Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến. (Ga 7,30)
Ăn cắp thời gian của người khác (MTO 3 - 8/3/2012)
Người ta nghĩ rằng, tôi chỉ đi nhanh có mấy giây đèn đỏ thôi. Chả sao. Nhưng đó là một sự ăn cắp!
Mỗi khi phải chờ đèn đỏ ở các ngã 4, tôi cảm thấy thật sự khó chịu. Còn 5, 6 giây nữa mới là đèn xanh thì các xe đằng sau đã bấm còi inh ỏi, giục các xe trước. Sát vạch kẻ đường, nhân vật nào chờ đúng đến đèn xanh mới cho xe chạy lập tức bị người đi sau nhìn bằng con mắt khó chịu, như nhìn người từ trên sao Hỏa xuống.
Thế nhưng, khi đèn chuyển sang màu vàng, các chủ xe vẫn cố rồ ga lên nấn ná cho mau, tránh mấy chục giây chờ đèn đỏ. Ít nhất 4 giây sau khi có đèn đỏ, mọi phương tiện mới chịu dừng trước vạch.
Vậy là tính ra với người đi bộ như chúng tôi, chúng tôi không có 40 giây (giả sử đèn đỏ là 40 giây) để sang đường cho thong thả. Mà thời gian đó bị rút ngắn xuống chỉ còn 30 giây.
Chỉ là 10 giây thôi nhưng sau nhiều ngày để ý, tôi cảm thấy sự bực tức trong mình tăng lên đáng kể. Trời nắng nóng như đổ lửa. Tiếng còi xe gào rú. Tiếng động cơ. Nghe đã mỏi mệt. Thế nhưng trước một ngã 4, thời gian của mình bị đánh cắp một cách vô lý. Tỉ lệ thuận với nó, là sự nguy hiểm. Khi chỉ có 30 giây, tôi phải đi thật nhanh sang đường bên kia. Trước khi không muốn một cái xe liều lĩnh nào đó tông phải mình.
Bạn cứ làm theo ý mình. Bạn cứ nghĩ đến lợi ích cho mình. Nhưng bạn lại không biết/ hoặc cố tình không biết rằng, điều này đang ảnh hưởng, gây khó chịu cho người khác.
Một giảng viên chẳng có công to việc lớn gì. Nhưng thích chứng tỏ mình bận rộn, vị giảng viên đến muộn 20 phút so với quy định. Trong 20 phút ấy, sinh viên người nằm, người ngồi, người ngủ, thấy mình không được tôn trọng. Trong khi mình phải chen chân trên bus, hay len lách trong xe cộ vì tắc đường để đi học cho kịp giờ thì tới lớp, người đi muộn lại là thầy giáo.
Chúng ta cũng có công việc riêng, cũng có những sở thích riêng. Thế nhưng bạn có công nhận là bạn thật sự khó chịu khi tới một hội nghị, cuộc họp nào đó, giấy mời ghi bắt đầu là 8 giờ, mà đến 9 giờ kém, nhân vật chủ tọa mới ung dung đến, nói dăm ba câu rồi lại đi rất nhanh. Thời gian chết đó, bạn để làm gì, ngoài cầm điện thoại, đọc báo, nhắn tin?
10 giây, 5 phút, 10 phút…, một người làm theo ý mình, phục vụ cho lợi ích của mình, người đó đang là kẻ đánh cắp thời gian của người khác.
Tôi đi nhanh kệ tôi? Tôi đi muộn kệ tôi… Có người bảo thủ nói như vậy. Nhưng “một người đâu phải nhân gian” (*), mỗi người trong xã hội đều có mắt xích móc nối với các cá thể khác. Anh chủ ý rằng tôi đi muộn 5 phút, nhưng anh đâu có biết, vì 5 phút của anh, có người phải chờ đợi, công việc sau đó của người ta cũng bị gián đoạn vì trễ mất 5 phút.
Nhỏ là ăn cắp 10 giây, 5 phút, 7 phút, lớn là 1 năm, 2 năm, 10 năm, anh cũng sẽ ăn cắp thời gian khổng lồ ấy nếu như anh trở thành những chủ thầu các công trình. Xây lô cốt bịt đường đi của dân, kéo dài dự án một cách vô lý, hàng năm dài của người tham gia giao thông bị đánh cắp khi phải đi mò mẫm, chen chúc trên những con đường đau khổ…
Thời gian là vàng bạc. Thời gian là một thứ của cải không thể đánh đổi bằng bất kì điều gì. Do đó, ăn cắp thời gian cũng nên bị xếp và một loại “tội phạm” nguy hiểm.
Chúng ta chưa có hình phạt thích ứng cho tội ăn cắp thời gian. Nên các cá nhân, tổ chức vi phạm ngày càng nhiều.
Nên chăng, mỗi một cá nhân, trước khi chấp hành các luật pháp của Chính phủ, hãy tôn trọng pháp luật của chính mình đặt ra. Hãy làm đúng thời gian của mình, tiết kiệm thời gian của mình, là tôn trọng thời gian của người khác.
(http://muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Lam-bao-cung-MTO/2012/3-8/48855/)
NỖI ÁM ẢNH MUỘN GIỜ CỦA NGƯỜI NHẬT
Người Nhật luôn sợ muộn giờ. Ngay cả khi đi bộ, dáng vẻ của họ cũng thật tất tả. Hàng sáng, có thể thấy cơ man là người chen nhau trên các toa tàu. Thậm chí, người nhà tàu cũng luôn có ý thức sắp xếp làm sao cho thêm được người lên là tốt nhất.
Đa số đám công chức rất sợ đi tàu, họ có thể bị đứt chiếc cúc áo sơ mi xanh biếc vừa sắm, thậm chí rách quần hoặc thông thường nhất là cà vạt xệch xẹo.
Và nếu bạn rơi một đồ vật gì đó xuống nền tàu thì đừng hy vọng có thể cúi xuống tìm nổi. Tuy nhiên, phụ nữ mới là những người sợ đi tàu nhất...
...Dù Nhật Bản là một đất nước hiện đại và cơ sở hạ tầng khó có thể chê vào đâu được nhưng những nỗi ám ảnh khi đi tàu với nỗi sợ hãi muộn giờ thì không biết đến lúc nào mới ra khỏi đầu óc của những người dân luôn coi thời gian là vàng bạc.
Không giống một số nước châu Âu, nơi người ta cho phép thời gian đi lại được tính vào giờ làm, hoặc giờ làm buổi sáng khá muộn thì Nhật Bản luôn yêu cầu công nhân, viên chức đi làm sớm và không cho phép tính thời gian di chuyển vào giờ làm việc.
(http://duhoc.viet-sse.vn/2011/09/noi-am-anh-muon-gio-cua-nguoi-nhat)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét