Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Phục vụ

"Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài." (Mc 1,31)
Khách đến nhà mà không tiếp đón và phục vụ cho tươm tất thì thật là khó chịu và xấu hổ.
Vì thế, chữa cho mẹ vợ Phêrô khỏi sốt, Chúa cũng trả lại niềm vinh dự cho bà.
Phục vụ như thế cũng là niềm vinh dự.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Thần ô uế

Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. (Mc 1,26)
Thần ô uế ở khắp nơi trong thế giới hôm nay. Đặc biệt qua các phương tiện truyến thông như phim ảnh, internet... chúng nhập vào con người một cách êm ái và mặc sức tàn phá.
Cuộc chiến với thần ô uế hôm nay vô cùng cam go.
Lạy Chúa, xin cứu chúng con!

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Con yêu dấu


Con là Con yêu dấu của Cha (Mc 1,11)
Chúa Cha vẫn nói câu này với con: "Con là Con yêu dấu của Cha"
Chúa muốn con nghe được, cảm nhận được câu này như là tiếng lòng của Chúa. Một câu nói phát xuất từ con tim của Cha trên trời như một lời chúc phúc, như một sự bao bọc vỗ về. Để con an tâm. Để con tràn trề niềm vui. Để con cảm thấy vinh dự và nghĩa vụ của mình. Đặc biệt là nghĩa vụ đối với những người anh em chưa nghe được những lời này của Cha yêu dấu.

Tại sao Kodak thất bại?

Có thể thấy ngay Kodak đã không thức thời khi đánh giá sai tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số. Việc rửa một cuốn phim thành ảnh không thể tiện lợi hơn việc in một tập tin ảnh. Chưa kể với máy ảnh số, người dùng có thể chụp nhiều lần thỏa thích mà không sợ tốn phim như trước.
Tuy sản xuất máy ảnh số đầu tiên, nhưng vì sợ ảnh hưởng đến doanh thu máy in ảnh lúc bấy giờ nên Kodak đã bỏ qua phát triển loại máy ảnh tiên tiến này. Và cũng chính những chiến lược sai lầm của Antonio Perez - CEO của Kodak thuở đó - cũng đã khiến Kodak bị thụt lùi lại phía sau.
Perez đã cho rằng “kinh doanh máy ảnh số không có gì thú vị”, sau đó lao vào sản xuất máy in ảnh. Nhưng liệu còn ai mua máy in ảnh của Kodak khi vào thời điểm ấy Sony tung ra mẫu máy in không cần phim. Ngạc nhiên hơn, nó còn có thể hiển thị ảnh trước khi in trên màn hình tivi!
Tuy vậy, nguyên nhân trực tiếp kết liễu Kodak lại chính là khoản tiền phát sinh từ những vụ kiện tụng bằng sáng chế giữa Kodak với các đối thủ, tiêu biểu là Apple và RIM. Kodak đã trượt dài trong khủng hoảng khi không thể kiếm tiền bằng cách kiện tụng, cũng không thể tạo ra lợi nhuận từ những sản phẩm lỗi thời.

Lối thoát nào cho “vị vua” 131 năm tuổi?

Hi vọng gần như là con số 0! Đứng trước nguy cơ phá sản, Kodak hiện rao bán 1.100 bằng sáng chế để lấy tiền hoàn tất thủ tục xin bảo hộ phá sản. Nếu chẳng ai mua, Kodak sẽ lại phải xin tiền các chủ nợ để có thể hạ cánh an toàn.
Bước đầu thành công với 1 tỉ USD và 131 năm sau, đến khi phá sản, Kodak cũng không có đủ 1 tỉ USD để hoàn thành những thủ tục pháp lý cần thiết. Dẫu biết khó ai có thể đứng mãi trên đỉnh vinh quang. Nhưng với trường hợp của Kodak, ngày tàn hôm nay lại là một bài học lớn.
http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/473111/Kodak-de-don%C2%A0pha-san-khep-lai%C2%A0hon-mot-the-ky.html

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Cuộc chiến

Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao.(Mt 2,3)
Phải chăng nếu các nhà chiêm tinh không đến gặp Hêrôđê, thì vua Hêrôđê đã không bối rối, cả thành Giêrusalem đã không xôn xao, và các trẻ sơ sinh ở Bêlem đã không phải chết?
Thực ra luôn có cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối. Cuộc chiến đó phát xuất từ lòng người và dẫn ra ngoài xã hội.
Ánh sáng của ngôi sao lạ, chính là ánh sáng của Đấng Cứu Thế, đã đến với tâm hồn các nhà chiêm tinh. Một cuộc chiến diễn ra trong tâm hồn họ. Nên ở nhà hưởng nhàn hay ra đi tìm kiếm? Nên chấp nhận thờ lạy một trẻ bé nghèo hèn này hay không? Nên a tòng với Hêrôđê hay không? Rất may, ánh sáng đã chiến thắng trong tâm hồn của các nhà chiêm tinh.
Nhưng ngược lại, chiến thắng trong tâm hồn của Hêrôđê và dân thành Giêrusalem lại là bóng tối, để dẫn đến sự xôn xao nhưng rồi lại thờ ơ của dân thành Giêrusalem, dẫn đến sự lo âu của Hêrôđê đưa đến kết quả là cái chết của các trẻ sơ sinh Bêlem.
Trong lòng con, ánh sáng hay bóng tối đang thống lĩnh?

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Họ hết rượu rồi

Họ hết rượu rồi (Ga 2,3)
Rất nhiều khi trong cuộc đời con cảm thấy mình cạn kiệt. Giống như tiệc cưới Cana không còn rượu nữa.
Phải chăng lúc đó con cần đến Mẹ Maria: "Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người..."?
Và con cần nghe lời Mẹ dặn dò: "Người bảo gì, anh cứ việc làm theo."
Và Chúa Giêsu dạy con: "Anh đổ đầy nước vào chum đi!"
Vâng, cũng chỉ là nước lã thôi. Cũng chỉ là những gì hèn kém, nhạt nhẽo của con thôi. Nhưng cứ phải đổ đầy. Cứ phải toàn tâm toàn ý. Còn lại ra sao thì là việc của Chúa.
Và đã không ít lần con chứng kiến những điều kỳ diệu nồng nàn Chúa thực hiện trên những nỗ lực xem ra rất nhạt nhẽo vô vị của con.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Cưu mang

"...Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần." Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nadarét miền Galilê đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giođan." (Mc 1,8-9)

Giòng sông Giodan đã cưu mang bao nhiêu con người dìm vào dòng nước đó để sám hối tội lỗi cùa mình.
Giêsu cũng dìm mình vào dòng nước này, không phải để sám hối tội mình - vì Ngài không có tội - nhưng để cưu mang tất cả nhân loại tội lỗi vào trong bản thân của mình, vào trong đáy sâu lòng mình. Ngài cưu mang họ và gánh lấy tội của họ để cứu độ họ.
Cầu nguyện phải chăng cũng là một sự cưu mang? Con cầu nguyện cho ai, là con cưu mang lấy họ trong lòng của mình, mang lấy bản thân và cuộc đời họ để trình họ ra trước mặt Chúa, van xin bàn tay yêu thương của Chúa chạm trên họ, cứu chữa họ. Mức độ cưu mang có sâu đậm hay không là rất cần thiết.
Và như thế, cầu nguyện là cộng tác tích cực vào công cuộc cứu độ của Chúa...
Xin cho con biết thực sự cưu mang người khác khi con cầu nguyện, vận động mọi khả năng của đầu óc, con tim, trí tưởng tượng, tình cảm... để cưu mang... Và sự mang này thúc đẩy con thoát khỏi sự lãnh cảm, biết dấn thân.

Dịch giả Hoàng Hưng đã chuyển ngữ câu chuyện thương tâm có thật đã xảy ra tại Trung Quốc như sau:
Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng. Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường. Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” Cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói: “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”
Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe. Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?” Cô tài xế vẫn không đáp lại lời nào. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!