Dường như mỗi ngày qua, ta dần xa nhau.
Vì những lúc gần nhau không còn hạnh phúc.
Vì anh đã đổi thay hay vì em hững hờ.
Dừng lại hay cùng đi tiếp cuộc tình?
Em chờ cuối con đường,
Và nếu chẳng gặp anh, em đành nhìn tình yêu bước qua
Dù cho tim em đau xót xa.
Đây là lời rất buồn của bài hát "Ở lại và ra đi"
Nên ở lại trong tình yêu của nhau, hay nên rời xa nhau?
Trong bài Tin Mừng hôm nay có hơn mười cụm từ "ở lại". Đây là lời mời gọi tha thiết của một Đấng mang tên là tình yêu và đã chết để kéo con người ờ lại trong tình yêu của Ngài: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy." (Ga 15,4)
Tim Chúa sẽ đau đớn xót xa, nếu tôi cứ dần dần dại dột lìa xa Ngài...
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
Bình an
Tân tổng thống Pháp
Tổng thống Sarkozy đã ngồi ở Điện Élysee từ năm 2007. Ông hứa cắt giảm thâm hụt ngân sách của Pháp thông qua cắt giảm chi tiêu. Với thất bại này, Sarkozy trở thành nhà lãnh đạo mới nhất của châu Âu là nạn nhân của sự tức giận trước các biện pháp khắc khổ vốn là kết quả của cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung.
Hollande sẽ nhậm chức vào cuối tháng này. Một cuộc bầu cử Quốc hội cũng sẽ được tổ chức ngay tháng sau đó. Lãnh đạo Đảng Xã hội Hollande, người giành được chưa đến 52% phiếu bầu trong trận quyết đấu hôm Chủ nhật 6/5 nói ông ‘tự hào có thể một lần nữa đem đến cho người dân hy vọng.’ Hollande đem đến một khởi đầu tươi mới, nhưng các vấn đề nợ công của Pháp vẫn y nguyên."
40% người cao tuổi ở VN suy sinh dưỡng
Đó là kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp dinh dưỡng của người trung niên và cao tuổi năm 2012” của Viện Dinh dưỡng quốc gia vừa công bố tại TP.HCM. PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - trưởng khoa vi chất Viện Dinh dưỡng quốc gia - cho biết có đến 40% số người trong độ tuổi cao niên (60-79 tuổi) ở Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, tức có chỉ số khối cơ thể BMI (được tính theo công thức lấy cân nặng chia bình phương chiều cao) dưới 18,5.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ dưỡng chất và đa vi chất. Hơn nữa, cơ thể từ giai đoạn trung niên trở đi dễ suy nhược, đồng thời suy giảm chức năng tiêu hóa nên không thể hấp thu đầy đủ nguồn năng lượng thiết yếu. Điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút, nguy cơ bệnh tật tăng cao, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân, kéo theo gánh nặng cho gia đình, xã hội về chi phí điều trị bệnh...
Những mẩu tin đặc biệt hôm nay bộc lộ những lo âu lớn nhỏ khác nhau. Làm sao thoát khỏi những lo âu? Làm sao có bình an đích thực?
Chúa Giêsu nói: "Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi." (Ga 14,27). Bình an Chúa ban chính là sự hiện diện của Ngài bên cạnh tôi, là tình yêu mãnh liệt và toàn năng Ngài dành cho tôi. Cảm nhận được sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài là bí quyết của bình an đích thực
Tổng thống Sarkozy đã ngồi ở Điện Élysee từ năm 2007. Ông hứa cắt giảm thâm hụt ngân sách của Pháp thông qua cắt giảm chi tiêu. Với thất bại này, Sarkozy trở thành nhà lãnh đạo mới nhất của châu Âu là nạn nhân của sự tức giận trước các biện pháp khắc khổ vốn là kết quả của cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung.
Hollande sẽ nhậm chức vào cuối tháng này. Một cuộc bầu cử Quốc hội cũng sẽ được tổ chức ngay tháng sau đó. Lãnh đạo Đảng Xã hội Hollande, người giành được chưa đến 52% phiếu bầu trong trận quyết đấu hôm Chủ nhật 6/5 nói ông ‘tự hào có thể một lần nữa đem đến cho người dân hy vọng.’ Hollande đem đến một khởi đầu tươi mới, nhưng các vấn đề nợ công của Pháp vẫn y nguyên."
40% người cao tuổi ở VN suy sinh dưỡng
Đó là kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp dinh dưỡng của người trung niên và cao tuổi năm 2012” của Viện Dinh dưỡng quốc gia vừa công bố tại TP.HCM. PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - trưởng khoa vi chất Viện Dinh dưỡng quốc gia - cho biết có đến 40% số người trong độ tuổi cao niên (60-79 tuổi) ở Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, tức có chỉ số khối cơ thể BMI (được tính theo công thức lấy cân nặng chia bình phương chiều cao) dưới 18,5.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ dưỡng chất và đa vi chất. Hơn nữa, cơ thể từ giai đoạn trung niên trở đi dễ suy nhược, đồng thời suy giảm chức năng tiêu hóa nên không thể hấp thu đầy đủ nguồn năng lượng thiết yếu. Điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút, nguy cơ bệnh tật tăng cao, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân, kéo theo gánh nặng cho gia đình, xã hội về chi phí điều trị bệnh...
Những mẩu tin đặc biệt hôm nay bộc lộ những lo âu lớn nhỏ khác nhau. Làm sao thoát khỏi những lo âu? Làm sao có bình an đích thực?
Chúa Giêsu nói: "Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi." (Ga 14,27). Bình an Chúa ban chính là sự hiện diện của Ngài bên cạnh tôi, là tình yêu mãnh liệt và toàn năng Ngài dành cho tôi. Cảm nhận được sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài là bí quyết của bình an đích thực
Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012
Đến và ở lại
Tôi đã gặp anh trong một ban trưa thành phố cảng Hải Phòng trong một cuộc họp báo… và chúng tôi yêu nhau…
Tôi và anh đã có lúc tưởng cuộc đời này thuộc về nhau, gửi trao cho nhau…
Rồi anh đi, đi mãi, xa tôi mãi mãi. Tôi không biết anh về đâu nữa. Nhiều lần tôi nghĩ rằng, có thể ở nơi anh đến sẽ không còn có những đơn độc nữa, sẽ không còn sự hờn trách và lạc lõng nữa. Chẳng còn những dự cảm mất mát, vĩnh viễn là sự tồn tại gắn kết… Có thể anh vẫn nhìn thấy tôi, và chỉ ở phía riêng tôi không nhìn thấy anh. Có thể anh vẫn nhớ và yêu tôi như tôi vẫn nhớ về anh, vẫn còn đau lắm, thương lắm về anh…
——————————-
Và vì cuộc sống vẫn luôn tiếp diễn dù nỗi đau của tôi, của ai đó có rộng, có sâu đến thế nào. Tôi biết anh vẫn ở lại trong tim tôi, một ngăn bí mật của trái tim tôi, mãi mãi, mãi mãi, chừng nào hơi thở tôi còn tồn tại. Và dù, tôi có chọn con đường này hay không, có bước cùng với con đường yêu thương này đến cuối mái nhà hay không, tôi vẫn luôn cảm ơn anh. Cảm ơn anh đã đến trong cuộc đời tôi, dừng lại yêu thương tôi. Và một lần nữa lại gửi gắm yêu thương đó tiếp tục, theo cách này hay cách khác. Tôi biết anh vẫn bên tôi, vẫn dõi theo và yêu thương tôi theo cách anh đã từng yêu. Còn tôi, dù đã đau khóc ướt đẫm vai đêm bao lần. Tôi vẫn xin cảm ơn cuộc đời. Chúng ta đến bên nhau, yêu thương nhau, không phải được đo bằng khoảng thời gian chúng ta ở bên nhau, cùng nhau bao nhiêu lâu. Mà chính là chúng ta ở lại trong nhau bao lâu… một quãng ngày đường đời hay cả một cuộc đời dù ta có bước cùng với một con đường khác, một mái nhà khác…
(http://gocsuyngam.com/2622/van-con-o-lai/)
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 24,23)
Nếu Chúa chỉ là một tình yêu thoáng qua, hay thậm chí chỉ là tưởng tượng thôi, thì cuộc sống của tôi sẽ ra sao nhỉ? Sẽ thật rất vô nghĩa và tràn đầy hoang mang. Rất may tôi vẫn cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Lời Ngài nuôi dưỡng tôi, nuôi dưỡng những cảm nhận về Ngài nơi tôi. Tôi cảm thấy rất thật là tôi ở trong Ngài và Ngài ở trong tôi. Và điều này tạo nên sự vững vàng cho cuộc đời bất chấp mọi phong ba bão tố.
——————————-
Và vì cuộc sống vẫn luôn tiếp diễn dù nỗi đau của tôi, của ai đó có rộng, có sâu đến thế nào. Tôi biết anh vẫn ở lại trong tim tôi, một ngăn bí mật của trái tim tôi, mãi mãi, mãi mãi, chừng nào hơi thở tôi còn tồn tại. Và dù, tôi có chọn con đường này hay không, có bước cùng với con đường yêu thương này đến cuối mái nhà hay không, tôi vẫn luôn cảm ơn anh. Cảm ơn anh đã đến trong cuộc đời tôi, dừng lại yêu thương tôi. Và một lần nữa lại gửi gắm yêu thương đó tiếp tục, theo cách này hay cách khác. Tôi biết anh vẫn bên tôi, vẫn dõi theo và yêu thương tôi theo cách anh đã từng yêu. Còn tôi, dù đã đau khóc ướt đẫm vai đêm bao lần. Tôi vẫn xin cảm ơn cuộc đời. Chúng ta đến bên nhau, yêu thương nhau, không phải được đo bằng khoảng thời gian chúng ta ở bên nhau, cùng nhau bao nhiêu lâu. Mà chính là chúng ta ở lại trong nhau bao lâu… một quãng ngày đường đời hay cả một cuộc đời dù ta có bước cùng với một con đường khác, một mái nhà khác…
(http://gocsuyngam.com/2622/van-con-o-lai/)
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 24,23)
Nếu Chúa chỉ là một tình yêu thoáng qua, hay thậm chí chỉ là tưởng tượng thôi, thì cuộc sống của tôi sẽ ra sao nhỉ? Sẽ thật rất vô nghĩa và tràn đầy hoang mang. Rất may tôi vẫn cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Lời Ngài nuôi dưỡng tôi, nuôi dưỡng những cảm nhận về Ngài nơi tôi. Tôi cảm thấy rất thật là tôi ở trong Ngài và Ngài ở trong tôi. Và điều này tạo nên sự vững vàng cho cuộc đời bất chấp mọi phong ba bão tố.
Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012
Chặt đi
"Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi" (Ga 15,2)
Với lò phản ứng hạt nhân cuối cùng của Nhật Bản ngưng hoạt động để bảo trì, phóng viên BBC Roland Buerk tìm hiểu về cuộc tranh luận đang diễn ra tại Nhật Bản về tương lai ngành năng lượng hạt nhân ở nước này. Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa được xây dựng khi Nhật Bản coi điện hạt nhân là hướng đi của tương lai. Có tới bảy lò phản ứng trải dọc các tỉnh miền biển ở bờ tây để cung cấp điện cho Tokyo, nằm ở phía xa bên bờ đông. Các lò phản ứng này có thể cung cấp đến 20% nhu cầu của đô thị rộng lớn và vùng ngoại vi Tokyo. Bên trong nhà máy, tại phòng tiếp khách, là giấy chứng nhận Kỷ lục Guinness, xác nhận đây là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất về công suất trên thế giới. Nhưng vào cuối tuần này Kashiwazaki-Kariwa là nhà máy điện hạt nhân cuối cùng trong tổng số 54 lò phản ứng sẽ ngưng hoạt động. (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120505_jp_no_nuke_power.shtml)
Với lò phản ứng hạt nhân cuối cùng của Nhật Bản ngưng hoạt động để bảo trì, phóng viên BBC Roland Buerk tìm hiểu về cuộc tranh luận đang diễn ra tại Nhật Bản về tương lai ngành năng lượng hạt nhân ở nước này. Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa được xây dựng khi Nhật Bản coi điện hạt nhân là hướng đi của tương lai. Có tới bảy lò phản ứng trải dọc các tỉnh miền biển ở bờ tây để cung cấp điện cho Tokyo, nằm ở phía xa bên bờ đông. Các lò phản ứng này có thể cung cấp đến 20% nhu cầu của đô thị rộng lớn và vùng ngoại vi Tokyo. Bên trong nhà máy, tại phòng tiếp khách, là giấy chứng nhận Kỷ lục Guinness, xác nhận đây là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất về công suất trên thế giới. Nhưng vào cuối tuần này Kashiwazaki-Kariwa là nhà máy điện hạt nhân cuối cùng trong tổng số 54 lò phản ứng sẽ ngưng hoạt động. (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120505_jp_no_nuke_power.shtml)
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012
Dọn chỗ
Thầy đi dọn chỗ cho anh em. (Ga 14,1)
Những người được dọn sẵn chỗ làm
Ra trường, có chỗ làm ấm êm do người nhà sắp đặt, không ít bạn trẻ đi làm theo lộ trình vạch sẵn. Liệu họ hạnh phúc với sự sắp đặt ấy? Đó là bệ phóng thăng tiến hay rào cản mặc cảm với những “người nhà” ở sở làm?
...Ông Hà Trung Thành - giảng viên Trường Cán bộ TP.HCM. chia sẻ: “Thật lòng tôi rất trăn trở với bốn chữ “COCC” khi thấy chuyện này phổ biến ở các cơ quan nhà nước.
Cụ thể, ở nhiều cơ quan hiện nay, câu cửa miệng mà mọi người chào đón “lính mới” thường là “Anh ấy là con cháu của ai?” thay vì “Anh ấy học giỏi như thế nào? Năng lực xuất sắc ra sao...?”.
Ông cho rằng việc cha mẹ, người lớn muốn dành điều tốt nhất cho con cháu mình là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, theo ông, việc người lớn can thiệp, giành chỗ “ngon” cho con cháu bất chấp năng lực, trình độ sẽ dẫn đến nhiều hệ quả đáng lo ngại.
Quay trở lại câu chuyện của M.T. “Khi tôi làm sai thì đồng nghiệp xì xầm. Còn khi hoàn thành tốt công việc thì chẳng ai ghi nhận bởi họ nghĩ tôi là “COCC” thì phải vậy”, M.T. trải lòng.
Với L.Q., chất lượng nhà trường đi xuống, anh bị chính người thân tẩy chay vì sự kiêu ngạo và quá lạm dụng quyền lực của mình. Còn N.V. cảm nhận được sự xa cách vô hình giữa bản thân và các đồng nghiệp. “Có những buổi họp mà tất cả ý kiến dù hay, dở của tôi đều được thông qua dễ dàng...”, N.V. bộc bạch.
http://dantri.com.vn/c135/s135-575763/nhung-nguoi-duoc-don-san-cho-lam.htm
Đức Giêsu dọn chỗ cho các môn đệ không phải theo kiểu COCC. Chính Ngài là COCC của Cha trên trời, nhưng với tư cách người anh cả của đàn em trần gian, Ngài đã dẫn lối họ vào trời bằng con đường hy sinh của tình yêu, và ban sức mạnh Thánh Thần để họ cũng có thể theo Ngài về trời bằng con đường này. Ngài dọn chỗ cho họ theo cách đó. Và chính bản thân Ngài đã trở thành con đường cho họ khi họ sống trong Ngài để cùng Ngài đi về trời. Sống như thế, họ đã bước một chân vào quê trời rồi.
Những người được dọn sẵn chỗ làm
Ra trường, có chỗ làm ấm êm do người nhà sắp đặt, không ít bạn trẻ đi làm theo lộ trình vạch sẵn. Liệu họ hạnh phúc với sự sắp đặt ấy? Đó là bệ phóng thăng tiến hay rào cản mặc cảm với những “người nhà” ở sở làm?
...Ông Hà Trung Thành - giảng viên Trường Cán bộ TP.HCM. chia sẻ: “Thật lòng tôi rất trăn trở với bốn chữ “COCC” khi thấy chuyện này phổ biến ở các cơ quan nhà nước.
Cụ thể, ở nhiều cơ quan hiện nay, câu cửa miệng mà mọi người chào đón “lính mới” thường là “Anh ấy là con cháu của ai?” thay vì “Anh ấy học giỏi như thế nào? Năng lực xuất sắc ra sao...?”.
Ông cho rằng việc cha mẹ, người lớn muốn dành điều tốt nhất cho con cháu mình là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, theo ông, việc người lớn can thiệp, giành chỗ “ngon” cho con cháu bất chấp năng lực, trình độ sẽ dẫn đến nhiều hệ quả đáng lo ngại.
Quay trở lại câu chuyện của M.T. “Khi tôi làm sai thì đồng nghiệp xì xầm. Còn khi hoàn thành tốt công việc thì chẳng ai ghi nhận bởi họ nghĩ tôi là “COCC” thì phải vậy”, M.T. trải lòng.
Với L.Q., chất lượng nhà trường đi xuống, anh bị chính người thân tẩy chay vì sự kiêu ngạo và quá lạm dụng quyền lực của mình. Còn N.V. cảm nhận được sự xa cách vô hình giữa bản thân và các đồng nghiệp. “Có những buổi họp mà tất cả ý kiến dù hay, dở của tôi đều được thông qua dễ dàng...”, N.V. bộc bạch.
http://dantri.com.vn/c135/s135-575763/nhung-nguoi-duoc-don-san-cho-lam.htm
Đức Giêsu dọn chỗ cho các môn đệ không phải theo kiểu COCC. Chính Ngài là COCC của Cha trên trời, nhưng với tư cách người anh cả của đàn em trần gian, Ngài đã dẫn lối họ vào trời bằng con đường hy sinh của tình yêu, và ban sức mạnh Thánh Thần để họ cũng có thể theo Ngài về trời bằng con đường này. Ngài dọn chỗ cho họ theo cách đó. Và chính bản thân Ngài đã trở thành con đường cho họ khi họ sống trong Ngài để cùng Ngài đi về trời. Sống như thế, họ đã bước một chân vào quê trời rồi.
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012
Con đường
Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống (Ga 14,6)
Vì không theo sự thật nên: Rùng mình ống hút, hộp thực phẩm từ rác thải
Ít ai biết rằng, những vật đồ gia dụng túi nilon, ống nhựa hút, đồ hộp bằng nhựa… mà người dân tiêu dùng hàng ngày được tái chế từ rác thải ở làng Khoai. Thậm chí cả rác thải y tế cũng được đưa vào tái chế ra túi nilong, đồ nhựa đựng.
...Trong cái xưởng hẹp chừng 60m2, mà đủ các loại mùi khó chịu hòa lẫn, mùi rác thải, mùi nhựa tái chế khét lẹt, nóng hầm hập chạy xì xoạch inh tai…
Để tìm hiểu công đoạn ở đây cứ chừng 10 phút, chúng tôi phải chạy ra ngoài vì không chịu được mùi khó tả.
Bên cạnh đó, một thực trạng khác mà làng Khoai đang phải đối mặt đó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Về làng Khoai vào một nắng ráo, nhưng đường sá ở đây lúc nào cũng ngập ngụa trong nước thải, rác thải. Phần lớn người dân làm nghề đều dùng nước để rửa túi nilon sau đó cho vào tái chế, vì vậy lượng nước dùng khá lớn, cống thoát nước làng quá tải, nước dềnh lên cả lối đi…
...Theo như lời vị cán bộ này thực tế thì khâu xử lý nilon thành phẩm ở đây còn rất thủ công, chưa có một khâu nào được qua xử lý hoá học, và sau khi tái chế ra túi nilon thành phẩm sẽ bán ra thị trường. Việc ảnh hưởng từ làng nghề đến môi trường và sức khoẻ của người dân thì đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng tìm lời giải thì quá khó.
...Khi chia tay làng Khoai, chúng tôi không quên lời dặn của một công nhân làm nghề tên Hoàng, sản phẩm túi nilon ở đây có 2 loại, màu trắng và màu xanh lục, nhưng chỉ đựng được các vật dụng, đồ dùng thôi còn để mà thức ăn rau, thịt, cua, cá… hay thức ăn chín rồi về đổ ra ăn ngay chỉ có nước “rước” bệnh vào người…
(http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=382339#ixzz1tl0Za1JL http://www.xaluan.com/)
Vì không theo sự thật nên: Rùng mình ống hút, hộp thực phẩm từ rác thải
Ít ai biết rằng, những vật đồ gia dụng túi nilon, ống nhựa hút, đồ hộp bằng nhựa… mà người dân tiêu dùng hàng ngày được tái chế từ rác thải ở làng Khoai. Thậm chí cả rác thải y tế cũng được đưa vào tái chế ra túi nilong, đồ nhựa đựng.
...Trong cái xưởng hẹp chừng 60m2, mà đủ các loại mùi khó chịu hòa lẫn, mùi rác thải, mùi nhựa tái chế khét lẹt, nóng hầm hập chạy xì xoạch inh tai…
Để tìm hiểu công đoạn ở đây cứ chừng 10 phút, chúng tôi phải chạy ra ngoài vì không chịu được mùi khó tả.
Bên cạnh đó, một thực trạng khác mà làng Khoai đang phải đối mặt đó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Về làng Khoai vào một nắng ráo, nhưng đường sá ở đây lúc nào cũng ngập ngụa trong nước thải, rác thải. Phần lớn người dân làm nghề đều dùng nước để rửa túi nilon sau đó cho vào tái chế, vì vậy lượng nước dùng khá lớn, cống thoát nước làng quá tải, nước dềnh lên cả lối đi…
...Theo như lời vị cán bộ này thực tế thì khâu xử lý nilon thành phẩm ở đây còn rất thủ công, chưa có một khâu nào được qua xử lý hoá học, và sau khi tái chế ra túi nilon thành phẩm sẽ bán ra thị trường. Việc ảnh hưởng từ làng nghề đến môi trường và sức khoẻ của người dân thì đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng tìm lời giải thì quá khó.
...Khi chia tay làng Khoai, chúng tôi không quên lời dặn của một công nhân làm nghề tên Hoàng, sản phẩm túi nilon ở đây có 2 loại, màu trắng và màu xanh lục, nhưng chỉ đựng được các vật dụng, đồ dùng thôi còn để mà thức ăn rau, thịt, cua, cá… hay thức ăn chín rồi về đổ ra ăn ngay chỉ có nước “rước” bệnh vào người…
(http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=382339#ixzz1tl0Za1JL http://www.xaluan.com/)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)