Hung thủ bắn chết vợ, gia đình vợ… rồi tự tử
Một vụ thảm sát kinh hoàng trong gia đình người Việt xảy ra tại khu vui chơi Roller World, thuộc thành phố Grand Prairie, tiểu bang Texas, hôm Thứ bảy vừa qua.
Chỉ trong vòng vài phút, hung thủ Tân Đỗ hạ sát người vợ ly thân 29 tuổi của mình và ba người em vợ, Michelle Tạ Phạm, Lynn Tạ và Hiển Tạ, và một người bà con khác, Thúy Nguyễn, trước khi tự kết liễu đời mình, nhân viên điều tra cho biết.
Ngoài ra, còn ba người bà con khác bị thương và hiện còn trong bệnh viện, trong đó có bà Loan Nguyễn.
Khi không còn bình an, khi tôi đầu hàng tăm tối và bão tố, để cho lòng mình bị chúng tác động vùi dập kinh hoàng hoảng loạn, một cách nào đó, tôi sẽ trở thành như kẻ sát nhân, một cách nào đó tạo ra sự huỷ diệt cho chính con người mình và gây khốn khổ cho những người sống quanh tôi.
Hãy nhìn các tông đồ của Chúa. Các ngài đã từng trải qua tăm tối và sóng gió:
"Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la lên. Đức Giê-su liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!" Ông Phê-rô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài." Đức Giê-su bảo ông: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! " Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? " Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! " (Mt 14,23-33).
Sóng gió này tiên báo sóng gió kinh hoàng hơn gấp bội khi Chúa đi vào cuộc khổ nạn. Các tông đồ đã được chuẩn bị trước, nhưng vẫn tan tác trong bóng đêm khổ nạn. Chỉ sau khi nhận được Thánh Thần của Chúa Phục sinh, các ông mới thực sự vững vàng.
"Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!" và "Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông", đấy là những câu Tin Mừng quan trọng, luôn cần được xuất hiện sống động trong lòng tôi, để tôi không trở thành tăm tối khủng hoảng cho người khác...
Có những khi cõi lòng tan nát: Con xin bám lấy Giêsu. Có những khi hoảng loạn kinh hoàng: Con xin nắm chặt tay Giêsu. Có những khi cảm thấy bị bỏ rơi, hoàn toàn cô đơn trong tăm tối: Con xin theo sức mạnh Thánh Thần cuốn con nên một với Giêsu, cùng Giêsu quay về dự bữa tiệc thiên đàng với Chúa Ba Ngôi trong lòng con. Vâng, "Thầy đây, đừng sợ!"
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
Đông đảo
Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con. (Mt 14,19-21)
Với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã cung cấp cấp lương thực cho năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.
Ngày nay, nhờ blog và mạng xã hội, với đôi dòng chia sẻ Lời Chúa, dù là thô thiển, tôi cũng có thể có cơ may chia sẻ đôi chút lương thực thiêng liêng - tuy có thể khó nuốt - cho ít nhiều người nào đấy bất chợt vơ vẩn đồng cảm với tôi trên không gian mạng internet.
Như vậy, khi chuyển tải Lời Chúa, blog và mạng xã hội có cơ may được trở nên như phép lạ hoá bánh ra nhiều, và như một phương tiện truyền giáo đầy hứa hẹn. Tất nhiên, trên không gian mạng internet có đầy dẫy những nguy cơ và cạm bẫy. Vì thế cần có sự hiểu biết để tôi có thể giúp cho bản thân và người khác không bị vướng bẫy trên đó. Có một nguy cơ luôn cần quan tâm: "rao giảng trên mạng" không được phép thay thế cho "rao giảng trực diện"...
Vâng, lạy Chúa, con đường truyền giáo nào mà không có những nguy cơ, những cạm bẫy? Đường của thế giới thực cũng như của thế giới ảo... Nhưng không vì thế mà con không cất bước lên đường... Xin giúp con...
Với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã cung cấp cấp lương thực cho năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.
Ngày nay, nhờ blog và mạng xã hội, với đôi dòng chia sẻ Lời Chúa, dù là thô thiển, tôi cũng có thể có cơ may chia sẻ đôi chút lương thực thiêng liêng - tuy có thể khó nuốt - cho ít nhiều người nào đấy bất chợt vơ vẩn đồng cảm với tôi trên không gian mạng internet.
Như vậy, khi chuyển tải Lời Chúa, blog và mạng xã hội có cơ may được trở nên như phép lạ hoá bánh ra nhiều, và như một phương tiện truyền giáo đầy hứa hẹn. Tất nhiên, trên không gian mạng internet có đầy dẫy những nguy cơ và cạm bẫy. Vì thế cần có sự hiểu biết để tôi có thể giúp cho bản thân và người khác không bị vướng bẫy trên đó. Có một nguy cơ luôn cần quan tâm: "rao giảng trên mạng" không được phép thay thế cho "rao giảng trực diện"...
Vâng, lạy Chúa, con đường truyền giáo nào mà không có những nguy cơ, những cạm bẫy? Đường của thế giới thực cũng như của thế giới ảo... Nhưng không vì thế mà con không cất bước lên đường... Xin giúp con...
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Lửa
Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ...Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: "Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả đặt trên mâm." (Mt 14,1-12)
Giống như Chúa Giêsu, Thánh Gioan Tẩy giả và các thánh khác đã là những ngọn lửa yêu thương bừng bừng cháy sáng. Trong họ luôn có lửa. Lửa của Tin Mừng, lửa của lòng nhiệt thành. Lửa nồng nàn chan chứa. Gioan Tẩy giả đặc biệt được mô tả là con người của lửa, giống như Êlia. Còn tôi thì sao?
Theo cha Cantalamessa, đức tin tôn giáo ngày nay đã bị coi là “dê tế thần” để đổ lỗi cho những vấn nạn xã hội. Cha dằn từng tiếng với những điệu bộ đi kèm. “Không phải chỉ là chuyện áp lực đòi gỡ bỏ thánh giá các nơi công cộng, hay gỡ bỏ máng cỏ khỏi truyền thống Giáng Sinh”, áp lực đó còn kèm theo “với những tiểu thuyết, phim ảnh, và kịch nghệ trong đó hình ảnh của Đức Kitô bị lèo lái trên cơ sở những khám phá về những tài liệu tưởng tượng ra hay không có thật”.
Việc tấn công đức tin Công Giáo “đang trở thành một thể loại văn chương mới”. “Khuynh hướng mặc cho Đức Kitô những tấm áo theo thời trang hay theo các chủ thuyết luôn luôn tồn tại bên cạnh chúng ta”. Tuy nhiên, “trong thời đại chúng ta, bị ám ảnh bởi tính dục”, con người đã xuyên tạc hình ảnh Chúa Giêsu tầm thường và xấu xa. Không thiếu trường hợp có những kẻ láo xược trình bày Chúa như một người đồng tính.
Bất chấp thái độ thù hận đối với Kitô Giáo trong xã hội này, “mầu nhiệm mà chúng ta cử hành trong những ngày này khích lệ chúng ta bẻ tan thái độ bị bách hại và đừng xây dựng thành trì hay rào cản giữa chúng ta và xã hội”. Đức tin đem đến cho người tín hữu hy vọng làm cho ta vững tin nơi chiến thắng cuối cùng và nơi phẩm giá cao trọng của mình...
Những tiếng nói như ngọn lửa thét gào trước những thảm cảnh hôm nay
Nạn đói trong vùng Sừng Phi châu ngày càng trầm trọng hơn. Hàng trăm ngàn người tuyệt vọng trốn chạy các vùng hạn hán và tìm đến các trại tị nạn ở bên kia biên giới Kenya. Số người tị nạn tìm đến trại tị nạn Dadaab bên Kenya đã vượt qúa con số 400.000. Và mỗi ngày đều có từ 1.500 đến 3.000 người nhập trại.
...Rất nhiều trẻ em đã chết vì đói khát trên đường tìm đến các trại tị nạn. Cũng có nhiều em bị thú dữ ăn thịt trên đường di cư. Nhiều gia đình đã mất hết con cái sau hàng tuần đi bộ qua các vùng khô cằn không có thực phẩm và nước uống. Hiện nay nạn đói đe dọa 11 triệu người trong đó có 2,4 triệu tai Kenya, 2,85 triệu tại Somalia, 4,56 triệu tại Etiopia, 120 mgàn tại Gibuti. Hàng chục ngàn người dân hai nước Uganda và nam Sudan cũng bị đe dọa.
...Vì các hoạt động quân sự tiếp diễn tại Somalia nên Chương trình thực phẩm thế giới sẽ không thể nào đến với 60% trên tổng số 3,7 triệu dân Somalia đang bị nạn đói đe dọa. Phiến quân hồi thuộc lực lượng Shabaab nhất định không cho đem phẩm vật cứu trợ tới cho dân chúng miền nam Somalia do họ chiếm đóng và kiểm soát. Họ khẳng định rằng ở đây không có đói kém.
...Chính quyền thường cố ý để cho tình trạng đói kém kéo dài nhằm gây kiệt quệ cho các bộ lạc Nam Sudan.
Trong dải Gaza bên Palestina, các tổ chức nhân đạo quốc tế và các tổ chức phi chính quyền đã không làm gì để ngăn cản lực lượng Hamas phân chia các phẩm vật cứu trợ như họ muốn. Và như thế các phẩm vật cứu trợ không luôn luôn đến tay những người cần được trợ giúp. Đôi khi các tổ chức này tự nguyện làm như thế để có thể tiếp tục hiện diện trong vùng.http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110729/11822
Kinh tế Việt Nam
Một tìm hiểu của UN thu thập từ các nghiên cứu về kinh tế Việt Nam cho thấy tình trạng đói nghèo tăng 2,1% kể từ sau đợt lạm phát cao hồi năm 2008.
Theo Thông tin nhanh của UN Việt Nam cho biết lạm phát trong tháng Tư tại Việt Nam ở mức 17,5% - cao nhất kể từ tháng 12/2008, tức tăng 3,3% so với tháng 3/2011 và vẫn tiếp tục gia tăng.
Ông Hendra cũng cho biết Việt Nam thuộc trong số 5 nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới, cao hơn so với các nền kinh tế ASEAN khác và gọi đây là "tình trạng nghiêm trọng".
"Nó sẽ gia tăng tỉ lệ nghèo đói, 1 hay 2% hoặc cao hơn thế", ông nói trong một cuộc gặp gỡ phóng viên tại Hà Nội, hôm thứ Ba, 10/5. UN Việt Nam đánh giá việc chính phủ Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp nói trên là một điều tích cực nhưng ...
...Việt Nam chỉ thua một vài nước trên thế giới trong việc giảm tình trạng đói nghèo, tuy nhiên vẫn có những khu vực nghèo đói khó giải quyết, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, và ông kêu gọi chính phủ cần có một cách tiếp cận mới...Giới chức trách cần "giải quyết tình trạng bất bình đẳng và chênh lệch ngày càng gia tăng rõ rệt này".
Giống như Chúa Giêsu, Thánh Gioan Tẩy giả và các thánh khác đã là những ngọn lửa yêu thương bừng bừng cháy sáng. Trong họ luôn có lửa. Lửa của Tin Mừng, lửa của lòng nhiệt thành. Lửa nồng nàn chan chứa. Gioan Tẩy giả đặc biệt được mô tả là con người của lửa, giống như Êlia. Còn tôi thì sao?
"Ta ném lửa vào trần gian và mong cho ngọn lửa ấy cháy lên". Khi hiệp nhất với Giêsu, ngọn lửa tình yêu Giêsu cháy lên trong tôi. Khi hiệp thông với mọi người, những nhu cầu và thao thức của họ là những ngọn lửa không ngừng thôi thúc. Vậy mà trong tôi thường khi vẫn không có lửa? Thế nghĩa là sao?
Bài giảng nảy lửa theo cung cách Gioan Tẩy Giả
Bài giảng nảy lửa theo cung cách Gioan Tẩy Giả
Vị giảng thuyết chính thức tại Phủ Giáo Hoàng đã trình bày một bài giảng nảy lửa tố cáo những sai trái của xã hội đương đại trong buổi cử hành phụng vụ tại Đền Thờ Thánh Phêrô Ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005.
Cha Raniero Cantalamessa, linh mục dòng Phanxicô, một vị giảng thuyết trong Phủ Giáo Hoàng, đã giảng trong thánh lễ. Cha Cantalamessa mạnh mẽ tố cáo rằng có “một tư duy thế tục nhất định” trong xã hội ngày nay cổ vũ cho sự thù hận mang tính bạo lực chống lại tôn giáo.
Liên hệ đến bí tích Thánh Thể như là “bí tích bất bạo động”, cha Cantalamessa nhận xét rằng dẫu sao “bạo lực chống lại ngài ngày nay không thể biện minh được trước sự khiêm nhường của Đức Kitô là điều khiến cho những thứ bạo lực này càng trở nên lạ lùng và quái đản”. Cha Raniero Cantalamessa, linh mục dòng Phanxicô, một vị giảng thuyết trong Phủ Giáo Hoàng, đã giảng trong thánh lễ. Cha Cantalamessa mạnh mẽ tố cáo rằng có “một tư duy thế tục nhất định” trong xã hội ngày nay cổ vũ cho sự thù hận mang tính bạo lực chống lại tôn giáo.
Theo cha Cantalamessa, đức tin tôn giáo ngày nay đã bị coi là “dê tế thần” để đổ lỗi cho những vấn nạn xã hội. Cha dằn từng tiếng với những điệu bộ đi kèm. “Không phải chỉ là chuyện áp lực đòi gỡ bỏ thánh giá các nơi công cộng, hay gỡ bỏ máng cỏ khỏi truyền thống Giáng Sinh”, áp lực đó còn kèm theo “với những tiểu thuyết, phim ảnh, và kịch nghệ trong đó hình ảnh của Đức Kitô bị lèo lái trên cơ sở những khám phá về những tài liệu tưởng tượng ra hay không có thật”.
Việc tấn công đức tin Công Giáo “đang trở thành một thể loại văn chương mới”. “Khuynh hướng mặc cho Đức Kitô những tấm áo theo thời trang hay theo các chủ thuyết luôn luôn tồn tại bên cạnh chúng ta”. Tuy nhiên, “trong thời đại chúng ta, bị ám ảnh bởi tính dục”, con người đã xuyên tạc hình ảnh Chúa Giêsu tầm thường và xấu xa. Không thiếu trường hợp có những kẻ láo xược trình bày Chúa như một người đồng tính.
Bất chấp thái độ thù hận đối với Kitô Giáo trong xã hội này, “mầu nhiệm mà chúng ta cử hành trong những ngày này khích lệ chúng ta bẻ tan thái độ bị bách hại và đừng xây dựng thành trì hay rào cản giữa chúng ta và xã hội”. Đức tin đem đến cho người tín hữu hy vọng làm cho ta vững tin nơi chiến thắng cuối cùng và nơi phẩm giá cao trọng của mình...
Những tiếng nói như ngọn lửa thét gào trước những thảm cảnh hôm nay
Nạn đói trong vùng Sừng Phi châu ngày càng trầm trọng hơn. Hàng trăm ngàn người tuyệt vọng trốn chạy các vùng hạn hán và tìm đến các trại tị nạn ở bên kia biên giới Kenya. Số người tị nạn tìm đến trại tị nạn Dadaab bên Kenya đã vượt qúa con số 400.000. Và mỗi ngày đều có từ 1.500 đến 3.000 người nhập trại.
...Rất nhiều trẻ em đã chết vì đói khát trên đường tìm đến các trại tị nạn. Cũng có nhiều em bị thú dữ ăn thịt trên đường di cư. Nhiều gia đình đã mất hết con cái sau hàng tuần đi bộ qua các vùng khô cằn không có thực phẩm và nước uống. Hiện nay nạn đói đe dọa 11 triệu người trong đó có 2,4 triệu tai Kenya, 2,85 triệu tại Somalia, 4,56 triệu tại Etiopia, 120 mgàn tại Gibuti. Hàng chục ngàn người dân hai nước Uganda và nam Sudan cũng bị đe dọa.
...Vì các hoạt động quân sự tiếp diễn tại Somalia nên Chương trình thực phẩm thế giới sẽ không thể nào đến với 60% trên tổng số 3,7 triệu dân Somalia đang bị nạn đói đe dọa. Phiến quân hồi thuộc lực lượng Shabaab nhất định không cho đem phẩm vật cứu trợ tới cho dân chúng miền nam Somalia do họ chiếm đóng và kiểm soát. Họ khẳng định rằng ở đây không có đói kém.
...Chính quyền thường cố ý để cho tình trạng đói kém kéo dài nhằm gây kiệt quệ cho các bộ lạc Nam Sudan.
Trong dải Gaza bên Palestina, các tổ chức nhân đạo quốc tế và các tổ chức phi chính quyền đã không làm gì để ngăn cản lực lượng Hamas phân chia các phẩm vật cứu trợ như họ muốn. Và như thế các phẩm vật cứu trợ không luôn luôn đến tay những người cần được trợ giúp. Đôi khi các tổ chức này tự nguyện làm như thế để có thể tiếp tục hiện diện trong vùng.http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110729/11822
Kinh tế Việt Nam
Một tìm hiểu của UN thu thập từ các nghiên cứu về kinh tế Việt Nam cho thấy tình trạng đói nghèo tăng 2,1% kể từ sau đợt lạm phát cao hồi năm 2008.
Theo Thông tin nhanh của UN Việt Nam cho biết lạm phát trong tháng Tư tại Việt Nam ở mức 17,5% - cao nhất kể từ tháng 12/2008, tức tăng 3,3% so với tháng 3/2011 và vẫn tiếp tục gia tăng.
Ông Hendra cũng cho biết Việt Nam thuộc trong số 5 nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới, cao hơn so với các nền kinh tế ASEAN khác và gọi đây là "tình trạng nghiêm trọng".
"Nó sẽ gia tăng tỉ lệ nghèo đói, 1 hay 2% hoặc cao hơn thế", ông nói trong một cuộc gặp gỡ phóng viên tại Hà Nội, hôm thứ Ba, 10/5. UN Việt Nam đánh giá việc chính phủ Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp nói trên là một điều tích cực nhưng ...
...Việt Nam chỉ thua một vài nước trên thế giới trong việc giảm tình trạng đói nghèo, tuy nhiên vẫn có những khu vực nghèo đói khó giải quyết, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, và ông kêu gọi chính phủ cần có một cách tiếp cận mới...Giới chức trách cần "giải quyết tình trạng bất bình đẳng và chênh lệch ngày càng gia tăng rõ rệt này".
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
Công việc
“Thưa Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy cũng không coi sao ư? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay! Chúa đáp: "Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi." ” (Lc 10,38-42)
Công việc là điều không thể lơ là, nhưng đừng vì công việc mà hạ Chúa Kitô xuống hàng thứ yếu. Ngay cả những công việc của Chúa cũng đừng làm tôi quên mất Chúa. Mác-ta sẽ không bao giờ quên được lời nhắc nhở thân thiết ấy của Chúa.
Những hoạt động và lo toan của tôi mặc dù trực tiếp qui hướng về Chúa, nhưng tôi cũng đừng bao giờ vì chúng mà quên lãng điều duy nhất cần thiết: đó là chính Chúa Kitô.
Trong cuộc sống thường ngày, đừng bao giờ để những điều xem ra hết sức quan trọng, chẳng hạn như công việc, thu nhập tài chánh, những tương giao xã hội, vượt quá địa vị của cuộc sống gia đình. Những điều ấy không đáng buôc cuộc sống gia đình phải chịu tổn thiệt. Chỉ trong những hoàn cảnh ngoại thường, người gia trưởng mới phải làm việc xa nhà, chẳng hạn như những người di cư hoặc thủy thủ. Nếu người cha hoặc người mẹ trong gia đình kiếm được nhiều tiền mà thiếu sót bổn phận đối với con cái, thử hỏi kết quả sẽ như thế nào?
Cũng vậy, trong lãnh vực Truyền thông hoặc PR, truyền thông trực diện - diện đối diện - là quan trọng nhất. Nếu có vô số bạn bè trên thế giới ảo, mà trong ngày sống, không có được những gặp gỡ tương quan thân thiết với thân nhân bạn hữu, thì cuộc sống của tôi cũng mất nền tảng, hụt hẫng...
Tuy nhiên trong thế giới hôm nay, còn được gọi là Thế giới phẳng, Thế giới Toàn cầu hoá 3.0, nếu tôi không biết tận dụng các nén bạc Chúa trao là các mạng xã hội và blog để tạo sự hiệp thông toàn cầu, để có bạn bè trên toàn thế giới, tôi có lỗi với Chúa không?
Nên phải cần đến cả hai. Cần tạo tương giao toàn cầu qua mạng. Và tương giao này đặt nền trên tương giao trực diện, tương giao thân thiết ấm tình mỗi ngày với thân nhân và thân hữu quanh tôi.
Trong tương giao trực diện cũng cần phải hết sức thận trọng: chọn bạn mà chơi, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Huống hồ là trong tương giao toàn cầu... Tuy nhiên không thể vì thận trọng mà "bế quan toả cảng", không thể chôn giấu nén bạc hôm nay, không thể từ chối quà tặng hiện đại của Chúa...
(Trong mối tương quan trực diện, cảm nhận được nỗi bức xúc của người đang đối thoại với mình là chuyện phải có, ví dụ nỗi bức xúc "Thời bão giá":
Sáng nay vợ đi chợ về
Nét mặt nặng nề có vẻ đăm chiêu
Thương vợ, chồng hỏi đôi điều:
Vợ rằng, ngoài chợ, giá nhiều thứ tăng
Thịt, cá tăng theo giá xăng
Sữa, thuốc đổ lỗi tại thằng đô-la
Mắm muối cùng với tương cà
Cũng ăn theo giá, tà tà mà lên...
http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=432275&ChannelID=377
Đấy là những nỗi lo của Thánh Mác-ta.)
Công việc là điều không thể lơ là, nhưng đừng vì công việc mà hạ Chúa Kitô xuống hàng thứ yếu. Ngay cả những công việc của Chúa cũng đừng làm tôi quên mất Chúa. Mác-ta sẽ không bao giờ quên được lời nhắc nhở thân thiết ấy của Chúa.
Những hoạt động và lo toan của tôi mặc dù trực tiếp qui hướng về Chúa, nhưng tôi cũng đừng bao giờ vì chúng mà quên lãng điều duy nhất cần thiết: đó là chính Chúa Kitô.
Trong cuộc sống thường ngày, đừng bao giờ để những điều xem ra hết sức quan trọng, chẳng hạn như công việc, thu nhập tài chánh, những tương giao xã hội, vượt quá địa vị của cuộc sống gia đình. Những điều ấy không đáng buôc cuộc sống gia đình phải chịu tổn thiệt. Chỉ trong những hoàn cảnh ngoại thường, người gia trưởng mới phải làm việc xa nhà, chẳng hạn như những người di cư hoặc thủy thủ. Nếu người cha hoặc người mẹ trong gia đình kiếm được nhiều tiền mà thiếu sót bổn phận đối với con cái, thử hỏi kết quả sẽ như thế nào?
Cũng vậy, trong lãnh vực Truyền thông hoặc PR, truyền thông trực diện - diện đối diện - là quan trọng nhất. Nếu có vô số bạn bè trên thế giới ảo, mà trong ngày sống, không có được những gặp gỡ tương quan thân thiết với thân nhân bạn hữu, thì cuộc sống của tôi cũng mất nền tảng, hụt hẫng...
Tuy nhiên trong thế giới hôm nay, còn được gọi là Thế giới phẳng, Thế giới Toàn cầu hoá 3.0, nếu tôi không biết tận dụng các nén bạc Chúa trao là các mạng xã hội và blog để tạo sự hiệp thông toàn cầu, để có bạn bè trên toàn thế giới, tôi có lỗi với Chúa không?
Nên phải cần đến cả hai. Cần tạo tương giao toàn cầu qua mạng. Và tương giao này đặt nền trên tương giao trực diện, tương giao thân thiết ấm tình mỗi ngày với thân nhân và thân hữu quanh tôi.
Trong tương giao trực diện cũng cần phải hết sức thận trọng: chọn bạn mà chơi, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Huống hồ là trong tương giao toàn cầu... Tuy nhiên không thể vì thận trọng mà "bế quan toả cảng", không thể chôn giấu nén bạc hôm nay, không thể từ chối quà tặng hiện đại của Chúa...
(Trong mối tương quan trực diện, cảm nhận được nỗi bức xúc của người đang đối thoại với mình là chuyện phải có, ví dụ nỗi bức xúc "Thời bão giá":
Sáng nay vợ đi chợ về
Nét mặt nặng nề có vẻ đăm chiêu
Thương vợ, chồng hỏi đôi điều:
Vợ rằng, ngoài chợ, giá nhiều thứ tăng
Thịt, cá tăng theo giá xăng
Sữa, thuốc đổ lỗi tại thằng đô-la
Mắm muối cùng với tương cà
Cũng ăn theo giá, tà tà mà lên...
http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=432275&ChannelID=377
Đấy là những nỗi lo của Thánh Mác-ta.)
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
Cũ và Mới
"Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? " Họ đáp: "Thưa hiểu." Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ." (Mt 13,47-52)
Daniel đam mê nhiếp ảnh, đồ cổ, gỗ, thép, và tác phẩm của nhà thiết kế nội thất Andree Putman. Ông đã thiết kế căn hộ loft 200m2 trong không khí đậm chất New York, cứng cáp với phong cách công nghiệp đồng thời trộn lẫn với phong cách tối giản, và phong cách thiền của Nhật. Ông nói: “Tôi luôn tìm kiếm những chất liệu mới để hoàn thiện các bức tường ban đầu, nhưng cuối cùng tôi chỉ cần trang trí không gian, để lại đường nét chung mà không tốn kém”. “Tôi luôn tìm kiếm những chất liệu mới để hoàn thiện các bức tường ban đầu, nhưng cuối cùng tôi chỉ cần trang trí không gian, để lại đường nét chung mà không tốn kém”...Tất cả là một sự kết hợp giữa cổ điển với hiện đại, giữa cái cũ với cái mới. Ông tạo ra sự thống nhất trong trang trí, lấy cảm hứng từ các chức năng công nghiệp của toà nhà mới được chuyển đổi thành một căn nhà dạng loft. Phong cách của căn loft này có kiến trúc rất độc đáo, khác với căn hộ hoặc biệt thự truyền thống. Căn hộ loft lấy cảm hứng từ sự khác biệt bằng không gian sống riêng của nó. Trong thực tế, phong cách này được cho là một nơi dành riêng để hoạt động công nghiệp và thương mại: chẳng hạn như một nhà để xe lớn hay nơi hội thảo.
(http://land.cafef.vn/2011050802533065CA46/cu-va-moi.chn)
Daniel đã kết hợp giữa cổ điển với hiện đại, giữa cái cũ với cái mới trong ngôi nhà của mình. Chúa Giêsu thì: "Một chấm một phết cũng không bỏ qua". Ngài đến không phải phá bỏ cái cũ, nhưng là để hoàn thiện nó, biến nó thành cái mới hoàn hảo. "Ngài không dập tắt cây sậy còn cháy".
Trong con còn bao điều dang dở, ngổn ngang, mới, cũ... Chúa không ngứa mắt, không đạp bỏ. Vậy thì con xin cùng Chúa xắn tay thu xếp để sử dụng cái cũ lẫn cái mới trong con mà làm cho gọn, làm cho đẹp, làm cho xong, làm cho hoàn hảo, làm thành một công trình của tình yêu luôn mới...
Daniel đam mê nhiếp ảnh, đồ cổ, gỗ, thép, và tác phẩm của nhà thiết kế nội thất Andree Putman. Ông đã thiết kế căn hộ loft 200m2 trong không khí đậm chất New York, cứng cáp với phong cách công nghiệp đồng thời trộn lẫn với phong cách tối giản, và phong cách thiền của Nhật. Ông nói: “Tôi luôn tìm kiếm những chất liệu mới để hoàn thiện các bức tường ban đầu, nhưng cuối cùng tôi chỉ cần trang trí không gian, để lại đường nét chung mà không tốn kém”. “Tôi luôn tìm kiếm những chất liệu mới để hoàn thiện các bức tường ban đầu, nhưng cuối cùng tôi chỉ cần trang trí không gian, để lại đường nét chung mà không tốn kém”...Tất cả là một sự kết hợp giữa cổ điển với hiện đại, giữa cái cũ với cái mới. Ông tạo ra sự thống nhất trong trang trí, lấy cảm hứng từ các chức năng công nghiệp của toà nhà mới được chuyển đổi thành một căn nhà dạng loft. Phong cách của căn loft này có kiến trúc rất độc đáo, khác với căn hộ hoặc biệt thự truyền thống. Căn hộ loft lấy cảm hứng từ sự khác biệt bằng không gian sống riêng của nó. Trong thực tế, phong cách này được cho là một nơi dành riêng để hoạt động công nghiệp và thương mại: chẳng hạn như một nhà để xe lớn hay nơi hội thảo.
(http://land.cafef.vn/2011050802533065CA46/cu-va-moi.chn)
Daniel đã kết hợp giữa cổ điển với hiện đại, giữa cái cũ với cái mới trong ngôi nhà của mình. Chúa Giêsu thì: "Một chấm một phết cũng không bỏ qua". Ngài đến không phải phá bỏ cái cũ, nhưng là để hoàn thiện nó, biến nó thành cái mới hoàn hảo. "Ngài không dập tắt cây sậy còn cháy".
Trong con còn bao điều dang dở, ngổn ngang, mới, cũ... Chúa không ngứa mắt, không đạp bỏ. Vậy thì con xin cùng Chúa xắn tay thu xếp để sử dụng cái cũ lẫn cái mới trong con mà làm cho gọn, làm cho đẹp, làm cho xong, làm cho hoàn hảo, làm thành một công trình của tình yêu luôn mới...
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Thương hiệu
Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.(Mt 13,45-46)
...Chợ đá quý Lục Yên chính là đầu mối mua bán đá quý từ các bãi khai thác đá quý của huyện Lục Yên. Theo lời dân địa phương, chợ này phát triển nhất vào những năm 1991, 1992 là những năm đầu người ta phát hiện ra Lục Yên có đá quý. Dân các nơi đổ đến đào đãi đá. Dân địa phương cũng bỏ nghề làm ruộng, đi rừng để tìm đá. Ai đi đào đãi được chút ít lại mang về chợ bán. Khi đó, chợ đá Lục Yên có hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ. Người ở tứ phương, thậm chí ở các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore cũng đến tìm mua. Đã có 2 công ty liên doanh khai thác đá quý Việt - Nga, Việt - Thái vào khai thác mấy năm. Tuy nhiên, những bãi đá quý, ngọc ở Lục Yên lại không thích hợp cho việc khai thác đá quy mô lớn mà chỉ phù hợp với lối khai thác thủ công nên đến cuối năm 2000, các công ty này cũng đã rút khỏi Lục Yên, để lại mỏ cho dân tự do khai thác. Và chính những người nông dân lam lũ, cứ ngày ngày cặm cụi, đào, đãi không mệt mỏi trên các bãi đá, suối sâu ở đây đã tạo nên nguồn hàng không bao giờ thiếu cho chợ đá quý.
(http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Cho-da-quy-o-Luc-Yen/45138097/111/ )
Nói đến ngọc quý là nghĩ đến những gì rất đắt giá đến nỗi Tin Mừng bảo rằng phải bán hết những gì mình có để mua. Ngày nay, có những thương hiệu được coi như ngọc quý, rất cao giá, ví dụ Coca Cola...
...Coca-Cola là thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2009, với trị giá lên tới 68,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm ngoái. Đây là kết quả trong xếp hạng những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới do hãng tư vấn Interbrand thực hiện.
(http://www.vietnamepro.vn/press_detail.asp?cat=1&new=52)
Từ thương hiệu Coca Cola, tôi nghĩ gì về "thương hiệu" Kitô hữu, Con Thiên Chúa... phát xuất từ "Viên ngọc quý Giêsu"?
...Chợ đá quý Lục Yên chính là đầu mối mua bán đá quý từ các bãi khai thác đá quý của huyện Lục Yên. Theo lời dân địa phương, chợ này phát triển nhất vào những năm 1991, 1992 là những năm đầu người ta phát hiện ra Lục Yên có đá quý. Dân các nơi đổ đến đào đãi đá. Dân địa phương cũng bỏ nghề làm ruộng, đi rừng để tìm đá. Ai đi đào đãi được chút ít lại mang về chợ bán. Khi đó, chợ đá Lục Yên có hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ. Người ở tứ phương, thậm chí ở các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore cũng đến tìm mua. Đã có 2 công ty liên doanh khai thác đá quý Việt - Nga, Việt - Thái vào khai thác mấy năm. Tuy nhiên, những bãi đá quý, ngọc ở Lục Yên lại không thích hợp cho việc khai thác đá quy mô lớn mà chỉ phù hợp với lối khai thác thủ công nên đến cuối năm 2000, các công ty này cũng đã rút khỏi Lục Yên, để lại mỏ cho dân tự do khai thác. Và chính những người nông dân lam lũ, cứ ngày ngày cặm cụi, đào, đãi không mệt mỏi trên các bãi đá, suối sâu ở đây đã tạo nên nguồn hàng không bao giờ thiếu cho chợ đá quý.
(http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Cho-da-quy-o-Luc-Yen/45138097/111/ )
Nói đến ngọc quý là nghĩ đến những gì rất đắt giá đến nỗi Tin Mừng bảo rằng phải bán hết những gì mình có để mua. Ngày nay, có những thương hiệu được coi như ngọc quý, rất cao giá, ví dụ Coca Cola...
...Coca-Cola là thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2009, với trị giá lên tới 68,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm ngoái. Đây là kết quả trong xếp hạng những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới do hãng tư vấn Interbrand thực hiện.
(http://www.vietnamepro.vn/press_detail.asp?cat=1&new=52)
Từ thương hiệu Coca Cola, tôi nghĩ gì về "thương hiệu" Kitô hữu, Con Thiên Chúa... phát xuất từ "Viên ngọc quý Giêsu"?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)