Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Theo

Tôi được mời theo Chúa để trở thành Giêsu cho thế giới hôm nay. Đó là điều quan trọng nhất. Và điều quan trọng nhất này đòi hỏi tôi phải lựa chọn sắp xếp cái gì là chính yếu, cái gì là phụ tùy: Theo Chúa - Phục vụ Bản thân - Phục vụ Gia đình:

Một luật sĩ đến thưa Người rằng: "Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, con cũng xin theo Thầy". Chúa Giêsu trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu". Một môn đệ khác thưa Người rằng: "Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã". Chúa Giêsu trả lời: "Con hãy theo Ta, và hãy để kẻ chết chôn kẻ chết".  (Mt 8,19-22)

Claiming the Identity of Jesus

When we think about Jesus as that exceptional, unusual person who lived long ago and whose life and words continue to inspire us, we might avoid the realisation that Jesus wants us to be like him.  Jesus himself keeps saying in many ways that he, the Beloved Child of God, came to reveal to us that we too are God's beloved children, loved with the same unconditional divine love.

John writes to his people:  "You must see what great love the Father has lavished on us by letting us be called God's children - which is what we are."  (1 John 3:1).   This is the great challenge of the spiritual life:  to claim the identity of Jesus for ourselves and to say:  "We are the living Christ today!" (Nouwen M)

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Can đảm

Theo Chúa như hai thánh Phêrô và Phaolô đòi hỏi phải can đảm, một sự can đảm đặc biệt.

Spiritual Courage

Courage is connected with taking risks. Jumping the Grand Canyon on a motorbike, coming over Niagara Falls in a barrel, or crossing the ocean in a rowboat are called courageous acts because people risk their lives by doing these things. But none of these daredevil acts comes from the centre of our being. They all come from the desire to test our physical limits and to become famous and popular.

Spiritual courage is something completely different. It is following the deepest desires of our hearts at the risk of losing fame and popularity. It asks of us the willingness to lose our temporal lives in order to gain eternal life. (Nouwen M)

Sự can đảm của hai thánh Phêrô và Phaolô cốt yếu ở chỗ dám bỏ mọi sự mà theo Thầy Giêsu, chịu đựng mọi thử thách, mọi tấn công dữ dội của "cửa địa ngục":

"Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được." (Mt 16,18)

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Chạm đến

Doing Love

Often we speak about love as if it is a feeling. But if we wait for a feeling of love before loving, we may never learn to love well. The feeling of love is beautiful and life-giving, but our loving cannot be based in that feeling. To love is to think, speak, and act according to the spiritual knowledge that we are infinitely loved by God and called to make that love visible in this world.

Mostly we know what the loving thing to do is. When we "do" love, even if others are not able to respond with love, we will discover that our feelings catch up with our acts. (Nouwen M)

Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch" Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: "Ta muốn". (Mt 8,2-3)



Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Lửa

Hãy để cho Chúa yêu mình.
Hãy để cho tình yêu mãnh liệt của Chúa đốt cháy mình.
Lửa tình yêu của Chúa thường bị lụi tàn vì nhiều lý do. Hãy để Chúa đốt sáng lại.

Và hãy truyền lửa Giêsu cho anh em mình.


Càng biết về Đức Giêsu, ta càng muốn nói về Ngài.
Càng thưa chuyện với Đức Kitô, ta càng khao khát được nói về Ngài.
Càng để Đức Giêsu chiếm đoạt mình,ta càng khao khát lôi kéo người khác về với Ngài. (ĐTC Bênêđictô)



Chúa Thánh Thần sẽ đưa ta đi sâu vào tình bạn với Đức Giêsu, thúc đẩy ta biết “đi ra” khỏi mình và “ra đi” để loan truyền Tin Mừng

Kho tàng

Giàu để giúp người nghèo 
Từ một hộ nghèo, ông Huỳnh Văn Bé (thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) vươn lên trở thành tỉ phú với việc... trộn muối ớt. Thương hiệu “Muối sấy Ngọc Yến” của ông Bé tạo việc làm cho nhiều người và giúp nhiều người nghèo như ông trước đây.

(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/554085/giau-de-giup-nguoi-ngheo.html)

Jesus is Poor

Jesus, the Blessed One, is poor. The poverty of Jesus is much more than an economic or social poverty. Jesus is poor because he freely chose powerlessness over power, vulnerability over defensiveness, dependency over self-sufficiency. As the great "Song of Christ" so beautifully expresses: "He ... did not count equality with God something to be grasped. But he emptied himself, ... becoming as human beings are" (Philippians 2:6-7). This is the poverty of spirit that Jesus chose to live.

Jesus calls us who are blessed as he is to live our lives with that same poverty. (Nouwen M)

Pope to FAO: more must been done to end scandal of starvation


(Vatican Radio) “Something more can and must be done” for the millions of people who are “still suffering and dying of starvation”, something which is “truly scandalous” in this day and age. Moreover, the current global crisis cannot “continue to be used as an alibi” for people, states and institutions to shirk their responsibility in helping the poor and hungry of the world.


Đừng tích trữ cho mình kho tàng dưới đất: là nơi ten sét mối mọt sẽ làm hư nát, và trộm cướp sẽ đào ngạch lấy mất, nhưng các con hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời (Mt 6,19-20)

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Lạy Cha

Ðức Hồng Y Cardjin, vị sáng lập của phong trào Thanh Lao Công, đã tự thuật như sau: "Tôi là con của giai cấp công nhân. Nếu tôi đã có thể trở thành linh mục, là cũng nhờ cha tôi". Cha tôi là một công nhân nghèo, người đã phải hy sinh để nuôi dưỡng những đứa con mà hẳn người đã hãnh diện. Tôi còn nhớ, khi lên 13 tuổi, một buổi tối nọ, khi các anh chị của tôi đã lên giường đi ngủ, tôi rón rén bước xuống nhà bếp. Tôi đến gần cha tôi. Người đang ngồi trầm ngâm với chiếc ống điếu. Còn mẹ tôi thì đang khâu giày cho chúng tôi. Tôi rụt rè thưa với cha tôi: "Thưa ba, con có thể tiếp tục học không?". Cha tôi trả lời: "Con ơi, ở tuổi con ba đã phải đi làm rồi. Nay thì ba đã già và sức ba cũng đã mòn".

Tôi lấy hết can đảm để thuyết phục cha tôi: "Ba ơi, con nghĩ là Chúa đã gọi con, con muốn tở thành linh mục".

Bình thường cha tôi là một người ít biểu lộ tình cảm. Nhưng tối hôm đó, khi vừa nghe tôi cho biết ý định làm linh mục, nước mắt người bỗng từ từ lăn trên gò má... Và đôi tay của mẹ tôi cũng run lên vì xúc động.

Cuối cùng, khi làm chủ được cơn xúc động, cha tôi mới thốt lên với tất cả cương quyết: "Ba má đã hy sinh quá nhiều... Nhưng để cho một người con làm linh mục, ba má nguyện sẽ tiếp tục hy sinh".

Mà quả thực, cha mẹ tôi đã tiếp tục làm việc nhiều hơn nữa để tôi có thể tiếp tục học. Vừa mãn trung học, 8 ngày trước khi lãnh thưởng cuối năm, tôi nhận được điện tín nhắn tin cha tôi đau nặng.

Trên giường hấp hối, cha tôi nhìn tôi mỉm cười: đó là chúc lành cuối cùng mà người dành cho tôi. Người cha đáng thương, hy sinh cho đến chết để người con được trở thành linh mục.

Sau khi vuốt mắt người, tôi đã thề hứa sẽ hy sinh để trở thành linh mục, nhất là linh mục cho giới công nhân.

"Lạy Cha chúng con ở trên trời" (Mt 6,9)

Joint Heirs with Christ

We continue to put ourselves down as less than Christ.  Thus, we avoid the full honour as well as the full pain of the Christian life.  But the Spirit that guided Jesus guides us.  Paul says:  "The Spirit himself joins with our spirit to bear witness that we are children of God.  And if we are children, then we are heirs, heirs of God and joint-heirs with Christ" (Romans 8:16-17).

When we start living according to this truth, our lives will be radically transformed.  We will not only come to know the full freedom of the children of God but also the full rejection of the world.  It is understandable that we hesitate to claim the honor so as to avoid the pain.  But, provided we are willing to share in Christ's suffering, we also will share in his glory (see Romans 8:17).
(Nouwen M)

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Chứng nhân

Chuyện về cặp vợ chồng mù & Những tờ vé số

Ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có cặp vợ chồng mù vượt qua sự tăm tối của số phận để xây tổ ấm hạnh phúc với những đứa con ngoan hiền, hiếu thảo...

...Hình ảnh người vợ dẫn chồng đi bán vé số rồi đi phụ rửa chén cho các quán cơm đã không còn xa lạ với bà con trong xóm. Nghèo nhưng lạc quan và yêu thương nhau. Đó là câu chuyện của vợ chồng ông Võ Văn Hùng (51 tuổi) và bà Lê Tường Vân (44 tuổi), trú tại đường Nguyễn Thái Sơn, P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Bảy tuổi, anh Hùng bị sốt phát ban. Gia đình khó khăn, không có tiền chữa trị nên hai mắt anh không còn nhìn thấy gì. Thời gian sống với ngoại, anh học nghề thủ công ở trung tâm người khuyết tật (H.Hóc Môn, TP.HCM). Sau đó, anh được nhận vào trung tâm hội người mù (Q.1) dạy cho các bạn cùng cảnh ngộ với mình làm chổi, dệt chiếu... Còn chị Vân là một cô gái hiền hậu, nết na. Năm 1992, cảm mến chàng trai mù chịu thương chịu khó, chị đồng ý cùng anh nên nghĩa vợ chồng trong sự vui mừng khôn xiết của bà con. Đến với nhau bằng tình yêu thương, cuộc sống của họ tuy nghèo nhưng rất hạnh phúc...

(http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/553897/chuyen-ve-cap-vo-chong-mu.html#ad-image-0)

Nhân kỷ niệm 25 năm ngày Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử đạo Việt Nam (19-06-1988)

Các Thánh Tử Đạo: Tử Đạo Việt Nam! Các ngài là chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết. Chứng nhân có nghĩa là con người vẫn được mời gọi về hưởng trường sinh. Thay vì hình khổ ngắn ngủi, anh em sẽ được nhiều ơn vĩ đại, là vì Thiên Chúa đã luyện lọc anh em và thấy anh em xứng đáng, Ngài đã thử thách anh em như thử vàng trong lửa, và đã chấp nhận anh em như của lễ toàn thiêu. Phải, như của lễ toàn thiêu hợp với của lễ hy sinh trên Thập Giá của Chúa Kitô. Là vì kiên cường cho đến chết, anh em đã tuyên xưng Chúa Kitô tử nạn - Ngài là sự khôn ngoan, là quyền năng Thiên Chúa. Chúa Kitô: trong Ngài, chúng ta được Thiên Chúa cứu rỗi.

Empowered to Speak

The Spirit that Jesus gives us empowers us to speak. Often when we are expected to speak in front of people who intimidate us, we are nervous and self-conscious. But if we live in the Spirit, we don't have to worry about what to say. We will find ourselves ready to speak when the need is there. "When they take you before ... authorities, do not worry about how to defend yourselves or what to say, because when the time comes, the Holy Spirit will teach you what you should say" (Luke 12:11-12).

We waste much of our time in anxious preparation. Let's claim the truth that the Spirit that Jesus gave us will speak in us and speak convincingly.

"Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con." (Mt 6,6)

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Hòa bình

Jesus Is a Peacemaker

Jesus, the Blessed Child of the Father, is a peacemaker.
His peace doesn't mean only absence of war.
It is not simply harmony or equilibrium.
His peace is the fullness of well-being, gratuitously given by God.
Jesus says, "Peace I leave to you, my own peace I give you,
a peace which the world cannot give,
this is my gift to you"
(John 14:27).

Peace is Shalom --- well-being of mind, heart, and body,
individually and communally.
It can exist in the midst of a war-torn world,
even in the midst of unresolved problems and increasing human conflicts.
Jesus made that peace
by giving his life for his brothers and sisters.
This is no easy peace,
but it is everlasting and it comes from God.
Are we willing to give our lives in the service of peace?

Làm sao người ta có thể có sự bình an, phát triển tròn đầy (well-being) và xây dựng được hòa bình nếu lòng còn sôi sục hận thù?

Một cách trả thù

Những người thổ dân Nam Phi thường đề cao sự tha thứ bằng câu chuyện sau đây:

Có hai người thổ dân rất thù ghét nhau. Một ngày kia, một trong hai người gặp cô gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng. Hắn đã bắt lấy cô gái và lấy dao chặt đứt hai ngón tay của cô bé. Cô bé vừa chạy về vừa khóc lóc đau đớn, còn tên hung thủ thì vừa đi vừa đắc trí hô lớn: "Ta đã trả thù được rồi".

Mười mấy năm sau, cô bé đáng thương ấy đã lớn lên rồi có gia đình. Một hôm, có một người ăn xin đến gõ cửa nhà cô. Cô nhận ra tức khắc người hành khất chính là kẻ đã chặt tay cô cách đây mười mấy năm. Không một chút oán hờn, không một lời trả đũa, cô vội vàng vào nhà và mang thức ăn ra hầu hạ cho kẻ đã từng hành hạ mình. Khi người hành khất đã ăn no rồi, người đàn bà liền đưa bàn tay cụt mất hai ngón cho ông ta xem và nói: "Tôi cũng đã trả được thù rồi".

"Lấy ân trả oán": đó phải là phương châm hành động của người Kitô chúng ta. Không có cách trả thù nào cao quý hơn bằng yêu thương, tha thứ cho chính kẻ thù. Nói như thánh Phaolô, chúng ta không mắc nợ với nhau đều gì ngoài tình thương mến.

Chỉ có tình thương, chỉ có lòng tha thứ mới có thể tiêu diệt được hận thù, lấy bạo động để tiêu diệt bạo động: con người chỉ đổ thêm dầu vào hận thù và bạo động mà thôi.

Cuộc cách mạng bạo động và đẫm máu nào cũng chỉ mang lại tang thương, chết chóc và không biết bao nhiêu hệ lụy khổ đau khác.

Chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất có thể cứu vãn được nhân loại: đó là cuộc cách mạng mà Chúa Giêsu đã đề ra. Chỉ có cuộc cách mạng tình thương ấy mới có thể tiêu diệt được hận thù. Ðó là cuộc cách mạng mà người Kitô chúng ta cần phải đeo đuổi mỗi ngày. Thay vì tiêu diệt kẻ thù, chúng ta hãy tiêu diệt chính sự thù hận trong tâm hồn chúng ta.

(Lẽ Sống)

"Nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa." (Mt 5,39)

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Vô cảm & Tàn bạo

Trong phim "Nữ hoàng Seon Deok", cuộc đời Bidam có kết quả thảm khốc vì không nhận được bàn tay thương xót của sư phụ (sau khi Bidam bị thầy quở trách nặng nề vì đã sát nhân tàn bạo) và không hiểu được tấm lòng tha thiết thương xót của Seon Deok.

Rất may, các nhân vật trong ba bài đọc Lời Chúa hôm nay (Đavít, Phaolô, người đàn bà tội lỗi) đã không rơi vào hoàn cảnh như thế. Họ cảm nhận được lòng thương xót của Chúa, và cuộc đời họ có kết quả tươi sáng.

Cảm nhận lòng thương xót của Chúa để được bình an và thể hiện lòng thương xót đó cho mọi người là điều thật cần thiết.

Hãy nhìn vào xã hội hôm nay: chiến tranh, bạo lực, khủng bố ngoài xã hội, trong gia đình, trong học đường:

- Nữ sinh đánh nhau, nam sinh cổ vũ.Tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng về cả số lượng và cả tính chất nghiêm trọng. Thờ ơ, dửng dưng, coi việc chứng kiến các bạn đánh nhau là thú vui, tiêu khiển của một số bạn trẻ. Đúng là vô cảm và tàn nhẫn. Xã hội sẽ ra sao khi những con người này lãnh trách nhiệm? Xã hội đang như thế nào mà ngay cả chốn giáo dục cũng đã thê thảm như thế?

- Rồi SV đánh thầy giáo: Nỗi hổ thẹn của đạo đức học trò  ...

Cần phải vổ võ lòng thương xót như thế nào?


Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Cái nhìn


Nếu mắt bên phải con làm con vấp phạm, thì hãy móc quăng khỏi con đi: thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

"Xử nhau"



Nữ sinh 'xử nhau', thầy cô đau đáu
 .
Chuyện nhức nhối nữ sinh bạo lực vì ghen tuông; Nữ sinh đánh bạn vì bạn xinh hơn, giỏi hơn... lần lượt được "tái hiện" qua góc nhìn của thầy cô tại hội thảo "trường học thân thiện và an toàn cho học sinh nữ" do Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp cùng một số cơ quan, đơn vị tổ chức sáng 11/6.

Đại diện Trường THCS Dương Quang, huyện Gia Lâm (Hà Nội) kể lại chuyện xảy ra tại trường cách đây 2 năm khi học sinh nữ lớp 9 đánh và ép học sinh nữ lớp 7 uống thuốc ngủ trong nhà vệ sinh.

Nguyên nhân do nữ sinh lớp 9 hiểu nhầm nữ sinh lớp 7 cướp người yêu của mình. Em này đã rủ thêm một người bạn thân khác đánh trò lớp 7 trong nhà vệ sinh rồi dọa nạt và ép uống thuốc ngủ. Sự việc được nhà trường phát hiện và kịp thời giải quyết.

(http://news.zing.vn/nhip-song-tre/nu-sinh-xu-nhau-thay-co-dau-dau/a326978.html#tagpage_listing)
 
"Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt." (Mt 5,22)

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Lề luật

...Chàng thanh niên quý tộc Bênêđictô đã quy tụ xung quanh mình một số người đồng chí hướng và thiết lập tu viện đầu tiên tại Monte Cassino.

Chàng đã nói với Mauro, Placido và những người môn đệ đầu tiên như sau: "Chúng ta giam mình trong bốn bức tường kiên cố không phải là để xa cách những người khác, nhưng là để tiếp nhận từ trên cao ánh sáng của Chúa và thông đạt cho thế giới, để học hỏi một cách sâu xa hơn nền văn minh vừa Kitô giáo vừa nhân bản và làm cho nền văn minh ấy chiếu sáng giữa những người anh em của chúng ta. Tôn chỉ của chúng ta là thập giá và cái cày, bởi vì một dân tộc chỉ có thể phát sinh và lớn lên với sự cầu nguyện, nghiên cứu học hỏi và lao động".

Những điểm chính trong quy luật của chúng ta là: Hát bảy lần một ngày để ca tụng Chúa và làm cho màn đêm tăm tối cũng được ấm cúng với lời ca tụng này. Thứ đến, mỗi ngày bỏ ra nhiều giờ để lao động ngoài đồng áng, học hỏi những sự trên trời và dịch lại những tác phẩm cổ điển. Sau cùng, phục vụ nhau như những người anh em của nhau, nhất là tại bàn ăn, là nơi vừa nghe đọc sách vừa thưởng thức chút rượu.

Vị thánh đã đưa ra chút quy luật đơn sơ trên đây đã được chọn làm bổn mạng của toàn thể Âu Châu, bởi vì nền văn minh của Kitô giáo hiện nay, nền văn minh nhân bản của thế giới ngày nay đã phát sinh từ chính lý tưởng cao quý ấy: sống chung trong yêu thương để ca tụng Chúa và phục vụ con người....

(Lẽ Sống)


"Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.  Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời."

(Mt 5,18-19)

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Hỏi & Đáp

ĐTC gây bất ngờ với cuộc gặp gỡ hỏi-đáp

CatholicCulture/WGPSG -- Trong một cuộc trao đổi thẳng thắn với các học sinh vào ngày 7 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thổ lộ rằng ngài không bao giờ muốn trở thành giáo hoàng, và ngài đã chọn không sống trong các căn hộ của giáo hoàng vì “sức khỏe tâm lý” của mình.

Khi gặp gỡ các học sinh của các trường do Dòng Tên điều hành ở Ý và Albania, cùng với các giáo viên và người thân của các em, Đức Thánh Cha đã chuẩn bị sẵn một diễn văn dài 5 trang. Nhưng rồi ngài nói "Như vậy cũng nhàm chán". Thay vào đó, ngài đã đề nghị các em đặt câu hỏi. "Bằng cách này, chúng ta có thể chuyện trò với nhau" - ngài nói.

Khi được hỏi lý do tại sao ngài đã quyết định sống ở nhà khách Thánh Mát-ta của Vatican, chứ không sống trong các căn hộ của giáo hoàng, Đức Thánh Cha trả lời rằng "đó là một câu hỏi về cá tính". Ngài giải thích rằng đấy không phải là vì các căn hộ của giáo hoàng quá sang trọng, cũng không phải vì ngài tự coi mình nhân đức hơn các giáo hoàng khác. "Các con có hiểu không, cha không thể sống lẻ loi. Cha cần phải sống giữa mọi người, và nếu cha sống lẻ loi, có thể là khá cô lập, điều đó sẽ không tốt cho cha".

Khi một cô bé hỏi ngài có muốn trở thành giáo hoàng không, Đức Thánh Cha đã nhanh chóng trả lời là “Không”. "Chúa không chúc phúc cho một người muốn làm giáo hoàng đâu!" ngài nói. "Cha đã không muốn là giáo hoàng."

Khi được hỏi về lý do tại sao ngài đã trở thành một linh mục dòng Tên, Đức Thánh Cha nói rằng ban đầu ngài muốn trở thành một nhà truyền giáo, và đã xin đến Nhật Bản, nhưng được cho biết là vì lý do sức khỏe, ngài sẽ phù hợp hơn với những hoạt động tại quê nhà Argentina. Tuy nhiên, ngài nói rằng, tinh thần truyền giáo là cốt lõi của ơn gọi linh mục dòng Tên: "ra đi loan báo Chúa Giêsu Kitô và không quá đóng kín trong thế giới của mình."

Một số cô gái hỏi Đức Giáo Hoàng rằng ngài còn tiếp tục liên lạc với bạn bè thời niên thiếu của mình không. Ngài nói rằng ngài đã rất vui được bạn bè cũ từ Argentina vài lần đến thăm, và thường được nghe kể về những người bạn khác. "Cha gặp họ, cha viết thư cho họ," ngài nói. "Ta không thể sống thiếu bạn bè được."
Một cô bé tiểu học hỏi Đức Giáo Hoàng còn tiếp tục gặp bạn bè từ hồi phổ thông không. Ngài trả lời, "Cha chỉ mới làm giáo hoàng được hai tháng rưỡi thôi mà!". Nhưng hiểu mối quan tâm của cô bé, ngài nói tiếp: "Bạn bè của cha ở cách xa cha 14 giờ đi bằng máy bay, phải không nào? Họ ở rất xa, nhưng cha muốn nói với con điều này, ba người trong số họ đã đến tìm cha và chào cha; cha gặp họ, họ viết thư cho cha và cha yêu họ rất nhiều. Con không thể sống mà không có bạn bè, đó là điều quan trọng".

Một cậu học sinh đặt câu hỏi về sự lầm lẫn sa ngã về đức tin, Đức Giáo Hoàng đã khích lệ cậu với câu trả lời: "Cần luôn nhớ điều này: con không nên sợ bị thất bại hoặc té ngã. Nghệ thuật đi không phải ở chỗ không bao giờ té ngã nhưng ở chỗ học cách đứng lên và tiếp tục bước tới. Nếu có té ngã, hãy mau chóng đứng dậy và tiếp tục tiến bước".

Trả lời cho một số câu hỏi khác, Đức Giáo Hoàng nói rằng, sự tồn tại của nghèo đói trong thế giới ngày nay chính là một xì-căng-đan, và rằng các Kitô hữu có bổn phận phải tham gia vào các công việc chính trị. "Chính trị đã trở thành dơ bẩn là vì các Kitô hữu đã không thấm nhuần tinh thần Tin Mừng cho đủ", ngài nói. "Làm việc vì công ích chính là bổn phận của Kitô hữu."

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Phúc

Theo tiến sĩ Jill Taylor:
- não trái thực hiện việc phân tích, phê phán, khẳng định, tính toán;
- não phải thực hiện việc trực giác, hòa nhập, an tịnh, thưởng thức, cống hiến.
(http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-18091_5-50_6-1_17-184_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark)

Những mối phúc của Chúa xem ra đòi hỏi phải có nhiều hoạt động của não phải:

- Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
- Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
- Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
- Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả.
- Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.
- Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
- Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
- Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
(Mt 5,3-10)

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Chạnh lòng thương

Thảm kịch xe buýt

Hôm qua, cảnh sát Trung Quốc tuyên bố đã mở cuộc điều tra hình sự về thảm kịch cháy xe buýt tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến khiến 47 người thiệt mạng, 34 người bị thương.
Cảnh sát đã xếp sự cố này vào dạng “vụ án hình sự nghiêm trọng”. Chính quyền Hạ Môn tuyên bố nghi can là một người đàn ông 59 tuổi, gây án để trả thù đời. Nghi can đã chết trong vụ hỏa hoạn.


Tiếng cười từ một cơn đau

Xuân Hương chấp nhận mọi nghịch lý, bất công, cay đắng, đổ vỡ... của cuộc đời này sau cùng bằng một tiếng cười. "Tại sao những món đồ gỗ xưa đến bây giờ vẫn tốt? Bởi vì những người thợ ngày xưa đã làm bằng cái tâm, phả hồn mình vào trong đó. Nghệ thuật cũng vậy, không thể làm dối. Nghệ thuật phải được làm bằng cái tâm, bằng sự say nghề, bằng tấm lòng mộc mạc sống thật giữa những người nghệ sĩ với nhau".

"Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả/Anh hùng hào kiệt có hơn ai". "Chối từ" sự bằng phẳng này, Xuân Hương nghiệm rằng mọi việc ở đời dù tốt hay xấu, gập ghềnh hay trắc trở đều có ý nghĩa của nó. Một nhà văn nữ nào đó từng nói: "Tôi không mơ một cuộc đời hạnh phúc, tôi chỉ cần một cuộc đời thú vị để viết!". Với một nghệ sĩ vừa viết, vừa diễn, vừa dựng như Xuân Hương thì sau cùng vẫn là tìm ra được đâu đó những câu chuyện hài hước để mà... cười được.

Reflections on Atheists, Christians, and Who Will Be Saved 
  
This is not to say that the non-Christian is able to perform these acts of neighborly love without the help of God. Rather these acts of love are in fact evidence of God’s activity in the person. 
 
As Christians, we believe that God is always reaching out to humanity in love.  This means that every man or woman, whatever their situation, can be saved.  Even non-Christians can respond to this saving action of the Spirit.  No person is excluded from salvation simply because of so-called original sin; one can only lose their salvation through serious personal sin of their own account.

In the mind of Pope Francis, especially expressed in his homily of May 22, “Doing good” is a principle that unites all humanity, beyond the diversity of ideologies and religions, and creates the “culture of encounter” that is the foundation of peace.

Speech of the moon

The whole world had recognized in Pope John a pastor and a father: a shepherd because [he was] father. What made him such? How could he reach the hearts of so many different people, even many non-Christians? To answer this question, we can refer to his episcopal motto, oboedientia et pax: obedience and peace.

...Her story begins fifty years ago on the 11th of October 1962, at the end of an historic day marking the opening of the Second Vatican Council when Pope John XXIII appeared at the window of the Apostolic Palace in answer to the request of the huge crowds that had gathered in the Square below, making a memorable impromptu speech.Known as the 'Speech of the Moon', it lives on in people’s hearts and minds to this day among them Jill Tyler who was in Saint Peter's Square on that occasion.


  “Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương” (Lc 7,13)

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Mẹ

Tiến sĩ Jill Tailor
... Hôm nay, các giáo sư về não bộ - bạn của tôi và các bác sĩ của bệnh viện đã họp mặt trong phòng tôi, nghiêm trọng bàn về kế hoạch chữa trị sắp tới. Vừa lúc ấy thì mẹ tôi bước vào. Sau khi lên tiếng chào mọi người, bà đến bên giường nhìn thẳng vào tôi như ước định bệnh tình, rồi bà dỡ chăn êm đềm nằm sát xuống bên tôi, choàng tay ôm chặt lấy như che chở tôi những ngày còn bé. Trong mắt người mẹ, tôi không còn là một giáo sư tiến sĩ của đại học nổi tiếng Harvard nữa, chỉ là đứa con gái bé bỏng của mẹ đang bệnh nặng và cần được mẹ chăm sóc, dỗ dành. Tôi chui rúc vào lòng êm ấm của bà với tất cả sự biết ơn. Tôi có cảm giác được mẹ tôi sinh ra lần thứ hai. Bấy lâu nay tôi vẫn nghĩ mình đã trưởng thành và có thể sống đời độc lập. Giờ mới biết trong hoàn cảnh này, tình mẹ quý báu biết là dường nào!

...Tôi cảm thấy được ân sủng của Thượng đế khi có mẹ đến ở săn sóc. Bà lúc nào cũng khiêm tốn nói với mọi người là bà không biết làm gì cho tôi. Bà chỉ theo dõi ủng hộ tinh thần, khuyến khích tôi trong mọi việc tôi cố gắng tập làm, với tình thương vô bờ của người mẹ như ngày xưa tôi mới chập chửng biết đi. Mọi thứ tôi phải bắt đầu từng bước. Như muốn ngồi dậy từ trên giường nằm thì tôi phải tập nhấc nửa thân mình lên mấy trăm lần trong một vài ngày cho hai bắp thịt hông khỏe mạnh rồi mới ngồi lên được. Những lúc đó mẹ tôi khen ngợi khuyến khích không tiếc lời và tôi như đứa trẻ thơ, rất phấn khỏi khi được khen.

...Một trong nhũng lý do cho sự thành công của tôi, là mẹ tôi lúc nào cũng kiên nhẫn và dịu dàng. Không bao giờ bà tỏ ra mệt mỏi hoặc cáu kỉnh vì sự lặp đi lặp lại chẳng nên thân của tôi. Khi tôi vụng về nhiều lần trong thực tập, bà luôn miệng khuyến khích: “Đáng lý còn tệ hơn nữa; con như vậy là giỏi rồi!”. Và bà khen lấy khen để những khi tôi thành công. Thái độ từ ái của mẹ làm tôi vô cùng cảm động và phấn khởi. Tôi đạt kết quả khả quan trên đường phục hồi, phần lớn nhờ sự kiên nhẫn của mẹ. Bà lúc nào cũng cho thấy tôi giỏi vì hôm nay đã làm được việc mà hôm qua chưa. Bà biết lựa những việc dễ, cần ít năng lực cho tôi thực tập trước, rồi sau đó tới việc khó hơn, như ông thầy biết phuơng pháp sư phạm. Mà thật vậy, mẹ tôi là một cô giáo dạy toán! Và hai mẹ con luôn luôn ăn mừng những thành tựu tôi đạt được.

...Trong tuần lễ đầu tôi đã có thể đi lại từ phòng ngủ sang phòng tắm và ra tới phòng khách tương đối dễ dàng. Rồi mẹ hướng dẫn tôi đi vòng khắp nhà. Sang phòng vẽ với nhiều tranh ảnh, mẹ bảo đó là những tác phẩm của tôi. Sang phòng nhạc, tôi thấy mấy loại đàn, từ piano tới guitar và mấy thứ khác nữa. Mẹ nói thứ nào tôi chơi cũng giỏi. Những phát hiện này làm tôi vô cùng thích thú. Rồi mẹ còn bảo tôi là nhà khoa học não bộ nổi tiếng, muốn đem kiến thức của mình phục vụ con người. Nghe kể về cuộc đời tôi sao nhiều màu sắc và dễ thương quá, tôi càng quyết tâm nỗ lực phục hồi nhanh chóng để sống lại cuộc đời đầy ý vị của chính tôi. Mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư và thiệp gởi từ khắp nơi trong nước. Tuy tôi chưa đọc được, nhưng mẹ tôi đọc giùm.

...Mẹ lại dẫn tôi ra đường học “đi bộ”. Thế nào là đi trên lề đường, tránh dẫm lên sân cỏ. Thế nào là mặt đường cao thấp, phải bước cẩn thận. Thế nào là đi trên tuyết, dễ trơn trợt, phải cẩn thận hơn. Thế nào là dấu hiệu đèn xanh đỏ khi băng qua đường. Xem ra tôi học lần này nhanh. Chứng tỏ các mạch thần kinh ở đây không bị thiệt hại lắm. Rồi mẹ dẫn đi chợ học mua sắm. Thật là khổ sở và mệt mỏi khi phải tiếp xúc với người lạ.

...Đến giữa tháng ba, mẹ tôi thấy tôi đủ khả năng để đi lại một mình, dù hãy còn hơi yếu. Nhưng dù sao tôi cũng có bạn bè tới lui gúp đỡ. Bà quyết định rời tôi để về lo cho người anh vốn đã bị chứng tâm thần phân liệt từ nhiều năm qua. Trước khi đi, bà an ủi tôi: “Con hãy an lòng. Khi con cần mẹ, chỉ một cú điện thoại, là mẹ sẽ đến ngay với con bằng chuyến phi cơ đầu tiên!”. Nghe đến đây, một phần trong tôi cảm thấy tự hào vì được thêm tự do; nhưng phần lớn còn lại là tôi... sợ muốn chết!

(http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-18085_5-50_6-1_17-184_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark )

"Chúa Giêsu trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng." (Lc 2,51)

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Tự tử

Paris Jackson - con gái duy nhất của vua nhạc pop quá cố Michael Jackson, ngày 5-6 (giờ địa phương) đã tự tử nhưng được cứu. Hiện cô đang được điều trị tại bệnh viện.

Báo chí địa phương cho biết cô rời nhà vào khoảng 2g giờ địa phương, tức 16g theo giờ VN. Có tin đưa cô tự tử bằng cách cắt vào tay, nhưng cũng có nguồn tin nói cô uống thuốc quá liều.

Paris Jackson thường cập nhật tình hình cuộc sống của mình trên Twitter - mạng xã hội mà cô bé có hơn 1 triệu người theo dõi. Một trong những lời nói mà Paris Jackson cập nhật gần đây thể hiện tình trạng buồn bã.

Câu nói mà Paris Jackson đăng tải lên gần đây nhất là một đoạn trong bài hát Yesterday của Beatles "yesterday, all my troubles seemed so far away now it looks as though they're here to stay." (Ngày hôm qua tất cả những lo lắng của tôi dường như đã biến mất, bây giờ như thể nó đang hiện diện ở đây) và Paris Jackson cũng viết lên Twitter một câu hỏi "I wonder why tears are salty" (Tôi tự hỏi tại sao những giọt nước mắt lại mặn chát).

Trong khi đó một nguồn tin thân cận của gia đình Michael Jackson nói với tờ Daily News rằng chính những áp lực từ những vụ kiện cáo trong những phiên tòa gần đây xung quanh cái chết của Michael Jackson đã tác động đến hành động tự tử bằng cách cứa cổ tay của Paris Jackson.


(http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/552388/con-gai-michael-jackson-tu-tu-nghi-bang-cach-cua-co-tay.html#ad-image-0)

Jesus' Compassion

Jesus is called Emmanuel which means "God-with-us" (see Matthew 1: 22-23).
The great paradox of Jesus' life is that he,
whose words and actions are in no way influenced by human blame or praise
but are completely dependent on God's will,
is more "with" us than any other human being.

Jesus' compassion, his deep feeling-with us,
is possible because his life is guided not by human respect
but only by the love of his heavenly Father.
Indeed, Jesus is free to love us
because he is not dependent on our love.


"Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất... Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó." (Lc 15,4-6)

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Yêu thương & môi trường


...Nhiều khi thấy ba khệ nệ chở hàng hóa trên chiếc xe đạp, mồ hôi nhễ nhại, tôi hỏi sao ba không đi xe máy cho khỏe, ba bảo: “Bây giờ xe máy nhiều quá, ra đường là thấy ngộp, bớt một xe cũng đỡ khói bụi cho người khác”. Với suy nghĩ đó, tôi hiểu ba khác đi, không phải vì ba hà tiện như tôi từng nghĩ.
(http://tuoitre.vn/Ban-doc/552302/truoc-tien-minh-phai-lam-tot.html)
 
Tình yêu thương cần được thể hiện trong sự nhạy cảm và hiểu biết như thế. Và muốn được vậy, cần lắng nghe và thực hiện theo sự soi sáng thúc đẩy của Chúa Thánh Thần:

"Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ." (Mc 12,33)

God's Breath Given to Us

Being the living Christ today means being filled with the same Spirit that filled Jesus.
Jesus and his Father are breathing the same breath, the Holy Spirit.
The Holy Spirit is the intimate communion that makes Jesus and his Father one.
Jesus says: "I am in the Father and the Father is in me" (John 14:10)
and "The Father and I are one" (John 10:30).
 It is this unity that Jesus wants to give us.
That is the gift of his Holy Spirit.

Living a spiritual life, therefore,
means living in the same communion with the Father as Jesus did,
and thus making God present in the world.
(Nouwen M)

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Máu Thịt

“Chúa Giêsu cầm lấy bánh… và nói: Đây là Mình Thầy…
Người cầm lấy chén rượu và nói: Chén này là Giáo ước mới, lập bằng Máu Thầy”

The presence of Jesus among us
and in the gifts of bread and wine
are the same presence.

As we recognise Jesus in the breaking of the bread,
we recognise him also in our brothers and sisters.

As we give one another the bread,
saying: "This is the Body of Christ,"
we give ourselves to each other saying:
"We are the Body of Christ."

It is one and the same giving,
it is one and the same body,
it is one and the same Christ.
(Nouwen M)

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Quyền


Hơn 40 năm qua, người dân TP Mỹ Tho (Tiền Giang) không lạ với hình ảnh bà Huỳnh Thị Yến (82 tuổi) mà họ gọi là “bà Năm chân đất” đẩy xe ba gác chở quần áo cũ vừa bán vừa làm từ thiện.

Bà lom khom dậy từ rất sớm trong căn nhà nhỏ của mình, soạn quần áo cũ treo lên xe ba gác. Từ nhà, bà hì hục đẩy “gian hàng di động” rời khỏi hẻm nhỏ qua các con đường trong thành phố với đôi chân trần chai sạn, nứt nẻ. “Cách đây hai năm, bà đi hết cả thành phố. Giờ già rồi, đủ sức đi 2-3 phường thôi” - bà Năm nói.

Theo lời người dân, bà không mang dép lúc 5-6 tuổi. Nhà nghèo nên băng đồng lội ruộng suốt ngày, dép hư hoài không tiền mua nên đi chân đất. Khi lấy chồng, bà ráng mang dép nhưng đi té hoài. Riết rồi quen luôn. Nhiều người không hiểu, thấy thương bà đi chân đất nên mua cho đôi dép bảo vệ đôi chân. Bà sợ người ta buồn lòng nên nhận nhưng chỉ để trên xe làm kỷ niệm.

Trên con đường mưu sinh của bà, nhiều người tìm đến không chỉ mua mà còn bán lại quần áo cũ cho bà Năm... Đến giờ cơm trưa mỗi ngày cũng là lúc xe ba gác của bà đến khu vực chợ cũ, P.8, TP Mỹ Tho. Nơi dừng chân này bà bán đắt hàng nhất do có khá nhiều người dân nghèo qua lại quanh đây. Tuy quần áo cũ nhưng được giặt ủi sạch sẽ, giá rẻ khiến những người hành nghề xe ôm, phụ hồ... rất thích.

...Khi thấy một anh phụ hồ mặc áo rách bên đường, bà Năm kêu to: “Ê, lại đây bà cho cái áo nè!”. Ông Nguyễn Hoàng Kim, một người chạy xe ôm, cho biết mọi người trong khu này ai cũng yêu quý bà Năm vì dù nghèo nhưng bà lúc nào cũng rất lạc quan, yêu đời. Điều ông nhớ nhất về bà Năm là một con người tốt bụng từ những việc rất nhỏ...

(http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/550321/ba-nam-chan-dat.html)

The scourge of human trafficking and the continued tension in the Middle East were the focus of Pope Francis’ concerns in discussions with the President of the United Nations General Assembly, Serbian native Vuk Jeremic. (http://www.news.va/en/news/pope-discusses-middle-east-human-trafficking-with)

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ lại đến Giêrusalem. Và trong khi Chúa Giêsu đi lại trong đền thờ, thì những trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão đến hỏi Người: "Ông lấy quyền nào mà làm sự đó? Và ai đã ban quyền cho ông để làm như vậy?" (Mc 11,27-28)

Quyền yêu thương và làm cho xã hội sạch đẹp là quyền cơ bản phát xuất từ phẩm giá làm người, làm con của Cha trên trời.