Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ bứt lúa, vò trong tay mà ăn. Nhưng có mấy người Pha-ri-sêu nói: "Tại sao các ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát?" Đức Giê-su trả lời: "Các ông chưa đọc chuyện này trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa lấy bánh tiến mà ăn và cho thuộc hạ ăn. Thứ bánh này, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi." Rồi Người nói: "Con Người làm chủ ngày sa-bát." (Lc 6,1-5)
Bất cứ khoản luật nào cũng phải dẫn ta đến việc xây dựng tình yêu đối với Chúa và tha nhân, và tạo được một quan hệ nhân văn yêu thương tốt đẹp, bằng không, thì phải coi lại nội dung của khoản luật ấy. Luật giữ ngày sabbat của người Pha-ri-sêu không đếm xỉa gì đến cái bụng đói của con người thì tình yêu ở đâu, quan hệ giữa người với người ở đâu?
Mọi hành vi phải xây dựng được quan hệ tốt đẹp với Chúa, với mọi người. Vì thế tìm hiểu về "Mục vụ Quan hệ công chúng (PR)" là điều hết sức hữu ích. Có thể nói, người nào thực hiện "Mục vụ Quan hệ công chúng (PR)" cách hoàn hảo, sẽ là nhà truyền giáo tuyệt vời và là một ông thánh hiện đại !
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
Hố tử thần
Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ. (Lc 5,36)
Từ khi “hố tử thần” đầu tiên xuất hiện cuối năm 2010, tới nay đã có 139 “hố tử thần” trải khắp các quận huyện của TP.HCM. Trong đó các quận 1, 3, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận... có số “hố tử thần” dày đặc nhất.
Tính trung bình mỗi tháng có 10 “hố tử thần” xuất hiện. Đó là thống kê của Sở Giao thông vận tải TP và nhóm nghiên cứu thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM tại hội thảo “Quản lý công trình ngầm tại TP.HCM - thực trạng và giải pháp” diễn ra sáng 31-8 do Hội Cầu đường cảng TP tổ chức.
Qua nghiên cứu thực địa, nguyên nhân xuất hiện “hố tử thần” đã được các nhà khoa học xác định rõ ràng hơn, không còn bị các cơ quan chức năng đổ lỗi cho yếu tố khách quan như trước đây.
Dù nhận định 60% công trình giao thông ở TP.HCM nằm dưới mức thủy triều nên thường xuyên xảy ra ngập là nguyên nhân dẫn tới “hố tử thần”, nhưng kỹ sư Hà Ngọc Trường - đại diện nhóm nghiên cứu - cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thi công không đúng quy trình làm hư hại trực tiếp công trình ngầm (chiếm 18%), hoặc thi công làm ảnh hưởng khiến đường ống cấp thoát nước bị xì, bể (chiếm 50%)...
Ông Vương Hoàng Thanh - phó trưởng Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM - cho rằng những bất hợp lý trong việc quản lý công trình ngầm tại TP.HCM cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới “hố tử thần”.
Theo ông Thanh: “Các công trình ngầm hiện có quá nhiều đầu mối quản lý (công ty điện, nước, viễn thông, trung tâm chống ngập...) nhưng khi gặp sự cố lại không xác định được đơn vị quản lý công trình ngầm là ai”. Ví dụ trên đại lộ Đông - Tây, khi lực lượng chức năng đào đường phát hiện đường dây cáp, hỏi điện lực thì điện lực bảo không, hỏi bưu điện thì họ cũng chối. Đến khi đường dây cáp bị cắt thì phía bưu điện mới thừa nhận vì khách hàng của họ bị mất tín hiệu.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/453899/TPHCM-de-xuat-thanh-lap-trung-tam-quan-ly-khong-gian-ngam.html
Chồng chéo cũ mới không xác định... dẫn đến các hố tử thần chết người!
Từ khi “hố tử thần” đầu tiên xuất hiện cuối năm 2010, tới nay đã có 139 “hố tử thần” trải khắp các quận huyện của TP.HCM. Trong đó các quận 1, 3, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận... có số “hố tử thần” dày đặc nhất.
Tính trung bình mỗi tháng có 10 “hố tử thần” xuất hiện. Đó là thống kê của Sở Giao thông vận tải TP và nhóm nghiên cứu thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM tại hội thảo “Quản lý công trình ngầm tại TP.HCM - thực trạng và giải pháp” diễn ra sáng 31-8 do Hội Cầu đường cảng TP tổ chức.
Qua nghiên cứu thực địa, nguyên nhân xuất hiện “hố tử thần” đã được các nhà khoa học xác định rõ ràng hơn, không còn bị các cơ quan chức năng đổ lỗi cho yếu tố khách quan như trước đây.
Dù nhận định 60% công trình giao thông ở TP.HCM nằm dưới mức thủy triều nên thường xuyên xảy ra ngập là nguyên nhân dẫn tới “hố tử thần”, nhưng kỹ sư Hà Ngọc Trường - đại diện nhóm nghiên cứu - cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thi công không đúng quy trình làm hư hại trực tiếp công trình ngầm (chiếm 18%), hoặc thi công làm ảnh hưởng khiến đường ống cấp thoát nước bị xì, bể (chiếm 50%)...
Ông Vương Hoàng Thanh - phó trưởng Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM - cho rằng những bất hợp lý trong việc quản lý công trình ngầm tại TP.HCM cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới “hố tử thần”.
Theo ông Thanh: “Các công trình ngầm hiện có quá nhiều đầu mối quản lý (công ty điện, nước, viễn thông, trung tâm chống ngập...) nhưng khi gặp sự cố lại không xác định được đơn vị quản lý công trình ngầm là ai”. Ví dụ trên đại lộ Đông - Tây, khi lực lượng chức năng đào đường phát hiện đường dây cáp, hỏi điện lực thì điện lực bảo không, hỏi bưu điện thì họ cũng chối. Đến khi đường dây cáp bị cắt thì phía bưu điện mới thừa nhận vì khách hàng của họ bị mất tín hiệu.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/453899/TPHCM-de-xuat-thanh-lap-trung-tam-quan-ly-khong-gian-ngam.html
Chồng chéo cũ mới không xác định... dẫn đến các hố tử thần chết người!
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
Công cốc
Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới. (Lc 5,5)
Cậu bé tuổi ‘teen’ thành tỷ phú kỳ nam
Nhóm tìm trầm 7 người của xã Đại Nghĩa, gồm: Nguyễn Mới, Nguyễn Đường, Nguyễn Ngọc Sĩ, Hồ Thanh Lâm (thôn Nghĩa Tây), Phan Văn Nha (thôn Nghĩa Tân), Trần Liệu (thị trấn Ái Nghĩa), Nguyễn Văn Trung (thôn Nghĩa Bắc). Và lần này, vận đỏ lại tiếp tục ủng hộ dân Đại Nghĩa, 7 người đã trúng đậm trên 100kg kỳ nam và bán được gần 1.000 tỷ đồng!...
Chúng tôi cố gắng tiếp cận những người còn lại trong nhóm 7 người - nghìn tỷ đồng nhưng không được. Hoặc họ bỏ nhà đi đâu không biết, hoặc họ đóng kín cửa không chịu gặp bất cứ ai. Một sự sợ hãi và dè dặt bao trùm lên những ngôi nhà này.
Anh Võ Quốc Tuấn (Nghĩa Tây, Đại Nghĩa), một trong 9 người trúng kỳ nam được 30 tỷ đồng hồi tháng 8.2010, cho biết, trúng kỳ nam thì sướng đến mụ người, nhưng sau đó là lo lắng thấp thỏm không yên. “Sau khi biết tin chúng tôi trúng trầm, nhiều kẻ bặm trợn, xa lạ không biết ở đâu cứ tìm đến nhà xin tiền. Ngày nào chúng cũng đến, ném đá, dọa đánh, dọa giết, canh từng bước chân chúng tôi. Không thể sống nổi, tôi phải đưa vợ con đi lánh nạn nơi khác suốt mấy tháng trời, thấy yên yên mới dám quay về”.
Anh Nguyễn Xuân Bắc, một người trúng trầm khác, tâm sự: Tiền trúng được mừng lắm nhưng nghĩ đến lúc đi tìm trầm thật là hãi hùng. 9 phần chết, 1 phần sống. Giữa rừng sâu nguy hiểm rình rập. Thậm chí anh em cũng sợ nhau.
Theo lời anh Bắc, một người bạn của anh (Nguyễn Kít, 38 tuổi, quê Đại Nghĩa) đã bỏ mạng giữa rừng sâu trong một lần đi tìm trầm trước đó. “Đến khi trúng rồi lại càng khổ hơn. Ai cũng xin, không cho không được, cho thì chê ít, chửi bới, hăm dọa, mình sống không yên được”.http://www.tinmoi.vn/cau-be-tuoi-teen-thanh-ty-phu-ky-nam-08546210.html
Cậu bé tuổi ‘teen’ thành tỷ phú kỳ nam
Nhóm tìm trầm 7 người của xã Đại Nghĩa, gồm: Nguyễn Mới, Nguyễn Đường, Nguyễn Ngọc Sĩ, Hồ Thanh Lâm (thôn Nghĩa Tây), Phan Văn Nha (thôn Nghĩa Tân), Trần Liệu (thị trấn Ái Nghĩa), Nguyễn Văn Trung (thôn Nghĩa Bắc). Và lần này, vận đỏ lại tiếp tục ủng hộ dân Đại Nghĩa, 7 người đã trúng đậm trên 100kg kỳ nam và bán được gần 1.000 tỷ đồng!...
Chúng tôi cố gắng tiếp cận những người còn lại trong nhóm 7 người - nghìn tỷ đồng nhưng không được. Hoặc họ bỏ nhà đi đâu không biết, hoặc họ đóng kín cửa không chịu gặp bất cứ ai. Một sự sợ hãi và dè dặt bao trùm lên những ngôi nhà này.
Anh Võ Quốc Tuấn (Nghĩa Tây, Đại Nghĩa), một trong 9 người trúng kỳ nam được 30 tỷ đồng hồi tháng 8.2010, cho biết, trúng kỳ nam thì sướng đến mụ người, nhưng sau đó là lo lắng thấp thỏm không yên. “Sau khi biết tin chúng tôi trúng trầm, nhiều kẻ bặm trợn, xa lạ không biết ở đâu cứ tìm đến nhà xin tiền. Ngày nào chúng cũng đến, ném đá, dọa đánh, dọa giết, canh từng bước chân chúng tôi. Không thể sống nổi, tôi phải đưa vợ con đi lánh nạn nơi khác suốt mấy tháng trời, thấy yên yên mới dám quay về”.
Anh Nguyễn Xuân Bắc, một người trúng trầm khác, tâm sự: Tiền trúng được mừng lắm nhưng nghĩ đến lúc đi tìm trầm thật là hãi hùng. 9 phần chết, 1 phần sống. Giữa rừng sâu nguy hiểm rình rập. Thậm chí anh em cũng sợ nhau.
Theo lời anh Bắc, một người bạn của anh (Nguyễn Kít, 38 tuổi, quê Đại Nghĩa) đã bỏ mạng giữa rừng sâu trong một lần đi tìm trầm trước đó. “Đến khi trúng rồi lại càng khổ hơn. Ai cũng xin, không cho không được, cho thì chê ít, chửi bới, hăm dọa, mình sống không yên được”.http://www.tinmoi.vn/cau-be-tuoi-teen-thanh-ty-phu-ky-nam-08546210.html
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
Cõi lòng
Vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, mà ông Gio-an lại bảo: "Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài! " Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe... "Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm." Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. (Mc 6,17-20.25-27)
Những rối rắm trong tâm hồn Hêrôđê trước một vị thánh: sai bắt, sợ, che chở, phân vân, thích nghe, buồn lắm, truyền chém đầu... Đó là bí mật của tâm hồn con người. Ánh sáng và bóng tối giao tranh với nhau trong thăm thẳm cõi lòng. Chiến thắng trong cuộc chiến nội tâm có dễ không? Khi nào thì đạt bình an?
Bóng tối đã chiến thắng trong tâm hồn Hêrôđê, dẫn đến cái chết của Gioan.
Gioan đã chết như Giêsu sau này, chết cho sứ mạng của minh. Nơi ông, cũng có chiến đấu nội tâm khi ông phải phấn đấu đi tìm sự thật nơi Đức Kitô ngay lúc ông đang bị cầm tù. Đức Giêsu đã gián tiếp nhắn lời để giải thích cho ông hiểu. Và ông đã ra đi bình an, dù phải chết cách khốc liệt. Ánh sáng đã chiến thắng huy hoàng trong tâm hồn ông. Ông trở thành hình ảnh đẹp trước mặt mọi người, lưu danh thơm muôn thuở.
Trong khi đó, chiến thắng của bóng tối nơi Hêrôđê, đã khiến ông vua này trở thành kẻ tàn ác, lưu lại ố danh mãi mãi trong lịch sử.
Những rối rắm trong tâm hồn Hêrôđê trước một vị thánh: sai bắt, sợ, che chở, phân vân, thích nghe, buồn lắm, truyền chém đầu... Đó là bí mật của tâm hồn con người. Ánh sáng và bóng tối giao tranh với nhau trong thăm thẳm cõi lòng. Chiến thắng trong cuộc chiến nội tâm có dễ không? Khi nào thì đạt bình an?
Bóng tối đã chiến thắng trong tâm hồn Hêrôđê, dẫn đến cái chết của Gioan.
Gioan đã chết như Giêsu sau này, chết cho sứ mạng của minh. Nơi ông, cũng có chiến đấu nội tâm khi ông phải phấn đấu đi tìm sự thật nơi Đức Kitô ngay lúc ông đang bị cầm tù. Đức Giêsu đã gián tiếp nhắn lời để giải thích cho ông hiểu. Và ông đã ra đi bình an, dù phải chết cách khốc liệt. Ánh sáng đã chiến thắng huy hoàng trong tâm hồn ông. Ông trở thành hình ảnh đẹp trước mặt mọi người, lưu danh thơm muôn thuở.
Trong khi đó, chiến thắng của bóng tối nơi Hêrôđê, đã khiến ông vua này trở thành kẻ tàn ác, lưu lại ố danh mãi mãi trong lịch sử.
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
Theo
Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. (Mt 16,24)
Theo Chúa để đi đâu? Mục đích sau cùng của đời người là đi đến đó: hạnh phúc thiên đàng - chung sống với Chúa Ba Ngôi - đời sau và đời này.
Để đạt mục đích này phải có chiến lược: đấy là đi theo Giêsu trên con đường tình yêu của Ngài, cũng là con đường Thánh giá, con đường hy sinh cho tình yêu cùng với Giêsu.
Giêsu chiếm trọn con tim. Giêsu sống động trong cả cuộc đời, trong từng công việc. Giêsu thúc đẩy yêu thương phục vụ, hy sinh trong niềm vui, cho đi trong bình an.
Thực ra, hy sinh nào có dễ đâu. Tự chế bản thân là điều cực khó. Ai cũng muốn thoả mãn những ham muốn của mình. Phải có ơn thiêng từ Giêsu, và phải rèn luyện đêm ngày, ngã xuống đứng lên dập dụi rất nhiều, kinh qua nhiều thất bại mới học được tập quán chế ngự sự lăng loàn nổi loạn của bản thân, chết đi chính mình, để thực hiện được chiến lược theo Chúa.
Con khẩn xin đêm ngày, lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ chính mình, vượt qua được những ham muốn ích kỷ kiêu ngạo của bản thân, để cùng Chúa tiến lên trên con đường yêu thương của cõi thiên đàng, trong từng ngày sống...
Theo Chúa để đi đâu? Mục đích sau cùng của đời người là đi đến đó: hạnh phúc thiên đàng - chung sống với Chúa Ba Ngôi - đời sau và đời này.
Để đạt mục đích này phải có chiến lược: đấy là đi theo Giêsu trên con đường tình yêu của Ngài, cũng là con đường Thánh giá, con đường hy sinh cho tình yêu cùng với Giêsu.
Giêsu chiếm trọn con tim. Giêsu sống động trong cả cuộc đời, trong từng công việc. Giêsu thúc đẩy yêu thương phục vụ, hy sinh trong niềm vui, cho đi trong bình an.
Thực ra, hy sinh nào có dễ đâu. Tự chế bản thân là điều cực khó. Ai cũng muốn thoả mãn những ham muốn của mình. Phải có ơn thiêng từ Giêsu, và phải rèn luyện đêm ngày, ngã xuống đứng lên dập dụi rất nhiều, kinh qua nhiều thất bại mới học được tập quán chế ngự sự lăng loàn nổi loạn của bản thân, chết đi chính mình, để thực hiện được chiến lược theo Chúa.
Con khẩn xin đêm ngày, lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ chính mình, vượt qua được những ham muốn ích kỷ kiêu ngạo của bản thân, để cùng Chúa tiến lên trên con đường yêu thương của cõi thiên đàng, trong từng ngày sống...
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
Vua thánh
Một ông vua - giàu sang, quyền quý, hoạt động trong một môi trường đầy những mưu thâm kế độc, đầy những cám dỗ tội lỗi, đầy những lôi kéo đi vào nếp sống hưởng thụ và gian ác - làm sao có thể làm thánh được?
Làm sao vua Luy có thể thực hiện được ý muốn của Mẹ mình: "Mẹ thà thấy con chết trước mặt Mẹ, còn hơn thấy con Mẹ phạm tội trọng."
Làm sao Luy có thể là vua, nhưng đời sống lại không khác gì một thầy Dòng khổ tu: sáng sáng tham dự thánh lễ, đọc kinh nguyện, mỗi tuần xưng tội và đánh tội?
Nhưng có lẽ bí quyết để nên thánh trong cương vị một ông vua là ở chỗ này: múc lấy sức mạnh từ những công việc thiêng liêng đều đặn hằng ngày, hằng tuần.
Đời sống của Vua Luy thật sự là một đời sống tín thác, trông cậy và yêu mến Chúa.
Với cương vị Vua lãnh đạo, trị vì nước Pháp, Luy luôn tỏ ra công chính, liêm khiết, ngay thẳng, hết mực thương dân chúng, đặt quyền lợi của Tổ Quốc và Giáo Hội lên trên những lợi ích cá nhân và danh vọng riêng tư.
Ngài đã tìm dịp để giúp đỡ những kẻ nghèo, thăm viếng và nâng đỡ những người đau yếu tật nguyền.
Ngài đã nên thánh trong môi trường cực kỳ khó cho việc nên thánh.
Ngài đã thực hiện được một điều tưởng chừng như không thể thực hiện được.
Luy lên ngai vua lúc mới 12 tuổi, và là một ông vua tài ba.
Luy sống vào một thời nhiễu nhương, đạo lý suy đồi (sinh năm 1214, chết ngày 25-8-1270) nhưng vẫn toả hương thánh thiện liêm chính.
Còn tôi thì sao?
Làm sao vua Luy có thể thực hiện được ý muốn của Mẹ mình: "Mẹ thà thấy con chết trước mặt Mẹ, còn hơn thấy con Mẹ phạm tội trọng."
Làm sao Luy có thể là vua, nhưng đời sống lại không khác gì một thầy Dòng khổ tu: sáng sáng tham dự thánh lễ, đọc kinh nguyện, mỗi tuần xưng tội và đánh tội?
Nhưng có lẽ bí quyết để nên thánh trong cương vị một ông vua là ở chỗ này: múc lấy sức mạnh từ những công việc thiêng liêng đều đặn hằng ngày, hằng tuần.
Đời sống của Vua Luy thật sự là một đời sống tín thác, trông cậy và yêu mến Chúa.
Với cương vị Vua lãnh đạo, trị vì nước Pháp, Luy luôn tỏ ra công chính, liêm khiết, ngay thẳng, hết mực thương dân chúng, đặt quyền lợi của Tổ Quốc và Giáo Hội lên trên những lợi ích cá nhân và danh vọng riêng tư.
Ngài đã tìm dịp để giúp đỡ những kẻ nghèo, thăm viếng và nâng đỡ những người đau yếu tật nguyền.
Ngài đã nên thánh trong môi trường cực kỳ khó cho việc nên thánh.
Ngài đã thực hiện được một điều tưởng chừng như không thể thực hiện được.
Luy lên ngai vua lúc mới 12 tuổi, và là một ông vua tài ba.
Luy sống vào một thời nhiễu nhương, đạo lý suy đồi (sinh năm 1214, chết ngày 25-8-1270) nhưng vẫn toả hương thánh thiện liêm chính.
Còn tôi thì sao?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)