Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường.(Mt 13,19)
Khi cõi lòng, do phạm tội thường xuyên, hoàn toàn chai đá như vệ đường thì tâm hồn đó trở thành lãnh địa của quỷ dữ. Quỷ dữ tha hồ tung hoành và cướp đi tất cả. Mọi hạt giống Lời Chúa có rơi xuống cũng đều biến mất, không để lại dấu tích. Thật là đáng sợ!
Kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay. (Mt 13,20-21)
Có những cõi lòng, do phạm tội nhiều dù không thường xuyên, trở thành mảnh đất nhiều sỏi đá. Chai đá một phần thôi, nhưng cũng là giai đoạn đầu, trước khi hoàn toàn trở thành lãnh địa của ma quỷ. Trong giai đoạn đầu này, hạt giống Lời Chúa chỉ bám rễ vào được đôi chút trong sự nông cạn của cõi lòng, để rồi, rễ không bám sâu, cây mọc lên rồi nhưng cũng đành héo khô, gục chết. Thương thay cho cây non xinh đẹp phải chết yểu! Và nguy hiểm thay cho cõi lòng nhiều đá sỏi!
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công chúng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công chúng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
Nhìn mà không nhìn
Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; vì lòng dân này đã ra chai đá. (Mt 13,13-15)
Nếu lòng tôi đã chai đá như vệ đường, thì dù mắt tôi có mở ra cũng không thấy được những điều tuyệt vời - là những hạt giống của Lời yêu thương - đang gieo vào lòng tôi, qua những gì tôi đang thấy. Lúc đó sẽ nhìn mà không nhìn...
Chuyện kể rằng, một người đàn ông được dẫn vào một nơi: một bên là Địa Ngục và bên kia là Thiên Đàng. Ông bước vào phòng Địa Ngục và thấy một nhóm người ngồi xung quanh với những khuôn mặt nhăn nhó, buồn thảm, và đói ăn. Ở giữa vòng tròn ấy có một nồi súp thơm phức, và trên tay mỗi người đều có mội cái muỗng dài đủ cho họ với tới nồi súp đó. Tuy nhiên, vì muỗng súp dài quá cỡ, họ không thể đưa súp vào miệng mình được. Điều đó làm họ bực mình, nhăn nhó vì họ không thấy hạnh phúc bên nồi súp. Nồi súp được dọn cho mọi người, nhưng vì mãi lo nghĩ cho mình, về mình, nên họ quên mất khả năng cùng giúp nhau thưởng thức nồi súp. Khi chỉ nghĩ đến chính mình, con người sống trong sợ sệt, bất an, tranh giành, và bế tắc như đang sống trong tình trạng địa ngục.
Rời phòng Địa Ngục, người đàn ông được thiên thần dẫn qua phòng Thiên Đàng. Tại đây, ông cũng thấy điều kiện căn phòng này cũng như phòng kia, họ cũng có nồi súp ở giữa, có muỗng dài trên tay, nhưng họ ca hát và rất vui vẻ; họ không phải nhọc mệt trong việc tìm cách đưa muỗng súp và miệng mình, vì họ dùng muỗng súp dài của mình để đút cho người khác. Như thế, khi nghĩ đến người khác, con người học biết chia sẻ, cảm thông, và như được sống trong Thiên Đàng.
Những người chai đá trong sự ích kỷ, nhìn những muỗng dài mà không thấy được cách sử dụng của tình yêu, để rồi chính mình cũng bị chết đói.
Nếu lòng tôi đã chai đá như vệ đường, thì dù mắt tôi có mở ra cũng không thấy được những điều tuyệt vời - là những hạt giống của Lời yêu thương - đang gieo vào lòng tôi, qua những gì tôi đang thấy. Lúc đó sẽ nhìn mà không nhìn...
Chuyện kể rằng, một người đàn ông được dẫn vào một nơi: một bên là Địa Ngục và bên kia là Thiên Đàng. Ông bước vào phòng Địa Ngục và thấy một nhóm người ngồi xung quanh với những khuôn mặt nhăn nhó, buồn thảm, và đói ăn. Ở giữa vòng tròn ấy có một nồi súp thơm phức, và trên tay mỗi người đều có mội cái muỗng dài đủ cho họ với tới nồi súp đó. Tuy nhiên, vì muỗng súp dài quá cỡ, họ không thể đưa súp vào miệng mình được. Điều đó làm họ bực mình, nhăn nhó vì họ không thấy hạnh phúc bên nồi súp. Nồi súp được dọn cho mọi người, nhưng vì mãi lo nghĩ cho mình, về mình, nên họ quên mất khả năng cùng giúp nhau thưởng thức nồi súp. Khi chỉ nghĩ đến chính mình, con người sống trong sợ sệt, bất an, tranh giành, và bế tắc như đang sống trong tình trạng địa ngục.
Rời phòng Địa Ngục, người đàn ông được thiên thần dẫn qua phòng Thiên Đàng. Tại đây, ông cũng thấy điều kiện căn phòng này cũng như phòng kia, họ cũng có nồi súp ở giữa, có muỗng dài trên tay, nhưng họ ca hát và rất vui vẻ; họ không phải nhọc mệt trong việc tìm cách đưa muỗng súp và miệng mình, vì họ dùng muỗng súp dài của mình để đút cho người khác. Như thế, khi nghĩ đến người khác, con người học biết chia sẻ, cảm thông, và như được sống trong Thiên Đàng.
Những người chai đá trong sự ích kỷ, nhìn những muỗng dài mà không thấy được cách sử dụng của tình yêu, để rồi chính mình cũng bị chết đói.
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
Công chúng mục tiêu
"Ta biết chiên Ta", lời ấy của Chúa Giêsu có thể thấy rõ trong bài Tin Mừng hôm nay Mc 4,1-20.
Mọi người đều là chiên của Chúa, chiên ngoan hoặc chiên lạc. Chúa ngắm nhìn các con chiên. Ngài biết chiên của Ngài và thấy tâm hồn của họ giống như những mảnh đất khác nhau: mảnh đất vệ đường, mảnh đất sỏi đá, mảnh đất đầy bụi gai, hoặc mảnh đất tốt. Và Ngài lên tiếng yêu thương dạy dỗ họ. Lời Ngài như những hạt giống rơi trên những mảnh đất khác nhau đó. Tất nhiên, Chúa sẽ có những cách giảng dạy khác nhau tuỳ theo trạng thái của từng tâm hồn. Và Chúa có cách biến đổi những mảnh đất chưa tốt, thành những mảnh đất mầu mỡ. Trên những mảnh đất mầu mỡ này, Lời Chúa sẽ trổ sinh hoa trái.
Như vậy là Chúa có "nghiên cứu và phân tích" các đối tượng lắng nghe Ngài. Công việc này, PR gọi là nghiên cứu "công chúng mục tiêu". Chúa đúng là "sư phụ" của các chuyên viên PR.
Có nhiều linh mục cũng ra công tìm hiểu khán giả lắng nghe mình để soạn bài giảng cho thích hợp. Nhiều cha sở thăm dò xem bổn đạo tiếp thu các bài giảng của mình như thế nào. Nhiều vị còn biết cách sử dụng những phương pháp rất bài bản để nghiên cứu đối tượng mà mình nhắm đến để loan báo Tin Mừng. Chẳng phải các vị đó đang thực hiện "mục vụ PR" hay sao? Nhưng có lẽ các vị còn cần phải làm nhiều hơn nữa, bài bản hơn nữa chăng?
Xin cho con có tâm hồn của Chúa, biết yêu thương đàn chiên Chúa như Chúa đã yêu: "Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta..."
Mọi người đều là chiên của Chúa, chiên ngoan hoặc chiên lạc. Chúa ngắm nhìn các con chiên. Ngài biết chiên của Ngài và thấy tâm hồn của họ giống như những mảnh đất khác nhau: mảnh đất vệ đường, mảnh đất sỏi đá, mảnh đất đầy bụi gai, hoặc mảnh đất tốt. Và Ngài lên tiếng yêu thương dạy dỗ họ. Lời Ngài như những hạt giống rơi trên những mảnh đất khác nhau đó. Tất nhiên, Chúa sẽ có những cách giảng dạy khác nhau tuỳ theo trạng thái của từng tâm hồn. Và Chúa có cách biến đổi những mảnh đất chưa tốt, thành những mảnh đất mầu mỡ. Trên những mảnh đất mầu mỡ này, Lời Chúa sẽ trổ sinh hoa trái.
Như vậy là Chúa có "nghiên cứu và phân tích" các đối tượng lắng nghe Ngài. Công việc này, PR gọi là nghiên cứu "công chúng mục tiêu". Chúa đúng là "sư phụ" của các chuyên viên PR.
Có nhiều linh mục cũng ra công tìm hiểu khán giả lắng nghe mình để soạn bài giảng cho thích hợp. Nhiều cha sở thăm dò xem bổn đạo tiếp thu các bài giảng của mình như thế nào. Nhiều vị còn biết cách sử dụng những phương pháp rất bài bản để nghiên cứu đối tượng mà mình nhắm đến để loan báo Tin Mừng. Chẳng phải các vị đó đang thực hiện "mục vụ PR" hay sao? Nhưng có lẽ các vị còn cần phải làm nhiều hơn nữa, bài bản hơn nữa chăng?
Xin cho con có tâm hồn của Chúa, biết yêu thương đàn chiên Chúa như Chúa đã yêu: "Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta..."
Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011
Chen chúc
Tôi đọc tin tức. Tôi thấy hàng trăm ngàn người hành hương đã tụ tập tại ngôi đền thờ Sabarimala trên đồi Pulmedu, gần thị trấn Vandiperiyar ở huyện Idukki, Ấn Độ, vào hôm thứ Sáu, 14-1-2011, ngày cuối cùng của lễ hội hàng năm. Lễ hội diễn ra trong hai tháng và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Và sau đó một vụ dẫm đạp lên nhau đã xảy ra khiến hơn 100 người chết.
http://vinafa.org/tu-do.com/tin-tuc-tu-hai-ngoai/world/111999.html
Cách đây 2000 năm, nhiều đám đông cũng tuôn đến với Chúa: "Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người." (Mc 3, 7-10).
Nhiều người được chữa bệnh. Không có ai chết vì dẫm đạp lên nhau. Nhưng có chen chúc. Chen chúc vì bị bức bách bởi những nhu cầu, những khao khát... Nhanh chân lên, nhanh chân kẻo muộn! Và thế là chen chúc!
Và Chúa đã chạnh lòng thương khi thấy họ như những đàn chiên không người chăm sóc. Rồi Chúa đã chọn gọi 12 tông đồ...
Chen chúc và Chạnh lòng thương... dẫn đến lời mời gọi đi vào Sứ vụ. Vâng, xin cho tim con luôn luôn rộng mở...
Và sau đó một vụ dẫm đạp lên nhau đã xảy ra khiến hơn 100 người chết.
http://vinafa.org/tu-do.com/tin-tuc-tu-hai-ngoai/world/111999.html
Cách đây 2000 năm, nhiều đám đông cũng tuôn đến với Chúa: "Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người." (Mc 3, 7-10).
Nhiều người được chữa bệnh. Không có ai chết vì dẫm đạp lên nhau. Nhưng có chen chúc. Chen chúc vì bị bức bách bởi những nhu cầu, những khao khát... Nhanh chân lên, nhanh chân kẻo muộn! Và thế là chen chúc!
Và Chúa đã chạnh lòng thương khi thấy họ như những đàn chiên không người chăm sóc. Rồi Chúa đã chọn gọi 12 tông đồ...
Chen chúc và Chạnh lòng thương... dẫn đến lời mời gọi đi vào Sứ vụ. Vâng, xin cho tim con luôn luôn rộng mở...
Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011
Tiếng kêu trong hoang địa
Cô giáo hỏi học trò: - Theo các em, trước khi thi kiểm tra, chúng ta cần lưu ý điều gì nè?
- Thưa cô, đó là khi “copy” bài của bạn thì phải “vẽ” làm sao cho khác một chút. Tiếp thu có chọn lọc mà...
Kết luận: Kêu gọi sống trung thực, phải chăng đó là tiếng kêu vô vọng trong sa mạc?
Tiếng kêu trong sa mạc của Đức Giáo Hoàng trong tháng giêng 2011:
- Ý cầu nguyện chung: Cầu cho người trẻ biết dùng phương tiện truyền thông hiện đại để làm cho mình trưởng thành hơn và chuẩn bị phục vụ xã hội tốt hơn.
- Ý truyền giáo: Cầu cho mọi tín hữu ý thức rằng, sự hợp nhất của các Kitô hữu chính là điều kiện để loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu.
Hy vọng tiếng kêu trong sa mạc này được ai đó lắng nghe.
- Thưa cô, đó là khi “copy” bài của bạn thì phải “vẽ” làm sao cho khác một chút. Tiếp thu có chọn lọc mà...
Kết luận: Kêu gọi sống trung thực, phải chăng đó là tiếng kêu vô vọng trong sa mạc?
Tiếng kêu trong sa mạc của Đức Giáo Hoàng trong tháng giêng 2011:
- Ý cầu nguyện chung: Cầu cho người trẻ biết dùng phương tiện truyền thông hiện đại để làm cho mình trưởng thành hơn và chuẩn bị phục vụ xã hội tốt hơn.
- Ý truyền giáo: Cầu cho mọi tín hữu ý thức rằng, sự hợp nhất của các Kitô hữu chính là điều kiện để loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu.
Hy vọng tiếng kêu trong sa mạc này được ai đó lắng nghe.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)