WGPSG -- Bến Tre
cách Thành phố Hồ Chí Minh không xa, chỉ khoảng 80 cây số. Tuy nhiên,
cái mảnh đất “lắm bến, nhiều dừa” này đã làm cho việc đi lại trở nên
nhiêu khê, cách trở. Bây giờ, con đường đến với Bến Tre đã ngắn lại,
người dân dễ dàng đi lại, công việc buôn bán cũng thuận lợi hơn nhờ cây
cầu Rạch Miễu to lớn bắc qua con sông Tiền hiền hòa.
Đến Bến Tre vào những ngày cuối tháng
Năm, đoàn công tác xã hội (CTXH) giáo xứ Vườn Xoài đã thăm viếng và tặng
quà cho giáo dân giáo xứ Cái Bông, Giáo phận Vĩnh Long. Cha sở Giacôbê
Nguyễn Văn Tươi tâm sự: “Giáo dân ở đây ngoài làm nông họ không biết làm
gì khác, có lẽ những khó khăn trong cuộc sống vẫn là thách thức đối với
họ. Tuy nhiên, họ vẫn không buông xuôi, đặt trọn niềm tin vào Thiên
Chúa”. Giáo xứ Cái Bông hiện nay có 4.200 giáo dân, trong đó có hai họ
lẻ với 300 giáo dân là họ đạo Mỹ Thạnh và Mỹ Nhơn (cách đó 6km). Ở đây,
công việc chính là trồng lúa. Thế nhưng, do tác động của việc nước biển
xâm thực, nên việc cày cấy của nông dân đã trở nên gian nan, vất vả hơn.
Một số những lao động trẻ thì rời bỏ làng quê đi nơi khác mưu sinh. Mặt
khác, với những tác động của sự suy thoái kinh tế đã khiến nhiều vùng
quê lao đao hơn trước: thấp thỏm với từng bữa ăn. Trong đợt này, 100 hộ
nghèo (không phân biệt lương giáo) đã nhận được những phần quà của đoàn
công tác xã hội giáo xứ Vườn Xoài, mỗi phần quà trị giá 100 ngàn gồm:
gạo, đường, mì gói, dầu ăn và nước mắm.
Chị Bùi Thị Sến, một lương dân chia sẻ
với chúng tôi: “Tôi bán vé số, mỗi ngày thu nhập khoảng 50 ngàn đồng,
khoản thu nhập này tôi chắt chiu lo cho cả gia đình. Chính vì vậy, những
món quà của đoàn trao rất thiết thực. Cám ơn, cám ơn đoàn”.
Đoàn cũng đã trao 100 phần quà gồm: bút
viết, tập vở và bánh kẹo cho các em thiếu nhi ngay sau Thánh lễ chiều.
Các em rất hạnh phúc vì đã nhận được quà, và được sinh hoạt với các
thành viên trong đoàn. Chia tay giáo xứ Cái Bông trong quyến luyến,
chúng tôi lại lên đường đến với Cồn Đất (hay còn gọi là Cồn Chim), một
địa danh được nhắc đến trong lịch sử, là nơi Vua Gia Long đã từng ẩn náu
tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn vào thế kỷ 18.
“Hò ơ…ơ..ơ.. Ba Tri có mộ cụ Đồ
Có câu hò vọng bến bờ Hàm Luông”
Có câu hò vọng bến bờ Hàm Luông”
Chiếc phà của bến Giồng Lân đưa đoàn
xuôi dòng Hàm Luông, trong cái nắng chang chang của mùa Hè, đến với ấp
An Bình - Cồn Đất. Vùng đất “nước mặn, đồng chua” này có đến 1.200 nhân
khẩu, mưu sinh bằng nghề nuôi tôm cá, trồng lúa và đi cào. Do địa hình
xa xôi và biệt lập nên mọi thứ sinh hoạt rất khó khăn. Điện không có,
nước giếng khoan, và chỉ sử dụng được sáu tháng từ tháng 7 đến tháng 12.
Đặc biệt, đạo Công giáo vẫn đang trong
thời gian gieo mầm. Chị Madalena Hồ Kim Chi cho biết chị về đây vào
những năm 1977, vì là giáo viên nên việc đi lại tương đối thuận tiện.
Nhân cơ hội này, Chị đã vượt qua sự sợ hãi để mang Chúa đến với người
dân trên Cồn, và đã giúp một số gia đình theo đạo. Một nhà nguyện trên
vùng đất “nước mặn, đồng chua” này, chính là ước nguyện của Chị và những
bà con có đạo tại đây”.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên các túi quà
nhanh chóng được các thành viên trong đoàn trao cho 100 em. Và 120 hộ
nghèo của Ấp cũng được nhận quà gồm: chậu, gạo, mì gói, dầu ăn, nước mắm
và 50 ngàn đồng. Hình ảnh các cụ già tay run run mở từng gói quà đã
khiến chúng tôi xúc động. Thật khó mà diễn tả hết sự vui mừng, phấn khởi
của những con người Cồn Đất trong ngày hôm nay. Và niềm vui đó đã lan
tỏa đến từng thành viên trong đoàn CTXH. Vì chính họ cảm thấy mình đã
đóng góp một phần nhỏ để an ủi và làm vơi đi những khó khăn của anh em
mình: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ
nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,31-46).
Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi tấm lòng
bác ái đã chung tay, chung sức để làm nên một chuyến đi vô cùng ý nghĩa.
Có nhiều bài học được rút ra từ chuyến đi, nhưng có một bài học Chúa đã
dạy, con xin ghi nhớ mãi đó là: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv
20,35).
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130531/21621)
Trường Sơn
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130531/21621)
Tin mềm (phóng sự ngắn) này hay, nhưng cũng cần edit thêm:
Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh không xa, chỉ khoảng 80 cây số. Tuy nhiên, cái mảnh đất “lắm bến, nhiều dừa” này đã làm cho việc đi lại trở nên nhiêu khê, cách trở. Bây giờ, con đường đến với Bến Tre đã ngắn lại, người dân dễ dàng đi lại, công việc buôn bán cũng thuận lợi hơn nhờ cây cầu Rạch Miễu to lớn bắc qua con sông Tiền hiền hòa. Nhưng nhiều nỗi niềm, có đến mới hay...
Đến Bến Tre vào những ngày cuối tháng
Năm, đoàn công tác xã hội (CTXH) giáo xứ Vườn Xoài đã thăm viếng và tặng
quà cho giáo dân giáo xứ Cái Bông, Giáo phận Vĩnh Long. Cha sở Giacôbê
Nguyễn Văn Tươi tâm sự: “Giáo dân ở đây ngoài làm nông họ không biết làm
gì khác, đây có lẽ là thách thức lớn đối với
họ. Tuy nhiên, họ không buông xuôi, vẫn đặt trọn niềm tin vào Thiên
Chúa”.
Giáo xứ Cái Bông hiện nay có 4.200 giáo dân, trong đó có hai họ lẻ với 300 giáo dân là họ đạo Mỹ Thạnh và Mỹ Nhơn (cách đó 6km). Ở đây, công việc chính là trồng lúa. Thế nhưng, do tác động của việc nước biển xâm thực,nên việc cày cấy của nông dân đã trở nên gian nan, vất vả hơn.
Mặt
khác, với những tác động của sự suy thoái kinh tế đã khiến nhiều vùng
quê lao đao hơn trước, thấp thỏm với từng bữa ăn. Một số những lao động trẻ thì đã rời bỏ làng quê đi nơi khác mưu sinh.
Trong đợt này, 100 hộ nghèo (không phân biệt lương giáo) đã nhận được những phần quà của đoàn công tác xã hội giáo xứ Vườn Xoài, mỗi phần quà trị giá 100 ngàn gồm: gạo, đường, mì gói, dầu ăn và nước mắm. Chị Bùi Thị Sến, một lương dân chia sẻ với chúng tôi: “Tôi bán vé số, mỗi ngày thu nhập khoảng 50 ngàn đồng, khoản thu nhập này tôi chắt chiu lo cho cả gia đình. Chính vì vậy, những món quà của đoàn trao rất thiết thực. Cám ơn, cám ơn đoàn”.
Giáo xứ Cái Bông hiện nay có 4.200 giáo dân, trong đó có hai họ lẻ với 300 giáo dân là họ đạo Mỹ Thạnh và Mỹ Nhơn (cách đó 6km). Ở đây, công việc chính là trồng lúa. Thế nhưng, do tác động của việc nước biển xâm thực,
Trong đợt này, 100 hộ nghèo (không phân biệt lương giáo) đã nhận được những phần quà của đoàn công tác xã hội giáo xứ Vườn Xoài, mỗi phần quà trị giá 100 ngàn gồm: gạo, đường, mì gói, dầu ăn và nước mắm. Chị Bùi Thị Sến, một lương dân chia sẻ với chúng tôi: “Tôi bán vé số, mỗi ngày thu nhập khoảng 50 ngàn đồng, khoản thu nhập này tôi chắt chiu lo cho cả gia đình. Chính vì vậy, những món quà của đoàn trao rất thiết thực. Cám ơn, cám ơn đoàn”.
Đoàn cũng đã trao 100 phần quà gồm: bút
viết, tập vở và bánh kẹo cho các em thiếu nhi ngay sau Thánh lễ chiều.
Các em rất hạnh phúc vui vì đã nhận được quà, và được sinh hoạt với các
thành viên trong đoàn.
Chia tay giáo xứ Cái Bông trong quyến luyến,
chúng tôi lại lên đường đến với Cồn Đất (hay còn gọi là Cồn Chim), một
địa danh được nhắc đến trong lịch sử, là nơi Vua Gia Long đã từng ẩn náu
tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn vào thế kỷ 18.
“Hò ơ…ơ..ơ.. Ba Tri có mộ cụ Đồ
Có câu hò vọng bến bờ Hàm Luông”
Có câu hò vọng bến bờ Hàm Luông”
Trong cái nắng chang chang của mùa Hè, chiếc phà của bến Giồng Lân đưa đoàn
xuôi dòng Hàm Luông, đến với ấp
An Bình - Cồn Đất. Vùng đất “nước mặn, đồng chua” này có đến 1.200 nhân
khẩu, mưu sinh bằng nghề nuôi tôm cá, trồng lúa và đi cào. Do địa hình
xa xôi và biệt lập nên mọi thứ sinh hoạt rất khó khăn. Điện không có,
nước giếng khoan, và chỉ sử dụng được sáu tháng từ tháng 7 đến tháng 12.
Đặc biệt, đạo Công giáo vẫn đang trong
thời gian gieo mầm. Chị Mađalêna Hồ Kim Chi cho biết, chị về đây vào
những năm 1977. Vì là giáo viên nên việc đi lại tương đối thuận tiện,
Nhân cơ hội này, chị đã vượt qua sự sợ hãi để mang Chúa đến với người
dân trên Cồn, và đã giúp một số gia đình theo đạo. Một nhà nguyện trên
vùng đất “nước mặn, đồng chua” này, chính là ước nguyện của chị và những
bà con có đạo tại đây”.
Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi tấm lòng
bác ái đã chung tay, chung sức để làm nên một chuyến đi vô cùng đầy ý nghĩa.
Có nhiều bài học được rút ra từ chuyến đi, nhưng có một bài học Chúa đã
dạy và con xin ghi nhớ mãi đó là: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv
20,35).