Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: "Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không?" (Lc 24,37-41)
Chúa vẫn muốn gần gũi và mang lại bình an cho tôi để tôi đứng vững trong cuộc đời. Còn tôi, tôi có chịu mở lòng ra để đón nhận sự hiện diện của Ngài không? Để đón nhận và cảm nhận Ngài, cần có sự chăm chú hướng về Ngài. Làm sao tôi có thể nhận ra Ngài, nghe thấy tiếng Ngài, khi mắt và tai tôi, cũng như lòng trí tôi tràn ngập những đam mê dục vọng, và những ồn ào của thế gian?
Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Sợ sự thật
Khi đã chèo được chừng năm hoặc sáu cây số, các ông thấy Đức Giêsu đi trên mặt Biển Hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. Nhưng Người bảo các ông: "Thầy đây mà, đừng sợ!" (Ga 6,19-20)
Chúa là sự thật. Rất nhiều khi con người ta sợ sự thật, như các tông đồ sợ vì trông thấy Thầy mà lại tưởng mình thấy ma. Sợ sự thật vì sự thật có thể đi ngược lại với mong muốn thiển cận của con người. Nhưng chỉ sự thật mới cứu thoát được con người. "Thầy đây mà, đừng sợ!"
Câu chuyện Lê Văn Tám là do ông Trần Huy Liệu dựng lên, chính gs Phan Huy Lê đã công bố điều này. Thế nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà gs Phan Huy Lê đã nói.
...Gs Phan Huy Lê đã nói: “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực”.
(http://quechoa.info/2012/04/09/s%E1%BB%A3-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt/)
...GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm...
Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.
GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc...
(http://www.baomoi.com/GS-Phan-Huy-Le-Tra-lai-su-that-hinh-tuong-Le-Van-Tam/121/3350811.epi)
Chúa là sự thật. Rất nhiều khi con người ta sợ sự thật, như các tông đồ sợ vì trông thấy Thầy mà lại tưởng mình thấy ma. Sợ sự thật vì sự thật có thể đi ngược lại với mong muốn thiển cận của con người. Nhưng chỉ sự thật mới cứu thoát được con người. "Thầy đây mà, đừng sợ!"
Câu chuyện Lê Văn Tám là do ông Trần Huy Liệu dựng lên, chính gs Phan Huy Lê đã công bố điều này. Thế nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà gs Phan Huy Lê đã nói.
...Gs Phan Huy Lê đã nói: “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực”.
(http://quechoa.info/2012/04/09/s%E1%BB%A3-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt/)
...GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm...
Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.
GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc...
(http://www.baomoi.com/GS-Phan-Huy-Le-Tra-lai-su-that-hinh-tuong-Le-Van-Tam/121/3350811.epi)
Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012
Vô ngần
"Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người." (Ga 3,34-35)
“Làm sao em có thể yêu anh hơn thế này nữa! Em không thể” Đó là lời thoại trong một bộ phim Hàn Quốc nào đó mà tôi đã quên mất tựa đề từ lâu. Nhưng tôi nhớ rất rõ cảm giác của mình khi nghe câu thoại này. Tôi đã tưởng đó là câu tỏ tình tuyệt nhất (của người khác dành cho người khác) mà tôi từng nghe!
... “Không thể yêu anh nhiều hơn”, nghĩa là em chỉ có thể yêu đến thế thôi, bởi vì tình yêu của em dành cho anh lớn đến giới hạn tuyệt đối rồi, đến …lịm rồi!
Nhưng, kỳ diệu thay tình yêu, sự thật không phải như vậy, không thể như vậy! Bạn không thể yêu ai và yêu cái gì đến mức tận cùng hạn độ!
(http://dotchuoinon.com/2009/08/09/vo-h%E1%BA%A1n-tinh-yeu/)
Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. Thần khí chính là Tình yêu của Thiên Chúa. Như vậy Chúa Cha đã ban cho Con tất cả tình yêu của mình. Và Thánh Gioan nói tiếp: Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người. Vì yêu Con trọn vẹn, Chúa Cha đã giao cho Con mọi sự.
Chẳng phải đó cũng là điều Chúa muốn dành cho con người: " Ngài đã yêu họ đến cùng!" ?
“Làm sao em có thể yêu anh hơn thế này nữa! Em không thể” Đó là lời thoại trong một bộ phim Hàn Quốc nào đó mà tôi đã quên mất tựa đề từ lâu. Nhưng tôi nhớ rất rõ cảm giác của mình khi nghe câu thoại này. Tôi đã tưởng đó là câu tỏ tình tuyệt nhất (của người khác dành cho người khác) mà tôi từng nghe!
... “Không thể yêu anh nhiều hơn”, nghĩa là em chỉ có thể yêu đến thế thôi, bởi vì tình yêu của em dành cho anh lớn đến giới hạn tuyệt đối rồi, đến …lịm rồi!
Nhưng, kỳ diệu thay tình yêu, sự thật không phải như vậy, không thể như vậy! Bạn không thể yêu ai và yêu cái gì đến mức tận cùng hạn độ!
(http://dotchuoinon.com/2009/08/09/vo-h%E1%BA%A1n-tinh-yeu/)
Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. Thần khí chính là Tình yêu của Thiên Chúa. Như vậy Chúa Cha đã ban cho Con tất cả tình yêu của mình. Và Thánh Gioan nói tiếp: Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người. Vì yêu Con trọn vẹn, Chúa Cha đã giao cho Con mọi sự.
Chẳng phải đó cũng là điều Chúa muốn dành cho con người: " Ngài đã yêu họ đến cùng!" ?
Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012
Ánh sáng & Bóng tối
"Kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."(Ga 3,21)
Tiểu thuyết "Tẩm quất" của tác giả Tất Phi Vũ
Bối cảnh của câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người mù trong một tiệm Tẩm Quất nho nhỏ với cái tên Sa Tống Kỳ ở Nam Kinh. Nơi ấy là mảnh đất kiếm cơm với không ít hỉ nộ ái ố của những phận đời thiệt thòi không được thấy ánh sáng, là ước mơ, hoài bão, là quá khứ và cả tương lai của họ.
Mỗi nhân vật một phận đời, Phục Minh, Tống Kỳ, Vương, Tiểu Khổng, Đô Hồng, Tiểu Mã, Thái Lai, Kim Yên và nhiều người mù khác nữa đang quyết tâm sống thật ý nghĩa với đời bằng nghề tẩm quất. Họ nỗ lực để mưu sinh, để nuôi dưỡng những ước mơ bé nhỏ trong mình. Dẫu đôi mắt không thể nhìn được ánh sáng, nhưng trong lòng họ, những mảng sáng tối của tình người, tình đời, của khát vọng và niềm tin vẫn thật rõ ràng. Nơi ấy sẽ thật bình yên nếu những vụn vặt thường tình, những hiểu nhầm đố kỵ không len lỏi vào cuộc sống vốn đầy ẩn ức của họ.
Dường như dòng xoáy hỗn tạp của xã hội “người thường” mà tưởng chừng những người mù chẳng thể thấy được cũng đã xâm lấn nơi thế giới “tối tăm” của họ. Tuy vậy, bằng tình thương và lòng yêu, bằng sự đồng cảm của những trái tim luôn rộn ràng thổn thức, cuộc sống của họ vẫn thấm đượm tình người và cả tình yêu đôi lứa.
Những mối tình đẹp đẽ giữa Tiểu Khổng và Vương, mối tình lạ lùng giữa Thái Lai và Kim Yên, mối tình đơn phương nồng đượm giữa Phục Minh và Đô Hồng xinh đẹp,… như những điểm sáng rọi ngời trong cuộc đời họ. Tất cả đang ngân lên khúc ca cuộc sống tưởng chừng tĩnh lặng song lại vô cùng náo nhiệt của thế giới người mù.
Câu chuyện kết thúc đầy tính nhân văn như sự đền bù của cuộc đời dành cho những người mù, song cũng để lại cho bạn đọc không ít dư âm. Rốt cuộc ánh sáng đem lại cho chúng ta điều gì? Liệu đôi mắt hàng ngày được nhìn thấy ánh dương có khiến cuộc sống bớt đi những hiểu lầm, nhầm lẫn? Qua câu chuyện của những người mù ấy, ta hiểu được rằng: có thể đôi mắt không cho họ thấy ánh sáng mặt trời, nhưng trong lòng họ, ánh sáng của nhựa sống và tình người còn mạnh mẽ hơn nhiều và sẽ dẫn họ vững bước trên mỗi dặm đường đời. Những hiểu nhầm và vụn vặt của cuộc sống đâu bởi bóng tối nơi đôi mắt, mà chính bởi góc khuất nơi tấm lòng. Lòng trong sáng sợ gì đời không sáng…
(http://www.baomoi.com/Rot-cuoc-anh-sang-cho-chung-ta-dieu-gi/152/6661174.epi)
Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian. Ánh sáng của Chúa vẫn chiếu vào những nơi tối tăm tội lỗi. Ánh sáng ấy có sức thanh tẩy và đổi mới những gì hư hỏng để trở thành tạo vật mới, đem lại niềm hy vọng và hạnh phúc mới cho nhân loại. Nhưng chấp nhận ánh sáng hay không là tuỳ tự do của chúng ta.
Tiểu thuyết "Tẩm quất" của tác giả Tất Phi Vũ
Bối cảnh của câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người mù trong một tiệm Tẩm Quất nho nhỏ với cái tên Sa Tống Kỳ ở Nam Kinh. Nơi ấy là mảnh đất kiếm cơm với không ít hỉ nộ ái ố của những phận đời thiệt thòi không được thấy ánh sáng, là ước mơ, hoài bão, là quá khứ và cả tương lai của họ.
Mỗi nhân vật một phận đời, Phục Minh, Tống Kỳ, Vương, Tiểu Khổng, Đô Hồng, Tiểu Mã, Thái Lai, Kim Yên và nhiều người mù khác nữa đang quyết tâm sống thật ý nghĩa với đời bằng nghề tẩm quất. Họ nỗ lực để mưu sinh, để nuôi dưỡng những ước mơ bé nhỏ trong mình. Dẫu đôi mắt không thể nhìn được ánh sáng, nhưng trong lòng họ, những mảng sáng tối của tình người, tình đời, của khát vọng và niềm tin vẫn thật rõ ràng. Nơi ấy sẽ thật bình yên nếu những vụn vặt thường tình, những hiểu nhầm đố kỵ không len lỏi vào cuộc sống vốn đầy ẩn ức của họ.
Dường như dòng xoáy hỗn tạp của xã hội “người thường” mà tưởng chừng những người mù chẳng thể thấy được cũng đã xâm lấn nơi thế giới “tối tăm” của họ. Tuy vậy, bằng tình thương và lòng yêu, bằng sự đồng cảm của những trái tim luôn rộn ràng thổn thức, cuộc sống của họ vẫn thấm đượm tình người và cả tình yêu đôi lứa.
Những mối tình đẹp đẽ giữa Tiểu Khổng và Vương, mối tình lạ lùng giữa Thái Lai và Kim Yên, mối tình đơn phương nồng đượm giữa Phục Minh và Đô Hồng xinh đẹp,… như những điểm sáng rọi ngời trong cuộc đời họ. Tất cả đang ngân lên khúc ca cuộc sống tưởng chừng tĩnh lặng song lại vô cùng náo nhiệt của thế giới người mù.
Câu chuyện kết thúc đầy tính nhân văn như sự đền bù của cuộc đời dành cho những người mù, song cũng để lại cho bạn đọc không ít dư âm. Rốt cuộc ánh sáng đem lại cho chúng ta điều gì? Liệu đôi mắt hàng ngày được nhìn thấy ánh dương có khiến cuộc sống bớt đi những hiểu lầm, nhầm lẫn? Qua câu chuyện của những người mù ấy, ta hiểu được rằng: có thể đôi mắt không cho họ thấy ánh sáng mặt trời, nhưng trong lòng họ, ánh sáng của nhựa sống và tình người còn mạnh mẽ hơn nhiều và sẽ dẫn họ vững bước trên mỗi dặm đường đời. Những hiểu nhầm và vụn vặt của cuộc sống đâu bởi bóng tối nơi đôi mắt, mà chính bởi góc khuất nơi tấm lòng. Lòng trong sáng sợ gì đời không sáng…
(http://www.baomoi.com/Rot-cuoc-anh-sang-cho-chung-ta-dieu-gi/152/6661174.epi)
Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian. Ánh sáng của Chúa vẫn chiếu vào những nơi tối tăm tội lỗi. Ánh sáng ấy có sức thanh tẩy và đổi mới những gì hư hỏng để trở thành tạo vật mới, đem lại niềm hy vọng và hạnh phúc mới cho nhân loại. Nhưng chấp nhận ánh sáng hay không là tuỳ tự do của chúng ta.
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012
Gió
"Các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy." (Ga 3,7-8)
- Trái tim của chiếc lá quá nặng nề, gió không thể thổi đi được đâu!
- Không phải tại vì trái tim chiếc lá quá nặng nề. Chỉ bởi vì chiếc lá không muốn rời khỏi cây!
Vậy lá rời cây là vì gió thổi đi
hay vì cây đã không giữ lá lại?...
(http://songdep.xitrum.net/tinhyeu/588.html)
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012
Không tin
"Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này" (Mc 16,12-13).
Hầu như chưa từng ai thấy kẻ chết sống lại, nên việc các tông đồ không tin Chúa sống lại là chuyện bình thường. Hết người này đến người khác chạy về báo tin, các ông vẫn như lá khoai, nước chảy vào rồi trôi đi!
Dù sao Chúa cũng đã chuẩn bị trước cho niềm tin của các ông. Ít nhất, theo Phúc Âm, các ông đã ba lần chứng kiến Chúa làm phép lạ cho kẻ chết sống lại. Nhưng không tin là không tin! (Trừ Gioan là môn đệ Chúa yêu). Phải đợi Chúa đích thân hiện đến, không còn cách chi nghi ngờ được, các ông mới đi được vào mầu nhiệm phục sinh. Và phải sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, các ông mới trở thành chứng nhân đích thực và nhiệt thành của Chúa phục sinh.
Hầu như chưa từng ai thấy kẻ chết sống lại, nên việc các tông đồ không tin Chúa sống lại là chuyện bình thường. Hết người này đến người khác chạy về báo tin, các ông vẫn như lá khoai, nước chảy vào rồi trôi đi!
Dù sao Chúa cũng đã chuẩn bị trước cho niềm tin của các ông. Ít nhất, theo Phúc Âm, các ông đã ba lần chứng kiến Chúa làm phép lạ cho kẻ chết sống lại. Nhưng không tin là không tin! (Trừ Gioan là môn đệ Chúa yêu). Phải đợi Chúa đích thân hiện đến, không còn cách chi nghi ngờ được, các ông mới đi được vào mầu nhiệm phục sinh. Và phải sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, các ông mới trở thành chứng nhân đích thực và nhiệt thành của Chúa phục sinh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)