Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Danh thánh

Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển (Lc 6,9)

Không được đọc ''Giavê'' nữa : Thượng Hội Đồng Giám Mục chấp nhận quy định này

Một bức thư của Thánh Bộ Rôma về Phụng vụ.

RÔMA, Thứ sáu, 24-10-2008 (ZENIT.org) – Do tôn kính Tên của Thiên Chúa, vì Truyền thống của Hội Thánh, vì Dân tộc Do-thái, và vì những lý do ngữ học, nay không được xưng Tên của Thiên Chúa ra bằng kiểu đọc «Giavê » nữa.

THĐGM về Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Hội Thánh đã đưa ra thực hành quy định này của Thánh Bộ Rôma về phượng tự, vì - « do chỉ thị của Đức Thánh Cha » - Thánh Bộ này yêu cầu không dùng cách chuyển tự bốn phụ âm Híp-ri nữa - « Tứ linh tự » - được đọc thành « Giavê » (Yahvé hoặc Yahweh) trong các bản dịch, « các cuộc cử hành phụng vụ , trong các bài thánh ca, và trong các lời cầu nguyện » của Hội Thánh Công giáo.

Đây là điều mà vào buổi sáng hôm nay, tại Vatican, Đức Cha Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về văn hóa, chuyên viên Kinh Thánh, và chủ tịch Ủy ban soạn thảo Sứ điệp của THĐGM, đã cho biết rồi giới thiệu tin tức này cho giới báo chí, và trả lời các câu hỏi của các nhà báo.

Khi Zenit hỏi về điểm này, Đức Cha Ravasi đã cho biết rằng một vài thành viên của THĐGM đã dùng từ đó và thế là người ta đã nhắc lại quy định mới. Đức Cha Ravasi đã nêu bật tầm quan trọng của việc tôn trọng cách dùng của cộng đồng Do-thái về điểm này và ngài đã đưa ra các lý do ngữ học.

Quả thật, bốn con chữ Hip-ri để diễn tên Thiên Chúa, đã được mạc khải cho Môsê (x. Xh 3), là bốn phụ âm, « Tứ linh tự » (Yod-Heh-Waw-Heh, thường được chuyển tự ra theo bảng chữ cái [ngoại quốc] là: IHWH). Bốn phụ âm này không được đọc ra bởi vì người ta không biết nó được diễn ra thành âm như thế nào. Hoặc đúng hơn, trong truyền thống Cựu Ước, tên Thiên Chúa không được đọc ra.

Chỉ có vị thượng tế có thể xướng lên, mỗi năm một lần, khi ngài vào trong Gian Cực Thánh của Đền thờ Giêrusalem. Như thế cách phát âm đã được giữ kín rồi bị mất đi. Một số người còn gợi ý là tên này chưa bao giờ được đọc thành âm cả, vì không một ai có thể cho rằng mình nắm được Thiên Chúa nhờ xướng được Tên của Người.

Sách Huấn ca chẳng hạn nói về thượng tế Simôn rằng : « Bấy giờ ông bước xuống, giơ tay trên toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en, và đọc lời chúc lành của Đức Chúa ; như thế ông được vinh dự xướng lên Thánh Danh Người » (Huấn ca, ch. 50, c. 20).

Đức Cha Ravasi đã nhắc lại rằng truyền thống Kinh thánh Hípri bằng tiếng Hy-lạp do « Bảy Mươi » hiền giả Do-thái (72 dịch giả vào khoảng năm 270 tr. C.G.), đã thay thế Tứ linh tự bằng từ Hy-lạp « Kyrios », có nghĩa là « Đức Chúa ». Bản dịch « Vetus latina » và Bản « Vulgata » của thánh Giêrônimô đã dịch là « Dominus » « Đức Chúa », như văn kiện của Thánh Bộ Rôma đã nhắc lại và do đó yêu cầu trở lại với cách đọc « Đức Chúa , mỗi khi bản văn dùng Tứ linh tự.
Trong Thư gửi các Hội Đồng Giám Mục thế giới mà nói về Tên Thiên Chúa, Thánh Bộ phượng tư và kỷ luật bí tích đã yêu cầu loại bỏ cách chuyển tự trên trong cách sách được dùng mà đọc trong Phụng vụ.

Văn kiện này, được ban ngày 29-6-2008, đã được công bố trong tạp chí « Notitiae » của Thánh Bộ. Văn kiện mang chữ ký của Tổng Trưởng Thánh Bộ, Đức HY Francis Arinze, và Đức Giám Mục Albert Malcom Ranjith, thư ký của cơ quan này.

Thánh Bộ nhắc lại văn kiện của mình là « Liturgiam Authenticam » năm 2001, nói về các bản dịch phụng vụ, trong đó có yêu cầu « tên của Thiên Chúa toàn năng », được diễn ta bằng « tứ linh tự Hípri » và tiếng La-tinh là « Dominus », phải được diễn ra « trong các ngôn ngữ địa phương » bằng một từ « tương đương ».

Thế nhưng cách thực hành đã phổ biến là « xướng tên của Thiên Chúa Israel », là phát âm khi đọc các bản văn Kinh thánh của các sách Bài đọc phụng vụ, nhưng cả trong các thánh thi và các lời cầu nguyện, là « Giavê » (« Yahweh », « Jahweh » hoặc « Yehovah ».

Bên Pháp, các bản văn phụng vụ không dùng kiểu phát âm là « Giavê », nhưng cách đọc này xuất hiện trong các bản dịch Kinh Thánh - mà các bản dịch này thì không phải là chuẩn mực cho phụng vụ » - hoặc trong các thánh ca.

Sau một phần biện luận rút từ Kinh Thánh, văn kiện khẳng định : « Vậy việc bỏ đọc tứ linh tự của tên Thiên Chúa từ phía Hội Thánh có lý hữu của nó. Ngoài một lý do thuần túy ngữ học, cũng có lý do là trung thành với truyền thống Hội Thánh, bởi vì tứ linh tự[1] chưa báo giờ được xướng trong bối cảnh Kitô giáo, hoặc dịch ra trong bất cứ ngôn ngữ nào người ta dùng để dịch Kinh Thánh ».

Các trào lưu khác của Do-thái giáo hiện đại duy trì truyền thống này là Tứ linh tự chỉ có thể được xướng lên bởi vị Thượng Tế trong Đền thờ mà thôi, và ngay vị này cũng thường chỉ xướng Tứ linh tự vào Yom Kippour (Ngày đại lễ Xá Tội) mà thôi.

Vì Đền thờ Giêrusalem đã bị tàn phá rồi, Tên này chẳng bao giờ còn được người Do-thái xướng lên khi cử hành các nghi thức tôn giáo, hoặc trong các cuộc trò chuyện riêng tư. Trong kinh nguyện, Tứ linh tự được thay thế bằng « Adonai » (« Đức Chúa »), còn trong trò chuyện thì thay thế bằng HaShem (« Danh »).

Anita S. Bourdin
(Bản dịch của Ban Biên Tập trang Web UBKT)
http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=918

Thiên Chúa Không Tên Và Thiên Chúa có Nhiều Tên

Xét dưới khía cạnh ''biểu lộ'' và ''tương quan'' Thiên chúa quả thực là Ðấng Hữu Danh, và tên riêng của Người trong Kinh Thánh Cựu ước là ''Giavê Thiên Chúa"

Nhưng xét dưới khía cạnh khác, Thiên Chúa không có tên như con người. Thiên Chúa là Ðấng Vô Danh. Lý do là vì tên của con ngườI thường do người khác đặt cho để công nhận sự hiện hữu ở đời của họ.

Dù sao, việc đặt tên cũng một phần mang ý nghĩa "xác định" và rất thường xuyên có sắc thái "làm chủ", hay ít nữa nói lên một tương quan uy quyền: Adam đặt tên cho các súc vật; cha mẹ đặt tên cho con cái. Tên chung nói lên yếu tính của sự vật mà con người khám phá hay gán cho; tên riêng ám chỉ "cá vị tính" của con người hay súc vật.

Xét dưới khía cạnh này, không ai có thể đặt tên cho Thiên Chúa, vì không ai có quyền trên Thiên Chúa. Không ai biết được yếu tính của Thiên Chúa như yếu tính của sự vật, vì thế không thể gán cho Người một Danh xưng nào cả. Tên đích thực của Thiên Chúa là "Không Tên" (Danh khả danh phi Thường Danh). Nói cho chính xác hơn, Thiên Chúa là Ðấng không thể đặt tên (L' Innommmable).

Thái độ không dám kêu tên Thiên Chúa vô cớ mà Kinh Thánh Cựu ước có đề cập tới là thái độ của con người thụ tạo nhỏ bé không dám xúc phạm tới Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng đòi hỏi như thế. Người cấm không được nhân Danh Người mà thề.

Trong Cựu ước có nhiều chỗ nói rõ việc Thiên Chúa từ chối không cho biết tên :
- Sau khi đã chiến đấu với Thiên Chúa, Giacóp xin biết tên Người, nhưng Người đáp : ''Ngươi hỏi Danh Ta làm gì ?'' (St 32,20)
- Manôakh, thân phụ của Samson cũng đã hỏi tên ''Thần Sứ Giavê'' hiện ra với vợ chồng ông, nhưng Thần Sứ Giavê đáp :''Tại sao lại hỏi tên tôi ? Một điều thần diệu!" (Tl 13,18)

Các Giáo phụ cũng ý thức rõ rệt tính siêu việt của Thiên Chúa, nên vẫn cho rằng không có tên nào xứng đáng với Thiên Chúa.

Danh Thiên Chúa thật là khôn tả, vượt trên mọi danh hiệu. Thực tại của Người vượt trên mọi thực tại, yếu tính của Người vượt trên mọi yếu tính. Hữu thể của Người vượt trên mọi hữu thể. Nói theo kiểu của Pseudo Denys, Người là yếu tính phi- yếu- tính, là Hữu thể phi-hữu-thể, là Thực tại phi-thực-tại. Chính vì thế mà có một số nhà hiền triết gọi Ðấng Tuyết Ðối mà họ đi tìm là ''Cái Không viên mãn''. Một số nhà thần bí Kitô-giáo như Augustinô, Jean de la Croix gọi Thiên Chúa là ''Hố Thẳm'' (Abyssus) : Hố thẳm Tình yêu, Hố thẳm Trí tuệ, Hố thẳm Thiện hảo...
Người là Ðấng không Tên, nhưng cũng là Ðấng có rất nhiều Tên, vì sự viên mãn phú túc của Người cần được diễn đạt dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Người là Khởi nguyên và là Cùng đích của mọi thực tại. Người là Sự Sống, là Phục sinh cho những ai cần sự sống. Người là Ðá tảng cho những ai cần nương tựa. Người là Bình an cho những ai cần an bình. Người là Ánh sáng cho những ai cần ánh sáng. Người là ''Duy nhất đơn thuần'' có thể hội nhập mọi sự trong Người. Người là Chân lý cho những ai đi tìm chân lý, là Thiện hảo cho nhưng ai đi tìm thiện hảo. Người là vẻ đẹp vô biên vượt trên mọi vẻ đẹp. Người là Quyền năng vượt trên mọi quyền năng. Người là Trí tuệ vượt trên mọi trí tuệ. Người là Tình yêu nguồn suối mọi tình yêu. NgườI là Vua các vua, Chúa các chúa...

Tất cả những Danh xưng trên đều có trong Kinh Thánh và diễn tả các ưu phẩm của Thiên Chúạ Danh xưng nào cũng phù hợp với Người vì trong Người mọi sự đều có.

Trong Tân Ước, tên đặc biệt của Thiên Chúa là ''Cha" : Cha của Ðức Giêsu và Cha của chúng ta. Cũng như Giavê trong Cựu ước có thể có mọi Danh xưng tích cực và các Danh xưng này đều hàm chứa trong ''Danh Giavê'', trong Tân ước, Chúa Cha cũng có mọi Danh xưng hàm chứa trong từ ''Chúa Cha".

Chúa Con, Ðấng mạc khải trọn vẹn Chúa Cha, là Lời của Chúa Cha, là ''Tên'' của Chúa Cha, cũng có mọi Danh xưng như Chúa Cha, trừ tên Chúa Cha. Tân ước và đặc biệt là Phaolô đã dùng từ ''Theos'' để gọi Chúa Cha và từ ''Kurios'' để gọi Ðức Kitô Phục Sinh.

Theo Phúc âm Gioan, Ðức Giêsu Kitô, ngay từ lúc còn tại thế, đã xưng mình "là Ðường, là sự Thật và là sự sống''. Ðó là những Danh xưng và ưu phẩm áp dụng cho Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đã dùng để áp dụng cho chính mình. Vì thế các môn đệ và nhất là những người Do thái chưa hiểu được Người trước khi Người sống lại. Nhưng khi Người đã phục sinh từ cõi chết, thì quả thực Tên Thánh Giêsu hàm chứa hết mọi Danh xưng có thể áp dụng được cho Thiên Chúa. Và khi nghe Tên Thánh Chúa Giêsu, các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run. Cũng như Thiên Chúa Cha, Người là Vua Các vua, Chúa các chúa. Và bất cứ ai kêu Danh Thánh Người, Chắc chắn sẽ được cứu rỗi.

IV. Danh Giavê Và Ðức Kitô

Mặc dù Danh Giavê có vai trò tối quan trọng trong lịch sử dân Chúa, và ai kêu cầu Danh Giavê sẽ được cứu rỗi. Danh ấy vẫn còn trên bình diện ''ý hướng'', nghĩa là hướng con người đến Thiên Chúa, gợi ra hình ảnh sống động về Thiên Chúa, mờI gọi tin vào Thiên Chúa hay trở về với Thiên Chúa. Nhưng Danh ấy chưa thành thực tại, chưa ''nhập thể'' hay nói cho chính xác hơn, nhập thể chưa trọn vẹn và còn đang trên tiến trình nhập thể.

Chấp nhận mang tên tuy đã là một hình thái nhập thể rồi. Nhưng hệ lụy cuối cùng của việc chấp nhận mang tên phải là nhập thể trọn vẹn. Danh Thiên Chúa phải trở thành người để việc Thiên Chúa cư ngụ giữa loài ngườI trở nên trọn vẹn. Nếu trong Cựu ước, Danh Thiên Chúa đóng vai trò thiết lập tương giao giữa Thiên Chúa với loài người, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu Kitô đã đóng vai trò này một cách hoàn hảo. Nếu trong Cựu ước, Danh Giavê là bảo chứng phần rỗi cho dân Chúa, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu là ơn cứu rỗI; Người là Sự Sống, là Phục Sinh, là Giải thoát.

1. Ðối với đức tin của Israel, Danh Giavê đóng vai trò mạc khải để dân có thể nhận biết Thiên Chúa.
Danh Giavê là'' Mạc khải khởi đầu về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và một phần về huyền nhiệm của Người. Ðức Kitô là Ðấng mạc khải trọn vẹn chương trình của Thiên Chúa và còn là Ðấng thực thi chương trình ấy. Người cũng mạc khải hoàn toàn huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa hiện thân : ''Ai thấy Ta tức là thấy Cha" (Ga 14,19).

Theo truyền thống Êlôhít, Giavê có nghĩa ''Ta là'', Ta có''. Theo phúc âm Gioan, Ðức Giêsu đã đồng hóa mình với Danh xưng thần diệu này : Người dùng từ ''Eimí' mà bản LXX dùng để dịch chữ ''Ehyeh'' :
''Ta đã nói với các ngươi : Các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí. Vì nếu các ngươi không tin: Chính là Ta, các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí' (Ga 8,24).

''Khi các ngươi nhắc Con Người lên cao, bấy giờ các ngươi sẽ biết : chính là Ta. Và tự Ta, Ta không làm gì; nhưng Cha Ta đã dậy Ta làm sao, Ta nói vậy" (Ga 8,28).

''Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi : trước khi có Abraham, Ta, chính là Ta" (Ga 8,58).

''Ngay từ lúc này, Ta nói với các ngươi trước sự xảy ra, ngõ hầu khi đã xảy đến, các ngươi tin : ''chính là Ta" (Ga 13,19).

Ðức Kitô là lời giải đáp trọn hảo cho câu hỏi của Môsê trong sách Xuất hành 3,13.

Truyền thống Ðavít nối kết Danh Giavê với mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Gioan nhấn mạnh rằng Ðức Kitô chính là mạc khải đích thực và trọn vẹn Tình Yêu của Thiên Chúa :

''Anh em thân mến, ta hãy yêu thương nhau, vì lòng mến phát tự Thiên Chúa và phàm ai yêu mến thì đã sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúa. Ai không yêu mến thì đã không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là lòng mến. Nơi điều này mà lòng mến của Thiên Chúa đã hiện tỏ nơi chúng ta : là Thiên Chúa đã sai Con Một của Người đến trong thế Gian, ngõ hầu ta được sống nhờ Ngài. Nơi điều này mà thực là lòng mến : là không phải vì ta đã yêu Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu mến ta, và sai Con của Người đến là hi sinh đền tạ tội lỗi ta" (Ga 4,7-10).

Có thể so sánh biến cố thần hiển ở Sinai với sự biến hình của Ðức Kitô trên núi Tabor.

Theo truyền thống Tư Tế (P), Danh Giavê là nền tảng Giao ước Sinai. Theo Tân ước, Chính Con Người Ðức Kitô là nền tảng Giao ước mới mà Lề Luật là Ðức Ái và nội dung Lời hứa là sự Sống đời đời.

2. Vai trò thứ hai của Danh Giavê là ''phương thế'' để yêu cầu Thiên Chúa và là ''bảo chứng'' được Thiên Chúa nhận lời. Israel mới hay là Giáo hội không còn cầu nguyện nhân danh Giavê nữa, nhưng cầu nguyện nhân Danh Ðức Kitô Giêsu. Ðiều này không có nghĩa là thay thế tên Giêsu vào chỗ tên Giavê; nhưng con người và cuộc sống của Ðức Giêsu chính là Danh Giavê hiện thân. Chính con người Ðức Kitô là phương thế Trung Gian để chúng ta có thể khẩn cầu Thiên Chúa và được Thiên Chúa nhận lời :

''Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng : chính là nhân Danh Ðức Giêsu Kitô ngườI Nazareth, ngườI mà các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết, chính nhân Danh ấy mà ngườI này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe. Chính Ngài là viên đá đã bị các ông là thợ xây khinh màng, thì đã hóa thành đỉnh góc. Và hẳn không có ơn cứu độ nơi một ngườI nào khác nữa, vì dướI gầm trờI này, không có một Danh nào khác được ban cho nhân loại dể phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát'' (Cv 4,10-14)

3. Danh Giavê tượng trưng và biểu lộ vinh quang Giavê cho Israel và các dân tộc. Làm vinh danh Người là hoàn tất chương trình cứu độ. Ðiều này Ðức Giêsu Kitô cũng đã thực hiện trong chính con người và cuộc sống của Ngài. Khi so sánh Ga, 28 với Ga 17,1 chúng ta thấy rõ Gioan đồng hóa Danh Thiên Chúa với chính con người Ðức Giêsu Kitô :

''Lạy Cha hãy tôn vinh Danh Cha! Bãy giờ có tiếng từ trờI đến : ''Ta đã tôn vinh Danh Ta, và Ta sẽ lại tôn vinh'' (Ga 12,28).

''Lạy Cha, giờ đã đến! Xin hãy tôn vinh Con Cha, nhõ hầu Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 7,1).

Nói tóm lại, yếu tố thánh thiện và cơ bản nhất của đời sống tôn giáo của Israel là Danh Giavê, đã được hoàn tất viên mãn trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Ðức Kitô là Danh Thiên chúa nhập thể, vì NgườI là Lời nhập thể. Lời không gì khác hơn là Danh, giải thích Danh và làm cho Danh trở thành thực tại, làm cho Danh được thể hiện và được cả sáng.

Theo Pl 2,9, Ðức Kitô đã nhận lãnh từ Thiên chúa ''Danh Hiệú"vượt trên mọi danh hiệu. Người được gọi là Kurios, nghĩa là Chúa (từ ngữ bản LXX dùng để ám chỉ Giavê). Theo cách nói Sêmít, Người nhận lãnh Danh hiệu Chúa đồng nghĩa với ''Người là Chú".

Ðức Kitô không những chỉ là Thiên chúa hiện thân , là Ngôi Lời nhập thể. Ngài còn là con người biết khẩn cầu Danh Thiên Chúa. Ngài là Thượng tế trọn hảo của Giao ước mới, Ngài là con người thờ phượng đẹp lòng Chúa Cha hơn cả. Tất cả đời sống của Ngài là một Lời cầu nguyện, là Hy Tế Tình yêu. Ngài là con người thực hiện trọn vẹn ý Cha dưới đất cũng như trên trời.

Ðức Giêsu đã cầu nguyện xin Chúa Cha cho Ngài khỏi chết : ''Vào những ngày còn trong thân xác, Ngài đã dâng lên cho Ðấng có thể cứu Ngài khỏi chết, những lời cầu xin khẩn nguyện với lớn tiếng kêu van cùng nước mắt, và Ngài đã được nhận lời thoát khỏi sợ hãí' (Dt 5,7).

Lời cầu nguyện thống thiết và đầy nước mắt của Ngài trong vườn Cây Dầu đã đưa đến ơn cứu độ và sự phục sinh cho con người. Con người chỉ có thể được cứu độ, nếu biết kêu cầu Chúa Cha trong Ngài và với Ngài, vì chỉ có Ngài là Thượng Tế trọn hảo.

Muốn kêu cầu Chúa Cha trong Ðức Kitô hay nhân Danh Ðức Kitô, trước tiên phải tin tưởng ở Ngài và kêu cầu Danh Ngài. Kêu cầu Danh Ngài cũng là kêu cầu Chúa Cha, vì Chúa Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Chúa Cha.

Không ai có thể gọi Ðức Giêsu là Chúa, nếu không do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Do đó việc kêu cầu Chúa Thánh Thần cũng là điều không thể thiếu trong đờI sống kitô-hữu. Nói theo kiểu của Giáo phụ Irênê, Thánh Thần dẫn ta tới Chúa Kitô và Chúa Kitô trình diện ta với Thiên Chúa Cha. Như thế, chúng ta kêu cầu cả Ba, hay nói đúng hơn, chúng ta kêu cầu Danh Chúa Cả Ba Ngôi : nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/THANHOC/tcmackhai.html

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Có bao giờ

"Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?"
Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy. (Mt 25,37-40)

"Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy. Tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thoát khỏi tôi. Tôi đi tìm người anh em, tôi gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi.”

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Hoang mạc


Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. (Mc 1,13)

Sa mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền nam châu Phi có diện tích khoảng 500.000 km². Nó chiếm 70% diện tích của Botswana, và một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi. Một số tài liệu cho rằng khu vực này rộng tới 2,5 triệu km² và bao gồm cả Gabon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa dân chủ Congo, Angola và Zambia.
Các loài động vật ở Kalahari đều phải không ngừng đấu tranh chống lại những kẻ săn mồi tàn nhẫn và cái nóng của sa mạc, để tồn tại.
..."Nguyên tắc vàng của tôi là kiên nhẫn. Tôi đã phải phục ở gần đầm nước trong suốt hai tháng chỉ để chụp được bức ảnh chó rừng săn chim bồ câu. Cần phải rất rất kiên nhẫn".
http://maps.vnqconline.com/Dia_Ly/Sa_Mac/S_M_K_ID_000001_01.html

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Tro

"Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi..."

Trong Cựu Ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel. Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết (xc. St 3,18.27; Giob 34, 17; Gr 6, 26; 25, 34; Est 4,13; Is 58, 5; Dn 9,3; Giona 3,6; Giudith 4,16; 9,1).

Trong truyền thống các đan sĩ và tụ viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và sự khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa. Vì thế, các tu sĩ, các đan sĩ có tục lệ tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm để chết. Thánh Martino thành Tours bên Pháp đã nói: "Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi". Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi vẽ hình thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhặm và rồi các vị nằm trên đó khi hấp hối và khi chết. Các tu sĩ cũng có thói quen trộn tro vào bánh như của ăn. Ðó là một hình thức hãm mình nhiệm nhặt mà các tu sĩ phải giữ.

Lễ tro năm nay, ĐGH nhắc nhở mọi người hãy quan tâm đến người khác:
Yếu tố đầu tiên là lời mời gọi “hãy quan tâm”. Động từ Hy lạp dùng ở đây là katanoein, có nghĩa là quan sát tỉ mỉ, chăm chú, theo dõi kỹ lưỡng, kiểm tra điều gì. Chúng ta gặp động từ này trong Tin Mừng, khi Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy “quan sát” chim trời, tuy chúng chẳng lo lắng gì, nhưng vẫn được Chúa Quan Phòng ân cần chăm sóc (x. Lc 12,24), và hãy “nhận ra” cái xà trong mắt mình trước khi nhìn thấy cọng rơm trong mắt của người anh em (x. Lc 6,41). Chúng ta cũng thấy động từ này trong một đoạn khác của Thư gửi tín hữu Do Thái, như lời mời gọi hãy “ngắm nhìn Chúa Giêsu” (3,1), là Tông đồ và là Thượng tế của niềm tin của chúng ta. Vì thế, động từ mở đầu lời nhắn nhủ này mời gọi hãy chăm chú nhìn người khác, trước tiên là nhìn Chúa Giêsu, rồi quan tâm đến nhau, chứ đừng tỏ ra như người xa lạ, dửng dưng về số phận anh chị em mình. Tuy nhiên, chúng ta thường sống ngược lại: dửng dưng và thờ ơ, những thái độ vốn phát sinh từ tính ích kỷ nhưng lại đội lốt “tôn trọng sự riêng tư của người khác”.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Trẻ thơ

Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người (Mc 9,35)

Cậu bé không tay học giỏi
Nhìn con trai chào đời với đôi tay cụt sát vai, hai vợ chồng làm thuê tại Vịnh Tre, An Giang, ôm nhau khóc cả tháng, bởi ngày đó, trong cái túng quẫn sẵn có, thêm một đứa con như vậy tương lai càng mịt mờ hơn.
"Lau nước mắt, an ủi vợ, chúng tôi đặt tên con là Nguyễn Minh Trí. Không ngờ như thấu hiểu được nỗi khổ của cha mẹ, Trí ngoan ngoãn, kiên trì vượt qua nỗi khổ cụt tay để giờ đây, sau 17 năm, Trí trở thành một con ngoan trò giỏi", ông Nguyễn Văn An, bố Trí nói.
Ông An kể, từ nhỏ cậu bé đã luôn thể hiện một nghị lực phi thường: "Không có tay mỗi lần bị té thay vì nằm khóc, nó luôn vùng vẫy để ngồi dậy. Lúc lên 3 tuổi, bị muỗi cắn nhìn thấy nó hút no máu, Trí chỉ vẫn cố nhúc nhích cho muỗi bay. Vợ chồng tôi thường đi làm, sợ Trí ở nhà té xuống nước chết nên 4 tuổi tôi đã tập cho cháu bơi lội đến bơi xuồng ghe. Giờ đây chỉ với đôi chân Trí đã bơi qua kênh như “nhái”.


Cậu bé dùng chân thay cho đôi tay
Bắt đầu đến tuổi đi học, Trí càng tỏ ra siêng năng chăm chỉ. Tập viết, lật sách, cho tập vở vào cặp, tất cả mọi việc đều tự mình Trí làm mà không cần ai giúp đỡ. Trí khiến thầy cô bạn bè thương yêu hơn khi thành tích học tập luôn đứng đầu lớp.
"Con phải cố học để trở thành giáo viên dạy hội họa. Con thích truyền đạt những kiến thức mình học được để giúp ích cho gia đình và xã hội. Chỉ sợ gia đình nghèo quá, cha mẹ phải làm thuê nên không đủ tiền trang trải mà thôi", cậu học trò lớp 9A2, trường Trung học cơ sở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, tỉnh An Giang, nói.
Như ý thức mình tàn tật là gánh nặng của gia đình, ngoài giờ học, mẹ Trí cho biết, Trí giúp mẹ đủ việc, từ nấu ăn, lau nhà, rửa chén, trồng được cả cây kiểng đến nuôi cá lia thia. Hằng ngày, sau giờ học Trí còn đi bắt ốc bươu vàng làm thức ăn cho hơn 1.000 con ếch Thái là nguồn sống cho cả nhà.
Có khách đến thăm, Trí bước nhanh xuống mé kênh, dùng đôi chân tháo dây mũi xuồng rồi nhẹ nhàng dùng chân đưa dầm lên đưa máy dầm xuống nước chở khách sang kênh. Lúc cha tiếp khách, Trí đã kẹp mâm nước trà trên cổ mang ra, rồi dùng chân lần lượt rót mời từng người một.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/2010/05/3ba1b760/

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Quỷ ám

Giêsu quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!" Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết rồi!" Nhưng Đức Giêsu cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên. Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" Người đáp: "Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi."
(Mc 9,25-29)

Phải chăng dưới đây là những hành vi quỷ ám:

"Hành trình" giết người, cướp tiệm vàng của tên sát nhân
(VOV) - Dưỡng đã dùng súng bắn điện và dao đâm nhiều nhát vào người bà Bắc rồi sau đó dùng tay đập tủ kính đựng vàng nhưng không vỡ được. Sợ bị phát hiện, Dưỡng ra lấy xe máy tẩu thoát về Thái Bình... Tại cơ quan công an, gương mặt khá hiền lành, Nguyễn Hữu Dưỡng từ tốn khai lại toàn bộ hành vi phạm tội của hắn. (Cập nhật lúc : 9:19 PM, 19/02/2012)

(TN) Rạng sáng 16/2, Tân đi nhậu về rồi cầm dao, dùi cui tìm chị V. trả thù. Tân cạy chốt cửa phòng vào bóp cổ chị V. chết. Sau đó, Tân tiếp tục thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân. Tân bỏ trốn về Vũng Tàu nhưng biết không thoát được nên trở về Bình Dương đầu thú...Ngày 17/2, Phòng CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết Trần Vương Nhựt Tân (ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) nghi can giết người, hiếp dâm đã ra đầu thú.

(TN)Dư luận đang xôn xao trước vụ rò rỉ nhiều thông tin mật về Tòa thánh Vatican, bao gồm cả âm mưu ám sát giáo hoàng...Phát ngôn viên của Vatican Federico Lombardi đã chính thức thừa nhận việc rò rỉ thông tin là chuyện có thật. AFP dẫn lời ông Lombardi nói: “Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama chấn động vì WikiLeaks còn chúng tôi thì gặp phải vụ này. Thật đáng buồn khi nhiều tài liệu được truyền ra bên ngoài với ý đồ xấu”.
(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120218/ro-ri-thong-tin-chan-dong-vatican.aspx)