Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Tỉnh thức & Quản trị khủng hoảng

“Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến" (Lc 12, 40)

Theo tinh thần của kinh quán niệm thì trong khi rửa bát mình chỉ nên rửa bát mà thôi: có nghĩa là khi rửa bát mình có ý thức được rằng sự kiện chính mình đang rửa bát? Mới nghe qua thì thấy buồn cười. Rửa bát thì có gì hay ho đâu mà tập trung ý lực vào đấy nhiều như thế. Nhưng quả thực tất cả sự hay ho là nằm chỗ đó. Sự kiện tôi đứng đây rửa và rửa những cái bát này là một sự kiện mầu nhiệm. Tôi hoàn toàn là tôi, làm chủ được hơi thở tôi, ý thức được sự có mặt, ý thức tâm, ý thức ý và hành động của tôi. Tôi không bị động trong hoàn cảnh như mộ cái nút chai bị những đợt sóng trên mặt biển vùi dập và lôi kéo, tâm ý tôi không tán thất trong loạn tưởng như một mớ bọt biển trên đầu sóng, tan nát thảm thương khi làn sóng đập đầu vào ghềnh đá.


...Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hỗn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống.


"Tâm bất tại", tức là sự vắng mặt của ý thức... 


Nếu có ý thức, chỗ ngồi và thời gian trong giờ phút ấy trở thành hợp nhất trong một hiện tại vĩnh cửu.
Quán niệm là một phép lạ mà ta có thề sử dụng để khôi phục và thâu hồi tự thân. Giả dụ một nhà ảo thuật nào đó đem thân thể ta chia làm nhiều phần và dặt mỗi phần ở một địa phương khác nhau. Bàn tay đặt nam, bắp chân đặt ở bắc, cánh tay đặt đông... Rồi dùng phép lạ hô lên một tiếng. Mỗi phần của thân thể lặp tức liền lại với nhau, để thân thể ta trở nên toàn vẹn trở lại. Quán niệm cũng thế, đó là phép lạ để tụ họp trong chớp nhoáng tâm ý phiêu lưu, tản mát khắp chốn và thực hiện tự tâm toàn vẹn trong giây phút hiện tại của sự sống.


Quán niệm vừa là một phương tiện vừa là một cứu cánh, vừa là nhân, vừa là quả. Khi thực tập quán niệm để luyện định tâm thì ta gọi quán niệm là nhân. Nhưng quán niệm vốn là sự sống tỉnh thức (sự có mặt của quán niệm là sự có mặt của sự sống mầu nhiệm), do đó ta cũng gọi quán niệm là quả. Quán niệm để xua đuổi quên lãng và phân tán. Quán niệm dể thực sự sống từng giây, từng phút của cuộc sống. Quán niệm để duy trì chánh niệm và duy trì sự sống.


Người tác viên biết sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm, bởi vì hơi thở là dụng cụ rất mầu nhiệm để đình chỉ loạn tưởng. Hơi thở là cây cầu bắt từ bờ sinh lý sang bờ tâm lý, là môi giới giữa thăn và tâm. Mỗi khi chợt nhớ ra rằng tâm ý mình đang phân tán, rong ruổi, người tác viên nên dùng hơi thở dể nắm giữ nó lại. Anh thở vào nhè nhẹ một hơi thở khá dài và ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài. Anh lại thở ra một hơi dài, đưa ra ngoài hết không khí trong buồng phổi anh và ý thức rằng mình đang làm như thế. (Nhất Hạnh)

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Tham lam

Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam 
(Lc 12,15)
Khẩu hiệu 99%
Phong trào Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street) sau mấy tuần phát động từ trung tâm tài chính New York nay đã lan ra trên cả trăm thành phố và hơn 30 tiểu bang ở Mỹ.
Tại miền bắc California đã có biểu tình ở San Francisco, San Jose, Oakland, Marin và Walnut Creek. Từ danh xưng Chiếm phố Wall khi lan toả đến các điạ phương tên phong trào biến thành Chiếm San Jose, Chiếm San Francisco hay Chiếm Oakland.
Mục tiêu của phong trào là gì? Quan sát những khẩu hiệu, biển chữ giương lên trong các cuộc biểu tình thì có nhiều đòi hỏi. Đòi đánh thuế người giầu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.
Khẩu hiệu của Phong trào là 99% hàm ý 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.
Vậy những con số về khoảng cách giầu nghèo đó ra sao?
Theo giáo sư Joseph Stiglitz, Đại học Columbia và cũng là khôi nguyên Nobel kinh tế 2001 thì hiện nay 1% người giầu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Hoa Kỳ. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Một phần tư thế kỉ trước 33% tài sản quốc gia do 1% giới giầu làm chủ.
Về thu nhập, 1% người có mức lương cao chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Năm 1976 con số này chỉ 9%. Như thế trong 35 năm qua, người giầu ngày càng giầu hơn.
Theo số liệu của Institute of Policy Studies, trong thị trường đầu tư chứng khoán 1% người có thu nhập cao nhất làm chủ đến 50% số cổ phiếu, công khố phiếu và các qũy đầu tư khác. Trong khi 50% người có mức lương thấp nhất chỉ làm chủ 0.5% tổng số cổ phiếu chứng khoán.
Những người phản đối nay trông hoàn toàn bình thường, không phải các nhóm trông 'bụi đời' như mấy tuần đầu
Về nợ cá nhân, nghiên cứu của giáo sư xã hội học William Domhoff từ Đại học California, Santa Cruz cho thấy 1% người giầu nhất chiếm chỉ 5% tổng số nợ của nước Mỹ, trong khi 90% người dân ở mức lương thấp phải gánh tới 73% số nợ đó.
Nhiều người cho rằng cách biệt giầu nghèo như thế là bất công xã hội và đã có những nhận định là phong trào Chiếm phố Wall đang khởi xướng một cuộc chiến tranh giai cấp tại Mỹ.
Bắt đầu chú ý
Lúc đầu giới lãnh đạo cùng truyền thông coi thường phong trào, cho rằng tham gia biểu tình là những người không có công việc và chẳng biết làm gì hơn là xuống đường. Nhưng trong những tuần qua các cuộc biểu tình tại nhiều nơi đã được chú ý.
Như vết dầu loang, phong trào đã tổ chức được nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi và gây chú ý trong chính trường từ Tổng thống Obama đến những dân biểu trong Quốc hội.
Đòi hỏi nổi bật nhất của Chiếm phố Wall là tăng thuế nhà giầu và tạo công ăn việc làm. Đó cũng là những điều gây tranh cãi tại quốc hội lâu nay. Nhưng những ai được coi là người giầu ở Mỹ?
Người có mức thu nhập từ 250 nghìn đô-la một năm trở lên, như chính quyền Obama dự định tăng thuế của họ, còn đảng Cộng hoà không đồng ý?
Tăng thuế hay không tăng thuế là vấn đề đang gây tranh luận trên chính trường Hoa Kỳ với nhiều bế tắc.
Trong những tuần đầu phong trào không được quan tâm vì những người tham gia trông như kẻ không nhà, bụi đời.
Nay mục tiêu của phong trào đang dần được tỏ rõ và thu hút nhiều thành phần dân chúng nhưng hình ảnh bất tuân luật pháp của người biểu tình ở một số nơi, như chiếm đóng cầu ở New York, tràn vào bảo tàng ở Thủ đô Washington là làm hại phong trào.
Nếu được như cuộc biểu tình ở San Jose hôm Chủ nhật qua, trong tinh thần trật tự, tuy có ồn ào và người tham gia được nhắc nhở cần tỏ ra ôn hoà, không dùng ma túy cần sa và giữ gìn sạch sẽ chung quanh thì khẩu hiệu họ hô: “All day, all night. Occupy San Jose” (Cả ngày, cả đêm. Chiếm San Jose) sẽ có cơ hội được hưởng ứng.
Nhất là trong lúc kinh tế đang khủng hoảng, mức thất nghiệp toàn quốc là 9.1%, tại điạ phương trên 10% và chỉ còn một năm nữa là đến ngày bầu lại tổng thống và quốc hội thì tiếng nói sẽ được lắng nghe và ảnh hưởng của phong trào sẽ rộng lớn.
Bùi Văn Phú (San Jose, Hoa Kỳ)

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Đối kháng

Xứ Pa-lét-tin vào thời Chúa Giêsu là một tỉnh của đế quốc Rôma. Như mọi tỉnh khác, ngoài đủ thứ thuế còn nộp thêm một sắc thuế đặc biệt để tỏ dấu phục tùng Hoàng đế. Giữa những người Do thái, có kẻ chủ trương nộp thuế; kẻ khác, những người phái Nhiệt thành – những người kháng chiến đương thời, coi như bổn phận tôn giáo phải từ chối không nộp thuế. Những người phái Nhiệt thành rất được lòng dân.
Các kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu đặt cho Ngài câu hỏi sau: Có nên nộp thuế cho hoàng đế César của Rôma  không? Câu hỏi ấy là một cái bẫy. Họ đã tính toán nếu Chúa Giêsu trả lời không, Ngài sẽ gặp khó khăn với chính quyền Rôma và sẽ bị bắt giam; nếu Ngài trả lời có, Ngài sẽ làm mất lòng dân, dân sẽ loại bỏ Ngài. Dầu thế nào họ cũng thanh toán được Ngài. Không và Có là một cặp đối kháng, nhưng chọn bên nào cũng đi vào con đường chết!

Câu trả lời của Chúa - rất tuyệt vời - đã vượt  lên trên những đối kháng, để đi vào một lãnh vực căn bản của cuộc sống: đó là trách nhiệm của mỗi người. Tôi có trách nhiệm gì với xã hội và có trách nhiệm gì với Thiên Chúa? Trách nhiệm với xã hội tới đâu, và trách nhiệm với Thiên Chúa tới mức nào? Trách nhiệm đòi hỏi: những gì của César thì hãy trả lại cho César và những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.

Trách nhiệm đối với Thiên Chúa thì bao la vì mọi sự ta có đều do Chúa ban. Và con người sinh ra để được mời gọi đi vào cái vô biên. Đó cũng là một trách nhiệm của tình yêu đáp trả. Khi tiếp một nhóm đan sĩ dòng Thánh Brunô ngày 10-10-2011, ĐTC nói: "Trong mắt của thế giới, đôi khi dành cả cuộc đời để sống trong đan viện là điều dường như không thể thực hiện được, nhưng thực ra, có dành cả một đời như thế thì cũng mới chỉ tạm đủ để đi vào sự hiệp nhất với Thiên Chúa, tạm đủ để đi vào Thực Tại cốt lõi sâu thẳm là chính Chúa Giêsu Kitô".

Hôm nay lễ Thánh Têrêxa Avila. Muốn đọc lại những câu thơ Cảm đề tác phẩm “Lâu Đài Nội Tâm” của Cát đệ Trăng Thập Tự.


Cư thất thứ nhất:
Khuất giữa sương mù, dưới lũng sâu,
Lâu đài ẩn hiện ai ngờ đâu.
Vào trong lần bước, ô kỳ diệu,
Hứa hẹn bao nhiêu ý nhiệm mầu.

Cư thất thứ hai:
Tiến thêm một bước thật giằng co,
Chúa gọi vào trong, chốn hẹn hò.
Quân thù cản lối trăm ngàn cách,
Thập giá kiên trì giúp khỏi lo.

Cư thất thứ ba:
Leo cao ngã nặng, thấm khiêm nhường,
Bổn phận chu toàn với mến thương.
Minh chứng tình yêu bằng hành động,
Cậy trông trầm lặng giữa đời thường.

Cư thất thứ tư:
Hồ ai lấy nước dẫn từ xa,
Hồ Chúa xây ngay tại suối nhà.
Ý Chúa trào bình an hạnh phúc,
Cho tình lắng xuống giữa lòng ta.

Cư thất thứ năm:
Lạc bước vào thêm, tựa ngủ say,
Chết ngây chết ngất khỏi đời này.
Nhả tơ dệt kén, sâu thành bướm,
Tổ ấm chính Ngài, ai có hay?

Cư thất thứ sáu:
Dừng chân chính điện bỗng bàng hoàng,
Ôm vết thương tình sa mạc hoang.
Đêm tối buông dày bao khốn khổ,
Tay Ngài chạm khẽ, chợt thanh quang.

Cư thất thứ bảy:
Ba Ngôi Chí Thánh của thiên đường,
Ngay giữa lòng ta, phút diệu thường.
Chúa ở với người, người với Chúa,
Muôn đời trong hiệp nhất yêu thương.

Cát đệ Trăng Thập Tự

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Sự thật

Ta sẽ sai Ngôn Sứ và Tông Đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia.(Lc 11,49)
Thân phận của tiên tri là thế, giống như Chúa Giêsu, phải chịu bao cay đắng.
Có những tiên tri được sai đến với tôi, nhắc nhở tôi điều này điều kia, họ có phải chịu cay đắng vì tôi không muốn nghe lời họ?
Và tôi, tôi có là tiên tri của Chúa?

Phong trào “Chiếm lĩnh phố Wall” tràn khắp nước Mỹ 
Occupy Wall Street (Hãy chiếm lấy Phố Wall) là một cuộc biểu tình đang diễn ra tại Thành phố New York. Nhóm chống chủ nghĩa tiêu thụ Adbusters Canada ban đầu kêu gọi phản đối và lấy cảm hứng từ phong trào Mùa xuân Ả Rập, đặc biệt là các cuộc biểu tình Quảng trường Tahrir ở Cairo mà bắt đầu cuộc Cách mạng Ai Cập 2011.
Mục đích của cuộc biểu tình là để bắt đầu chiếm đóng lâu dài Phố Wall, khu tài chính của Thành phố New York, lên án giới ngân hàng, thủ phạm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Phong trào này đã kêu gọi 20.000 người đến tập hợp để tràn ngập vào khu vực Hạ Manhattan vào ngày 17 tháng 9 năm 2011.
Hàng nghìn người biểu tình hàng ngày tại khu phố thương mại của New York. Những người biểu tình có mặt đông đảo trên quảng trường Liberty Plazza. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự hung hãn và tham lam của giới tài chính, ảnh hưởng của giới tài chính lên nền chính trị Hoa Kỳ, ảnh hưởng của tiền và các tập đoàn đối với chế dân chủ , và một tác động trở lại về pháp lý và chính trị cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những người tổ chức có ý định chiếm đóng Phố Wall sẽ kéo dài đến khi yêu cầu của họ đạt được. Các yêu cầu cụ thể đang trong quá trình triển khai. Trên các biểu ngữ, có thể đọc thấy hàng chữ: “Tất cả các chủ ngân hàng đều là phát xít”.
Có 1.500 người, trong đó có thanh niên và thành viên công đoàn tham gia biểu tình ngày 1 tháng 10. Khoảng 700 người biểu tình chống Phố Wall đã bị cảnh sát bắt giữ, giữa lúc họ đang chuẩn bị tuần hành qua cầu Brooklyn ở New York. Tuy nhiên, cảnh sát đã thả hầu hết số này một ngày sau đó. Vào ngày 1 tháng 10, các cuộc biểu tình tương tự đã được tổ chức tại Los Angeles, San Francisco, Boston, Chicago, Albuquerque, Tampa, Charlotte, Seattle, Denver, và Portland, Maine. (http://vi.wikipedia.org)

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Giáo hội của người nghèo

Hầu hạ

Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy (Lc 9,47)
- Câu chuyện xẩy ra sau khi Chúa biến hình. Các tông đồ choáng ngợp và tất nhiên là muốn được vinh quang như Chúa.
- Vinh quang theo lối nghĩ của loài người: thăng hoa, thăng tiến, thăng quan tiến chức, được ca ngợi hoan hô. Các tông đồ đã nghĩ như thế nên tranh luận xem ai là người lớn hơn...
- Chúa Giêsu: Ai muốn làm lớn, hãy trở nên trẻ thơ, trở nên người thấp hèn nhất và hầu hạ mọi người.
- Chỉ làm được như thế khi có một tình yêu mãnh liệt của một bà mẹ, thương con nên sẵn sàng chăm sóc con như một đầy tớ thấp hèn nhất. - Chúa Giêsu đã yêu mãnh liệt nên đã cúi xuống rửa chân cho các tông đồ và chết như một tội phạm nô lệ vô cùng thấp hèn...
- Tình yêu mãnh liệt như thế làm cho con người nên cao cả và giúp họ biến hình, nên vinh quang như Chúa...