Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Thần Khí nói

"Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em." (Mt 10,20)

Con đường phát triển và thăng tiến hôm nay (Lời Chủ chăn tháng 8.2012)
Lịch sử nhân loại xác minh: con người sống không chỉ bằng cơm bánh, song còn sống nhờ ánh sáng chân lý và sức sống của tình yêu thương. Vì thế, nền nhân bản toàn diện cần mang tính khai sáng và thúc đẩy mọi người:
(1) Ngoài ánh sáng khoa học, mở rộng tầm nhìn và con tim để tiếp cận ánh sáng Chân Lý từ truyền thống văn hóa lành mạnh cũng như từ giáo huấn của tiền nhân cùng các tôn giáo:
- Chân Lý về Tạo Hóa và thiên nhiên vũ trụ, về nguồn gốc sự sống và cội nguồn Chân Thiện Mỹ.
- Chân Lý về con người cùng nhân phẩm, nhân quyền đích thực, về ý nghĩa mục đích của gia đình cùng cộng đồng xã hội và những thực tại trần thế.
- Chân lý về lời khẳng định “Phục vụ con người là mục đích tối cao của mọi thể chế, mọi tổ chức và mọi sinh hoạt xã hội”...
(2) Mở rộng lòng nhân, lòng đạo, lòng tin cho người người khám phá và cảm nghiệm năng lực và động lực của Chân Thiện Mỹ, của Tình Yêu Thương cùng tinh thần trách nhiệm trong trời đất cũng như trong thiên hạ.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20120707/17283

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói chuyện với thiếu niên chậm tiến: Thương, nhưng cần rắn vẫn rất rắn
TT - “Gặp nhau thì chào, làm sai thì xin lỗi, cho cái gì thì cảm ơn. Có ba cái chuyện bé tí mà nói miết làm cũng không được hỏi làm chi nên chuyện lớn”.
...Kết thúc phần nói chuyện, ông Thanh đề nghị tất cả thiếu niên có nhu cầu gì thì giơ tay, ông sẽ giải quyết ngay. Sau ít phút ngại ngùng, nhiều em đã mạnh dạn đứng lên.
Em Đ.D. chia sẻ: “Cháu bỏ học từ năm lớp 10 do quậy phá, đánh bài và bị thầy giáo kỷ luật. Nay muốn đi học lại ạ”. Ông Thanh hỏi: “Đã chuẩn bị tinh thần, quyết tâm học lại chưa, chứ nghỉ học đi chơi cả năm rồi đi học lại chán lắm”. Sau khi nghe D. giải thích, ông Thanh quyết: “Chú đồng ý cho đi học lại”.
...Nhiều thiếu niên đề đạt nguyện vọng cũng được giải quyết ngay lập tức. Em T.D.H. do sức khỏe yếu nên đi làm nghề điện lạnh thường bị mệt, nay xin được đi học nghề cắt tóc. Ông Thanh hỏi hoàn cảnh gia đình xong liền gật đầu. Còn em L.T. xin được hỗ trợ mua xe đạp để học nghề cắt tóc, ông Thanh cũng đồng ý. Nhưng ông cũng dặn dò: “Ngày trước cháu đi ăn trộm sắt ở công trình cầu Rồng, có biết lỡ cầu sập thì hậu quả ra sao không?”. T. cúi mặt nói không biết và xin hứa không lặp lại. Còn em H.V.P.Q. có nguyện vọng xin được vào nhà máy nước làm. Ông Thanh hỏi ngược lại Q. là đã có nghề gì chưa, nếu chưa thì cho học phổ thông, sau đó học nghề. Có nghề rồi vô làm cũng chưa muộn...
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/501577/Thuong-nhung-can-ran-van-rat-ran.html

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Chúc bình an

Tranh thủ quay bài
Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em. (Mt 10,12-13)

Đề thi văn khối C năm nay
“Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu” làm không ít người giật mình: mình đã, đang (và sẽ) là kẻ cơ hội hay là người chân chính đây?

...Việc lùa học sinh dù yếu kém đi chăng nữa lên lớp, nâng điểm cho đạt chỉ tiêu đặt ra, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp năm sau nhất định phải cao hơn năm trước (và sắp kịch trần rồi) thì hai chữ “thành tích” đẹp đẽ ấy đã bị biến dạng thành một thứ bệnh (không nan y nhưng người bệnh từ chối điều trị): bệnh thành tích!

Ai tạo ra bệnh đó nếu không phải là những người trực tiếp giảng dạy, chấm điểm, coi thi và chấm thi? Nhưng nếu nằm trong guồng máy tạo thành tích (bằng mọi giá) ấy, bạn nhất quyết “nói không” để làm người chân chính liệu có được không?

Trước hết, bạn sẽ bị ngay chính đồng nghiệp coi là lập dị (vì do bạn mà ảnh hưởng đến thành tích chung của tập thể), rồi sẽ bị lãnh đạo phê bình (vì không đạt chỉ tiêu quy định), sẽ bị bình xét không hoàn thành nhiệm vụ, không được xét nâng lương (mong gì khen thưởng), không được xét cất nhắc vị trí này, chức vụ nọ (đương nhiên).
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/501404/Lam-nguoi-chan-chinh-co-de-dau.html

Quan đánh cờ thua 21 tỉ, trả lãi 10 tỉ
...Cả hai bị cáo Nguyễn Thanh Lèo (Sáu Lèo) và Tân đã thừa nhận như cáo trạng là bắt đầu chơi cờ từ năm 2008 (ăn thua bằng vé số, chỉ đánh vào ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần) và đến giữa năm 2009 thì sát phạt nhau bằng tiền. Lúc đầu ăn thua bằng tiền chỉ ở mức 500.000 đồng/ván và tăng dần lên 5 triệu đồng, 50 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng mỗi ván.

Đỉnh điểm của sự sát phạt là những ngày đầu tháng 12-2011 khi mức ăn thua đã tăng lên từ 2-5 tỉ đồng mỗi ván cờ. Khi luật sư hỏi vì sao chơi cờ với Đinh Văn Mười cao nhất cũng chỉ vài trăm triệu đồng mỗi ván nhưng chơi với Tân lại “khủng” như vậy, Lèo khai do có lần say rượu rồi nổi máu cờ bạc nên đánh với số tiền ăn thua nhích lên lần lần, do đó số tiền thua ngày càng lớn. Cộng với việc muốn gỡ nợ nên Lèo muốn đánh những ván bằng số tiền nợ.

Theo xác nhận của bị cáo Lèo trước tòa, với những ván cờ bạc tỉ này Lèo đã thua Tân tổng cộng hơn 36 tỉ đồng, trong đó có hơn 21 tỉ đồng tiền thua cờ, phần còn lại là số tiền lãi khoảng 10 tỉ đồng do Tân đưa ra vì không trả nợ đúng hạn (Tân ra hạn cho Lèo phải trả nợ vào chiều thứ năm hằng tuần, nếu không trả sẽ tính tiền lãi bằng cách nhân gấp 20 lần số tiền mà Lèo nợ Tân ở thời điểm hiện tại - PV). Lèo nói đã trả được 5 tỉ đồng tiền mặt cho Tân, số nợ còn lại được trả bằng vàng, nhà, đất.

Riêng số tiền 5 tỉ đồng mà Lèo đã chung cho Tân, hội đồng xét xử cũng chất vấn “nguồn gốc” và được Lèo khai gồm một phần tiền của gia đình mình, một phần mượn của chị vợ cùng với tiền ứng trước của Công ty cổ phần bêtông ly tâm Phú Lộc mà gia đình Lèo có phần vốn. Riêng phần tiền của gia đình, Lèo nói đã lừa gạt vợ để lấy được tiền trả cho Tân.

...Vì vậy viện kiểm sát đề nghị mức án đối với Trần Văn Tân 4 - 5 năm tù tội đánh bạc, 13 - 15 năm tù tội cưỡng đoạt tài sản, tổng cộng hai tội là 17- 20 năm tù; phạt Nguyễn Thanh Lèo 4 - 5 năm tù, Đinh Văn Mười 3 - 5 năm tù tội đánh bạc, Phấn 3 - 4 năm tù tội gá bạc; Hùng và Truyền 12- 13 năm tù tội cưỡng đoạt tài sản.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/501312/Quan-danh-co-thua-21-ti-tra-lai-10-ti.html

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Tê liệt

Trong hai điều: một là bảo: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy mà đi", điều nào dễ hơn? (Mt 9,5)

Sự tê liệt tâm hồn phải được chữa trị trước tiên.

TTO - Công nghệ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống nhiều người. Song, có bao giờ bạn suy tư liệu công nghệ có làm mình hạnh phúc hơn? Có bao giờ bạn dự định tạm rời xa thế giới số?

Hãy thử một ngày không công nghệ, rất có thể bạn sẽ cảm thấy có nhiều khoảnh khắc thong dong hơn.

Sau bài viết “Dự án bất thường của Jake P. Reilly” về dự án 90 ngày sống không công nghệ (điện thoại, email, Facebook, Y!M...) của chàng trai người Mỹ này, rất nhiều bạn trẻ Việt đã có ý kiến chia sẻ.

Không thể rời xa điện thoại
Tôi ngưỡng mộ sự can đảm, quyết tâm của Jake cũng như hiểu rằng cuộc sống của chúng ta sẽ cân bằng hơn nếu quyết tâm bỏ bớt thời gian cho thế giới “ảo”. Tuy nhiên, tôi nghĩ bản thân sẽ khó có thể rời xa Facebook, Y!M quá ba ngày. Ra đường tôi có thể quên mang ví, còn điện thoại thì chắc chắn chưa bao giờ quên!
PHẠM NGUYỄN MINH HIẾU (20 tuổi, sinh viên ĐH KHXH&NV TP.HCM)


Nhiệm vụ bất khả thi
Tôi nghĩ rằng những trải nghiệm của Jake rất thú vị, giúp chúng ta thức tỉnh với sự lạm dụng công nghệ thái quá trong cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, tôi nghĩ xã hội mỗi thời có những yêu cầu riêng mà các cá nhân bắt buộc phải thích nghi. Tôi thừa nghị lực bỏ Facebook, Y!M... nhưng điện thoại, email là những thứ gắn liền với trách nhiệm gia đình, công việc nên việc thử làm theo Jake dù chỉ trong một, hai ngày cũng là điều bất khả thi! NGUYỄN QUANG PHÚ (sinh viên năm 4 ĐH Kiến trúc TP.HCM)


Tôi hoàn toàn ủng hộ!
Tôi từng có khoảng ba tuần sống không điện thoại, Facebook... và cảm thấy thật sự thoải mái, không quá đáng sợ như mình nghĩ. Tôi cảm nhận gần như trọn vẹn ý nghĩa những điều bình dị đang xảy ra xung quanh mình.
Nếu nói “thời gian là vàng bạc” thì tôi nghĩ bản thân giàu to trong khoảng thời gian đó, bởi tôi có nhiều thời gian để thực hiện những điều mình thích thay vì lang thang một cách lãng phí trên Internet. 
HUỲNH THỊ KHÁNH LINH (sinh viên khoa quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TP.HCM)

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Mừng vui và tiếc xót

Người bảo: "Đi đi! " Chúng liền ra khỏi hai người đó và nhập vào bầy heo.(Mt 8,32)

Được sống, với trái tim người khác

Cho đến giờ, bất kể ai hỏi về ca phẫu thuật hay sức khỏe của mình, câu đầu tiên anh Nam nói luôn là: “Tôi vô cùng biết ơn người đã hiến trái tim cho tôi dù tôi không biết người đó là ai. Tôi cũng vô cùng cảm ơn các bác sĩ đã tận tình chăm sóc tôi không chỉ như một bệnh nhân mà như một người thân trong gia đình”. Để có những lời cảm ơn sâu sắc ấy, để cuộc sống hồi sinh, anh Nam và gia đình mình cũng đã trải qua nhiều giây phút khó khăn khi trở thành “người đầu tiên”. “Không ai trong số người nhà dám ký vào lá đơn đề nghị mổ thay tim cho tôi bởi đều lo lắng rủi ro”.

... Nhưng phải sáu tháng sau anh Nam mới được xuất viện. Khi vào phòng mổ chỉ có 36kg, khi rời phòng là 56kg, béo, trắng nhưng người phủ một lượt lông xanh rì mà theo lời anh Nam thì “trông như Tôn Ngộ Không”. “Nhiều người thân cũng ngỡ ngàng khi nhìn thấy”. Là người đầu tiên được ghép tim ở VN, các phương tiện truyền thông đều đưa tin nên làng trên xóm dưới đều biết.

...Dù chỉ là những câu chuyện đồn đại lúc trà dư tửu hậu của đám đàn ông nhưng anh Nam cũng thú nhận: “Trong ba tháng đầu tiên, tôi luôn nghĩ đến cảm giác yêu đương như hồi trẻ. Thậm chí nhiều lần mơ ngủ lại thấy mình là một người khác với những hành động tinh nghịch như thời thanh niên son trẻ. Tuy thế nhưng đến giờ nếu không ai hỏi thì tôi không còn nghĩ đó là trái tim của người khác, bởi nó đã hoàn toàn thuộc về tôi”.

Dù cảm xúc là vậy nhưng sự thật thì: “Bác sĩ dặn tôi phải kiêng tiệt chuyện ấy. Thậm chí còn phải uống thuốc, nếu không sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tim”. Và chuyện “kiêng” này buộc phải thực hiện cho đến tận cuối đời. “Trước khi về bác sĩ cũng đả thông tư tưởng với vợ tôi rồi. Vậy nên việc “yêu” đối với chúng tôi thật sự chấm dứt. Những ham muốn nếu có và còn cũng chỉ trong giây lát ngắn ngủi” - anh Nam kết thúc câu chuyện như vậy.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/498885/Duoc-song-voi-trai-tim-nguoi-khac.html

Trung Quốc mời thầu phi pháp: Ngang ngược và tráo trở  (Thứ Sáu, 29/06/2012, 07:30) (GMT+7)

TT - Liên tiếp gần đây, Trung Quốc có một loạt động thái vi phạm ngang ngược và tráo trở đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Cụ thể như thành lập “thành phố Tam Sa”, đưa lực lượng bán quân sự xuống biển Đông và mới nhất là mời thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN.

Điều đó có ý nghĩa gì và liên quan gì với nhau trong bối cảnh hiện nay?

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/499268/Trung-Quoc-moi-thau-phi-phap-Ngang-nguoc-va-trao-tro.html

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Vết thương chạm vào

Khi Tôma muốn đặt tay vào vết thương của Chúa, lúc ấy ông cũng mang những vết thương đau đớn trong lòng. Đau đớn như một kẻ mất hết hy vọng vì thấy Chúa chết. Chúa chết là tiêu tan mộng ước. Nỗi đau đó sở dĩ có là vì ông không tin. Do đó vết thương của ông có tên gọi là sự cứng lòng.

Khi ông đặt tay vào vết thương của Chúa, cũng chính là lúc vết thương cứng lòng tin của ông được chữa lành. Ông vừa cảm động vì nỗi đau Chúa từng chịu nơi vết thương của Ngài, vừa vô cùng sung sướng reo lên: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!

Tôi cũng cần phải chạm được vào vết thương của Chúa như Tôma:
- khi rước Thịt Máu Chúa,
- khi đọc Lời Chúa và đưa Lời Ngài lên blog với những tâm tình suy niệm,
- khi cầu nguyện và chiêm ngắm.

Những tâm tư về Lời Chúa của tôi trên mạng cũng chạm đến được những nỗi đau của anh em để mong được chia sẻ và xoa dịu...



Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Niềm vui nói được

Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan." Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. (Lc 1.63-64)

Giacaria nói được vì ông vừa có một đứa con được gọi là "Tiếng kêu trong sa mạc". Tiếng kêu này sẽ giới thiệu "Lời của Thiên Chúa cho loài người.

Niềm vui nói được cũng là niềm vui có đứa con làm tiền hô cho Chúa.

Làm truyền thông cho Chúa cũng mang lấy niềm vui dạt dào này.