Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Sám hối

Khốn cho ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bếtxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. (Mt 11,21)

Làm việc gì cũng cần phải xem lại để lượng giá, rồi rút kinh nghiệm mà điều chỉnh những công việc trong tương lai cho tốt hơn. Chính vì lý do đó mà trong diễn tiến của hoạt động PR, luôn có phần lượng giá.

Đối với bản thân, lượng giá bản thân mình chính là sám hối: xem lại bản thân và điều chỉnh. Và nếu thế, sám hối là công việc phải làm từng ngày, vì lúc nào con người cũng có thể có những thiếu sót. Sám hối thường xuyên giúp con người có khả năng vượt lên chính bản thân của mình. Ví dụ, bà Hồng Nương trong câu chuyện dưới đây, cần có khả năng vượt lên những khó khăn, vượt trên chính bản thân của mình để khỏi có những hành vi thật đáng buồn, đáng tiếc. Vượt lên chính bản thân là vượt lên trên "con người cũ" của mình để trở thành "con người mới" hoàn thành hơn trong Đức Kitô. Và như thế là giúp mình trở thành chính mình nhiều hơn. Nếu chính bản thân tôi không sám hối từng ngày, tôi cũng có thể có những hành vi còn đáng tiếc hơn nữa. Và sẽ có ngày tôi không còn nhận ra chính mình nữa. Chỉ còn lại sầu muộn, hối tiếc...

Vụ bé 11 ngày tuổi bị bắt cóc: Thủ phạm là người mẹ
12/07/2011 1:35
Ngày 11.7, tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, Lê Thị Hồng Nương đã thừa nhận về hành vi đem con bỏ xuống đường mương, tạo hiện trường giả về một vụ bắt cóc trẻ em.
Ngày 11.7, tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, Lê Thị Hồng Nương đã thừa nhận về hành vi đem con bỏ xuống đường mương, tạo hiện trường giả về một vụ bắt cóc trẻ em. Đêm 29.6, Nương nảy sinh ý định đem con quăng xuống mương cho chết. Nương trình bày, do hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, hai vợ chồng làm hồ không đủ sống, bản thân mới sinh con, tâm lý ức chế nên Nương có ý nghĩ bỏ con để giảm bớt gánh nặng. Hôm sau, khoảng 14 giờ ngày 30.6, khi chồng vừa đi làm, Nương đã thực hiện ý định này. Sau đó Nương vào nhà tự lấy vải bịt miệng, trói chân tay của mình lại và la lên, khiến người nhà cứ ngỡ bé bị bắt cóc. Rất may sau đó em bé được mọi người tìm thấy, cứu sống.
Công an tỉnh Bạc Liêu đang xem xét xử lý hình sự về hành vi cố ý giết người của Lê Thị Hồng Nương.
(http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110712/Vu-be-11-ngay-tuoi-bi-bat-coc-Thu-pham-la-nguoi-me.aspx)

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Gươm giáo

Đầu bài giảng sứ mạng tông đồ, Chúa dạy: "Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy" (Mt 10,12). Nhưng ở cuối bài giảng, ta lại nghe Chúa nói: "Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo." (Mt 10,34). Xem ra thật mâu thuẫn.

Thực ra, ai đón nhận Lời Chúa, họ sẽ có được sự bình an thẳm sâu trong tâm hồn. Tuy nhiên, gươm giáo có thể xẩy ra ngay trong một nhà, khi người trong nhà bất đồng với nhau trước những đề nghị của Chúa. Ví dụ về vấn đề phá thai và văn minh sự sống của Tin Mừng:
TP.HCM: tỉ lệ nạo phá thai cao gấp 3 lần cả nước
TT - Đây là số liệu được Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM công bố tại lễ mittinh hưởng ứng Ngày dân số thế giới, diễn ra ngày 9-7.
Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cho biết trong sáu tháng đầu năm 2011 trên địa bàn TP có 31.015 trẻ được sinh ra, tăng 2.045 trẻ so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, tỉ số giới tính ở trẻ mới sinh là 109 nam/100 nữ.
Theo Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, TP.HCM đang trong thời kỳ “dân số vàng” với lực lượng lao động trong độ tuổi 15-60 hơn 5 triệu người (chiếm 68% dân số TP).
Tuy nhiên, chất lượng dân số TP chưa ổn định, thể hiện qua tỉ lệ nạo phá thai vẫn còn cao gấp ba lần trung bình cả nước.
Cụ thể, số ca nạo phá thai trong năm 2010 mặc dù giảm so với năm 2009 nhưng vẫn có đến hơn 98.000 ca và ước tính cứ 100 trẻ em được sinh ra thì có hơn 75 em không có cơ hội chào đời.
(http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/tuoitre.vn/TPHCM-ti-le-nao-pha-thai-cao-gap-3-lan-trung-binh-ca-nuoc/6596859.epi)


Khi người ta chối bỏ Lời Chúa để thực hiện văn minh sự chết, lòng không thể có bình an:

Những phụ nữ trẻ nạo phá thai có nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần như chứng trầm cảm hoặc hay lo âu cao hơn các phụ nữ khác.
Các nhà khoa học New Zealand đã đi đến kết luận trên sau khi nghiên cứu hơn 1.200 phụ nữ trẻ kể từ khi họ chào đời vào những năm thuộc thập niên 70. Trong số này, gần 500 phụ nữ có thai ở độ tuổi 25 và 90 phụ nữ từng phá thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 42% phụ nữ từng phá thai bị mắc chứng trầm cảm. Phụ nữ từng trải qua ít nhất một lần phá thai cũng có khuynh hướng lạm dụng rượu cao gấp 2 lần và nguy cơ nghiện thuốc phiện tăng gấp 3 lần so với các phụ nữ khác.
Trầm cảm là 1 bịnh lý nghiêng về tâm bịnh nhiều hơn khi tâm bịnh thì dể dàng dẩn đến thân bịnh, muốn chửa tâm bịnh thi cách tốt nhất là dùng tâm để trị tâm( tức là dùng tâm lý để trị tâm bịnh), ban đầu bịnh trầm cảm mới khởi phát thì dùng tâm lý điều trị rất hiệu quả, khi bịnh tiến triển nặng hơn nó sẽ gây ra 1 số triệu chứng về thân bịnh như: bức rứt trong người, khó ngủ, tim đập mạnh(triệu chứng rối loạn thần kinh thưc vật),ăn không ngon, người như mất hồn, muốn tự tử ,xem cuộc sống thế gian giống như 1 cực hình, bi quan , sợ hải...khi đến giai đoạn thân bịnh thì bắt buộc phải dùng thêm số thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc 4 vòng như venlafaxin, amitriptyline,mirtazapin,fluoxetine, zoloft.. cộng với liệu pháp tâm lý. Còn nếu để bịnh nặng hơn thì có thể gây ra hôi chứng tâm thần dẩn đến bịnh thần kinh nặng hơn.
(http://www.vatgia.com/hoidap/4442/56470/sau-khi-pha-thai-co-kha-nang-bi-tram-cam-va-mat-cam-giac-voi-chuyen-ay-dung-khong.html)

Hỏi: Trong những nước như Nga, hơn 70% phụ nữ từng phá thai. Tại một số tỉnh của nước này, tỷ lệ phá thai có khi còn cao hơn do việc họ sử dụng việc đó như một phương tiện kiểm soát sinh đẻ. Tại Trung Quốc, chính sách một con buộc phụ nữ phải phá thai. Đâu là tác động tâm linh và tâm lý của hiện tượng đó đối với xã hội?
Cha Gahl: Tại Đông Âu, nơi ta thường thấy các tỷ lệ phá thai cao, song song với tỷ lệ cao về tự tử, nghiện ngập và trầm cảm nặng nề, người ta thường ủng hộ chủ nghĩa hư vô, một mất mát toàn diện về ý nghĩa đời người. Điều này thường xẩy ra trong một xã hội vốn không được xây dựng trên tình yêu con cái. Cần phải canh cải não trạng ấy.



Hỏi: Giáo Hội có thể và nên làm gì hơn nữa trong các vấn đề này?
Cha Gahl: Trước nhất, khi nghĩ tới “Giáo Hội” ta thường nghĩ tới hàng giáo phẩm: linh mục, giám mục, Đức Giáo Hoàng, nhưng thực ra, Giáo Hội là toàn thể các Kitô hữu đã được rửa tội. Giáo Hội là một gia đình, nên ta cần mọi người, mọi Kitô hữu đã được rửa tội, biết yêu thương chấp nhận sự sống. Ta cũng cần giúp một tay tại các trung tâm thai nghén gặp khủng hoảng. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội huấn quyền, hay Giáo Hội phẩm trật cũng cần phải gắn bó với các nguyên tắc của thần học luân lý Công Giáo trong lãnh vực này.
Giáo Hội cần tiếp tục theo gương Karol Wojtyla. Lúc còn là tổng giám mục của Krakow, ngài từng mở các trung tâm giúp đỡ các phụ nữ gặp khủng hoảng. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là: Thiên Chúa là tình yêu. Mà tôi là một đứa con của Chúa. Tôi được dựng nên theo hình ảnh của Người, nên cả tôi nữa, tôi phải làm cho khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt của yêu thương, hiện diện giữa những con người nhân bản. Nếu ta làm việc đó trong mọi tương giao nhân bản, nếu ta thực sự tỏ lòng tôn trọng đối với nhân phẩm, nếu ta tỏ lòng tôn trọng và yêu thương đối với những người đang đau khổ, thì ta đã khởi đầu phục hồi được các nguyên tắc cần thiết giúp cho mọi sự sống nhân bản được chấp nhận. Lúc đó, sự sống không còn bị coi là một sản phẩm nữa, như những em bé của nhà thiết kế được sản xuất trong ống nghiệm theo ý muốn của một nhà sản xuất nào đó.
Nếu có thể trở lui, tôi muốn nói thêm điều này: tính dục của chúng ta cũng cần được phục hồi để tái ý thức rằng nó thánh thiện và do đó, các khuôn mẫu nết na của ta cũng như lòng tôn trọng đối với tính dục cũng như các thèm muốn tính dục của ta cần được thực thi trong sự trong sạch và can đảm để sẵn sàng trao ban sự sống bên trong cơ cấu gia đình.

(http://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/07/05/pha-thai-tr%E1%BA%A7m-tr%E1%BB%8Dng-h%C6%A1n-ta-nghi/)

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Kể chuyện

Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói: "Kìa người gieo giống ra đi gieo giống. Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất..."(Mt 13,3-4)
Khi Chúa kể đến đây, người ta chắc chắn sẽ thắc mắc: Rồi sao nữa? Và họ tò mò lắng nghe tiếp câu chuyện...
Chúa quả là người nắm vững nghệ thuật rao giảng, nghệ thuật kể chuyện khi loan Tin Mừng.
Các phóng viên mục vụ cần phải học tập với Chúa Giêsu khi họ viết tin, viết bài hoặc phóng sự. Khi viết bài (với chi tiết đặc biệt - feature story), cần tạo ra những narrative hooks (kỹ thuật cầm chân người nghe/đọc) và ledes for feature (nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện) nhằm lôi cuốn người nghe đi vào câu chuyện. Cần làm cho họ tò mò tự hỏi: Rồi sao nữa? - một câu hỏi thúc đẩy người đọc/nghe  say mê theo dõi diễn tiến câu chuyện.

Một câu chuyện với nghệ thuật gây tò mò cho người đọc:

QUÁN CƠM CHỈ

Chiều Chủ nhật, tôi bỗng dưng nổi cơn lười không muốn vào bếp nấu cơm nữa. Tôi nói Thảo ghé ngang quán hàng bán bánh mì, cơm chỉ gần góc đường Bolsa và Brookhurst (Quận Cam, California, nơi rất đông người Việt - BT) để mua hai phần bánh xèo về ăn, tiện thể, tôi cũng muốn mua vài cái bánh tiêu ăn thử, xem món bánh tiêu của quán hàng này ngon như thế nào mà cô em của Thảo nói là “phải” ghé mua mỗi lần đi xuống Little Sài Gòn.
Tôi đặt mua hai phần bánh xèo trước, rồi quay sang quầy hàng thức ăn ngọt để mua bánh tiêu. Đã có một người khách đứng ở quầy hàng trước tôi, và bà đang bảo bà bán hàng gói cho bà “tất cả” những cái bánh tiêu nằm trong khay bánh. Tôi hấp tấp hỏi bà bán hàng còn bánh tiêu không thì bà bảo là hết rồi. Tôi buồn tình buông hai tiếng - “Thế à!”, rồi đứng qua một bên, không xếp hàng nữa. Thấy vậy, người khách hàng đang “gồm thâu” hết mười mấy cái bánh tiêu trong khay quay lại hỏi tôi:
- Chị muốn mua mấy cái?
Tôi trả lời:
- Tôi chỉ muốn hai cái thôi.
Bà khách, mà tôi quên hỏi tên, nên tôi tạm gọi là “bà khách bánh tiêu”, nói với bà bán hàng:
- Dì để lại cho chị này hai cái đi.
Tôi quay sang cười với bà khách hàng, nói:
- Cám ơn chị. Tôi nghe cô em chồng quảng cáo bánh tiêu ở đây ngon nên muốn thử cho biết.
Bà khách bánh tiêu cũng cười:
- Chị không thấy tôi mua hết nguyên khay sao?
Bà khách bánh tiêu nhìn qua quầy hàng thức ăn mặn nói:
- Cho con hai hộp lớn sườn ram, một hộp canh khổ qua, và đổ cho con thêm hai phần bánh xèo.
Bà bán hàng ngoái cổ vào phía nhà bếp gọi lớn trước khi bước sang quầy hàng cơm chỉ:
- Hai phần bánh xèo nữa Tám ơi.
Sau khi mua xong thức ăn rồi, bà khách bánh tiêu cũng đứng vào một góc quán hàng, gần tôi, chờ bánh xèo. Bà nói:
- Bánh tiêu ở quán này ngon nhất vùng Little Saigon đó. Để qua đêm nướng lại ăn cũng còn ngon.
Vừa lúc đó có một người Mễ và một người Việt Nam bước vào. Ông Mễ chậm chạp với cái gậy chống trên tay, nhường bước cho người Việt Nam đứng xếp hàng trước. Anh chàng Việt Nam này còn rất trẻ, chắc khoảng chừng trên dưới ba mươi tuổi, nhưng ăn mặc bê bối luộm thuộm và dơ dáy làm sao. Anh gọi mua một hộp cơm phần ba món, có cả canh, một hộp cơm rang, thêm mấy món mặn nữa để riêng. Bà bán hàng vừa múc thức ăn vào hộp vừa nói với anh:
- Nhiều quá ăn sao hết.
Nhưng người khách hàng không đếm xỉa gì đến lời nói của bà bán hàng, anh chạy sang tủ nước lấy mấy lon coke lạnh đưa cho bà. Anh có vẻ vội vã như sắp phải đi ngay. Bà bán hàng vừa gói thức ăn vừa nói như phân bua với tôi và bà khách bánh tiêu:
- Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá hổng biết làm sao ăn hết.
Tôi ngạc nhiên nhìn bà bán hàng, rồi nhìn bà khách bánh tiêu như thầm hỏi: “Ai lại bán hàng mà phàn nàn là khách mua nhiều bao giờ”. Bà khách bánh tiêu có vẻ hiểu ý tôi nên thì thào giải thích:
- Anh chàng này là một trong những người homeless (vô gia cư, không nhà cửa. BT) đó, họ cứ đứng xớ rớ trước cửa mấy tiệm bán đồ ăn chờ xem có ai cho gì không.
Bà bán hàng cầm mấy cái túi thức ăn và nước để trên mặt quầy nhưng chưa giao cho người khách homeless, bà nói: - “Hết thảy $17.5” -, rồi chờ thâu tiền. Tôi cũng đứng nhìn xem anh homeless này có chừng bao nhiêu tiền mà dám tiêu nhiều như vậy cho một bữa cơm chiều. Nhưng không có dấu hiệu gì chứng tỏ là anh sẽ lấy tiền ra trả. Bà bán hàng nói lớn, trống không:
- Ai trả tiền cho “nó” đây?
 Tôi nhìn quanh quất không biết bà hỏi ai, vì ở trong quán hàng này, ngoài bà bán hàng, có tôi, bà khách bánh tiêu, và ông Mễ, thì đâu còn ai nữa. Bà bán hàng nhìn người khách homeless đang giơ tay chờ đợi giao hàng, rồi nhìn sang bà khách bánh tiêu:
- Cô trả cho “nó” hả?
 Bà khách bánh tiêu lắc đầu nói không, rồi quay sang tôi nói nhỏ:
- Tôi mới cho anh ta tiền hồi nãy.
 Ông Mễ, tay cầm một tờ $20, nãy giờ đứng yên lặng trước quầy hàng, thấy ồn ào nên lên tiếng hỏi:
- What are you guys saying? I don’t understand. (Các vị đang nói chuyện gì vậy? Tôi không hiểu. BT)
 Bà bán hàng lặng im, bà không biết phải trả lời ông Mễ ra sao, bà đưa mắt nhìn bà khách bánh tiêu như nhờ bà nói giúp. Bà khách bánh tiêu quay sang ông Mễ giải thích:
- We are talking about this man. He bought too much food, but he has no money to pay. What can we help you, sir? Do you need to buy anything? (Chúng tôi đang nói về anh chàng này. Anh ta lấy quá nhiều đồ ăn nhưng không có tiền trả. Chúng tôi có thể giúp gì, thưa ông. Ông có cần mua gì không ạ?. BT)
 Ông Mễ lắc đầu:
- No, I don’t need anything. I promised to buy this man dinner. Just give him the food he wants. I will pay. (Không, tôi không cần mua gì. Tôi đã hứa sẽ mua bữa tối cho anh này. Bà hãy đưa đồ ăn cho anh ấy. Tôi sẽ trả tiền. BT)
 Bà khách bánh tiêu quay lại nói với bà bán hàng:
- Ông Mễ nói ổng trả tiền cho người này.
 Bà bán hàng há hốc miệng nhìn người khách Mễ, nhưng vẫn chưa chịu đưa mấy gói thức ăn cho người khách homeless. Bà khách bánh tiêu nhắc lại:
- Ông Mễ nói dì đưa đồ ăn cho người ta, ổng trả tiền.
 Bà bán hàng luống cuống thả hai gói thức ăn và bịch nước trên quầy. Người khách homeless nhanh tay chộp lấy rồi phóng nhanh ra cửa.
 Tôi ngạc nhiên nhìn ông Mễ, người đã rộng lòng chia chén cơm chiều nay cho người homeless. Ông chừng khoảng trên dưới bốn mươi tuổi thôi, khuôn mặt trắng trẻo, thân hình thon gọn, mạnh khỏe, nhưng hình như là hơi bị tật ở chân, vì ông phải nhờ vào chiếc gậy chống trên tay trong mỗi bước đi khập khễnh. Ông vừa cầm tiền thối lại vừa cau mày hỏi:
- What is going on? Why was there so much commotion in here? Why didn’t she give the food to the customer? (Có chuyện gì đang xảy ra vậy. Sao ồn ào thế? Sao bà ta không đưa thức ăn cho khách?. BT)
 Một lần nữa bà khách bánh tiêu phải trả lời giúp bà bán hàng:
- Because the saleswoman did not know who would pay for the food. That man is homeless, you know. (Bởi vì bà ấy không biết ai sẽ trả tiền đồ ăn. Anh chàng này là dân lang thang mà, ông thấy đấy!. BT)
 Tôi thêm vào:
- That man ordered too much food for one person to eat. The saleswoman was just afraid that the homeless man was taking advantage of the people who were trying to help him. (Anh ta yêu cầu quá nhiều đồ ăn mà một người có thể ăn được. Bà bán hàng e ngại ông ta lợi dụng những người có lòng tốt. BT).
 Ông Mễ lắc đầu nói:
- It’s ok. We still have jobs, we still have money. It is good that we can share with the less fortunate. We do whatever our heart says. How people act is their business. Don’t judge them if we don’t know their circumstances. Maybe he got more food because he wanted to save some for tomorrow, or perhaps to share with those who are in the same boat. (Không sao mà. Chúng ta vẫn còn có việc làm. Chúng ta vẫn còn có tiền. Chia sẻ cho những người có số phận không may là điều tốt. Chúng ta làm những điều mà trái tim mách bảo. Còn họ cư xử thế nào đó là việc riêng của họ. Đừng kết tội họ nếu ta không biết rõ tình trạng người ta thế nào. Có thể anh ấy lấy nhiều đồ ăn vì muốn để dành cho ngày mai hoặc có thể để chia cho những người cùng cảnh ngộ. BT)
 Nói xong, ông Mễ chống gậy chậm chạp bước khỏi quán hàng. Tôi, bà khách bánh tiêu, và bà bán hàng, đứng yên không nói được lời nào. Sự im lặng bao trùm lấy chúng tôi mãi đến mấy phút sau, khi bà bếp đem mấy phần bánh xèo ra để lên quầy hàng trước mặt, chúng tôi mới hết nỗi bàng hoàng.
 Tôi với tay lấy túi thức ăn của mình, trả tiền rồi chào bà khách bánh tiêu đi ra xe. Tôi kể cho Thảo nghe chuyện người Mễ trả tiền cơm cho người homeless Việt Nam. Thảo gật gù khen:
- Ông Mễ đó thiệt hay nghen.
 Suốt một quãng đường về tôi im lặng nghĩ lại chuyện vừa xảy ra trong quán hàng cơm chỉ. Tôi cảm thấy có chút hổ thẹn vì mình đã không có được một tấm lòng quảng đại như ông Mễ đó, một người khác chủng tộc đã giúp đỡ người đồng hương của tôi. Tôi đã không nghĩ đến cái việc nhỏ nhoi tôi có thể làm là mua cho người đồng hương khốn khổ đó một phần cơm. Không những thế, tôi còn có những ý nghĩ coi thường người khách homeless vì... trẻ mà không chịu tìm việc đi làm, chỉ biết sống nương nhờ vào người khác, vì... người gì đâu mà....
 Tôi ngượng ngùng khi nhớ lại thái độ của mình khi đã cố tình bước lùi xa thêm một chút nữa, để “rộng chỗ” cho người đồng hương homeless khỏi “đụng chạm” vào tôi trong lúc anh lăng xăng chạy từ quầy hàng sang tủ nước. Ừ nhỉ, tại sao tôi lại nông nổi đến thế? Tôi không nghĩ được như ông Mễ: “Đừng xét đoán người khi không biết rõ hoàn cảnh của họ”.
 Tại sao tôi không băn khoăn tự hỏi, biết đâu những người homeless này có những cái khó khăn mà họ đang phải phấn đấu để vượt qua?
 Tại sao tôi không nghĩ là có thể vì một lý do nào đó nên họ không có cơ hội để tìm kiếm, giữ vững được công việc làm? Cũng có thể vì tuổi trẻ lầm lỡ, nên họ đã vướng mắc vào vòng lao lý, rồi vì cái quá khứ đen tối đó đã đưa họ vào tình cảnh hôm nay? Cũng có thể vì thất cơ lỡ vận nên họ mới trở thành homeless, không có một chốn nương thân, không biết ngày mai có gì ăn để sống?!
 Ông Mễ tôi gặp chiều nay cao thượng quá, có một trái tim to lớn quá. Ông giúp người mà không cần biết là có bị lợi dụng hay không. Ông cũng chẳng quản ngại là cái người được ông giúp không cùng chung một quê hương, xứ sở với ông. Tôi cũng cầu mong cho người homeless Việt Nam trẻ đó có thể thoát qua cơn đói nghèo hôm nay và sau này anh cũng sẽ bắt chước ông Mễ ngày nào, đem bát cơm Phiếu Mẫu chia cho những người bất hạnh hơn anh.
Bảo Trân


Những narrative hooks gây tò mò: "Ngon như thế nào mà cô em của Thảo nói là “phải” ghé mua mỗi lần đi xuống Little Sài Gòn", "Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá hổng biết làm sao ăn hết."... Người đọc sẽ tự hỏi: Mấy người này là ai? Đồ ăn ở đây có ngon thật không?...
Và câu chuyện - với những trích dẫn đối thoại đúng với cách nói chuyện của từng nhân vật - là ledes for feature để dẫn đến những suy tư mà người kể chuyện muốn đưa ra...

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Không gì bí mật

"Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết." (Mt 10,26)

Hiện tại, trong trần gian, con người ta có thể chịu những oan ức. Chính Chúa Giêsu cũng bị xử án bất công. Nhưng Chúa biết hết mọi sự, nên, sớm hay muộn, đời này hay đời sau, tất cả rồi sẽ được đưa ra ánh sáng. Dù sao đi nữa, mọi người đều phải cộng tác với nhau để công lý và hoà bình được sáng tỏ càng sớm càng tốt.

Công lý và hoà bình cần làm sáng tỏ trước hết nơi chính bản thân của tôi. Tôi phải tránh mọi hành vi khuất tất của chính bản thân mình. Tất nhiên bản chất con người yếu đuối, cần phải mỗi ngày một hoàn thhiện hơn. Sa ngã là chuyện thường tình, điều cần thiết là phải chỗi dậy không chậm trễ.

"Đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ." Điều này còn có nghĩa: tỏ lộ và công bố Lời Chúa, đó là hành vi rất tự nhiên và đương nhiên. Mọi sự đều sẽ được tỏ lộ, thì Lời Chúa cũng thế thôi. Tuy nhiên cần phải cấp bách truyền thông Lời Chúa, vì chậm giây phút nào, các linh hồn sẽ phải thiệt giây phút đó. Đâu ai biết được những gì sẽ xẩy ra trong một giây phút ngắn ngủi...

Tin nóng hổi hôm nay:

Nam Sudan mừng ngày “chào đời”
(Dân trí) - Kể từ hôm nay, 9/7, Nam Sudan đã trở thành quốc gia mới nhất của thế giới, chính thức tách khỏi Sudan sau 2 cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm vốn cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Nam Sudan đã trở thành quốc gia thứ 193 trên thế giới được Liên hợp quốc công nhận và là thành viên thứ 54 của Liên hợp quốc tại châu Phi. Độc lập của Nam Sudan diễn ra sau nhiều thập niên nội chiến giữa hai miền nam bắc, làm 1,5-2 triệu người thiệt mạng. Cộng hòa Nam Sudan chính thức độc lập từ 12g01 ngày 9/7, chia Sudan - quốc gia lớn nhất châu Phi - làm đôi. Thỏa thuận hòa bình giữa 2 miền năm 2005, đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến, mở đường cho cuộc trưng cầu dân ý về sự độc lập cho Nam Sudan vào tháng 1 năm nay. 99% cử tri Nam Sudan đã bỏ phiếu ủng hộ nền độc lập cho miền nam.

Quốc gia mới nhất thế giới:
Tên chính thức: Cộng hòa Nam Sudan
Thủ đô: Juba
Dân số: 7,5-9,7 triệu người
Diện tích: 619,745km2
Các ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, Ả-rập, Ả-rập Juba, Dinka
Tôn giáo: Truyền thống và một số ít là Cơ đốc giáo
Mặt hàng xuất khẩu chính: dầu mỏ
Những thách thức phía trước:
Một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới: tỷ lệ mẹ tử vong khi sinh cao nhất thế giới, hầu hết trẻ em dưới 13 tuổi không được đến trường, 84% phụ nữ mù chữ.
Quan hệ với Sudan: Phân chia các khoản nợ và nguồn dầu mỏ, các tranh chấp biên giới, quyền công dân.
An ninh: Có ít nhất 7 nhóm nổi dậy.
(http://dantri.com.vn/c36/s36-496827/nam-sudan-mung-ngay-chao-doi.htm)


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Thánh Thần nói

"Anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em." (Mt 10,19-20)

Việc truyền giáo hay mục vụ truyền thông là việc của Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần. Tôi được tham gia, được chung chia công việc của Giêsu, và làm trong Thánh Thần. Thánh Thần nói và hoạt động qua tôi. Tất nhiên, điều này chỉ xẩy ra nếu tôi gắn bó với Giêsu, để cùng với Giêsu, tôi lắng nghe và hoạt động theo sự thúc đẩy của Thánh Thần. Và ngược lại, tôi cần theo sự thúc đẩy hướng dẫn của Thánh Thần trong từng hơi thở để Thánh Thần đưa tôi vào sự hợp nhất với Giêsu và hoạt động với Giêsu.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Bình an

"Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần...Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy" (Mt 10,7.12)

Nước Trời là chính là sự hiện diện của Chúa, một sự hiện diện chăm sóc đầy yêu thương và quyền năng, mang lại sự bình an.

Người môn đệ truyền thông Lời Chúa cũng phải là con người của bình an và xây dựng an bình, hoà bình, xây dựng tình làng nghĩa xóm.

Đi thi nhờ tình làng nghĩa xóm

TT - Trong hàng trăm thí sinh ùa ra điểm thi (Trường THCS An Nhơn, Gò Vấp, TP.HCM) sau khi kết thúc giờ thi môn hóa, chúng tôi vẫn dễ dàng nhận ra Võ Thị Kiều Oanh (nhân vật trong bài “Bụng đói đi thi”, Tuổi Trẻ ngày 3-7) bởi vẻ mặt đen hơn, khắc khổ hơn những thí sinh khác.

...Thầy Nguyễn Văn Ánh, người dạy Oanh môn toán, cho biết Oanh thông minh nhưng đến cả cái máy tính làm toán cũng không có, mỗi lần giải toán phải chạy mượn đầu này đầu nọ. Thầy đã tặng cô học trò nghèo chiếc máy tính trị giá 300.000 đồng. Và cũng với chiếc máy tính ấy, Oanh đã đoạt giải nhất kỳ thi giải toán nhanh trên máy tính Casio toàn quốc.
Trước khi lên thành phố thi đại học, Oanh nói rằng hình dung được những khó khăn trong những ngày sắp tới nhưng sẽ cố gắng vượt qua. Mục tiêu của Oanh là đặt chân vào giảng đường Đại học Công nghiệp TP.HCM. “Đậu đại học rồi em sẽ tiếp tục đi làm thêm để có tiền ăn học. Em tin mình sẽ chịu được và vượt qua tất cả những khó khăn vất vả trong những ngày tới” - Oanh quả quyết.

http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Tuyen-sinh/445305/Di-thi-nho-tinh-lang-nghia-xom.html

WGPSG -- Mùa thi mỗi năm thường kéo dài khoảng nửa tháng cho 2 đợt Đại học và 1 đợt cho Cao đẳng, nhưng Công tác chuẩn bị Tiếp Sức Mùa Thi (TSMT) 2011 của Ban tổ chức TSMT của Caritas TGP SG đã kéo dài 3 tháng trước - tính đến ngày tiếp nhận thí sinh (TS) là ngày 2/7/2011.
Kết quả tham gia mạng lưới này có 25 điểm thuộc giáo xứ, 5 điểm thuộc dòng tu, 6 điểm của Lòng Thương Xót Chúa và 3 điểm thuộc hộ dân. Trong số hộ dân, đặc biệt có điểm 357/9 Nguyễn Xí gần bến xe Miền Đông. Chủ nhân là anh Nguyên, một gia đình trẻ và ngoại giáo đã cho mượn một khu nhà làm điểm TSMT có thể tiếp nhận 40 thí sinh cho mỗi đợt.
Ngày 2/7/2011 là ngày vui và náo nhiệt nhất cho những điểm TSMT, vì là ngày các sĩ tử ở nhiều tỉnh khác nhau lục tục kéo về Tp. HCM kiếm nơi tá túc qua mấy ngày thi. Từ sáng sớm, các đường dây nóng đã réo gọi chúng tôi (Ban TSMT) để báo cáo tình hình. Có những điểm như Gx. Tân Phước, Gx. Xây Dựng, con số sĩ tử quá tải. 6 giờ sáng đã có 6 xe buýt lớn từ Phan Thiết “đổ quân” xuống, sau đó là Tiền Giang cũng đưa lên 2 xe buýt lớn, làm cho các ban tiếp nhận TS làm việc thật căng thẳng. Vì các sĩ tử phần lớn không có đăng ký trước, nên nhiệm vụ của ban tiếp nhận phải phân ra từng quận và trung chuyển các sĩ tử tới giáo xứ gần nơi thi nhất, để tiện cho các TS đi lại trong những ngày thi...
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110705/11435)