giàu thêm bởi họ có nhiều điều kiện thuận lợi, còn những người nghèo tuy có thể không nghèo hơn nhưng rất khó có sự cải thiện lớn về thu nhập do hạn chế về vốn, trình độ văn hóa, tay nghề...
Từ chênh lệch thu nhập sẽ kéo theo chênh lệch về khả năng được đáp ứng yêu cầu về giáo dục, y tế, giải trí... Tức là chất lượng sống của một bộ phận đông đảo người dân vẫn chưa được cải thiện nhiều. Hiện nay, với giá cả sinh hoạt đang tăng cao thì áp lực đời sống lên người nghèo lại càng lớn. Sự tăng giá với một số gia đình nghèo sẽ như chiếc áo chất thêm lên lưng con lừa đã chở quá nặng!
Năm 2007, có người đã đặt ra tình huống hai người ăn một con gà nhưng kỳ thực chỉ có một người ăn nguyên con, còn người kia... đứng nhìn. Đến nay, sau gần năm năm với kinh tế phát triển thì tình hình hẳn khác đi, theo xu hướng ba người ăn hai con gà. Tính bình quân một người ăn được hơn nửa con, nhưng liệu có phải đang có tình huống một người ăn cả hai con, còn hai người kia đứng nhìn; hoặc một người ăn gần hết hai con, một người ăn phần còn lại và vẫn có một người nhịn?
Và nếu vậy, có lẽ sẽ không khó hình dung xu hướng thay đổi trong thời gian tới là: bốn người ăn ba con gà, năm người ăn bốn con gà, 100 người ăn 99 con gà... với sự phân chia là một người trong số đó vẫn được ăn phần lớn số gà, và một số đông còn lại sẽ được ăn rất ít hoặc không ăn được tí nào. Ngay cả với một xu hướng phát triển tốt đẹp hơn, rõ ràng vẫn có một số đông người gần như đứng ngoài cuộc trong sự phát triển đó, nếu như không có những biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.
Điều tiết sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo phải bằng những chính sách mang tầm chiến lược, chứ không thể đơn lẻ ở từng địa phương hoặc từng thời điểm cụ thể. Trước hết phải có một quan điểm nhất quán và xuyên suốt về công bằng xã hội. Công bằng hoàn toàn không phải là cào bằng mà phải có sự quan tâm đúng mức, đồng bộ và thỏa đáng đến tất cả các nhóm cư dân trong xã hội.
Chẳng hạn, tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp thì cũng phải có biện pháp giúp đỡ nông dân, chăm lo cho các đối tượng thuộc diện chính sách, bảo trợ xã hội. Hay chính sách thuế cũng cần linh hoạt và nhân văn hơn, như miễn hoặc giảm thuế đối với người buôn bán nhỏ, nông dân sản xuất quy mô nhỏ (không phải trang trại), tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng xa xỉ, xem xét lại mức khởi điểm để tính thuế thu nhập cá nhân... Đồng thời mở rộng hình thức và số vốn cho vay đối với loại hình kinh tế hộ gia đình, nông dân...
Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng chất lượng cuộc sống của người dân, xem đó là mục tiêu của việc giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo, chứ không phải chỉ xét ở vấn đề thu nhập.
http://tuoitre.vn/Ban-doc/480649/Can-rut-ngan-khoang-cach-giau-ngheo.html
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
Khiêm nhường
Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. (Mt 23,12)
Càng muốn tạo ấn tượng, khoe khoang để lôi kéo sự chú ý của người khác, chúng ta chỉ càng tạo ra một kết quả ngược lại. Vì thật ra, chính sự khiêm nhường đáng quý của bạn mới tạo được ấn tượng tốt đẹp hơn là sự kiêu căng, thích tỏ ra hơn người.
Ở đâu có tính khiêm tốn thì ở đó sẽ ít khi xảy ra giận dữ hay xung đột, bất hòa. Tính khiêm tốn không thể đồng hành được với việc quá đề cao bản thân, lúc nào cũng xem mình là “cái rốn của vũ trụ”. Thay vào đó, chúng ta hãy xem trọng, đề cao, và không ngại học hỏi từ mọi người xung quanh. Chắc bạn đã biết, để gây được thiện cảm nơi người khác, thì bí quyết chính là nằm ở tính khiêm tốn. Hãy rèn luyện và phát triển tính khiêm tốn lên thành một thái độ sống và thể hiện nó trong mọi mối quan hệ của bạn hàng ngày.
Hãy đọc và suy ngẫm
“Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.”
“Người tự cao tự đại luôn ghi nhớ những lời khen của người khác về mình - trong khi người khiêm tốn luôn ghi nhớ những điều tốt lành mà họ đã may mắn nhận được từ cuộc sống.”
- Fulton J. Sheen
http://vietbao.vn/Van-hoa/Su-khiem-ton/40176911/184/
Càng muốn tạo ấn tượng, khoe khoang để lôi kéo sự chú ý của người khác, chúng ta chỉ càng tạo ra một kết quả ngược lại. Vì thật ra, chính sự khiêm nhường đáng quý của bạn mới tạo được ấn tượng tốt đẹp hơn là sự kiêu căng, thích tỏ ra hơn người.
Ở đâu có tính khiêm tốn thì ở đó sẽ ít khi xảy ra giận dữ hay xung đột, bất hòa. Tính khiêm tốn không thể đồng hành được với việc quá đề cao bản thân, lúc nào cũng xem mình là “cái rốn của vũ trụ”. Thay vào đó, chúng ta hãy xem trọng, đề cao, và không ngại học hỏi từ mọi người xung quanh. Chắc bạn đã biết, để gây được thiện cảm nơi người khác, thì bí quyết chính là nằm ở tính khiêm tốn. Hãy rèn luyện và phát triển tính khiêm tốn lên thành một thái độ sống và thể hiện nó trong mọi mối quan hệ của bạn hàng ngày.
Hãy đọc và suy ngẫm
“Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.”
“Người tự cao tự đại luôn ghi nhớ những lời khen của người khác về mình - trong khi người khiêm tốn luôn ghi nhớ những điều tốt lành mà họ đã may mắn nhận được từ cuộc sống.”
- Fulton J. Sheen
http://vietbao.vn/Van-hoa/Su-khiem-ton/40176911/184/
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012
Con yêu dấu
Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." (Mc 9,7)
Làm gì khi con yêu dấu của ba mẹ khóc?
...Bé làm bẩn hoặc ướt tã? Bé khóc. Bé bị đau? Bé khóc. Bé khát sữa? Bé khóc. Trẻ sơ sinh chưa thể kiểm soát được tiếng khóc của mình cũng giống như bạn không thể kiểm soát được những cơn nấc cụt vậy. Trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, khóc đôi khi là một thói quen mang tính phản xạ của bé; nhưng tiếng khóc của bé lại khiến chúng ta không khỏi lo sợ: “Con mình bị sao thế? Làm sao để con nín đây?”...
...Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu phát hiện ra rằng bé có thể khóc để được bạn đáp lại. Nó cũng giống như việc bé phun phì phì và ném thức ăn lung tung để xem bạn dọn dẹp rất ngộ (trong mắt bé), hoặc giơ tay ra để được bế lên. Bé đã bắt đầu ghi nhận một loạt các dữ liệu về nguyên nhân và hệ quả. Đây cũng là lúc bạn có thể nhận ra một số thay đổi tính cách: Một nhóc tì khóc ầm nhà có thể sẽ trở nên rất vui vẻ, hay một em bé sơ sinh ít la khóc có thể trở nên hơi khó gần và khó chiều.
Nếu một đứa bé 6 tháng tuổi khóc dai dẳng mà bạn chẳng hiểu vì sao, rất có thể bé đang trải qua một cột mốc rất quan trọng đầu đời, đó là mọc cái răng sữa đầu tiên. Mọc răng thường khiến bé đau và khó chịu, và bé sẽ chuyển tải cảm xúc này của mình bằng cách khóc.
Em bé của bạn cũng chưa thể hiểu được một khái niệm tâm lý gọi là sự hiện hữu vật thể. Khi còn là trẻ sơ sinh, việc bạn rời phòng không làm ảnh hưởng đến bé bởi vì bé không thực sự hiểu rằng mẹ đang biến đi đâu mất, nhưng giờ đây, bé có thể sẽ bối rối về việc bạn ở đâu và bạn có trở lại không. Khi không thể gọi bạn hoặc hỏi bạn đi đâu, bé sẽ dùng đến “vũ khí” duy nhất của mình – là khóc – để gây chú ý với bạn. Sau cùng, bé sớm nhận ra rằng khi bé khóc, bạn sẽ chạy lại bên bé...
http://www.webtretho.com/home/news/view/63876/2012/02/lam-gi-khi-con-yeu-khoc-%E2%80%93-voi-be-so-sinh-den-2-tuoi.htm#.T1LeeIdmLTx
Làm gì khi con yêu dấu của ba mẹ khóc?
...Bé làm bẩn hoặc ướt tã? Bé khóc. Bé bị đau? Bé khóc. Bé khát sữa? Bé khóc. Trẻ sơ sinh chưa thể kiểm soát được tiếng khóc của mình cũng giống như bạn không thể kiểm soát được những cơn nấc cụt vậy. Trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, khóc đôi khi là một thói quen mang tính phản xạ của bé; nhưng tiếng khóc của bé lại khiến chúng ta không khỏi lo sợ: “Con mình bị sao thế? Làm sao để con nín đây?”...
...Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu phát hiện ra rằng bé có thể khóc để được bạn đáp lại. Nó cũng giống như việc bé phun phì phì và ném thức ăn lung tung để xem bạn dọn dẹp rất ngộ (trong mắt bé), hoặc giơ tay ra để được bế lên. Bé đã bắt đầu ghi nhận một loạt các dữ liệu về nguyên nhân và hệ quả. Đây cũng là lúc bạn có thể nhận ra một số thay đổi tính cách: Một nhóc tì khóc ầm nhà có thể sẽ trở nên rất vui vẻ, hay một em bé sơ sinh ít la khóc có thể trở nên hơi khó gần và khó chiều.
Nếu một đứa bé 6 tháng tuổi khóc dai dẳng mà bạn chẳng hiểu vì sao, rất có thể bé đang trải qua một cột mốc rất quan trọng đầu đời, đó là mọc cái răng sữa đầu tiên. Mọc răng thường khiến bé đau và khó chịu, và bé sẽ chuyển tải cảm xúc này của mình bằng cách khóc.
Em bé của bạn cũng chưa thể hiểu được một khái niệm tâm lý gọi là sự hiện hữu vật thể. Khi còn là trẻ sơ sinh, việc bạn rời phòng không làm ảnh hưởng đến bé bởi vì bé không thực sự hiểu rằng mẹ đang biến đi đâu mất, nhưng giờ đây, bé có thể sẽ bối rối về việc bạn ở đâu và bạn có trở lại không. Khi không thể gọi bạn hoặc hỏi bạn đi đâu, bé sẽ dùng đến “vũ khí” duy nhất của mình – là khóc – để gây chú ý với bạn. Sau cùng, bé sớm nhận ra rằng khi bé khóc, bạn sẽ chạy lại bên bé...
http://www.webtretho.com/home/news/view/63876/2012/02/lam-gi-khi-con-yeu-khoc-%E2%80%93-voi-be-so-sinh-den-2-tuoi.htm#.T1LeeIdmLTx
Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012
Hoàn thiện
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. (Mt 5,46-48)
Phái đoàn Tòa Thánh thăm Giáo Hội Việt Nam
Nhân dịp đến Việt Nam tham dự Cuộc họp Vòng 3 của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam–Vatican diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng Hai 2012, Phái đoàn ngoại giao Tòa Thánh – gồm Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh; Đức ông Phanxicô Xaviê Cao Minh Dung thuộc Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh và Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương thuộc Bộ Truyền Giáo – đã đến thăm một số cơ sở Giáo Hội Công giáo tại Tổng giáo phận Hà Nội và giáo tỉnh Sài Gòn.
Sau khi kết thúc cuộc họp với Phái đoàn Việt Nam, chiều thứ Ba 28 tháng Hai, Phái đoàn Tòa Thánh cùng với Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli – Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam – đã đến thăm Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
Đúng 17g00, Phái đoàn tới Đại chủng viện trong sự tiếp đón nồng hậu của Đức cha giám đốc Laurensô, quý cha và các chủng sinh thuộc các lớp thần I, thần II, thần III.
Sau khi hướng dẫn Phái đoàn đến viếng Mình Thánh Chúa tại Nguyện đường cùng với gia đình Đại chủng viện, cha Giám học Phêrô Đặng Xuân Thành ngỏ lời chào mừng Phái đoàn.
Tiếp theo, trong bài chia sẻ, Đức ông Ettore Balestrero nói về việc đào tạo các ứng sinh linh mục tại chủng viện. Ngài nhắn nhủ các chủng sinh cố gắng tu luyện, học tập để nên đồng hình dạng với Đức Giêsu Vị Mục Tử Nhân Lành. Ngài cũng khuyến khích mọi người noi gương Mẹ Maria, cầu xin Mẹ huấn luyện mỗi người biết yêu sự khó nghèo, sống nghèo như Chúa Giêsu, để phục vụ và đem Tin Mừng đến cho anh em mình, như lời Đức Giêsu dạy: “Ta đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ”.
Sau cùng, ngài chúc mọi người Mùa Chay thánh thiện, và mỗi ngày trở nên giống Chúa Giêsu hơn.
Cuộc viếng thăm của Phái đoàn kết thúc trong tâm tình tạ ơn với bài hát “Tán tụng hồng ân”.
Trưa thứ Tư 29 tháng Hai, Phái đoàn Tòa Thánh đã đáp máy bay vào Thành Phố Hồ Chí Minh. Phái đoàn đã đến gặp Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tại Tòa Tổng Giám mục TP.HCM và dùng cơm trưa tại đây. Vào buổi chiều, Phái đoàn được Đức hồng y hướng dẫn đi thăm một số cơ sở của TGP.TPHCM.
Trước hết, lúc 16g10, Phái đoàn đến Vương cung Thánh đường Sài Gòn. Đức ông Ettore Balestrero đã nói lên niềm phấn khởi được đến thăm ngôi nhà thờ đặc biệt này, nơi đã nuôi dưỡng niềm tin của tín hữu thành phố và cũng là nơi mà trước đây cha mẹ của ngài đã từng được tham dự phụng vụ.
16g45, khi đến thăm Tu viện Thánh Phaolô thành Chartres, Phái đoàn đã rất cảm động ngắm nhìn ngôi nhà nguyện là công trình của ông Nguyễn Trường Tộ, và tham quan ngôi nhà truyền thống rất độc đáo của Tu viện.
17g20, Phái đoàn tiếp xúc với cộng đoàn nữ tu Dòng Kín tại Tu viện Cát Minh Sài Gòn. Vị Thứ trưởng Tòa Thánh rất vui được chiêm ngắm “lá phổi” của Giáo Hội Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đào tạo tại đây.
17g50, Phái đoàn đến thăm Đại chủng viện Thánh Giuse, thăm Nhà Truyền Thống Giáo phận, và gặp gỡ các linh mục ở Trung tâm Mục vụ, chia sẻ mối ưu tư về việc giáo dục đức tin trước những thách đố của thời đại.
18g30, khi được chào đón tại nhà cơm chủng viện, Đức ông thứ trưởng đã khuyên các chủng sinh hãy nhận Đức Kitô và Thánh giá Chúa như là niềm vui đích thực của đời mình.
20g00, Phái đoàn đến Nhà thờ Thuận Phát, tại đây, Đức ông Balestrero nhắc nhở mọi người hãy luôn là chứng nhân của niềm tin và tình thương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
20g35, khi đến thăm trường Sao Việt, Phái đoàn hân hoan lắng nghe những nỗ lực rất đặc biệt của Ban Giám hiệu trong công tác giáo dục.
21g15, đi ngang qua mảnh đất của nhà thờ An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phái đoàn đã dâng lời cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi nhà thờ này được sớm hoàn tất.
Lúc 21g30 Phái đoàn đã đến thăm Trường Mầm Non Mỹ Phước cùng với ngôi nhà nguyện nhỏ bé ấm cúng tại đây, kết thúc một ngày thật bận rộn.
Sáng thứ Năm 01 tháng Ba, sau khi dâng lễ tại ngôi nhà nguyện cổ xưa nhất của Thành phố nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục, Phái đoàn đã lên đường đi thăm Tòa Giám mục và Chủng viện Xuân Lộc.
Khoảng 10g00, Phái đoàn tới Tòa Giám mục Xuân Lộc.
Mầu nhiệm hiệp thông thể hiện thật rõ nét khi đón tiếp Phái đoàn Tòa Thánh tại hội trường. Đức ông Thứ trưởng đã bày tỏ cảm xúc trước tâm tình nồng hậu và đặc biệt tâm tình thảo kính hiệp thông trọn vẹn của người tín hữu Việt Nam với Đức Thánh Cha và Hội Thánh toàn cầu. Ngài đề cập đến đặc tính phổ quát của Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh cha ban huấn từ tại Rôma cũng là dành cho toàn thế giới và khi ngài ngỏ lời cảm thông thương mến cho Hội Thánh tại châu Phi thì cũng là cho Hội Thánh tại Xuân Lộc. Đức ông tiếp tục chia sẻ suy tư tâm huyết của Ngài về mầu nhiệm Hội Thánh, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là những chi thể. Dù ở đâu hay làm gì, trong ơn gọi bậc sống của mình, chúng ta biểu lộ vẻ đẹp và sức sống của Chúa. Càng nhiều chi thể thánh thiện, càng biểu lộ tình yêu cao cả của Thiên Chúa và hấp dẫn anh em chưa nhận biết Thiên Chúa về cùng Người và bước vào Hội thánh.
Sau đó, Phái đoàn đã sang thăm Đại chủng viện. Sau khi viếng Thánh Thể, Phái đoàn gặp gỡ thân tình với các chủng sinh và tu sinh. Một đại diện chủng sinh và tu sinh phát biểu chào mừng Phái đoàn Tòa Thánh, bày tỏ niềm vui như đang được sống trong vòng tay yêu thương của Đức Thánh Cha và cảm nhận niềm khích lệ to lớn cho đời dâng hiến của mình.
Phái đoàn Tòa Thánh đã dùng cơm trưa tại Tòa Giám mục Xuân Lộc và về lại TP.HCM trong buổi chiều cùng ngày.
Lúc 16g00, Phái đoàn gặp gỡ các Giám mục của Giáo tỉnh Sài Gòn tại Tòa Tổng Giám mục TGP.TPHCM. Sau bữa cơm chiều, Phái đoàn đã rời Tòa Tổng Giám mục lúc 18g30 để ra sân bay Tân Sơn Nhất trở về Rôma.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20120302/14907
Phái đoàn Tòa Thánh thăm Giáo Hội Việt Nam
Nhân dịp đến Việt Nam tham dự Cuộc họp Vòng 3 của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam–Vatican diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng Hai 2012, Phái đoàn ngoại giao Tòa Thánh – gồm Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh; Đức ông Phanxicô Xaviê Cao Minh Dung thuộc Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh và Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương thuộc Bộ Truyền Giáo – đã đến thăm một số cơ sở Giáo Hội Công giáo tại Tổng giáo phận Hà Nội và giáo tỉnh Sài Gòn.
Sau khi kết thúc cuộc họp với Phái đoàn Việt Nam, chiều thứ Ba 28 tháng Hai, Phái đoàn Tòa Thánh cùng với Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli – Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam – đã đến thăm Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
Đúng 17g00, Phái đoàn tới Đại chủng viện trong sự tiếp đón nồng hậu của Đức cha giám đốc Laurensô, quý cha và các chủng sinh thuộc các lớp thần I, thần II, thần III.
Sau khi hướng dẫn Phái đoàn đến viếng Mình Thánh Chúa tại Nguyện đường cùng với gia đình Đại chủng viện, cha Giám học Phêrô Đặng Xuân Thành ngỏ lời chào mừng Phái đoàn.
Tiếp theo, trong bài chia sẻ, Đức ông Ettore Balestrero nói về việc đào tạo các ứng sinh linh mục tại chủng viện. Ngài nhắn nhủ các chủng sinh cố gắng tu luyện, học tập để nên đồng hình dạng với Đức Giêsu Vị Mục Tử Nhân Lành. Ngài cũng khuyến khích mọi người noi gương Mẹ Maria, cầu xin Mẹ huấn luyện mỗi người biết yêu sự khó nghèo, sống nghèo như Chúa Giêsu, để phục vụ và đem Tin Mừng đến cho anh em mình, như lời Đức Giêsu dạy: “Ta đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ”.
Sau cùng, ngài chúc mọi người Mùa Chay thánh thiện, và mỗi ngày trở nên giống Chúa Giêsu hơn.
Cuộc viếng thăm của Phái đoàn kết thúc trong tâm tình tạ ơn với bài hát “Tán tụng hồng ân”.
Trưa thứ Tư 29 tháng Hai, Phái đoàn Tòa Thánh đã đáp máy bay vào Thành Phố Hồ Chí Minh. Phái đoàn đã đến gặp Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tại Tòa Tổng Giám mục TP.HCM và dùng cơm trưa tại đây. Vào buổi chiều, Phái đoàn được Đức hồng y hướng dẫn đi thăm một số cơ sở của TGP.TPHCM.
Trước hết, lúc 16g10, Phái đoàn đến Vương cung Thánh đường Sài Gòn. Đức ông Ettore Balestrero đã nói lên niềm phấn khởi được đến thăm ngôi nhà thờ đặc biệt này, nơi đã nuôi dưỡng niềm tin của tín hữu thành phố và cũng là nơi mà trước đây cha mẹ của ngài đã từng được tham dự phụng vụ.
16g45, khi đến thăm Tu viện Thánh Phaolô thành Chartres, Phái đoàn đã rất cảm động ngắm nhìn ngôi nhà nguyện là công trình của ông Nguyễn Trường Tộ, và tham quan ngôi nhà truyền thống rất độc đáo của Tu viện.
17g20, Phái đoàn tiếp xúc với cộng đoàn nữ tu Dòng Kín tại Tu viện Cát Minh Sài Gòn. Vị Thứ trưởng Tòa Thánh rất vui được chiêm ngắm “lá phổi” của Giáo Hội Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đào tạo tại đây.
17g50, Phái đoàn đến thăm Đại chủng viện Thánh Giuse, thăm Nhà Truyền Thống Giáo phận, và gặp gỡ các linh mục ở Trung tâm Mục vụ, chia sẻ mối ưu tư về việc giáo dục đức tin trước những thách đố của thời đại.
18g30, khi được chào đón tại nhà cơm chủng viện, Đức ông thứ trưởng đã khuyên các chủng sinh hãy nhận Đức Kitô và Thánh giá Chúa như là niềm vui đích thực của đời mình.
20g00, Phái đoàn đến Nhà thờ Thuận Phát, tại đây, Đức ông Balestrero nhắc nhở mọi người hãy luôn là chứng nhân của niềm tin và tình thương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
20g35, khi đến thăm trường Sao Việt, Phái đoàn hân hoan lắng nghe những nỗ lực rất đặc biệt của Ban Giám hiệu trong công tác giáo dục.
21g15, đi ngang qua mảnh đất của nhà thờ An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phái đoàn đã dâng lời cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi nhà thờ này được sớm hoàn tất.
Lúc 21g30 Phái đoàn đã đến thăm Trường Mầm Non Mỹ Phước cùng với ngôi nhà nguyện nhỏ bé ấm cúng tại đây, kết thúc một ngày thật bận rộn.
Sáng thứ Năm 01 tháng Ba, sau khi dâng lễ tại ngôi nhà nguyện cổ xưa nhất của Thành phố nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục, Phái đoàn đã lên đường đi thăm Tòa Giám mục và Chủng viện Xuân Lộc.
Khoảng 10g00, Phái đoàn tới Tòa Giám mục Xuân Lộc.
Mầu nhiệm hiệp thông thể hiện thật rõ nét khi đón tiếp Phái đoàn Tòa Thánh tại hội trường. Đức ông Thứ trưởng đã bày tỏ cảm xúc trước tâm tình nồng hậu và đặc biệt tâm tình thảo kính hiệp thông trọn vẹn của người tín hữu Việt Nam với Đức Thánh Cha và Hội Thánh toàn cầu. Ngài đề cập đến đặc tính phổ quát của Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh cha ban huấn từ tại Rôma cũng là dành cho toàn thế giới và khi ngài ngỏ lời cảm thông thương mến cho Hội Thánh tại châu Phi thì cũng là cho Hội Thánh tại Xuân Lộc. Đức ông tiếp tục chia sẻ suy tư tâm huyết của Ngài về mầu nhiệm Hội Thánh, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là những chi thể. Dù ở đâu hay làm gì, trong ơn gọi bậc sống của mình, chúng ta biểu lộ vẻ đẹp và sức sống của Chúa. Càng nhiều chi thể thánh thiện, càng biểu lộ tình yêu cao cả của Thiên Chúa và hấp dẫn anh em chưa nhận biết Thiên Chúa về cùng Người và bước vào Hội thánh.
Sau đó, Phái đoàn đã sang thăm Đại chủng viện. Sau khi viếng Thánh Thể, Phái đoàn gặp gỡ thân tình với các chủng sinh và tu sinh. Một đại diện chủng sinh và tu sinh phát biểu chào mừng Phái đoàn Tòa Thánh, bày tỏ niềm vui như đang được sống trong vòng tay yêu thương của Đức Thánh Cha và cảm nhận niềm khích lệ to lớn cho đời dâng hiến của mình.
Phái đoàn Tòa Thánh đã dùng cơm trưa tại Tòa Giám mục Xuân Lộc và về lại TP.HCM trong buổi chiều cùng ngày.
Lúc 16g00, Phái đoàn gặp gỡ các Giám mục của Giáo tỉnh Sài Gòn tại Tòa Tổng Giám mục TGP.TPHCM. Sau bữa cơm chiều, Phái đoàn đã rời Tòa Tổng Giám mục lúc 18g30 để ra sân bay Tân Sơn Nhất trở về Rôma.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20120302/14907
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)