Giống như Chúa Giêsu, Thánh Gioan Tẩy giả và các thánh khác đã là những ngọn lửa yêu thương bừng bừng cháy sáng. Trong họ luôn có lửa. Lửa của Tin Mừng, lửa của lòng nhiệt thành. Lửa nồng nàn chan chứa. Gioan Tẩy giả đặc biệt được mô tả là con người của lửa, giống như Êlia. Còn tôi thì sao?
"Ta ném lửa vào trần gian và mong cho ngọn lửa ấy cháy lên". Khi hiệp nhất với Giêsu, ngọn lửa tình yêu Giêsu cháy lên trong tôi. Khi hiệp thông với mọi người, những nhu cầu và thao thức của họ là những ngọn lửa không ngừng thôi thúc. Vậy mà trong tôi thường khi vẫn không có lửa? Thế nghĩa là sao?
Bài giảng nảy lửa theo cung cách Gioan Tẩy Giả
Bài giảng nảy lửa theo cung cách Gioan Tẩy Giả
Vị giảng thuyết chính thức tại Phủ Giáo Hoàng đã trình bày một bài giảng nảy lửa tố cáo những sai trái của xã hội đương đại trong buổi cử hành phụng vụ tại Đền Thờ Thánh Phêrô Ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005.
Cha Raniero Cantalamessa, linh mục dòng Phanxicô, một vị giảng thuyết trong Phủ Giáo Hoàng, đã giảng trong thánh lễ. Cha Cantalamessa mạnh mẽ tố cáo rằng có “một tư duy thế tục nhất định” trong xã hội ngày nay cổ vũ cho sự thù hận mang tính bạo lực chống lại tôn giáo.
Liên hệ đến bí tích Thánh Thể như là “bí tích bất bạo động”, cha Cantalamessa nhận xét rằng dẫu sao “bạo lực chống lại ngài ngày nay không thể biện minh được trước sự khiêm nhường của Đức Kitô là điều khiến cho những thứ bạo lực này càng trở nên lạ lùng và quái đản”. Cha Raniero Cantalamessa, linh mục dòng Phanxicô, một vị giảng thuyết trong Phủ Giáo Hoàng, đã giảng trong thánh lễ. Cha Cantalamessa mạnh mẽ tố cáo rằng có “một tư duy thế tục nhất định” trong xã hội ngày nay cổ vũ cho sự thù hận mang tính bạo lực chống lại tôn giáo.
Theo cha Cantalamessa, đức tin tôn giáo ngày nay đã bị coi là “dê tế thần” để đổ lỗi cho những vấn nạn xã hội. Cha dằn từng tiếng với những điệu bộ đi kèm. “Không phải chỉ là chuyện áp lực đòi gỡ bỏ thánh giá các nơi công cộng, hay gỡ bỏ máng cỏ khỏi truyền thống Giáng Sinh”, áp lực đó còn kèm theo “với những tiểu thuyết, phim ảnh, và kịch nghệ trong đó hình ảnh của Đức Kitô bị lèo lái trên cơ sở những khám phá về những tài liệu tưởng tượng ra hay không có thật”.
Việc tấn công đức tin Công Giáo “đang trở thành một thể loại văn chương mới”. “Khuynh hướng mặc cho Đức Kitô những tấm áo theo thời trang hay theo các chủ thuyết luôn luôn tồn tại bên cạnh chúng ta”. Tuy nhiên, “trong thời đại chúng ta, bị ám ảnh bởi tính dục”, con người đã xuyên tạc hình ảnh Chúa Giêsu tầm thường và xấu xa. Không thiếu trường hợp có những kẻ láo xược trình bày Chúa như một người đồng tính.
Bất chấp thái độ thù hận đối với Kitô Giáo trong xã hội này, “mầu nhiệm mà chúng ta cử hành trong những ngày này khích lệ chúng ta bẻ tan thái độ bị bách hại và đừng xây dựng thành trì hay rào cản giữa chúng ta và xã hội”. Đức tin đem đến cho người tín hữu hy vọng làm cho ta vững tin nơi chiến thắng cuối cùng và nơi phẩm giá cao trọng của mình...
Những tiếng nói như ngọn lửa thét gào trước những thảm cảnh hôm nay
Nạn đói trong vùng Sừng Phi châu ngày càng trầm trọng hơn. Hàng trăm ngàn người tuyệt vọng trốn chạy các vùng hạn hán và tìm đến các trại tị nạn ở bên kia biên giới Kenya. Số người tị nạn tìm đến trại tị nạn Dadaab bên Kenya đã vượt qúa con số 400.000. Và mỗi ngày đều có từ 1.500 đến 3.000 người nhập trại.
...Rất nhiều trẻ em đã chết vì đói khát trên đường tìm đến các trại tị nạn. Cũng có nhiều em bị thú dữ ăn thịt trên đường di cư. Nhiều gia đình đã mất hết con cái sau hàng tuần đi bộ qua các vùng khô cằn không có thực phẩm và nước uống. Hiện nay nạn đói đe dọa 11 triệu người trong đó có 2,4 triệu tai Kenya, 2,85 triệu tại Somalia, 4,56 triệu tại Etiopia, 120 mgàn tại Gibuti. Hàng chục ngàn người dân hai nước Uganda và nam Sudan cũng bị đe dọa.
...Vì các hoạt động quân sự tiếp diễn tại Somalia nên Chương trình thực phẩm thế giới sẽ không thể nào đến với 60% trên tổng số 3,7 triệu dân Somalia đang bị nạn đói đe dọa. Phiến quân hồi thuộc lực lượng Shabaab nhất định không cho đem phẩm vật cứu trợ tới cho dân chúng miền nam Somalia do họ chiếm đóng và kiểm soát. Họ khẳng định rằng ở đây không có đói kém.
...Chính quyền thường cố ý để cho tình trạng đói kém kéo dài nhằm gây kiệt quệ cho các bộ lạc Nam Sudan.
Trong dải Gaza bên Palestina, các tổ chức nhân đạo quốc tế và các tổ chức phi chính quyền đã không làm gì để ngăn cản lực lượng Hamas phân chia các phẩm vật cứu trợ như họ muốn. Và như thế các phẩm vật cứu trợ không luôn luôn đến tay những người cần được trợ giúp. Đôi khi các tổ chức này tự nguyện làm như thế để có thể tiếp tục hiện diện trong vùng.http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110729/11822
Kinh tế Việt Nam
Một tìm hiểu của UN thu thập từ các nghiên cứu về kinh tế Việt Nam cho thấy tình trạng đói nghèo tăng 2,1% kể từ sau đợt lạm phát cao hồi năm 2008.
Theo Thông tin nhanh của UN Việt Nam cho biết lạm phát trong tháng Tư tại Việt Nam ở mức 17,5% - cao nhất kể từ tháng 12/2008, tức tăng 3,3% so với tháng 3/2011 và vẫn tiếp tục gia tăng.
Ông Hendra cũng cho biết Việt Nam thuộc trong số 5 nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới, cao hơn so với các nền kinh tế ASEAN khác và gọi đây là "tình trạng nghiêm trọng".
"Nó sẽ gia tăng tỉ lệ nghèo đói, 1 hay 2% hoặc cao hơn thế", ông nói trong một cuộc gặp gỡ phóng viên tại Hà Nội, hôm thứ Ba, 10/5. UN Việt Nam đánh giá việc chính phủ Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp nói trên là một điều tích cực nhưng ...
...Việt Nam chỉ thua một vài nước trên thế giới trong việc giảm tình trạng đói nghèo, tuy nhiên vẫn có những khu vực nghèo đói khó giải quyết, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, và ông kêu gọi chính phủ cần có một cách tiếp cận mới...Giới chức trách cần "giải quyết tình trạng bất bình đẳng và chênh lệch ngày càng gia tăng rõ rệt này".