Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Vua tình yêu

Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do Thái không?" (Ga 18,33b)

Thánh Gioan đang kể lại vụ án Giêsu, một vụ án nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại, cũng là một vụ xử án bất công nhất, có nhiều mâu thuẫn nhất và có hiệu quả to lớn bao trùm cả vũ trụ.

Vụ xử án bất công nhất vì bị cáo là người hoàn toàn vô tội, hoàn toàn thánh thiện, nhưng lại phải chịu một bản án nặng nhất: tử hình. Và bị xử tử một cách nhục nhã nhất, khủng khiếp nhất: chết khốn khổ trên thập giá sau khi bị tra tấn dã man.

Vụ án có nhiều mâu thuẫn nhất, vì bị cáo chính là thẩm phán tối cao của toàn thể lịch sử vũ trụ, một thẩm phán chí công vô tư. Còn kẻ xử án Ngài trong vụ kiện này lại là kẻ tội lỗi; khi kết án Giêsu, họ đang kết án chính mình. Họ sẽ rụng rời kinh khiếp khi sau này ra trước toà tối cao Giêsu.

Tại sao Chúa lại để cho một vụ án bất công trái khoáy như vậy xẩy ra và giáng xuống trên chính bản thân của mình? Thưa vì Ngài là Vua! Một vị vua không giống vua trần gian. Không làm vua để đè đầu cưỡi cổ thần dân, nhưng yêu thần dân của Ngài đến tận cùng. Thần dân của Ngài là tất cả nhân loại tội lỗi, ai cũng đáng bị xét xử và nhận phần phạt. Yêu thần dân mình đến cùng, Giêsu muốn lãnh tội và lãnh phần phạt thay cho tất cả, để mang lại ơn tha thứ cho tất cả mọi người. Những ai sám hối để đến với Giêsu đều nhận được ơn tha tội và được đưa vào vương quốc của Ngài, vương quốc của tình yêu và sự thật, vương quốc của bình an và hiệp nhất.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Can đảm

Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con... Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. (Mt 10,19-20.22)

Khi tôi đã từng sống với Chúa mỗi ngày, suy niệm Lời Chúa mỗi ngày, tự khắc tôi sẽ biết nói những gì trong những lúc khó khăn. Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho tôi. Và lời tôi chia sẻ trong Thánh Thần sẽ góp phần xây dựng cộng đoàn. Chính vì tôi đã đưa kinh nghiệm đời tôi vào cuộc đời của những người khác khi họ đón nhận những chia sẻ của tôi.

A Courageous Life
"Have courage," we often say to one another. Courage is a spiritual virtue. The word courage comes from the Latin word cor, which means "heart. A courageous act is an act coming from the heart. A courageous word is a word arising from the heart. The heart, however, is not just the place where our emotions are located. The heart is the centre of our being, the centre of all thoughts, feelings, passions, and decisions.
When the flesh - the lived human experience - becomes word, community can develop. When we say, "Let me tell you what we saw. Come and listen to what we did. Sit down and let me explain to you what happened to us. Wait until you hear whom we met," we call people together and make our lives into lives for others. The word brings us together and calls us into community. When the flesh becomes word, our bodies become part of a body of people.

Spiritual Courage
Courage is connected with taking risks. Jumping the Grand Canyon on a motorbike, coming over Niagara Falls in a barrel, or crossing the ocean in a rowboat are called courageous acts because people risk their lives by doing these things. But none of these daredevil acts comes from the centre of our being. They all come from the desire to test our physical limits and to become famous and popular.
Spiritual courage is something completely different. It is following the deepest desires of our hearts at the risk of losing fame and popularity. It asks of us the willingness to lose our temporal lives in order to gain eternal life.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Nhà cầu nguyện

Khi ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ, Người liền xua đuổi các người buôn bán tại đó và phán bảo họ rằng: "Có lời chép rằng: Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp". Và hằng ngày Người giảng dạy trong Ðền thờ. Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, nhưng họ không biết phải làm cách nào, vì dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người.(Lc 19, 45-48)

Chúa thanh tẩy đền thờ bằng Lời của Ngài: "Và hằng ngày Người giảng dạy trong Ðền thờ". Ngài đưa con người vào cuộc đối thoại ân tình với Chúa, và đó là cầu nguyện: "Nhà Ta là nhà cầu nguyện".
Tâm hồn con cũng là nhà cầu nguyện, nơi con lắng nghe Chúa nói và cũng là nơi con tâm sự với Chúa.

Listening With Our Wounds
To enter into solidarity with a suffering person does not mean that we have to talk with that person about our own suffering. Speaking about our own pain is seldom helpful for someone who is in pain. A wounded healer is someone who can listen to a person in pain without having to speak about his or her own wounds. When we have lived through a painful depression, we can listen with great attentiveness and love to a depressed friend without mentioning our experience. Mostly it is better not to direct a suffering person's attention to ourselves. We have to trust that our own bandaged wounds will allow us to listen to others with our whole beings. That is healing. (Nouwen G)

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Ủ ấp

Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi (Lc 19,41)

Điều mang lại bình an đó là Đức Giêsu ở trong tôi với quyền năng của Thánh Thần. Cùng với Ngài, cõi lòng của tôi có thể mở rộng để ủ ấp tiếp xúc với toàn thể vũ trụ.

Embracing the Universe
Living a spiritual life makes our little, fearful hearts as wide as the universe, because the Spirit of Jesus dwelling within us embraces the whole of creation. Jesus is the Word, through whom the universe has been created. As Paul says: "In him were created all things in heaven and on earth: everything visible and everything invisible - all things were created through him and for him - in him all things hold together" (Colossians 1:16-17). Therefore when Jesus lives within us through his Spirit, our hearts embrace not only all people but all of creation. Love casts out all fear and gathers in all that belongs to God.
Prayer, which is breathing with the Spirit of Jesus, leads us to this immense knowledge. (Nouwen G)

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Dâng

Lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thờ
Dâng mình vào đền thờ là một hành vi của một đức tin sâu thẳm. Vì Tin không chỉ là chấp nhận một chân lý, mà là đón nhận một ngôi vị, đi vào tương quan với một Đấng. Đây là tương quan với một Đấng tối cao, và tôi là hư vô. Những gì tôi có đều do Đấng ấy. Nên về phía tôi, tương quan này là một tương quan phó thác, phó dâng. Như Mẹ Maria dâng mình vào đền thờ.

Lùn

Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn.(Lc 19,3)

Napoleon: "Chiều cao một người được tính từ đầu lên tới trời!" Cách đo đạc đó chỉ xẩy ra khi người ta tìm cách vươn lên trời.
Gia kêu đã làm được điều ấy. Ông lùn. Nhưng ông đã vươn lên trời. Nhờ tìm và gặp Giêsu.