Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Đói

Hôm ấy, vào ngày sabát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. (Mt 12,1)

Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.



Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa thêm mạng sống của 200.000 đến 400.000 trẻ em trong giai đoạn 2010-2015, theo đó 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn.
Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) được đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỉ lệ người thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung, trong những năm từ 1990 đến 2009, GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người thiếu ăn vẫn còn khá cao.



Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha, Manos Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm.
Báo cáo của Manos Unidas cũng cho hay hiện có 15 triệu trẻ em trên thế giới bị mồ côi vì AIDS, đa số rơi vào trẻ ở Nam Phi; 246 triệu trẻ phải đi làm khi chưa đủ tuổi lao động, trong đó có 72 triệu trẻ dưới 10 tuổi. Trong khi đó, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 100 triệu trẻ em trên thế giới không có nhà cửa và đang sống trên các đường phố. Trước thực trạng này, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi các nước cải thiện điều kiện y tế và vệ sinh, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em, cải thiện tình trạng đói nghèo và tạo điều kiện cho trẻ em phổ cập giáo dục tiểu học.



Năm 2000, các nước trên thế giới đã thống nhất đề ra mục tiêu này, theo đó giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính diễn ra liên tiếp đẩy số người nghèo tăng cao như hiện nay, đối với nhiều nước, mục tiêu này là bất khả thi.

(http://www.antg.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2010/11/73695.cand )


Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.
Nguyên nhân gián tiếp là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm.
Nguyên nhân tự nhiên cũng góp phần vì thiên tai, lũ lụt gây mất mùa tại miền Bắc.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai của triều đình Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu.


http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1n_%C4%91%C3%B3i_n%C4%83m_%E1%BA%A4t_D%E1%BA%ADu,_1944-1945

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Bé mọn

Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. (Mt 11,25)

Để truyền thông cho người bé mọn, cần quan tâm đến những âu lo đời thường của họ, ví dụ sinh hoạt hằng ngày, biến động giá cả:

Nhiều loại thực phẩm tăng giá 100% trong vòng 12 tháng

Sau nhiều đợt biến động giá, người tiêu dùng không khỏi giật mình khi thấy từ hè năm ngoái đến nay, nhiều loại thực phẩm thiết yếu cho bữa cơm hằng ngày đã đắt gấp đôi.
(http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/nhieu-loai-thuc-pham-tang-gia-100-trong-vong-12-thang/)

Theo số liệu tiêu dùng tháng 7 năm 2010 của Cục Thống kê Hà Nội, giá các loại thịt lợn chỉ 45.000-70.000 đồng mỗi kg. Đến tháng 12 năm 2010, giá thịt lợn tại Hà Nội đã lên ngưỡng 70.000-90.000 đồng, tăng từ 25-50% mỗi kg thịt. Không dừng lại, tính đến tháng 6 năm 2011, mức giá này bị đẩy lên đến 110.000-130.000. Như vậy, trong vòng một năm, giá thịt lợn tại các chợ ở Hà Nội đã tăng khoảng 100%.


...Thậm chí, nhiều loại rau, củ quả còn tăng giá gấp vài lần như rau thơm, mùi, rau muống, đậu đỗ, chuối tây… Cô Kim Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, tuy chỉ tăng vài nghìn đồng mỗi mớ rau nhưng nếu xét trên tổng giá trị thì mức tăng lên tới 50-70%. “Sau vài đợt tăng giá, nhìn lại đã thấy mớ rau đang ăn gấp 3-4 lần giá cũ, dù từ năm ngoái đến năm nay, lương chỉ được tăng thêm 10%”, cô Huệ nói.

Ở dưới đây là câu chuyện về một trẻ bé nhưng không bé tí nào:

Nguyễn Tường Khang – cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12

Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31/2/1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng, tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010, với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”. Tuy nhiên, cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.

Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ).
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.


Cậu bé này thật vĩ đại trước mặt loài người. Nhưng có vĩ đại trước mặt Chúa không thì còn phải xét lại. Muốn vĩ đại thật, lại cần phải biết mình luôn bé mọn trước mặt Chúa...

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tôi đã không biết Ngài

Tôi đã không biết Ngài. Nếu biết Ngài, tôi đã không làm như thế, không nói như thế, không nghĩ như thế.
Cuộc sống của tôi thay đổi như thế nào là tuỳ ở mức độ tôi biết về Ngài nhiều hay ít.
Tôi đã biết Ngài quá ít. Vì tôi ít quan tâm đến Ngài. Vì con tim và đầu óc tôi bị những sự phù phiếm thế gian cuốn hút.
Quan tâm để ý đến Ngài là một trong những điều kiện thiết yếu để biết Ngài. Một sự quan tâm của tình bạn.
Ngài, một người bạn chẳng tiếc gì với tôi, cho tôi cả mạng sống, sẵng sàng gánh tội của tôi. Một người bạn bao dung, không chấp nhất. Một người bạn hiền như con chiên. Một người bạn luôn ở với tôi, trong lòng tôi. Và tôi trong Ngài.
Ôi, bạn Giêsu, Chiên Thiên Chúa, xin thương xót, xin thương xót...