Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Chìa khoá và Thanh Gươm

Chìa khoá và Thanh gươm là hai biểu tượng, một của Phêrô và một của Phaolô. Phêrô được Chúa giao chìa khoá Nước Trời. Phaolô bị chém bằng thanh gươm. Hai biểu tượng Chìa khoá và Thanh gươm xem ra rất có ý nghĩa, không chỉ cho hai thánh tông đồ này, mà còn cho mọi người.

Tôi suy nghĩ về chìa khoá Phêrô. Làm việc gì cũng cần có "chìa khoá". Không có "chìa khoá", công việc sẽ loay hoay không giải quyết được. Ngay cả đọc một câu chữ, người ta cũng cần tìm được những "từ khoá" (key-words). Không nắm được những từ-khoá này, sẽ không nắm được ý của cả câu. Trong một kế hoạch làm việc, "chìa khoá" được coi như chiến thuật (strategy) nhằm đạt được mục đích sau cùng (purpose).

Và suy nghĩ về thanh gươm Phaolô. Thanh gươm dùng để chiến đấu. Người chiến sĩ dùng gươm để đạt chiến thắng trong từng chiến trận. Như vậy, thanh gươm được coi như chiến thuật (tactics) nhằm đạt những mục tiêu nhỏ (goal).

Để đạt mục đích sau cùng (purpose), người ta phải phân tích nó ra thành nhiều mục tiêu nhỏ (goal).

Để đạt từng mục tiêu nhỏ, phải có chiến thuật (thanh gươm). Và để đạt được mục đích sau cùng, phải có chiến lược dài hạn (chìa khoá).

Đối với người làm mục vụ truyền thông, có thể nói chìa khoá (chiến lược) của họ là Lời Chúa và Thánh Thể. Và thanh gươm (chiến thuật) của họ là các phương tiện truyền thông.

Vâng, chìa khoá Phêrô và thanh gươm Phao lô
có thể được coi như biểu trưng cho
chiến lược và chiến thuật tâm linh
của người môn đệ Đức Kitô.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Công luận

Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?"
Câu hỏi này cho thấy Chúa quan tâm đến dư luận. Không phải Chúa đi tìm lợi lộc gì từ dư luận, nhưng dư luận có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu, khiến người ta có cái nhìn đúng hoặc sai về Ngài. Và điều này ảnh hưởng đến vận mệnh muôn đời của mỗi một con người.

Và rõ ràng dư luận đã không đúng về Chúa Giêsu.
Chỉ có câu trả lời của Phêrô là đúng. Nhưng chính Phêrô cũng không hiểu chính xác những gì mình vừa nói. "Thầy là Đấng Kitô", ông trả lời như thế, nhưng ông không hiểu Đấng Kitô phải như thế nào (Mc 8,28-33).

Dân chúng thì trông mong Đấng Kitô đến, nhưng lại chưa biết Giêsu chính là Đấng Kitô. Và điều đáng nói là Chúa lại chưa muốn cho họ biết Ngài chính là Đấng Kitô. Ngài muốn giúp họ có quan niệm chính xác về Đấng Kitô trước đã. Nếu có quan niệm sai, thì rất nguy hiểm. Mà họ lại đang có quan niệm sai, giống như Phêrô. Nên Ngài đã "cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người" (Mc 8,30). Rồi Ngài bắt đầu hướng dẫn công luận cách tuần tự:

- Lúc đầu, trong vòng riêng tư với các môn đệ, Ngài cho biết Đấng Kitô sẽ trao hiến bản thân như thế nào: hy sinh trọn vẹn, chấp nhận mọi thương đau... (Mc 8, 31-33).
- Sau đó, công khai với mọi người, Chúa giúp công chúng hiểu được ý nghĩa của sự hy sinh, để sẵn sàng yêu thương và hy sinh. Như Đấng Kitô, yêu thương đến hy sinh mạng sống (Mc 8, 34 - 9,1).

Vâng, Chúa đã giúp chúng con sáng mắt dần dần, như cách Chúa chữa cho người mù, thấy lờ mờ, rồi rõ hơn, rõ hơn...(Mc 8,22-38). Hướng dẫn công luận như vậy quả là một công việc dài hơi.

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Cấm và không cấm

Sau khi cho con gái ông Giairô sống lại, Đức Giêsu nghiêm cấm những người chứng kiến phép lạ này không được để một ai biết việc ấy... Tại sao Chúa lại cấm như thế, trong khi (trong bài Tin Mừng hôm qua) Chúa lại ra lệnh cho người được Ngài trừ quỷ "thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh."?

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Một ngày - Một đời

Tôi muốn sống một đời đẹp.
Nhưng một đời người thì dài quá.
Cái đẹp của cả một đời xem ra xa vời, mênh mông,
khó thực hiện.
Nên chỉ dám mong một ngày đẹp.
Sống ngày hôm nay cho đẹp, thế là đủ.
Và coi từng ngày một là chính cuộc đời của mình.

Một ngày có trò chuyện với Chúa,
cho một đời cầu nguyện.
Một ngày có chia sẻ Lời Chúa,
cho một đời rao giảng Tin Mừng.
Một ngày có kể chuyện Giêsu,
cho một đời yêu Giêsu.
Một ngày có đổi mới bản thân,
cho một đời hoán cải.
Một ngày có yêu thương,
để một đời con tim mở rộng.

Hôm nay, con ngắm nhìn một ngày sống của Chúa (Mc 1,29-39)
và mong được ngắm nhìn Chúa mãi mãi.

Each day holds a surprise. But only if we expect it can we see, hear, or feel it when it comes to us. Let's not be afraid to receive each day's surprise, whether it comes to us as sorrow or as joy. It will open a new place in our hearts, a place where we can welcome new friends and celebrate more fully our shared humanity.

Hôm nay, cả miền Bắc đã chìm trong giá lạnh. Tại những vùng cao Lào Cai, Lạng Sơn... băng tuyết phủ trắng cành cây, ngọn cỏ. Đỉnh đèo Ô Quý Hồ, cách Sa Pa hơn 10km (giáp ranh Lào Cai và Lai Châu), ngập trắng băng tuyết. Băng tuyết rải trắng trên thảm cỏ sát mặt đất, bám trên những bụi cây ven quốc lộ 4D từ Sa Pa đi Lai Châu, phủ trắng trên những cánh rừng của dãy Hoàng Liên

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Cao Bằng, đến 16g ngày 11-1 toàn tỉnh đã có trên 900 con gia súc bị chết do rét. Các địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là Hạ Lang với 267 con trâu, bò và ngựa bị chết; tiếp đến là Nguyên Bình bị chết 131 con trâu, bò; Trà Lĩnh chết 109 con, Thông Nông 96 con, Bảo Lạc 89 con...
Hà Nội: nhiều trường đồng loạt cho học sinh nghỉ. Sáng 11-1, nhiệt độ tại Hà Nội xuống thấp, trời mưa, giá buốt, hàng ngàn học sinh mầm non, tiểu học không đến trường.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/419972/Mie%CC%80n-Ba%CC%81c%C2%A0chim-trong-gia-lanh.html
Một ngày hướng lòng về đồng bào giá rét, ấp ủ những nỗi giá băng. Xin Chúa sưởi ấm họ, Chúa ơi...