Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy". (Mt 16,19)
Sau lời tuyên xưng của Phêrô, "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa", Đức Giêsu đã tìm được chìa khoá cho cơ cấu nhân sự của Nước Trời: đó chính là con người Phêrô. Khi Chúa trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô giữ gìn, Ngài cũng muốn cho mọi người thấy Phêrô chính là "chìa khóa nhân sự" của Ngài.
Về phần mình, vừa khi xác định được mầu nhiệm căn bản nơi Thầy Giêsu, Phêrô hẳn là bỡ ngỡ khi thấy mình lập tức được chọn thành nhân vật làm nền cho ngôi nhà Giáo Hội của Chúa.
Dù thế nào đi nữa, Phêrô cũng cảm thấy rất vui vì, tuy chưa rõ con đường Thầy đi, ông cũng đã xác định được căn tính của Thầy mình. Thầy là Đấng Kitô, nguồn ơn cứu độ trần gian. Thầy là Con Thiên Chúa, Đấng mà mọi người cần gặp để tìm được phẩm giá Con Thiên Chúa cao cả của họ. Xác định được điều này là xác định được hướng đi của cả cuộc đời.
Phêrô đã tìm được chìa khoá để mở ra tương lai cho chính mình. Và rồi ngay sau đó, ông nhận được chìa khoá trong tay Chúa để mở được cánh cửa đi vào tương lai tươi sáng cho rất nhiều, rất nhiều người khác nữa.
Như vậy, biết Chúa, xác định được vị trí của Chúa trong đời mình, điều này thật quan trọng. Chìa khóa cuộc đời nằm ở chỗ đó.
Đức Giêsu lại hỏi : "Còn anh em , anh em bảo Thầy là ai?"
Ông Si-mon Phê rô thưa: " Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Si-mon con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời."
(Mt 16,15-17)
Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
Yêu mến & can đảm
Tình thương mến
khiến tôi trở nên can đảm,
can đảm nghĩ tốt cho người khác,
can đảm tỏ lòng biết ơn mọi người
chỉ vì họ hiện diện,
can đảm đến với người nghèo,
can đảm tham gia
vào những hoạt động xã hội
để làm cho thế giới này tốt hơn,đẹp hơn.
Tình thương mến
làm cho đời tôi mạnh mẽ
và đẹp đẽ như thế:
" Ngươi hãy yêu mến..." (Mt 22,37)
khiến tôi trở nên can đảm,
can đảm nghĩ tốt cho người khác,
can đảm tỏ lòng biết ơn mọi người
chỉ vì họ hiện diện,
can đảm đến với người nghèo,
can đảm tham gia
vào những hoạt động xã hội
để làm cho thế giới này tốt hơn,đẹp hơn.
Tình thương mến
làm cho đời tôi mạnh mẽ
và đẹp đẽ như thế:
" Ngươi hãy yêu mến..." (Mt 22,37)
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011
Chọn niềm vui
Ngay trong lúc đen tối nhất của cuộc đời,
tôi cũng có thể chọn để có niềm vui.
Tôi chọn niềm vui khi tự nhắc nhở:
tôi đã thuộc về Chúa,
dù yếu hèn, tôi cũng vô cùng quý báu đối với Chúa,
tôi được trú ẩn an toàn nơi Chúa,
vì Chúa luôn bảo vệ tôi,
trừ khi tôi chạy trốn Ngài.
Tôi luôn có thể tham dự
tiệc cưới hân hoan của Nước Trời
hằng diễn ra trong tâm hồn tôi,
vì có Chúa Ba Ngôi luôn ngự trị ở đó.
Và tôi chọn mặc chiếc áo cưới
là niềm vui thánh thiện Chúa ban cho tôi,
bằng không tôi sẽ bị Chúa trách:
Này bạn, làm sao bạn vào đây
mà lại không có y phục lễ cưới?
(Mt 22,12)
tôi cũng có thể chọn để có niềm vui.
Tôi chọn niềm vui khi tự nhắc nhở:
tôi đã thuộc về Chúa,
dù yếu hèn, tôi cũng vô cùng quý báu đối với Chúa,
tôi được trú ẩn an toàn nơi Chúa,
vì Chúa luôn bảo vệ tôi,
trừ khi tôi chạy trốn Ngài.
Tôi luôn có thể tham dự
tiệc cưới hân hoan của Nước Trời
hằng diễn ra trong tâm hồn tôi,
vì có Chúa Ba Ngôi luôn ngự trị ở đó.
Và tôi chọn mặc chiếc áo cưới
là niềm vui thánh thiện Chúa ban cho tôi,
bằng không tôi sẽ bị Chúa trách:
Này bạn, làm sao bạn vào đây
mà lại không có y phục lễ cưới?
(Mt 22,12)
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011
Vườn nho
Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia,
vừa tảng sáng đã ra mướn thợ
vào làm việc trong vườn nho của mình. (Mt 20,1)
Vườn nho trong Kinh Thánh
là hình bóng Dân yêu thương của Chúa.
Mọi người, khi sinh ra, được đưa vào vườn nho
để cảm nhận được tình thương của Chúa,
để nhận ra rằng mình sinh ra để được chúc phúc,
sinh ra để được yêu thương đến tận cùng,
sinh ra để chia sẻ niềm vui được yêu thương,
sinh ra để diễn tả nét đẹp yêu thương
mà Chúa đang thể hiện nơi cuộc sống của mình
nơi gia đình của mình,
nơi cộng đoàn của mình...
Công việc của thợ làm vườn nho cho Chúa là như thế.
vừa tảng sáng đã ra mướn thợ
vào làm việc trong vườn nho của mình. (Mt 20,1)
Vườn nho trong Kinh Thánh
là hình bóng Dân yêu thương của Chúa.
Mọi người, khi sinh ra, được đưa vào vườn nho
để cảm nhận được tình thương của Chúa,
để nhận ra rằng mình sinh ra để được chúc phúc,
sinh ra để được yêu thương đến tận cùng,
sinh ra để chia sẻ niềm vui được yêu thương,
sinh ra để diễn tả nét đẹp yêu thương
mà Chúa đang thể hiện nơi cuộc sống của mình
nơi gia đình của mình,
nơi cộng đoàn của mình...
Công việc của thợ làm vườn nho cho Chúa là như thế.
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
Xử lý khủng hoảng
Từ khủng hoảng bạo loạn tại nước Anh, nhìn lại khủng hoảng sóng thần, động đất và nhà máy nguyên tử tại Nhật:
Người ta nói, trong khó khăn mới biết trình độ tổ chức. Có lẽ người Nhật đã đạt đến đỉnh cao về xử lý khủng hoảng.
Nghe nhiều, nhưng mấy hôm nay mới được tận mắt chứng kiến. Cả một hệ thống chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân phối hợp nhịp nhàng.
Sân bay Sendai bị sóng thần tràn qua, chỉ dùng để tiếp nhận đồ viện trợ, các hãng hàng không đã lập tức tăng chuyến bay đến các sân bay lân cận như Yamagata. Hãng du lịch HNT nổi tiếng lập tức thêm hàng chục chuyến xe buýt từ Yamagata về Sendai. Hệ thống đường sắt nối Sendai với các vùng lân cận bị tàn phá. Myako Bus tổ chức ngay xe buýt đi đến tận các thành phố bị phá hủy nặng nề như Ishinomaki.
Các chuyến xe khẩn cấp, nhưng dịch vụ vẫn ở đẳng cấp chất lượng cao nhất. Xe đi và đến đúng giờ răm rắp. Giá vé không đổi, các nạn nhân được giảm giá một nửa.
Tại các bến xe buýt đông nghẹt, nhân viên tình nguyện hướng dẫn tận tình giờ xuất phát, chỗ đứng xếp hàng để khỏi lên nhầm xe. Có lẽ không có Suzuki đi cùng, tôi nghĩ mình cũng chẳng thể lạc được.
Mỗi hành khách được phát một tờ hướng dẫn chi tiết chuyến đi, chuyến về, để khỏi lỡ xe. Trước giờ khởi hành, lái xe nhắc, chúng ta đang đi vào khu vực thảm họa, các dịch vụ vệ sinh chưa trở lại bình thường, quý khách cố gắng không gây thêm gánh nặng, không để lại rác rưởi, đi toilet trước nếu có thể.
Thiếu xăng, xe xếp hàng dài, hãng xăng lập tức cử thêm người để hướng dẫn điều hành, bảo đảm không gây ách tắc giao thông. Tôi đếm thấy ở một địa điểm, có khoảng hơn 20 xe xếp hàng, đã có 4 nhân viên của cây xăng hướng dẫn chỗ đỗ và di chuyển cho từng xe để không cản trở giao thông.
Trên những đường phố tan hoang của Ishinomaki, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựng lều, chạy máy phát điện để cấp điện, lần lượt thu dọn đồ đạc trong từng ngôi nhà đổ nát. Những chiếc xe hơi vô chủ, bên cạnh những con tàu bị sóng vứt lên đường phố, đều được cẩn thận dán một tờ giấy, nói rõ: “Xe này của nạn nhân thảm họa, chưa tìm được chủ, tạm thời chuyển sang quyền sở hữu của thị trưởng thành phố, đợi lúc trả lại cho chủ nhân”. Cùng với quân đội, các kiến trúc sư, các nhân viên bảo hiểm quan sát từng ngôi nhà, người thì đánh giá mức thiệt hại, người thầm phác ra kế hoạch dựng lại trong tương lai.
Ấn tượng nhất với tôi là hai nhà vệ sinh tạm thời, bằng vải, được dựng lên trên miệng cống. Trên một bức tường gần đó có viết dòng chữ: “Chúng tôi rất xin lỗi vì nhà vệ sinh dựng trong điều kiện khẩn cấp nên không cung cấp đủ giấy vệ sinh, cảm phiền quý vị sử dụng nước trong những xô nước bên cạnh”. Chắc chỉ có đội cứu hộ Nhật Bản mới viết xin lỗi như thế trong hoàn cảnh này!
Sendai, dịch ra âm Hán Việt là Đài Tiên (nơi phô diễn của những bậc tiên giả), do Date Masamune thành lập từ năm 1600, thành phố lớn nhất của vùng đông bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của động đất và sóng thần. Mọi người xem TV đều nhìn thấy cảnh sân bay Sendai bị sóng thần tấn công, máy bay trôi lềnh phềnh như tàu bay giấy.
Ba tuần sau, khách du lịch, nếu không lang thang ra những vùng ven biển, khó có thể nhận thấy thảm họa đã xảy ra ở đây nếu không có những tờ giấy dán trên các công sở, cửa hiệu, nhà hàng… thông báo đã hoạt động trở lại. Một cơ thể khỏe mạnh, chịu một vết đâm chí mạng, nhưng đã vượt qua, đang dần lên da non.
Những kệ hàng trong Sevel Eleven còn thiếu nhiều thức ăn, nhưng bạn khó nhận thấy nét buồn bã của những người qua đường (mặc dù Sendai đang là trung tâm của những trại di tản). Hai cô bé xếp hàng trước tôi để mua vé xe buýt, cãi nhau chí chóe học cách sử dụng một chiếc Iphone mới mua. Mấy chú bán hàng Takoyaki gọi ời ời. Mùi bánh nướng thơm phức!
Ishinomaki (tỉnh Miyagy) khó khăn nhưng đang trở lại theo một cách khác. Công việc cứu người tạm thời mới dừng lại. Quang cảnh vẫn tan hoang. Đường phố bị động đất bóc đi hàng lớp nhựa, vặn vỏ đỗ. Một chiếc tàu to đùng nằm ngay giữa phố. Một chiếc khác đâm thủng tòa nhà hai tầng, chĩa mũi lên mái nhà. Một chiếc ôtô bị sóng dán bẹp gí vào tường, những cột điện gẫy gập. Bể bơi của trường phổ thông lềnh bềnh xe hơi. Tatami, đồ bếp, sách vở, đồ chơi… vương vãi đầy đường. Tất cả các cửa hiệu đều đóng cửa. Điện mới cấp lại từng phần.
Những người dân đang trở lại. Một ông già đứng nghiêm tươi cười giơ tay chào chúng tôi trên đống đổ nát của nhà mình. Một bác trung niên tần ngần ngắm chiếc tàu thủy đâm vào tầng một nhà mình. Hai vợ chồng trẻ ngồi lau chùi từng tấm tatami. Trong một căn nhà cạnh sông, chúng tôi thấy tiếng chào nhau ríu rít. Hóa ra là họ đang đón một gia đình người thân từ nơi khác đến thăm.
Một cuộc sống mới đang bắt đầu
Trên chuyến xe cuối cùng rời thành phố nhỏ này, có những người ra tiễn những người đi. Họ vẫy tay và nói to: Matta, matta. Hẹn ngày gặp lại!
Đường cao tốc nhưng bị hạn chế tốc độ 50km/giờ do chính quyền sợ nhiều đoạn đường bị hỏng. Cả dòng xe nối đuôi nhau đi trong đêm, bình tĩnh, không chen nhau, không bấm còi, không đòi vượt. Có vẻ như tất cả đều tin là họ sẽ đến đích.
Bên cạnh tôi Suzuki ngồi yên lặng.
Su đã làm cho tôi rất ngạc nhiên. Em nhận lời đi cùng với tôi ngay lập tức. Khi tôi bàn thuê xe riêng để đi cho tiện, em đã ngăn và khuyên tôi đi xe buýt. Người ta đang hoạn nạn mà mình thuê xe đi ngó ngiêng có vẻ khó coi anh ạ. Sáng ra, dậy muộn, chạy vội, lên xe đã thấy em đưa tôi chai nước để cất đi. Không có gì ăn trưa, bảo giá có thanh chocolate nhấm nháp, em bảo đây anh. Xuống bến Ishinomaki trời đổ mưa, giận mình không chuẩn bị, em đã đưa ngay một chiếc ô hồng. Còn hỏi tiếp, anh có cần khẩu trang không, em mang sẵn đây rồi. Về đến Tendo em thở phào: bây giờ em mới hết lo anh ạ.
Em thừa nhận là đã học được rất nhiều ở FPT Software và vẫn đang học hỏi. Nhưng điều đấy cũng chẳng ngăn cản em phàn nàn với tôi về sự to xác của FPT Software, về sự thiếu nhạy cảm của lãnh đạo và các phóng viên Cucumber đối với em, một người Nhật trong vụ khủng hoảng này.
Cám ơn Su, chúng ta sẽ cùng lớn lên!
Một cái nhìn khác
Các kết quả thăm dò ý kiến mới cho thấy hơn 2/3 người dân Nhật Bản không tán thành cách thức chính phủ xử lý hậu quả của trận động đất kéo theo sóng thần hôm 11/3.
Kết quả thăm dò được công bố hôm nay trên ba tờ báo lớn cũng cho thấy hậu thuẫn lớn dành cho việc tăng thuế để có ngân quỹ tiến hành công tác tái thiết, nhưng có sự chia rẽ sâu xa về việc liệu Nhật Bản có nên tiếp tục dựa vào năng lượng hạt nhân hay không.
Kết quả thăm dò do tờ Mainichi, Nikkei và Asahi đăng tải đều cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan tăng nhẹ kể từ tháng Hai, nhưng vẫn ở dưới mức 30%.
Khi được hỏi cụ thể về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy hạt nhân Fukushima, số người không hài lòng đứng ở khoảng 67% và 70%.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/japan-pol-04-18-2011-120101399.html
Người ta nói, trong khó khăn mới biết trình độ tổ chức. Có lẽ người Nhật đã đạt đến đỉnh cao về xử lý khủng hoảng.
Nghe nhiều, nhưng mấy hôm nay mới được tận mắt chứng kiến. Cả một hệ thống chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân phối hợp nhịp nhàng.
Sân bay Sendai bị sóng thần tràn qua, chỉ dùng để tiếp nhận đồ viện trợ, các hãng hàng không đã lập tức tăng chuyến bay đến các sân bay lân cận như Yamagata. Hãng du lịch HNT nổi tiếng lập tức thêm hàng chục chuyến xe buýt từ Yamagata về Sendai. Hệ thống đường sắt nối Sendai với các vùng lân cận bị tàn phá. Myako Bus tổ chức ngay xe buýt đi đến tận các thành phố bị phá hủy nặng nề như Ishinomaki.
Các chuyến xe khẩn cấp, nhưng dịch vụ vẫn ở đẳng cấp chất lượng cao nhất. Xe đi và đến đúng giờ răm rắp. Giá vé không đổi, các nạn nhân được giảm giá một nửa.
Tại các bến xe buýt đông nghẹt, nhân viên tình nguyện hướng dẫn tận tình giờ xuất phát, chỗ đứng xếp hàng để khỏi lên nhầm xe. Có lẽ không có Suzuki đi cùng, tôi nghĩ mình cũng chẳng thể lạc được.
Mỗi hành khách được phát một tờ hướng dẫn chi tiết chuyến đi, chuyến về, để khỏi lỡ xe. Trước giờ khởi hành, lái xe nhắc, chúng ta đang đi vào khu vực thảm họa, các dịch vụ vệ sinh chưa trở lại bình thường, quý khách cố gắng không gây thêm gánh nặng, không để lại rác rưởi, đi toilet trước nếu có thể.
Thiếu xăng, xe xếp hàng dài, hãng xăng lập tức cử thêm người để hướng dẫn điều hành, bảo đảm không gây ách tắc giao thông. Tôi đếm thấy ở một địa điểm, có khoảng hơn 20 xe xếp hàng, đã có 4 nhân viên của cây xăng hướng dẫn chỗ đỗ và di chuyển cho từng xe để không cản trở giao thông.
Trên những đường phố tan hoang của Ishinomaki, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựng lều, chạy máy phát điện để cấp điện, lần lượt thu dọn đồ đạc trong từng ngôi nhà đổ nát. Những chiếc xe hơi vô chủ, bên cạnh những con tàu bị sóng vứt lên đường phố, đều được cẩn thận dán một tờ giấy, nói rõ: “Xe này của nạn nhân thảm họa, chưa tìm được chủ, tạm thời chuyển sang quyền sở hữu của thị trưởng thành phố, đợi lúc trả lại cho chủ nhân”. Cùng với quân đội, các kiến trúc sư, các nhân viên bảo hiểm quan sát từng ngôi nhà, người thì đánh giá mức thiệt hại, người thầm phác ra kế hoạch dựng lại trong tương lai.
Ấn tượng nhất với tôi là hai nhà vệ sinh tạm thời, bằng vải, được dựng lên trên miệng cống. Trên một bức tường gần đó có viết dòng chữ: “Chúng tôi rất xin lỗi vì nhà vệ sinh dựng trong điều kiện khẩn cấp nên không cung cấp đủ giấy vệ sinh, cảm phiền quý vị sử dụng nước trong những xô nước bên cạnh”. Chắc chỉ có đội cứu hộ Nhật Bản mới viết xin lỗi như thế trong hoàn cảnh này!
Sendai, dịch ra âm Hán Việt là Đài Tiên (nơi phô diễn của những bậc tiên giả), do Date Masamune thành lập từ năm 1600, thành phố lớn nhất của vùng đông bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của động đất và sóng thần. Mọi người xem TV đều nhìn thấy cảnh sân bay Sendai bị sóng thần tấn công, máy bay trôi lềnh phềnh như tàu bay giấy.
Ba tuần sau, khách du lịch, nếu không lang thang ra những vùng ven biển, khó có thể nhận thấy thảm họa đã xảy ra ở đây nếu không có những tờ giấy dán trên các công sở, cửa hiệu, nhà hàng… thông báo đã hoạt động trở lại. Một cơ thể khỏe mạnh, chịu một vết đâm chí mạng, nhưng đã vượt qua, đang dần lên da non.
Những kệ hàng trong Sevel Eleven còn thiếu nhiều thức ăn, nhưng bạn khó nhận thấy nét buồn bã của những người qua đường (mặc dù Sendai đang là trung tâm của những trại di tản). Hai cô bé xếp hàng trước tôi để mua vé xe buýt, cãi nhau chí chóe học cách sử dụng một chiếc Iphone mới mua. Mấy chú bán hàng Takoyaki gọi ời ời. Mùi bánh nướng thơm phức!
Ishinomaki (tỉnh Miyagy) khó khăn nhưng đang trở lại theo một cách khác. Công việc cứu người tạm thời mới dừng lại. Quang cảnh vẫn tan hoang. Đường phố bị động đất bóc đi hàng lớp nhựa, vặn vỏ đỗ. Một chiếc tàu to đùng nằm ngay giữa phố. Một chiếc khác đâm thủng tòa nhà hai tầng, chĩa mũi lên mái nhà. Một chiếc ôtô bị sóng dán bẹp gí vào tường, những cột điện gẫy gập. Bể bơi của trường phổ thông lềnh bềnh xe hơi. Tatami, đồ bếp, sách vở, đồ chơi… vương vãi đầy đường. Tất cả các cửa hiệu đều đóng cửa. Điện mới cấp lại từng phần.
Những người dân đang trở lại. Một ông già đứng nghiêm tươi cười giơ tay chào chúng tôi trên đống đổ nát của nhà mình. Một bác trung niên tần ngần ngắm chiếc tàu thủy đâm vào tầng một nhà mình. Hai vợ chồng trẻ ngồi lau chùi từng tấm tatami. Trong một căn nhà cạnh sông, chúng tôi thấy tiếng chào nhau ríu rít. Hóa ra là họ đang đón một gia đình người thân từ nơi khác đến thăm.
Một cuộc sống mới đang bắt đầu
Trên chuyến xe cuối cùng rời thành phố nhỏ này, có những người ra tiễn những người đi. Họ vẫy tay và nói to: Matta, matta. Hẹn ngày gặp lại!
Đường cao tốc nhưng bị hạn chế tốc độ 50km/giờ do chính quyền sợ nhiều đoạn đường bị hỏng. Cả dòng xe nối đuôi nhau đi trong đêm, bình tĩnh, không chen nhau, không bấm còi, không đòi vượt. Có vẻ như tất cả đều tin là họ sẽ đến đích.
Bên cạnh tôi Suzuki ngồi yên lặng.
Su đã làm cho tôi rất ngạc nhiên. Em nhận lời đi cùng với tôi ngay lập tức. Khi tôi bàn thuê xe riêng để đi cho tiện, em đã ngăn và khuyên tôi đi xe buýt. Người ta đang hoạn nạn mà mình thuê xe đi ngó ngiêng có vẻ khó coi anh ạ. Sáng ra, dậy muộn, chạy vội, lên xe đã thấy em đưa tôi chai nước để cất đi. Không có gì ăn trưa, bảo giá có thanh chocolate nhấm nháp, em bảo đây anh. Xuống bến Ishinomaki trời đổ mưa, giận mình không chuẩn bị, em đã đưa ngay một chiếc ô hồng. Còn hỏi tiếp, anh có cần khẩu trang không, em mang sẵn đây rồi. Về đến Tendo em thở phào: bây giờ em mới hết lo anh ạ.
Em thừa nhận là đã học được rất nhiều ở FPT Software và vẫn đang học hỏi. Nhưng điều đấy cũng chẳng ngăn cản em phàn nàn với tôi về sự to xác của FPT Software, về sự thiếu nhạy cảm của lãnh đạo và các phóng viên Cucumber đối với em, một người Nhật trong vụ khủng hoảng này.
Cám ơn Su, chúng ta sẽ cùng lớn lên!
Nguyễn Thành Nam
Source: Báo VNExpress
Một cái nhìn khác
Các kết quả thăm dò ý kiến mới cho thấy hơn 2/3 người dân Nhật Bản không tán thành cách thức chính phủ xử lý hậu quả của trận động đất kéo theo sóng thần hôm 11/3.
Kết quả thăm dò được công bố hôm nay trên ba tờ báo lớn cũng cho thấy hậu thuẫn lớn dành cho việc tăng thuế để có ngân quỹ tiến hành công tác tái thiết, nhưng có sự chia rẽ sâu xa về việc liệu Nhật Bản có nên tiếp tục dựa vào năng lượng hạt nhân hay không.
Kết quả thăm dò do tờ Mainichi, Nikkei và Asahi đăng tải đều cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan tăng nhẹ kể từ tháng Hai, nhưng vẫn ở dưới mức 30%.
Khi được hỏi cụ thể về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy hạt nhân Fukushima, số người không hài lòng đứng ở khoảng 67% và 70%.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/japan-pol-04-18-2011-120101399.html
Bạo loạn Anh
Bạo loạn Anh 2011 lan rộng, bao gồm cả rối loạn công cộng, cướp bóc, đốt phá tấn công, trộm cắp và cướp bóc, đã diễn ra tại một số thành phố và thị xã ở Anh. Những bạo loạn bắt đầu vào ngày 06 tháng 8 năm 2011 ở Tottenham, Bắc Luân Đôn. Cuộc bạo động khác sau đó xảy ra ở những nơi khác tại Luân Đôn và trong một số khu vực khác của nước Anh như Birmingham, Wolverhampton, West Bromwich, Nottingham, Leicester và Liverpool. Bạo loạn xảy ra sau vụ nổ súng giết chết người của cảnh sát đối với một người đàn ông tài xế taxi 29 tuổi, Mark Duggan vào ngày 4 tháng 8 năm 2011.
Sau cuộc điều tra ban đầu, cảnh sát xác nhận Duggan không nổ súng trước và bị cảnh sát bắn chết tại chỗ. Các nhân chứng cho biết, nạn nhân bị cảnh sát tạm giữ và bị cảnh sát bắn chết mặc dù anh ta đã phục tùng yêu cầu của cảnh sát. Người nhà của người đàn ông có 4 con nhỏ này nổi giận và đi đòi công lý. Thân nhân của Duggan cùng nhiều người địa phương đã kéo đến đồn cảnh sát ở Tottenham đòi có câu trả lời về cái chết. Trước sự im lặng của cảnh sát, đám đông bắt đầu trút cơn giận bằng cách đốt phá xe cảnh sát, châm ngòi cho đợt bạo động tồi tệ trên khắp nước Anh.
Một cuộc diễu hành khoảng 200 người dân ở Tottenham đã trở thành bạo lực và rơi vào bạo loạn. Trong những ngày sau, rối loạn xảy ra tại các khu vực khác của thành phố, bao gồm Wood Green, Enfield Town, Ponders End và Brixton. Các hành động phá hoại, đốt phá, cướp bóc và rối loạn bạo lực cũng được báo cáo trong một số quận của Luân Đôn, lan rộng về phía Nam như Croydon. Ít nhất 111 nhân viên cảnh sát bị thương. Ngày 8 tháng 8 năm 2011, bạo loạn và cướp bóc xảy ra ở Birmingham, Liverpool, Nottingham, Bristol và Medway. Hơn 525 người đã bị bắt giữ kể từ khi bạo loạn bắt đầu.
Nhiều tòa nhà, xe cộ và điểm đỗ xe buýt đã bị thiêu rụi. Cửa hàng và nhà hàng bị cướp phá, còn cảnh sát hứng chịu bom xăng. Những kẻ tham gia vào đốt phá, hôi của, đã không ngần ngại tấn công trực diện vào lực lượng cảnh sát, thậm chí qua các mạng xã hội. Họ còn kêu gọi bạo động ở khắp nơi trên nước Anh. Đây là một thử thách nặng nề đối với Luân Đôn, nơi sẽ diễn ra Thế vận hội mùa Hè 2012.
Thủ tướng Anh Cameron trong những ngày qua đã loan báo hàng loạt biện pháp nhằm chặn đứng làn sóng bạo loạn, không loại trừ cả việc đưa quân đội vào cuộc trấn dẹp. Ngày 12-8, nước Anh đã trải qua hai đêm yên ắng liên tiếp sau khi hơn 1.500 người bị bắt và tòa án đã phải làm việc không ngừng để kịp xét xử những người tình nghi.
Chính phủ đang xem xét khả năng đóng cửa các trang mạng xã hội hay dừng dịch vụ tin nhắn khi cho rằng các phần tử tham gia bạo động, cướp phá, phóng hỏa đã sử dụng các mạng xã hội như Twitter, Facebook, đặc biệt là ứng dụng tin nhắn của điện thoại BlackBerry (BlackBerry Messenger - BBM) để liên lạc và tổ chức tập thể.
BBM có khả năng bảo mật rất cao, vừa miễn phí vừa riêng tư, nhà chức trách Anh không thể theo dõi được nội dung trao đổi. Có đến 37% thanh thiếu niên Anh sử dụng BBM.
Đòi cấm BlackBerry
Thủ tướng David Cameron cho rằng tất cả sẽ bị sốc khi chứng kiến cách các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông xã hội bị các nhóm bạo động sử dụng để gây bất ổn. Nhiều tin nhắn được phát hiện đã kêu gọi mọi người hẹn điểm để cùng nhau đi cướp phá.
Blog của nhóm cung cấp dịch vụ của BlackBerry bị tin tặc đánh phá và bị cảnh cáo không được hợp tác với cảnh sát. Chính phủ Anh cho biết sẽ xem xét việc ngăn chặn các dịch vụ này có hợp pháp hay không, và tính toán sẽ chỉ ngăn chặn từng cá nhân sử dụng dịch vụ chứ không ngăn chặn hoàn toàn các dịch vụ này.
Trước đó, nghị sĩ David Lammy của vùng Tottenham đã lên tiếng kêu gọi cấm dịch vụ BBM, bởi theo ông, dịch vụ này đã giúp các nhóm tội phạm dù không được trang bị như cảnh sát song có thể hành động vượt quá khả năng kiểm soát của cảnh sát.
Bộ trưởng Nội vụ Theresa May đã triệu tập đại diện của Facebook, Twitter và hãng sản xuất BlackBerry là RIM, đưa ra những quy định buộc họ phải đáp ứng trong thời gian bất ổn hiện nay.
Tấn công quyền tự do ngôn luận
Các nhóm hoạt động xã hội cảnh báo những biện pháp mà Chính phủ Anh đang xem xét có thể vi phạm các quyền tự do dân sự. Jim Killock, giám đốc Tổ chức Open Rights, chỉ rõ các sự kiện như bạo động thường được dùng làm cái cớ để nhà chức trách hạn chế các quyền của người dân. Ông lưu ý cảnh sát và các công ty tư nhân có thể lợi dụng tình hình bất ổn để vi phạm quyền lợi của người dân.
Nhà văn Curt Hopkins cũng cho rằng: “Ông Cameron phải cẩn thận, đừng tấn công vào những nhu cầu cơ bản này của người dân chỉ vì lo lắng trước hành động của một nhóm thiểu số”. Một số ý kiến cho rằng nỗ lực kiểm soát của nhà nước đối với mạng xã hội sẽ khó mà thành công.
Tony Travers, giáo sư xã hội học thuộc Đại học Kinh tế London, cảnh báo tất cả đô thị lớn trên thế giới đều đang sản sinh trong lòng nó những bất ổn và đến một lúc nào đó những bất ổn này sẽ chuyển thành những cơn bạo loạn. Một số tờ báo thiên tả cũng cảnh báo bạo loạn ở London có thể xảy ra tại bất cứ đô thị nào ở châu Âu.
Cảnh báo cho các nước châu Âu
“Những kẻ gây náo loạn ở London rung lên hồi chuông báo động cho nước Anh và nhiều nước đa chủng tộc ở phương Tây còn tồn tại sự bất bình đẳng” - tờ Liberation của Pháp viết. Trong khi đó, tờ Il Sole 24 Ore của Ý lại hối thúc cải thiện giáo dục là yếu tố cần thiết để tiếp thêm hi vọng cho “thế hệ lạc lối”.
Tờ La Libre Belgique của Bỉ cho rằng cuộc bạo loạn là do sự xuống dốc của kinh tế mà Chính phủ Anh đã bất lực trong việc tìm ra giải pháp. Một số tờ báo khác chỉ trích việc cắt giảm chi tiêu của chính quyền Thủ tướng Cameron làm bùng nổ bất ổn xã hội. “Chính sách thắt lưng buộc bụng” nhằm đảm bảo các khoản vay nước ngoài là nguyên nhân bạo loạn ở Anh, tờ Eleftherotypia của Hi Lạp - nước từng chứng kiến nhiều đợt biểu tình phản đối “thắt lưng buộc bụng” - nhận định.
(Theo Wikipedia và Tuổi Trẻ)
Sau cuộc điều tra ban đầu, cảnh sát xác nhận Duggan không nổ súng trước và bị cảnh sát bắn chết tại chỗ. Các nhân chứng cho biết, nạn nhân bị cảnh sát tạm giữ và bị cảnh sát bắn chết mặc dù anh ta đã phục tùng yêu cầu của cảnh sát. Người nhà của người đàn ông có 4 con nhỏ này nổi giận và đi đòi công lý. Thân nhân của Duggan cùng nhiều người địa phương đã kéo đến đồn cảnh sát ở Tottenham đòi có câu trả lời về cái chết. Trước sự im lặng của cảnh sát, đám đông bắt đầu trút cơn giận bằng cách đốt phá xe cảnh sát, châm ngòi cho đợt bạo động tồi tệ trên khắp nước Anh.
Một cuộc diễu hành khoảng 200 người dân ở Tottenham đã trở thành bạo lực và rơi vào bạo loạn. Trong những ngày sau, rối loạn xảy ra tại các khu vực khác của thành phố, bao gồm Wood Green, Enfield Town, Ponders End và Brixton. Các hành động phá hoại, đốt phá, cướp bóc và rối loạn bạo lực cũng được báo cáo trong một số quận của Luân Đôn, lan rộng về phía Nam như Croydon. Ít nhất 111 nhân viên cảnh sát bị thương. Ngày 8 tháng 8 năm 2011, bạo loạn và cướp bóc xảy ra ở Birmingham, Liverpool, Nottingham, Bristol và Medway. Hơn 525 người đã bị bắt giữ kể từ khi bạo loạn bắt đầu.
Nhiều tòa nhà, xe cộ và điểm đỗ xe buýt đã bị thiêu rụi. Cửa hàng và nhà hàng bị cướp phá, còn cảnh sát hứng chịu bom xăng. Những kẻ tham gia vào đốt phá, hôi của, đã không ngần ngại tấn công trực diện vào lực lượng cảnh sát, thậm chí qua các mạng xã hội. Họ còn kêu gọi bạo động ở khắp nơi trên nước Anh. Đây là một thử thách nặng nề đối với Luân Đôn, nơi sẽ diễn ra Thế vận hội mùa Hè 2012.
Thủ tướng Anh Cameron trong những ngày qua đã loan báo hàng loạt biện pháp nhằm chặn đứng làn sóng bạo loạn, không loại trừ cả việc đưa quân đội vào cuộc trấn dẹp. Ngày 12-8, nước Anh đã trải qua hai đêm yên ắng liên tiếp sau khi hơn 1.500 người bị bắt và tòa án đã phải làm việc không ngừng để kịp xét xử những người tình nghi.
Chính phủ đang xem xét khả năng đóng cửa các trang mạng xã hội hay dừng dịch vụ tin nhắn khi cho rằng các phần tử tham gia bạo động, cướp phá, phóng hỏa đã sử dụng các mạng xã hội như Twitter, Facebook, đặc biệt là ứng dụng tin nhắn của điện thoại BlackBerry (BlackBerry Messenger - BBM) để liên lạc và tổ chức tập thể.
BBM có khả năng bảo mật rất cao, vừa miễn phí vừa riêng tư, nhà chức trách Anh không thể theo dõi được nội dung trao đổi. Có đến 37% thanh thiếu niên Anh sử dụng BBM.
Đòi cấm BlackBerry
Thủ tướng David Cameron cho rằng tất cả sẽ bị sốc khi chứng kiến cách các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông xã hội bị các nhóm bạo động sử dụng để gây bất ổn. Nhiều tin nhắn được phát hiện đã kêu gọi mọi người hẹn điểm để cùng nhau đi cướp phá.
Blog của nhóm cung cấp dịch vụ của BlackBerry bị tin tặc đánh phá và bị cảnh cáo không được hợp tác với cảnh sát. Chính phủ Anh cho biết sẽ xem xét việc ngăn chặn các dịch vụ này có hợp pháp hay không, và tính toán sẽ chỉ ngăn chặn từng cá nhân sử dụng dịch vụ chứ không ngăn chặn hoàn toàn các dịch vụ này.
Trước đó, nghị sĩ David Lammy của vùng Tottenham đã lên tiếng kêu gọi cấm dịch vụ BBM, bởi theo ông, dịch vụ này đã giúp các nhóm tội phạm dù không được trang bị như cảnh sát song có thể hành động vượt quá khả năng kiểm soát của cảnh sát.
Bộ trưởng Nội vụ Theresa May đã triệu tập đại diện của Facebook, Twitter và hãng sản xuất BlackBerry là RIM, đưa ra những quy định buộc họ phải đáp ứng trong thời gian bất ổn hiện nay.
Tấn công quyền tự do ngôn luận
Các nhóm hoạt động xã hội cảnh báo những biện pháp mà Chính phủ Anh đang xem xét có thể vi phạm các quyền tự do dân sự. Jim Killock, giám đốc Tổ chức Open Rights, chỉ rõ các sự kiện như bạo động thường được dùng làm cái cớ để nhà chức trách hạn chế các quyền của người dân. Ông lưu ý cảnh sát và các công ty tư nhân có thể lợi dụng tình hình bất ổn để vi phạm quyền lợi của người dân.
Nhà văn Curt Hopkins cũng cho rằng: “Ông Cameron phải cẩn thận, đừng tấn công vào những nhu cầu cơ bản này của người dân chỉ vì lo lắng trước hành động của một nhóm thiểu số”. Một số ý kiến cho rằng nỗ lực kiểm soát của nhà nước đối với mạng xã hội sẽ khó mà thành công.
Tony Travers, giáo sư xã hội học thuộc Đại học Kinh tế London, cảnh báo tất cả đô thị lớn trên thế giới đều đang sản sinh trong lòng nó những bất ổn và đến một lúc nào đó những bất ổn này sẽ chuyển thành những cơn bạo loạn. Một số tờ báo thiên tả cũng cảnh báo bạo loạn ở London có thể xảy ra tại bất cứ đô thị nào ở châu Âu.
Cảnh báo cho các nước châu Âu
“Những kẻ gây náo loạn ở London rung lên hồi chuông báo động cho nước Anh và nhiều nước đa chủng tộc ở phương Tây còn tồn tại sự bất bình đẳng” - tờ Liberation của Pháp viết. Trong khi đó, tờ Il Sole 24 Ore của Ý lại hối thúc cải thiện giáo dục là yếu tố cần thiết để tiếp thêm hi vọng cho “thế hệ lạc lối”.
Tờ La Libre Belgique của Bỉ cho rằng cuộc bạo loạn là do sự xuống dốc của kinh tế mà Chính phủ Anh đã bất lực trong việc tìm ra giải pháp. Một số tờ báo khác chỉ trích việc cắt giảm chi tiêu của chính quyền Thủ tướng Cameron làm bùng nổ bất ổn xã hội. “Chính sách thắt lưng buộc bụng” nhằm đảm bảo các khoản vay nước ngoài là nguyên nhân bạo loạn ở Anh, tờ Eleftherotypia của Hi Lạp - nước từng chứng kiến nhiều đợt biểu tình phản đối “thắt lưng buộc bụng” - nhận định.
(Theo Wikipedia và Tuổi Trẻ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)