"Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần...Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy" (Mt 10,7.12)
Nước Trời là chính là sự hiện diện của Chúa, một sự hiện diện chăm sóc đầy yêu thương và quyền năng, mang lại sự bình an.
Người môn đệ truyền thông Lời Chúa cũng phải là con người của bình an và xây dựng an bình, hoà bình, xây dựng tình làng nghĩa xóm.
Đi thi nhờ tình làng nghĩa xóm
TT - Trong hàng trăm thí sinh ùa ra điểm thi (Trường THCS An Nhơn, Gò Vấp, TP.HCM) sau khi kết thúc giờ thi môn hóa, chúng tôi vẫn dễ dàng nhận ra Võ Thị Kiều Oanh (nhân vật trong bài “Bụng đói đi thi”, Tuổi Trẻ ngày 3-7) bởi vẻ mặt đen hơn, khắc khổ hơn những thí sinh khác.
...Thầy Nguyễn Văn Ánh, người dạy Oanh môn toán, cho biết Oanh thông minh nhưng đến cả cái máy tính làm toán cũng không có, mỗi lần giải toán phải chạy mượn đầu này đầu nọ. Thầy đã tặng cô học trò nghèo chiếc máy tính trị giá 300.000 đồng. Và cũng với chiếc máy tính ấy, Oanh đã đoạt giải nhất kỳ thi giải toán nhanh trên máy tính Casio toàn quốc.
Trước khi lên thành phố thi đại học, Oanh nói rằng hình dung được những khó khăn trong những ngày sắp tới nhưng sẽ cố gắng vượt qua. Mục tiêu của Oanh là đặt chân vào giảng đường Đại học Công nghiệp TP.HCM. “Đậu đại học rồi em sẽ tiếp tục đi làm thêm để có tiền ăn học. Em tin mình sẽ chịu được và vượt qua tất cả những khó khăn vất vả trong những ngày tới” - Oanh quả quyết.
http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Tuyen-sinh/445305/Di-thi-nho-tinh-lang-nghia-xom.html
WGPSG -- Mùa thi mỗi năm thường kéo dài khoảng nửa tháng cho 2 đợt Đại học và 1 đợt cho Cao đẳng, nhưng Công tác chuẩn bị Tiếp Sức Mùa Thi (TSMT) 2011 của Ban tổ chức TSMT của Caritas TGP SG đã kéo dài 3 tháng trước - tính đến ngày tiếp nhận thí sinh (TS) là ngày 2/7/2011.
Kết quả tham gia mạng lưới này có 25 điểm thuộc giáo xứ, 5 điểm thuộc dòng tu, 6 điểm của Lòng Thương Xót Chúa và 3 điểm thuộc hộ dân. Trong số hộ dân, đặc biệt có điểm 357/9 Nguyễn Xí gần bến xe Miền Đông. Chủ nhân là anh Nguyên, một gia đình trẻ và ngoại giáo đã cho mượn một khu nhà làm điểm TSMT có thể tiếp nhận 40 thí sinh cho mỗi đợt.
Ngày 2/7/2011 là ngày vui và náo nhiệt nhất cho những điểm TSMT, vì là ngày các sĩ tử ở nhiều tỉnh khác nhau lục tục kéo về Tp. HCM kiếm nơi tá túc qua mấy ngày thi. Từ sáng sớm, các đường dây nóng đã réo gọi chúng tôi (Ban TSMT) để báo cáo tình hình. Có những điểm như Gx. Tân Phước, Gx. Xây Dựng, con số sĩ tử quá tải. 6 giờ sáng đã có 6 xe buýt lớn từ Phan Thiết “đổ quân” xuống, sau đó là Tiền Giang cũng đưa lên 2 xe buýt lớn, làm cho các ban tiếp nhận TS làm việc thật căng thẳng. Vì các sĩ tử phần lớn không có đăng ký trước, nên nhiệm vụ của ban tiếp nhận phải phân ra từng quận và trung chuyển các sĩ tử tới giáo xứ gần nơi thi nhất, để tiện cho các TS đi lại trong những ngày thi...
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110705/11435)
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
Gọi tên
Người Mục tử gọi tên từng con chiên của mình (Ga 10,3). Ngài biết rõ tên của tôi. Ngài gọi tên 12 tông đồ: "gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế." (Mt 10,1). Ngài gọi tên và giao quyền cho 12 tông đồ cùng các Đấng kế vị để điều hành Dân cứu độ của Ngài, nhờ đó Ơn cứu độ được rao giảng cách chính thống, được loan báo và thể hiện khắp trên trần gian, trong sự hiệp nhất của toàn Dân Chúa.
Cần tôn trọng quyền bính mà các Tông đồ đã truyền lại cho các Đấng kế vị, tức Giám mục đoàn mà thủ lãnh là Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị thánh Phêrô. Đây chính là nền tảng của sự hiệp thông trong Giáo hội. Không thể nói đến hiệp thông khi một Giám mục đứng riêng rẽ bên ngoài Giám mục đoàn để truyền dạy những điều nghịch đức tin và luân lý của Giáo hội, và cũng không còn là một hiệp thông khi một tín hữu không tuân giữ quyền giáo huấn của Giám mục đoàn và của thủ lãnh Giám mục đoàn là Đức Giáo Hoàng.
Vào ngày 4-07-2011, Tòa Thánh đã ra một thông cáo về lễ phong chức giám mục cho linh mục Phaolô Lôi Thế Ngân, diễn ra vào ngày 29 tháng Sáu vừa qua tại giáo phận Lạc Sơn, Trung Quốc.
Bản thông cáo viết:
1) Linh mục Lôi Thế Ngân, được tấn phong mà không có sự ủy nhiệm của Đức giáo hoàng, do đó là bất hợp pháp. Ngài không có thẩm quyền cai quản cộng đoàn Công giáo của giáo phận; Tòa Thánh không công nhận ngài là Giám mục giáo phận Lạc Sơn. Cha Lôi Thế Ngân phải chịu các hình phạt đã dự liệu vì vi phạm khoản 1382 của Bộ Giáo Luật. Thông cáo này xác định rằng từ lâu cha Lôi Thế Ngân đã được thông báo rằng ngài không được Tòa Thánh chấp thuận như là một ứng viên giám mục vì những lý do rất nghiêm trọng đã được xác nhận.
2) Các giám mục tấn phong đã tự mình chuốc lấy các hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật đã được luật Giáo Hội dự liệu (đặc biệt, khoản 1382 của Bộ Giáo Luật).
3) Một lễ phong chức giám mục không có sự ủy nhiệm của Đức giáo hoàng là trực tiếp chống lại vai trò thiêng liêng của Đức giáo hoàng và làm tổn thương sự hiệp nhất của Giáo Hội. Lễ phong chức ở Lạc Sơn là một hành động đơn phương gieo rắc chia rẽ và thật đáng tiếc, gây ra những rạn nứt và căng thẳng trong cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc. Sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội chỉ có thể diễn ra trong mối hiệp nhất với Đấng mà chính Giáo Hội được giao phó cho ngài, và không được không có sự đồng ý của ngài như đã xảy ra tại Lạc Sơn. Nếu muốn Giáo Hội tại Trung Quốc là Giáo Hội Công giáo, thì phải tôn trọng giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội.
4) Lễ phong chức giám mục Lạc Sơn đã khiến Đức Thánh Cha vô cùng đau buồn. Ngài muốn gửi đến các tín hữu yêu quý ở Trung Quốc một lời khích lệ và hy vọng, mời gọi họ cầu nguyện và hiệp nhất.
Truyền thông Lời Chúa phải là truyền thông trong Ba Ngôi và trong sự hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội.
http://hdgmvietnam.org/thong-cao-cua-toa-thanh-ve-le-phong-chuc-giam-muc-tai-giao-phan-lac-son-trung-quoc/3060.57.7.aspx
http://so4j.com/twelve-disciples-of-jesus.php
Cần tôn trọng quyền bính mà các Tông đồ đã truyền lại cho các Đấng kế vị, tức Giám mục đoàn mà thủ lãnh là Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị thánh Phêrô. Đây chính là nền tảng của sự hiệp thông trong Giáo hội. Không thể nói đến hiệp thông khi một Giám mục đứng riêng rẽ bên ngoài Giám mục đoàn để truyền dạy những điều nghịch đức tin và luân lý của Giáo hội, và cũng không còn là một hiệp thông khi một tín hữu không tuân giữ quyền giáo huấn của Giám mục đoàn và của thủ lãnh Giám mục đoàn là Đức Giáo Hoàng.
Vào ngày 4-07-2011, Tòa Thánh đã ra một thông cáo về lễ phong chức giám mục cho linh mục Phaolô Lôi Thế Ngân, diễn ra vào ngày 29 tháng Sáu vừa qua tại giáo phận Lạc Sơn, Trung Quốc.
Bản thông cáo viết:
1) Linh mục Lôi Thế Ngân, được tấn phong mà không có sự ủy nhiệm của Đức giáo hoàng, do đó là bất hợp pháp. Ngài không có thẩm quyền cai quản cộng đoàn Công giáo của giáo phận; Tòa Thánh không công nhận ngài là Giám mục giáo phận Lạc Sơn. Cha Lôi Thế Ngân phải chịu các hình phạt đã dự liệu vì vi phạm khoản 1382 của Bộ Giáo Luật. Thông cáo này xác định rằng từ lâu cha Lôi Thế Ngân đã được thông báo rằng ngài không được Tòa Thánh chấp thuận như là một ứng viên giám mục vì những lý do rất nghiêm trọng đã được xác nhận.
2) Các giám mục tấn phong đã tự mình chuốc lấy các hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật đã được luật Giáo Hội dự liệu (đặc biệt, khoản 1382 của Bộ Giáo Luật).
3) Một lễ phong chức giám mục không có sự ủy nhiệm của Đức giáo hoàng là trực tiếp chống lại vai trò thiêng liêng của Đức giáo hoàng và làm tổn thương sự hiệp nhất của Giáo Hội. Lễ phong chức ở Lạc Sơn là một hành động đơn phương gieo rắc chia rẽ và thật đáng tiếc, gây ra những rạn nứt và căng thẳng trong cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc. Sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội chỉ có thể diễn ra trong mối hiệp nhất với Đấng mà chính Giáo Hội được giao phó cho ngài, và không được không có sự đồng ý của ngài như đã xảy ra tại Lạc Sơn. Nếu muốn Giáo Hội tại Trung Quốc là Giáo Hội Công giáo, thì phải tôn trọng giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội.
4) Lễ phong chức giám mục Lạc Sơn đã khiến Đức Thánh Cha vô cùng đau buồn. Ngài muốn gửi đến các tín hữu yêu quý ở Trung Quốc một lời khích lệ và hy vọng, mời gọi họ cầu nguyện và hiệp nhất.
Truyền thông Lời Chúa phải là truyền thông trong Ba Ngôi và trong sự hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội.
http://hdgmvietnam.org/thong-cao-cua-toa-thanh-ve-le-phong-chuc-giam-muc-tai-giao-phan-lac-son-trung-quoc/3060.57.7.aspx
http://so4j.com/twelve-disciples-of-jesus.php
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
Lúa chín
Lúa chín bỏ không trên cánh đồng mênh mông. Đoàn chiên bơ vơ không người chăn dắt. Thực trạng này tạo nên nỗi nhức nhối khôn nguôi trong lòng Chúa Giêsu. Nhưng đấy có phải là nỗi nhức nhối thường xuyên của tôi không?
Truyền giáo là bản chất của của Kitô giáo và của mọi người tin yêu Chúa, vì phát xuất từ tình yêu thương. Yêu thì tha thiết chia sẻ, nhất là chia sẻ niềm tin và xác tín. Yêu thì không thể để mặc đối tượng yêu sống trong bóng tối, đói khát những của ăn thần linh, và ở trong nguy cơ bị trầm luân. Yêu Giêsu thì chung một tâm tư với Ngài, khôn nguôi khao khát các linh hồn, khao khát đến với những cánh đồng lúa chín bỏ không, những đàn chiên bơ vơ, đói khát, tan tác...
Hoạt động truyền giáo cũng chính là hoạt động mục vụ PR, những hoạt động giúp người ta phát hiện và yêu mến Giêsu bằng cách làm cho người ta trông thấy vẻ đẹp của dung nhan và tình yêu Giêsu. Dung nhan đẹp của tình yêu Giêsu nơi bản thân con, nơi gia đình con, nơi cộng đoàn Giáo Hội của con, đang toả sáng: này con xin truyền thông...
Truyền thông hay truyền giáo như vậy cũng là kể chuyện về Giêsu. Dùng mọi phương tiện và hoạt động truyền thông để kể chuyện về Ngài. Kể chuyện và mô tả dung nhan của Ngài. Mô tả tình yêu bao la mãnh liệt của Ngài. Thuật lại những điều tuyệt diệu Ngài đang làm cho tôi, trong tôi, trong mọi người, mọi cộng đoàn...
Truyền giáo là bản chất của của Kitô giáo và của mọi người tin yêu Chúa, vì phát xuất từ tình yêu thương. Yêu thì tha thiết chia sẻ, nhất là chia sẻ niềm tin và xác tín. Yêu thì không thể để mặc đối tượng yêu sống trong bóng tối, đói khát những của ăn thần linh, và ở trong nguy cơ bị trầm luân. Yêu Giêsu thì chung một tâm tư với Ngài, khôn nguôi khao khát các linh hồn, khao khát đến với những cánh đồng lúa chín bỏ không, những đàn chiên bơ vơ, đói khát, tan tác...
Hoạt động truyền giáo cũng chính là hoạt động mục vụ PR, những hoạt động giúp người ta phát hiện và yêu mến Giêsu bằng cách làm cho người ta trông thấy vẻ đẹp của dung nhan và tình yêu Giêsu. Dung nhan đẹp của tình yêu Giêsu nơi bản thân con, nơi gia đình con, nơi cộng đoàn Giáo Hội của con, đang toả sáng: này con xin truyền thông...
Truyền thông hay truyền giáo như vậy cũng là kể chuyện về Giêsu. Dùng mọi phương tiện và hoạt động truyền thông để kể chuyện về Ngài. Kể chuyện và mô tả dung nhan của Ngài. Mô tả tình yêu bao la mãnh liệt của Ngài. Thuật lại những điều tuyệt diệu Ngài đang làm cho tôi, trong tôi, trong mọi người, mọi cộng đoàn...
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011
Chạm đến
Nghe đâu các linh mục Mỹ ngày nay rất sợ, không dám để cho trẻ em quấn quýt bên mình, vì sợ bị kết án "quấy rối tình dục trẻ vị thành niên".
Dẫu sao, việc tiếp xúc, gặp gỡ, đụng chạm vẫn là nhu cầu của bản năng truyền thông nơi con người. Thánh Matthêu thuật lại trong bài Tin Mừng hôm nay:
"Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người vì bà nghĩ bụng: Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu! Đức Giêsu quay lại thấy bà thì nói: "Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con." Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa" "...Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy". (Mt 9,20-25)
Sờ vào tua áo, cầm lấy tay con bé, những tiếp xúc đụng chạm ấy phát sinh từ những thôi thúc mãnh liệt, trở thành những nhu cầu và đã phát sinh những hiệu quả kỳ diệu.
Người ta có thể truyền thông bằng nhiều cách, với nhiều phương tiện, nhưng căn bản vẫn là tiếp xúc diện đối diện, tay bắt mặt mừng. Với truyền thông Kitô giáo, khi tiếp xúc còn cần kèm theo lời cầu nguyện, cần đưa người đối diện vào tâm hồn mình, để Chúa trong tâm hồn mình đụng chạm vào họ, như khi xưa Chúa đã chạm vào tay bé gái, cầm lấy tay con bé để làm cho bé trỗi dậy...
Khi gặp gỡ, cần có thêm sự đụng chạm bằng lời cầu nguyện như thế. Sự đụng chạm thần linh với Chúa Giêsu, cùng Chúa Giêsu và của Chúa Giêsu. Và đấy là căn bản của mục vụ truyền thông.
Dẫu sao, việc tiếp xúc, gặp gỡ, đụng chạm vẫn là nhu cầu của bản năng truyền thông nơi con người. Thánh Matthêu thuật lại trong bài Tin Mừng hôm nay:
"Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người vì bà nghĩ bụng: Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu! Đức Giêsu quay lại thấy bà thì nói: "Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con." Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa" "...Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy". (Mt 9,20-25)
Sờ vào tua áo, cầm lấy tay con bé, những tiếp xúc đụng chạm ấy phát sinh từ những thôi thúc mãnh liệt, trở thành những nhu cầu và đã phát sinh những hiệu quả kỳ diệu.
Người ta có thể truyền thông bằng nhiều cách, với nhiều phương tiện, nhưng căn bản vẫn là tiếp xúc diện đối diện, tay bắt mặt mừng. Với truyền thông Kitô giáo, khi tiếp xúc còn cần kèm theo lời cầu nguyện, cần đưa người đối diện vào tâm hồn mình, để Chúa trong tâm hồn mình đụng chạm vào họ, như khi xưa Chúa đã chạm vào tay bé gái, cầm lấy tay con bé để làm cho bé trỗi dậy...
Khi gặp gỡ, cần có thêm sự đụng chạm bằng lời cầu nguyện như thế. Sự đụng chạm thần linh với Chúa Giêsu, cùng Chúa Giêsu và của Chúa Giêsu. Và đấy là căn bản của mục vụ truyền thông.
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011
Bé mọn
"Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn." (Mt 11,25)
Truyền thông với tâm hồn trẻ thơ bé nhỏ và truyền thông cho những tâm hồn thơ trẻ đơn sơ. Đấy là điều kiện lý tưởng.
Vấn đề là làm sao cho tâm hồn mình luôn trẻ thơ, và sứ điệp của mình được người ta đón nhận với tâm tình thơ trẻ?
Trẻ thơ có tâm tình phó thác vì cảm nhận cha mạnh mẽ, cha thương mình. Mình nằm ở trong tâm điểm của trái tim cha. Vâng con tin Cha của con trên trời mạnh mẽ toàn năng và yêu con như thế.
Con luôn nhỏ bé, vì con chỉ là hư vô. Và Cha là tất cả của con.
Truyền thông với tâm hồn trẻ thơ bé nhỏ và truyền thông cho những tâm hồn thơ trẻ đơn sơ. Đấy là điều kiện lý tưởng.
Vấn đề là làm sao cho tâm hồn mình luôn trẻ thơ, và sứ điệp của mình được người ta đón nhận với tâm tình thơ trẻ?
Trẻ thơ có tâm tình phó thác vì cảm nhận cha mạnh mẽ, cha thương mình. Mình nằm ở trong tâm điểm của trái tim cha. Vâng con tin Cha của con trên trời mạnh mẽ toàn năng và yêu con như thế.
Con luôn nhỏ bé, vì con chỉ là hư vô. Và Cha là tất cả của con.
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011
Trở thành chính mình
Khi chia sẻ trong lễ kỉ niệm ngọc khánh linh muc của mình, ĐTC đề nghị coi cụm từ “không còn là tôi tớ nữa, nhưng là những bạn hữu” như là toàn bộ chương trình của đời sống linh mục.
ĐTC nói:
“Tình bạn là sự hiệp thông về tư tưởng và ước muốn. Ngài biết rõ tôi. Còn tôi có biết rõ Ngài không? Tình bạn Ngài ban tặng cho tôi chỉ có thể có nghĩa là tôi cũng phải cố gắng để biết Ngài nhiều hơn… Tình bạn không chỉ là biết về một người nào đó, mà trên hết nó là sự hiệp thông của ước muốn. Nó có nghĩa là ước muốn của tôi ngày càng trở nên tương hợp với thánh ý Thiên Chúa hơn. Vì thánh ý Chúa không phải là cái gì bên ngoài và xa lạ đối với tôi, không phải là cái mà tôi ít nhiều sẵn sàng vâng phục, hoặc từ chối không vâng phục. Không, trong tình bạn, ý muốn của tôi lớn lên cùng với thánh ý Chúa, và thánh ý Chúa trở thành của tôi: đây là cách mà tôi đích thực trở nên chính mình”.
Hôm nay là lễ Trái tim Đức Mẹ. Trái tim Mẹ "ghi nhớ tất cả lời Chúa trong lòng" để cố gắng hiểu và sống điều Chúa muốn. Để thánh ý Chúa trở thành của Mẹ. Đó là cách Mẹ trở thành chính mình.
ĐTC nói:
“Tình bạn là sự hiệp thông về tư tưởng và ước muốn. Ngài biết rõ tôi. Còn tôi có biết rõ Ngài không? Tình bạn Ngài ban tặng cho tôi chỉ có thể có nghĩa là tôi cũng phải cố gắng để biết Ngài nhiều hơn… Tình bạn không chỉ là biết về một người nào đó, mà trên hết nó là sự hiệp thông của ước muốn. Nó có nghĩa là ước muốn của tôi ngày càng trở nên tương hợp với thánh ý Thiên Chúa hơn. Vì thánh ý Chúa không phải là cái gì bên ngoài và xa lạ đối với tôi, không phải là cái mà tôi ít nhiều sẵn sàng vâng phục, hoặc từ chối không vâng phục. Không, trong tình bạn, ý muốn của tôi lớn lên cùng với thánh ý Chúa, và thánh ý Chúa trở thành của tôi: đây là cách mà tôi đích thực trở nên chính mình”.
Hôm nay là lễ Trái tim Đức Mẹ. Trái tim Mẹ "ghi nhớ tất cả lời Chúa trong lòng" để cố gắng hiểu và sống điều Chúa muốn. Để thánh ý Chúa trở thành của Mẹ. Đó là cách Mẹ trở thành chính mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)