Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Chọn

Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (Mt 1,19-20)

Choosing the Blessings
It is an ongoing temptation to think of ourselves as living under a curse. The loss of a friend, an illness, an accident, a natural disaster, a war, or any failure can make us quickly think that we are no good and are being punished. This temptation to think of our lives as full of curses is even greater when all the media present us day after day with stories about human misery.
Jesus came to bless us, not to curse us. But we must choose to receive that blessing and hand it on to others. Blessings and curses are always placed in front of us. We are free to choose. God says, Choose the blessings! (Nowen G)

Ăn sáng không đủ chất dễ ngất xỉu
Công nhân “khoái ăn sang”
TT - Với 1.000-2.000 đồng, bạn chưa đổi được phân nửa tấm vé giữ xe máy, chưa mua nổi thanh kẹo cao su. Thế nhưng, số tiền ít ỏi đó có thể là cả bữa sáng của nhiều công nhân tại các khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) trên địa bàn TP.HCM...

Chị Hoa nói: “Bây giờ, mức giá 1.000 đồng thì chỉ có thể ăn khoai chứ mì gói loại rẻ nhất cũng phải ngàn mấy, hai ngàn đồng rồi. Ăn khoai riết cũng nóng ruột, nhưng được cái rẻ tiền, uống thêm chai nước đem theo từ nhà, vậy cho có cảm giác no bụng mà đi làm cả ngày thôi”...
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất với công nhân trong ngày, vì sau buổi tối kéo dài 10-12 giờ, cơ thể rất đói. Buổi sáng lại là buổi làm việc nhiều giờ với cường độ năng suất cao. Bữa sáng cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho người lao động làm việc tốt, tập trung, nhanh nhẹn và sáng tạo, hạn chế sơ suất và tai nạn lao động. Nếu chỉ ăn bánh bò, bánh tiêu, bánh mì không, bún nước tương... thì chỉ có chất bột đường, sẽ thiếu đạm dẫn đến mau đói và không tỉnh táo, dễ giảm đường huyết, ngất xỉu khi đang lao động.
Đối với công nhân chỉ có một khoản tiền rất ít để ăn sáng (dưới 10.000 đồng) thì nên tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm tiền, vừa đảm bảo vệ sinh. Có thể ăn cơm với thức ăn của bữa tối để lại, chiên lại cơm nguội, chọn món ăn ít tiền nhưng đủ chất như bánh mì thịt, xôi đậu, mì gói thêm rau thịt, hủ tiếu thịt heo, bún chả cá, bánh ướt chả lụa...

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/510569/Cong-nhan-%E2%80%9Ckhoa%CC%81i-an-sang%E2%80%9D.html

Hàn Mặc Tử (1912-1940)
Thử lấy ví dụ trăng, yếu tố quan trọng nhất trong thơ Hàn: tại sao Hàn Mặc Tử có thể tạo ra những trăng khác thường, không giống bất cứ một thứ trăng nào có trước? - Bởi Hàn có óc tưởng tượng phi thường... Hàn Mặc Tử không nhìn trăng như những nhà thơ cổ điển và những nhà thơ mới. Trong thơ Hàn, trăng không còn là trăng nữa. Bởi Hàn không coi trăng như một hình ảnh cố định trên trời, mà Hàn cho trăng một nội dung, một ngoại hình khác hẳn. Nhìn trăng trước mặt, Hàn liên tưởng tới những hình ảnh khác, vắng mặt, và nói theo Bachelard, thì trí tưởng tượng đã giúp Hàn thoát khỏi hình ảnh đầu tiên tiếp nhận được về trăng, để đi đến một chuỗi hình ảnh khác đang lang thang đâu đó trong tâm trí của Hàn. Vì vậy, trăng của Hàn luôn luôn thay đổi hình hài, luôn luôn di chuyển và hành động, chứ không cố định, bất động như trăng “thật”:
Hỡi trăng hãy chặt khóm thùy dương (Tiếng vang)
Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha (Vịnh hoa cúc)
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu / Đợi gió đông về để lả lơi (Bẽn lẽn)
Ô kià, bóng nguyệt trần truồng tắm / Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe (Bẽn lẽn)
Bóng Hằng trong chén ngả nghiêng / Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình (Uống trăng)

Có ai nuốt ánh trăng vàng / Có ai nuốt cả bóng nàng tiên nga (Uống trăng)
Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt / Khép phòng đốt nến nến rơi châu (trích theo bài của Chế Lan Viên)...

Thơ Hàn có cả thiên đường lẫn địa ngục. Giữa hai cực tương phản ấy, Hàn dùng những thực thể vật chất để nối kết, bắc cầu: đó là trăng và nước. Trăng, một tinh cầu đất đá, nhờ thuật luyện kim kỳ dị của Hàn, trở thành tinh cầu nước. Trăng và nước hoá thân trong nhau, đã là nhau:
Nước hoá thành trăng, trăng ra nước
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm
Người trăng ăn vận toàn trăng cả (Say trăng).
Trăng và nước trong thơ Hàn gắn bó với nhau như hồn với xác, và nước cũng ẩn trong thơ Hàn như nhạc. Kể cả những bài thơ không nói đến nước, như bài Mùa xuân chín, nước vẫn đẫm trong thơ...
(Thụy Khê)
... http://www.hopluu.net/D_1-2_2-95_4-1954/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét