Ba khuôn mặt liền sau lễ Giáng sinh: Têphanô, Gioan, Các Thánh Anh Hài. Gioan cận kề bên lòng Chúa, Têphanô là vị tử đạo đầu tiên sau khi Chúa về trời, còn Các Thánh An Hài đổ máu vì Chúa ngay sau khi Chúa giáng trần.
Giây phút đầu ngày của con, rất tinh khôi, xin được là đầu tiên và cận kề: những gì là đầu tiên xin được hiện diện trọn vẹn với Chúa, cận kề bên lòng Chúa.
"Bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa." (Mt 2,18) Nỗi thương đau đã xuất hiện ngay lúc Chúa Giáng Sinh. Bà Rakhen đau đớn, Mẹ Maria cũng trải qua đớn đau. Và Giêsu cũng đớn đau long đong ngay từ lúc chào đời. Hiện diện và cận kề của tình yêu đi liền với những hy sinh, những thương đau dành cho nhau. Nhưng những thương đau sẽ qua mau. Để ngay lúc đó lòng vẫn tràn niềm vui được cận kề, được biến đổi trong nhau và sinh muôn ngàn hoa trái đời này. Đồng thời sẽ được vinh quang trọn vẹn đời sau.
Hy sinh cũng xuất hiện ngay lúc khởi đầu của một ngày sống. Đấy là một hy sinh ngọt ngào để những gì đầu tiên cũng diễn tả được sự hiện diện trọn vẹn với Chúa, cận kề mà lắng nghe tiếng lòng của Chúa và của anh em mình.
Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
Hiện diện
Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em (Lc 2,11)
Chúa xuống trần gian để diễn tả tình thương của Ngài, một tình thương hiện diện để chở che chăm sóc chia sẻ.
Ngài luôn hiện diện như thế với con. Còn con, con có hiện diện với Chúa không?
Gioan đã hiện diện với Chúa, cận kề bên lòng Chúa. Còn con thì sao? Mỗi sáng thức dậy, điều đầu tiên con nghĩ đến là gì? Là công việc? Là một vài người nào đó? Còn Chúa thì sao? Chúa có phải là người đầu tiên con nhớ đến? Con có hiện diện với Chúa, và để cho Chúa chia sẻ mọi công việc và mọi nỗi ưu tư của con?
Chúa xuống trần gian để diễn tả tình thương của Ngài, một tình thương hiện diện để chở che chăm sóc chia sẻ.
Ngài luôn hiện diện như thế với con. Còn con, con có hiện diện với Chúa không?
Gioan đã hiện diện với Chúa, cận kề bên lòng Chúa. Còn con thì sao? Mỗi sáng thức dậy, điều đầu tiên con nghĩ đến là gì? Là công việc? Là một vài người nào đó? Còn Chúa thì sao? Chúa có phải là người đầu tiên con nhớ đến? Con có hiện diện với Chúa, và để cho Chúa chia sẻ mọi công việc và mọi nỗi ưu tư của con?
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
Mẹ cận kề
"Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlisabét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà." (Lc 1,57-58)
Láng giềng và thân thích chia vui với bà Êlisabét hôm đó có Đức Maria. Mẹ không chỉ chia vui, mà đã có mặt suốt mấy tháng trước đó - bên cạnh bà Êlisabét - để giúp bà sinh nở được "mẹ tròn con vuông".
Chắc chắn Mẹ cũng có mặt bên những người con khác của Mẹ trong suốt dòng lịch sử, để họ sinh sản những đứa con khác nhau - sinh ra những trẻ bé hay sinh ra những tác phẩm.
Con xin phó thác cho Mẹ những tác phẩm, những sự kiện sắp chào đời. Ý thức được có Mẹ cận kề, con thấy an tâm.
Láng giềng và thân thích chia vui với bà Êlisabét hôm đó có Đức Maria. Mẹ không chỉ chia vui, mà đã có mặt suốt mấy tháng trước đó - bên cạnh bà Êlisabét - để giúp bà sinh nở được "mẹ tròn con vuông".
Chắc chắn Mẹ cũng có mặt bên những người con khác của Mẹ trong suốt dòng lịch sử, để họ sinh sản những đứa con khác nhau - sinh ra những trẻ bé hay sinh ra những tác phẩm.
Con xin phó thác cho Mẹ những tác phẩm, những sự kiện sắp chào đời. Ý thức được có Mẹ cận kề, con thấy an tâm.
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
Diễm phúc
"Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc." (Lc 1,47-48)
Diễm phúc, hai từ đáng mơ ước!
Ở đây, hai chữ diễm phúc được đẩy lên rất cao: mọi đời! Hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc!
Người diễm phúc ấy là ai? Không phải là vua chúa, quý tộc, đại gia. Mà là một nữ tỳ!
Như vậy ai cũng có thể diễm phúc, ai cũng có thể hớn hở vui mừng, miễn là biết cảm nhận mình luôn được Chúa đoái thương nhìn tới.
Diễm phúc, hai từ đáng mơ ước!
Ở đây, hai chữ diễm phúc được đẩy lên rất cao: mọi đời! Hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc!
Người diễm phúc ấy là ai? Không phải là vua chúa, quý tộc, đại gia. Mà là một nữ tỳ!
Như vậy ai cũng có thể diễm phúc, ai cũng có thể hớn hở vui mừng, miễn là biết cảm nhận mình luôn được Chúa đoái thương nhìn tới.
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
Thánh Thần & niềm vui
"Bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng..." (Lc 1,41-44)
Hoa trái của Thánh Thần là niềm vui: "Bà được đầy tràn Thánh Thần... đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng".
Hiện diện với Chúa để biến đổi trong Chúa, biến đổi giống Chúa, biến đổi trong niềm vui và bình an, bất chấp hoàn cảnh nội tại và ngoại tại như thế nào...
Cho dù có bao nhiêu là thiếu sót, cho dù hoàn cảnh đầy bất trắc, cho dù dư luận có như thế nào đi nữa, con vẫn muốn hiện diện với Chúa trong niềm vui và bình an.
Hoa trái của Thánh Thần là niềm vui: "Bà được đầy tràn Thánh Thần... đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng".
Hiện diện với Chúa để biến đổi trong Chúa, biến đổi giống Chúa, biến đổi trong niềm vui và bình an, bất chấp hoàn cảnh nội tại và ngoại tại như thế nào...
Cho dù có bao nhiêu là thiếu sót, cho dù hoàn cảnh đầy bất trắc, cho dù dư luận có như thế nào đi nữa, con vẫn muốn hiện diện với Chúa trong niềm vui và bình an.
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
Dấu chỉ & giải thích
Ông Dacaria thưa với sứ thần: "Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi."
Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!"
"Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?" Phải chăng Giacaria xin một dấu chỉ để dựa vào đó mà "biết được"?
Chúa đã cho ông một dấu chỉ (không phải là một hình phạt): câm lặng một thời gian để chỉ ngắm nhìn Chúa, ngắm nhìn những điều kỳ diệu của tình thương Chúa, mà hiểu Chúa nhiều hơn, sống trọn vẹn với Chúa hơn và biến đổi trong Chúa cho đến khi mở miệng công bố ơn cứu độ của Chúa.
Maria thì khác. Mẹ không xin một dấu chỉ, mà xin một lời giải thích: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?" Maria không vâng lời tối mặt. Mẹ là một con người dám đối thoại, dám tìm hiểu. Và đối thoại tìm hiểu trong khiêm tốn cộng tác và vâng phục với tất cả con tim: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."
Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!"
"Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?" Phải chăng Giacaria xin một dấu chỉ để dựa vào đó mà "biết được"?
Chúa đã cho ông một dấu chỉ (không phải là một hình phạt): câm lặng một thời gian để chỉ ngắm nhìn Chúa, ngắm nhìn những điều kỳ diệu của tình thương Chúa, mà hiểu Chúa nhiều hơn, sống trọn vẹn với Chúa hơn và biến đổi trong Chúa cho đến khi mở miệng công bố ơn cứu độ của Chúa.
Maria thì khác. Mẹ không xin một dấu chỉ, mà xin một lời giải thích: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?" Maria không vâng lời tối mặt. Mẹ là một con người dám đối thoại, dám tìm hiểu. Và đối thoại tìm hiểu trong khiêm tốn cộng tác và vâng phục với tất cả con tim: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)