Trên núi Tabor,
Đức Giêsu được xác nhận là "Con yêu dấu của Ta".
Đây là căn tính của Đức Giêsu,
cũng là căn tính của mỗi người.
Mỗi người đều là con yêu dấu của Chúa.
Nếu suy ngĩ kỹ về căn tính này,
tôi sẽ hết sức vui sướng
trong niềm bình an vô tận.
Dù cho bất cứ sự gì xẩy ra với tôi,
dù cho người ta có nói gì về tôi,
dù cho tôi có làm gì đi nữa,
tôi vẫn là con yêu dấu của Chúa.
Chúa vẫn luôn yêu tôi
để biến cái xấu thành cái tốt cho tôi.
Lúc này tôi cảm tạ Chúa
đã cho tôi sống thêm một ngày nữa
để thưởng thức hạnh phúc làm con yêu dấu của Chúa
và chia sẻ hạnh phúc này với mọi người.
Sharing the Abundant Love
Why must we go out to the far ends of the world to preach the Gospel of Jesus
when people do not have to know Jesus in order to enter the house of God?
We must go out because we want to share with all people
the abundant love and hope, joy and peace that Jesus brought to us.
We want to "proclaim the unfathomable treasure of Christ"
and "throw light on the inner workings of the mystery
kept hidden through all ages in God, the creator of everything" (Ephesians 3:8-9).
What we have received is so beautiful and so rich that we cannot hold it for ourselves
but feel compelled to bring it to every human being on earth.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Định nghĩa PR. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Định nghĩa PR. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Thương hiệu
Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.(Mt 13,45-46)
...Chợ đá quý Lục Yên chính là đầu mối mua bán đá quý từ các bãi khai thác đá quý của huyện Lục Yên. Theo lời dân địa phương, chợ này phát triển nhất vào những năm 1991, 1992 là những năm đầu người ta phát hiện ra Lục Yên có đá quý. Dân các nơi đổ đến đào đãi đá. Dân địa phương cũng bỏ nghề làm ruộng, đi rừng để tìm đá. Ai đi đào đãi được chút ít lại mang về chợ bán. Khi đó, chợ đá Lục Yên có hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ. Người ở tứ phương, thậm chí ở các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore cũng đến tìm mua. Đã có 2 công ty liên doanh khai thác đá quý Việt - Nga, Việt - Thái vào khai thác mấy năm. Tuy nhiên, những bãi đá quý, ngọc ở Lục Yên lại không thích hợp cho việc khai thác đá quy mô lớn mà chỉ phù hợp với lối khai thác thủ công nên đến cuối năm 2000, các công ty này cũng đã rút khỏi Lục Yên, để lại mỏ cho dân tự do khai thác. Và chính những người nông dân lam lũ, cứ ngày ngày cặm cụi, đào, đãi không mệt mỏi trên các bãi đá, suối sâu ở đây đã tạo nên nguồn hàng không bao giờ thiếu cho chợ đá quý.
(http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Cho-da-quy-o-Luc-Yen/45138097/111/ )
Nói đến ngọc quý là nghĩ đến những gì rất đắt giá đến nỗi Tin Mừng bảo rằng phải bán hết những gì mình có để mua. Ngày nay, có những thương hiệu được coi như ngọc quý, rất cao giá, ví dụ Coca Cola...
...Coca-Cola là thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2009, với trị giá lên tới 68,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm ngoái. Đây là kết quả trong xếp hạng những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới do hãng tư vấn Interbrand thực hiện.
(http://www.vietnamepro.vn/press_detail.asp?cat=1&new=52)
Từ thương hiệu Coca Cola, tôi nghĩ gì về "thương hiệu" Kitô hữu, Con Thiên Chúa... phát xuất từ "Viên ngọc quý Giêsu"?
...Chợ đá quý Lục Yên chính là đầu mối mua bán đá quý từ các bãi khai thác đá quý của huyện Lục Yên. Theo lời dân địa phương, chợ này phát triển nhất vào những năm 1991, 1992 là những năm đầu người ta phát hiện ra Lục Yên có đá quý. Dân các nơi đổ đến đào đãi đá. Dân địa phương cũng bỏ nghề làm ruộng, đi rừng để tìm đá. Ai đi đào đãi được chút ít lại mang về chợ bán. Khi đó, chợ đá Lục Yên có hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ. Người ở tứ phương, thậm chí ở các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore cũng đến tìm mua. Đã có 2 công ty liên doanh khai thác đá quý Việt - Nga, Việt - Thái vào khai thác mấy năm. Tuy nhiên, những bãi đá quý, ngọc ở Lục Yên lại không thích hợp cho việc khai thác đá quy mô lớn mà chỉ phù hợp với lối khai thác thủ công nên đến cuối năm 2000, các công ty này cũng đã rút khỏi Lục Yên, để lại mỏ cho dân tự do khai thác. Và chính những người nông dân lam lũ, cứ ngày ngày cặm cụi, đào, đãi không mệt mỏi trên các bãi đá, suối sâu ở đây đã tạo nên nguồn hàng không bao giờ thiếu cho chợ đá quý.
(http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Cho-da-quy-o-Luc-Yen/45138097/111/ )
Nói đến ngọc quý là nghĩ đến những gì rất đắt giá đến nỗi Tin Mừng bảo rằng phải bán hết những gì mình có để mua. Ngày nay, có những thương hiệu được coi như ngọc quý, rất cao giá, ví dụ Coca Cola...
...Coca-Cola là thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2009, với trị giá lên tới 68,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm ngoái. Đây là kết quả trong xếp hạng những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới do hãng tư vấn Interbrand thực hiện.
(http://www.vietnamepro.vn/press_detail.asp?cat=1&new=52)
Từ thương hiệu Coca Cola, tôi nghĩ gì về "thương hiệu" Kitô hữu, Con Thiên Chúa... phát xuất từ "Viên ngọc quý Giêsu"?
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
Sự thật toàn vẹn
"Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn." (Ga 16,13)
Hoặc:
"Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam vừa công bố các số liệu về hút thuốc lá tại đây, với con số 40 ngàn người chết hàng năm, tức tính trung bình hơn 100 người một ngày, vì các căn bệnh do hút thuốc lá.
Vẫn theo WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nam giới hút thuốc cao nhất trên thế giới: hơn một nửa đàn ông ở tuổi trưởng thành hút thuốc lá, và phần lớn bắt đầu hút thuốc từ rất trẻ: 13-15 tuổi.
Theo một nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng Hà Nội, thì chi phi cho các căn bệnh do hút thuốc lên tới hơn 75 triệu đô la mỗi năm.
Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, công bố kết quả khảo sát hôm 5/5 và cho biết thêm Việt Nam hiện có khoảng 50% nam giới trưởng thành - tức khoảng 17 triệu người - hút thuốc lá.
Ông nói: “Chúng ta không nên để hơn 60 triệu người còn lại phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động”.
Người ta không dễ gì biết được sự thật toàn vẹn, càng không dễ chấp nhận sự thật toàn vẹn
Ví dụ, những sự thật đau lòng dưới đây mà nhiều người bịt tai không muốn nghe:
"Số hộ nghèo trong cả nước ở Việt Nam hiện nay lên tới 3 triệu hộ, tăng hơn một triệu hộ, ngay sau khi ngưỡng chuẩn nghèo điều chỉnh được công bố cho giai đoạn 2011 - 2015, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
...Chuyên gia của viện nghiên cứu độc lập này cũng cho rằng việc đánh giá, phân loại các chuẩn nghèo ở Việt Nam đối với cấp địa phương cũng hàm chứa yếu tố 'thành tích' chính trị trong đó.
Gần đây, một trong các tỉnh nằm ở Bắc Bộ Việt Nam, cách trung ương không xa là Thanh Hóa, đã bất ngờ loan tin có tới gần một phần tư triệu dân bị thiếu đói trầm trọng và phải sử dụng các loại hoa mầu độn để giải quyết nhu cầu thiếu ăn hàng ngày một cách bức thiết, theo truyền thông trong nước."
Số liệu công bố tại một hội thảo về an sinh xã hội hôm 26 tháng Năm cho thấy số lượng hộ nghèo theo chuẩn cũ là gần hai triệu hộ tính đến 2010.
Mức chuẩn nghèo mới được điều chỉnh lên 400 nghìn VNĐ/người/tháng ở nông thôn và 500 nghìn VNĐ/người/tháng ở đô thị so với mức chuẩn nghèo cũ là 200 nghìn VNĐ/người/tháng ở nông thôn và 260 nghìn VNĐ/người/tháng ở đô thị.
Theo chuẩn mới nay cả nước có 3.044.566 hộ nghèo và số hộ cận nghèo là 1.612.181 hộ, báo Thời báo Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) trích thuật lời của Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội của MOLISA hôm 27 tháng Năm, ông Ngô Trường Thi, cho biết."
...Chuyên gia của viện nghiên cứu độc lập này cũng cho rằng việc đánh giá, phân loại các chuẩn nghèo ở Việt Nam đối với cấp địa phương cũng hàm chứa yếu tố 'thành tích' chính trị trong đó.
Gần đây, một trong các tỉnh nằm ở Bắc Bộ Việt Nam, cách trung ương không xa là Thanh Hóa, đã bất ngờ loan tin có tới gần một phần tư triệu dân bị thiếu đói trầm trọng và phải sử dụng các loại hoa mầu độn để giải quyết nhu cầu thiếu ăn hàng ngày một cách bức thiết, theo truyền thông trong nước."
Số liệu công bố tại một hội thảo về an sinh xã hội hôm 26 tháng Năm cho thấy số lượng hộ nghèo theo chuẩn cũ là gần hai triệu hộ tính đến 2010.
Mức chuẩn nghèo mới được điều chỉnh lên 400 nghìn VNĐ/người/tháng ở nông thôn và 500 nghìn VNĐ/người/tháng ở đô thị so với mức chuẩn nghèo cũ là 200 nghìn VNĐ/người/tháng ở nông thôn và 260 nghìn VNĐ/người/tháng ở đô thị.
Theo chuẩn mới nay cả nước có 3.044.566 hộ nghèo và số hộ cận nghèo là 1.612.181 hộ, báo Thời báo Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) trích thuật lời của Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội của MOLISA hôm 27 tháng Năm, ông Ngô Trường Thi, cho biết."
...
Hoặc:
"Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam vừa công bố các số liệu về hút thuốc lá tại đây, với con số 40 ngàn người chết hàng năm, tức tính trung bình hơn 100 người một ngày, vì các căn bệnh do hút thuốc lá.
Vẫn theo WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nam giới hút thuốc cao nhất trên thế giới: hơn một nửa đàn ông ở tuổi trưởng thành hút thuốc lá, và phần lớn bắt đầu hút thuốc từ rất trẻ: 13-15 tuổi.
Theo một nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng Hà Nội, thì chi phi cho các căn bệnh do hút thuốc lên tới hơn 75 triệu đô la mỗi năm.
Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, công bố kết quả khảo sát hôm 5/5 và cho biết thêm Việt Nam hiện có khoảng 50% nam giới trưởng thành - tức khoảng 17 triệu người - hút thuốc lá.
Ông nói: “Chúng ta không nên để hơn 60 triệu người còn lại phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động”.
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
Bản thân
Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Ngài. Ngài rất vui sướng khi thấy hình ảnh của Ngài nơi họ.
Nhưng Thiên Chúa không muốn dừng lại ở đó. Vì yêu thương con người, Ngài không chỉ muốn con người giống hình ảnh của mình, mà còn muốn coi họ như chính bản thân của Ngài.
Ta đói, các ngươi đã cho ăn. Ta khát, các ngươi đã cho uống. Ta khốn khổ, các ngươi đã quan tâm... Kẻ khốn khổ phần xác là người đói khát. Kẻ khốn khổ phần hồn là người tội lỗi. Tất cả, Chúa đều coi như chính bản thân của mình.
Điều này làm tôi rất vui và rất bình an, dù ở trong hoàn cảnh nào. Vì dẫu tôi có là kẻ bần cùng tội lỗi, tôi vẫn được Chúa yêu thương như chính bản thân Ngài.
Lời Chúa hôm nay cũng nhắc tôi phải cư xử như Chúa, phải coi những kẻ đói khát bần cùng như chính bản thân mình. Để quan tâm đến họ như quan tâm đến chính bản thân của tôi.
Xin Chúa cho con luôn cảm nghiệm được tình thương của Chúa để lòng con luôn bình an. Và xin cho con biết đem bình an đến cho người khác bằng tình thương của con.
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
Công luận
Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?"
Câu hỏi này cho thấy Chúa quan tâm đến dư luận. Không phải Chúa đi tìm lợi lộc gì từ dư luận, nhưng dư luận có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu, khiến người ta có cái nhìn đúng hoặc sai về Ngài. Và điều này ảnh hưởng đến vận mệnh muôn đời của mỗi một con người.
Và rõ ràng dư luận đã không đúng về Chúa Giêsu.
Chỉ có câu trả lời của Phêrô là đúng. Nhưng chính Phêrô cũng không hiểu chính xác những gì mình vừa nói. "Thầy là Đấng Kitô", ông trả lời như thế, nhưng ông không hiểu Đấng Kitô phải như thế nào (Mc 8,28-33).
Dân chúng thì trông mong Đấng Kitô đến, nhưng lại chưa biết Giêsu chính là Đấng Kitô. Và điều đáng nói là Chúa lại chưa muốn cho họ biết Ngài chính là Đấng Kitô. Ngài muốn giúp họ có quan niệm chính xác về Đấng Kitô trước đã. Nếu có quan niệm sai, thì rất nguy hiểm. Mà họ lại đang có quan niệm sai, giống như Phêrô. Nên Ngài đã "cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người" (Mc 8,30). Rồi Ngài bắt đầu hướng dẫn công luận cách tuần tự:
- Lúc đầu, trong vòng riêng tư với các môn đệ, Ngài cho biết Đấng Kitô sẽ trao hiến bản thân như thế nào: hy sinh trọn vẹn, chấp nhận mọi thương đau... (Mc 8, 31-33).
- Sau đó, công khai với mọi người, Chúa giúp công chúng hiểu được ý nghĩa của sự hy sinh, để sẵn sàng yêu thương và hy sinh. Như Đấng Kitô, yêu thương đến hy sinh mạng sống (Mc 8, 34 - 9,1).
Vâng, Chúa đã giúp chúng con sáng mắt dần dần, như cách Chúa chữa cho người mù, thấy lờ mờ, rồi rõ hơn, rõ hơn...(Mc 8,22-38). Hướng dẫn công luận như vậy quả là một công việc dài hơi.
Câu hỏi này cho thấy Chúa quan tâm đến dư luận. Không phải Chúa đi tìm lợi lộc gì từ dư luận, nhưng dư luận có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu, khiến người ta có cái nhìn đúng hoặc sai về Ngài. Và điều này ảnh hưởng đến vận mệnh muôn đời của mỗi một con người.
Và rõ ràng dư luận đã không đúng về Chúa Giêsu.
Chỉ có câu trả lời của Phêrô là đúng. Nhưng chính Phêrô cũng không hiểu chính xác những gì mình vừa nói. "Thầy là Đấng Kitô", ông trả lời như thế, nhưng ông không hiểu Đấng Kitô phải như thế nào (Mc 8,28-33).
Dân chúng thì trông mong Đấng Kitô đến, nhưng lại chưa biết Giêsu chính là Đấng Kitô. Và điều đáng nói là Chúa lại chưa muốn cho họ biết Ngài chính là Đấng Kitô. Ngài muốn giúp họ có quan niệm chính xác về Đấng Kitô trước đã. Nếu có quan niệm sai, thì rất nguy hiểm. Mà họ lại đang có quan niệm sai, giống như Phêrô. Nên Ngài đã "cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người" (Mc 8,30). Rồi Ngài bắt đầu hướng dẫn công luận cách tuần tự:
- Lúc đầu, trong vòng riêng tư với các môn đệ, Ngài cho biết Đấng Kitô sẽ trao hiến bản thân như thế nào: hy sinh trọn vẹn, chấp nhận mọi thương đau... (Mc 8, 31-33).
- Sau đó, công khai với mọi người, Chúa giúp công chúng hiểu được ý nghĩa của sự hy sinh, để sẵn sàng yêu thương và hy sinh. Như Đấng Kitô, yêu thương đến hy sinh mạng sống (Mc 8, 34 - 9,1).
Vâng, Chúa đã giúp chúng con sáng mắt dần dần, như cách Chúa chữa cho người mù, thấy lờ mờ, rồi rõ hơn, rõ hơn...(Mc 8,22-38). Hướng dẫn công luận như vậy quả là một công việc dài hơi.
Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011
Hình ảnh Thiên Chúa
"Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình" (St 1,27). Nếu người ta không trông thấy hình ảnh của Chúa nơi tôi, thì có nghĩa là tôi đã đánh mất hình ảnh của chính mình, đánh mất hình ảnh của một con người đích thực. Tôi chỉ đích thực là con người, khi người ta thấy được hình ảnh của Thiên Chúa nơi tôi.
Mà Thiên Chúa được định nghĩa là tình yêu (IGa 4,8), nên tôi chỉ thực là người khi tôi biết sống yêu thương. Người ta chỉ thấy được hình ảnh của Chúa nơi tôi khi tôi biết quan tâm phục vụ tha nhân.
Bản chất Thiên Chúa cũng là truyền thông: Ba Ngôi Thiên Chúa truyền thông mọi sự cho nhau, và thông truyền tất cả cho loài người. Vì thế càng truyền thông, hình ảnh của Thiên Chúa càng rõ nét trong tôi. Khi truyền thông, Thiên Chúa không chỉ trao gửi một sứ điệp mà còn trao gửi trao tặng chính mình trong tình yêu. Truyền thông như thế phải là công việc của tình yêu. Truyền thông mà tạo ra chia rẽ, hoang mang, hận thù thì không phải là truyền thông, mà là huỷ hoại truyền thông.
"Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình", đây có thể là câu đầu tiên trong Kinh Thánh làm nền tảng cho mục vụ PR. Làm PR để công chúng có một hình ảnh đẹp về mình và cộng đoàn của mình. Hình ảnh đẹp đó chính là hình ảnh Thiên Chúa. Vì thế, làm mục vụ PR là làm cho người ta thấy hình ảnh Thiên Chúa nơi tôi.
Làm mục vụ PR chính là bổn phận của tôi, được nhắc đến ngay từ trang đầu của Kinh Thánh.
Mà Thiên Chúa được định nghĩa là tình yêu (IGa 4,8), nên tôi chỉ thực là người khi tôi biết sống yêu thương. Người ta chỉ thấy được hình ảnh của Chúa nơi tôi khi tôi biết quan tâm phục vụ tha nhân.
Bản chất Thiên Chúa cũng là truyền thông: Ba Ngôi Thiên Chúa truyền thông mọi sự cho nhau, và thông truyền tất cả cho loài người. Vì thế càng truyền thông, hình ảnh của Thiên Chúa càng rõ nét trong tôi. Khi truyền thông, Thiên Chúa không chỉ trao gửi một sứ điệp mà còn trao gửi trao tặng chính mình trong tình yêu. Truyền thông như thế phải là công việc của tình yêu. Truyền thông mà tạo ra chia rẽ, hoang mang, hận thù thì không phải là truyền thông, mà là huỷ hoại truyền thông.
"Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình", đây có thể là câu đầu tiên trong Kinh Thánh làm nền tảng cho mục vụ PR. Làm PR để công chúng có một hình ảnh đẹp về mình và cộng đoàn của mình. Hình ảnh đẹp đó chính là hình ảnh Thiên Chúa. Vì thế, làm mục vụ PR là làm cho người ta thấy hình ảnh Thiên Chúa nơi tôi.
Làm mục vụ PR chính là bổn phận của tôi, được nhắc đến ngay từ trang đầu của Kinh Thánh.
Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011
Chúa hay Tôi?
"Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ phô trương cho thiên hạ thấy. Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm" (Mt 5,1.3)
Câu Tin Mừng trên đây xem ra đi ngược với Lời Chúa hôm nay: "Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm" (Mt 5,16). Để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, đấy chẳng phải là phô trương thanh thế hay sao?
Thực ra, Chúa luôn ở trong từng người. Như vậy nơi bản thân tôi có hai "nhân vật": Tôi và Chúa. Thánh Augustinô nói: Khi ở trong tôi, Chúa còn là Tôi hơn cả chính tôi nữa. Ngài là phần tốt đẹp nhất của tôi, cần được toả sáng, cần phải được chiếu giãi ra, cần phải được đưa lên cao cho mọi người trông thấy qua những việc làm phúc đức của tôi. Còn cái Tôi ích kỷ kiêu ngạo trong tôi, thì không được lợi dụng các việc lành để phô trương nó ra. "Ngài cần phải lớn lên, còn Tôi cần phải nhỏ đi."
Công việc của Mục vụ PR là làm cho hình ảnh của Chúa mỗi ngày một rõ hơn, một sáng hơn nơi bản thân của tôi, nơi cộng đoàn của tôi. Tôi cần lên kế hoạch và dùng mọi phương tiện truyền thông để thực hiện điều này. Và tôi phải luôn tự hỏi: ai đang sáng lên, Chúa hay Tôi? Thường thì tôi hay làm cho Tôi sáng lên, và Chúa thì người ta chẳng thấy đâu cả! Điều này thực tai hại, nhưng đáng buồn là nó vẫn cứ luôn xẩy ra!
"Để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời". Vâng, "mà tôn vinh Cha của anh em", đấy là mục tiêu...
Câu Tin Mừng trên đây xem ra đi ngược với Lời Chúa hôm nay: "Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm" (Mt 5,16). Để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, đấy chẳng phải là phô trương thanh thế hay sao?
Thực ra, Chúa luôn ở trong từng người. Như vậy nơi bản thân tôi có hai "nhân vật": Tôi và Chúa. Thánh Augustinô nói: Khi ở trong tôi, Chúa còn là Tôi hơn cả chính tôi nữa. Ngài là phần tốt đẹp nhất của tôi, cần được toả sáng, cần phải được chiếu giãi ra, cần phải được đưa lên cao cho mọi người trông thấy qua những việc làm phúc đức của tôi. Còn cái Tôi ích kỷ kiêu ngạo trong tôi, thì không được lợi dụng các việc lành để phô trương nó ra. "Ngài cần phải lớn lên, còn Tôi cần phải nhỏ đi."
Công việc của Mục vụ PR là làm cho hình ảnh của Chúa mỗi ngày một rõ hơn, một sáng hơn nơi bản thân của tôi, nơi cộng đoàn của tôi. Tôi cần lên kế hoạch và dùng mọi phương tiện truyền thông để thực hiện điều này. Và tôi phải luôn tự hỏi: ai đang sáng lên, Chúa hay Tôi? Thường thì tôi hay làm cho Tôi sáng lên, và Chúa thì người ta chẳng thấy đâu cả! Điều này thực tai hại, nhưng đáng buồn là nó vẫn cứ luôn xẩy ra!
"Để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời". Vâng, "mà tôn vinh Cha của anh em", đấy là mục tiêu...
Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011
Cuối năm Cọp
Hôm nay, ngày cuối của năm Cọp, cũng là ngày Lễ Nến, Lễ của ánh sáng. Chúa Giêsu, tuy mới có vài ngày tuổi, cũng là Vua Ánh Sáng, đã đến thăm Dân Ngài tại Giêrusalem.
Lúc đó, chỉ có hai người già nhận ra Vua Vinh Quang, vì lòng họ luôn mong chờ khát khao Đấng Cứu Thế.
Chỉ còn mấy giờ nữa là đã bước qua năm mới Tân Mão 2011. Chúa muốn năm mới của con luôn tươi sáng, luôn tràn ngập ánh sáng của Chúa. Nên từng ngày, Chúa - Vua Ánh Sáng - luôn đến thăm con.
Xin cho lòng con luôn khát khao hướng về Chúa như ông già Simêon và bà Anna. Để con luôn đón nhận được Chúa là Ánh Sáng. Và để ánh sáng của Chúa chiếu toả ra trong từng ánh mắt nụ cười, từng lời nói, cử chỉ và hành vi của con.
Lúc đó, chỉ có hai người già nhận ra Vua Vinh Quang, vì lòng họ luôn mong chờ khát khao Đấng Cứu Thế.
Chỉ còn mấy giờ nữa là đã bước qua năm mới Tân Mão 2011. Chúa muốn năm mới của con luôn tươi sáng, luôn tràn ngập ánh sáng của Chúa. Nên từng ngày, Chúa - Vua Ánh Sáng - luôn đến thăm con.
Xin cho lòng con luôn khát khao hướng về Chúa như ông già Simêon và bà Anna. Để con luôn đón nhận được Chúa là Ánh Sáng. Và để ánh sáng của Chúa chiếu toả ra trong từng ánh mắt nụ cười, từng lời nói, cử chỉ và hành vi của con.
Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011
Diện mạo Nước Trời
Điều chính yếu mà mục vụ PR cần phải quan tâm là công luận. Phải góp phần xây dựng một công luận đúng đắn khởi đi từ giới công chúng cụ thể có liên hệ thường xuyên với mình. Công chúng nghĩ gì, công chúng có hình ảnh gì về Giáo Hội và về Nước Trời của Chúa Giêsu? Đây là câu hỏi mà tôi cần thường xuyên đặt ra trong đầu.
Trong bài Tin Mừng Bát Phúc hôm nay, Chúa Giêsu phác hoạ hình ảnh của Nước Trời. Nước Trời mang diện mạo của chính Chúa Giêsu với:
- Tinh thần khó nghèo, hiền lành, mang nỗi khổ của trần gian (khóc lóc) mà vẫn khát khao sống đời công chính và thương xót mọi người.
- Cõi lòng trong sạch, ra đi xây dựng an bình và hoà bình, sẵn lòng chấp nhận những bách hại vì lẽ công chính.
Đây là hình ảnh mà con cần phải xây dựng được nơi cá nhân con và cộng đoàn của con, đồng thời làm cho công chúng phát hiện ra diện mạo đó của Nước Trời qua từng hành động của con. Bản thân con đầy yếu đuối thiếu sót, nên công việc xây dựng hình ảnh trên là nỗ lực của từng ngày sống: cầu nguyện, chiêm niệm, và hoàn thiện mình mỗi ngày một nhiều hơn. Xin giúp con, lạy Chúa, để mỗi ngày con nên giống Chúa, nên giống Nước Trời nhiều hơn...
Trong bài Tin Mừng Bát Phúc hôm nay, Chúa Giêsu phác hoạ hình ảnh của Nước Trời. Nước Trời mang diện mạo của chính Chúa Giêsu với:
- Tinh thần khó nghèo, hiền lành, mang nỗi khổ của trần gian (khóc lóc) mà vẫn khát khao sống đời công chính và thương xót mọi người.
- Cõi lòng trong sạch, ra đi xây dựng an bình và hoà bình, sẵn lòng chấp nhận những bách hại vì lẽ công chính.
Đây là hình ảnh mà con cần phải xây dựng được nơi cá nhân con và cộng đoàn của con, đồng thời làm cho công chúng phát hiện ra diện mạo đó của Nước Trời qua từng hành động của con. Bản thân con đầy yếu đuối thiếu sót, nên công việc xây dựng hình ảnh trên là nỗ lực của từng ngày sống: cầu nguyện, chiêm niệm, và hoàn thiện mình mỗi ngày một nhiều hơn. Xin giúp con, lạy Chúa, để mỗi ngày con nên giống Chúa, nên giống Nước Trời nhiều hơn...
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
Đặt đèn trên đế
"Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng." (Mc 4, 21-22)
Đặt đèn trên đế không phải là để khoe mình có cái đèn, nhưng là để mọi người được hưởng ánh sáng phát ra từ đèn.
Chúa là ánh sáng, và các cá nhân, các cộng đoàn của Chúa phải là những cái đèn được đặt trên đế hầu chiếu toả ánh sáng của Chúa. Công việc đặt đèn trên đế cũng là công việc của mục vụ PR. Con sử dụng phương pháp PR, những công cụ hữu hiệu của PR để làm cho mọi người có thể đón nhận ánh sáng của Chúa phát ra từ cá nhân, từ cộng đoàn của con. Đấy chính là mệnh lệnh của Chúa, bài Tin Mừng hôm nay muốn nói như thế...
Đặt đèn trên đế không phải là để khoe mình có cái đèn, nhưng là để mọi người được hưởng ánh sáng phát ra từ đèn.
Chúa là ánh sáng, và các cá nhân, các cộng đoàn của Chúa phải là những cái đèn được đặt trên đế hầu chiếu toả ánh sáng của Chúa. Công việc đặt đèn trên đế cũng là công việc của mục vụ PR. Con sử dụng phương pháp PR, những công cụ hữu hiệu của PR để làm cho mọi người có thể đón nhận ánh sáng của Chúa phát ra từ cá nhân, từ cộng đoàn của con. Đấy chính là mệnh lệnh của Chúa, bài Tin Mừng hôm nay muốn nói như thế...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)