Hiển thị các bài đăng có nhãn Linh đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Linh đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Lửa & Steve Jobs

“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49)

Một nhân vật "có lửa"

Steve Jobs sinh năm 1955 tại San Francisco, California, mẹ ông – bà Joanne Simpson, một sinh viên đại học người Mỹ đem lòng yêu và mang thai cùng cha ông - Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người Syria, sau này là giáo sư khoa học chính trị. Do gia đình người cha kiên quyết phản đối nên họ không thể kết hôn. Bà Joanne Simpson phải một mình sinh con và đã cho ông làm con nuôi của gia đình bà Clara – một kế toán và ông Paul Jobs – một kỹ sư. Vì thế Steve Jobs mang họ của cha nuôi. Sau đó, tuy cha mẹ đẻ ông đã kết hôn và có với nhau một người con gái hiện là nhà văn, nhưng Steve Jobs và cha ruột chưa bao giờ gặp mặt hay nói chuyện với nhau.

Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ

Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.

Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:

"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?

Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.

Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.

Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.

Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.

Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.

Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.

Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.

Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.

Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.

Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.

Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.

Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba là về cái chết.

Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.

Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.

Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.

Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.

Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".
http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/10/steve-jobs-ke-ve-cuoc-doi-va-cai-chet-trong-dien-van-bat-hu/
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/10/10/steven-jobs-ch%E1%BB%89-co-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9/


Trước tiên, theo cách nhìn cá nhân, tôi cho rằng, phẩm chất cao nhất của Steve Jobs là rất quý thời gian. Người ta nói rằng, ông làm việc như mỗi ngày là ngày cuối cùng của đời mình, cho nên ông làm việc chí chết, cố nhiên là đã lập trình sẵn trong đầu. Báo giới cho biết, Jobs đã tính những công trình tới 4 năm sau khi ông từ giã cuộc đời. Điều này hoàn toàn xa lạ với những ai không biết quý thời gian, vì nó mãi đi chứ không hề trở lại. 
Điều thứ hai, Steve Jobs trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình đã dạy cho ta phải biết tìm cho được mình yêu thích, đam mê cái gì. Nói chữ nghĩa là mục đích cuộc sống của anh là gì, bởi cuộc đời quá ngắn, ngoảnh tới ngoảnh lui là già tới rồi. Theo Jobs, sống mà không say mê cái gì thì thà chết cho rồi (!?). Ta thấy, sau máy tính Macintosh sử dụng con chuột làm thay đổi thế giới vào ngày 24-1-1984, Jobs lại có một đam mê khác, đó là làm phim hoạt hình hợp tác với Walt Disney mà một trong những thành công là bộ phim nhiều tập có tên là Toy Story (Chuyện đồ chơi). Hãng Pixar do Jobs lập ra và làm cho ông trở nên giàu có, nhưng đến năm 1997, ông trở về với Apple và là người thúc đẩy sự ra đời của iPod, iPhone, iPads… mà chính ông trở thành biểu tượng mãi mãi của Apple.
Một trong những phẩm chất tuyệt vời của Steve Jobs nữa là, theo ông, mọi sản phẩm phải hướng tới sự đơn giản dễ sử dụng cho tất cả mọi người. Rắc rối, phức tạp, như kiểu đánh đố con người là hoàn toàn xa lạ với Jobs. Tôi rất hâm mộ một thứ như là triết lý của ông: “Hãy dũng cảm làm theo trực giác và tiếng gọi của con tim”. Bản thân Jobs sống giản dị, luôn hướng suy nghĩ của mình về người tiêu dùng, xem họ sống, nghĩ và cảm thế nào và từ đó mà chế tạo ra những loại máy thích hợp, cho phép người và máy tương tác với nhau. Apple chế ra những chiếc máy cho người mù đọc được, giúp cho trẻ em bị bệnh tự kỷ biết đọc, viết; có máy giúp cho việc gây quỹ từ thiện, cho y học chẩn bịnh… Vâng, thiên tài của Jobs không dừng lại ở chỗ chế ra những loại máy thị trường cần, mà còn đi xa hơn là làm sao cho người tiêu dùng thích thú, từ đó làm thay đổi cuộc sống của họ. Và ông sở dĩ vĩ đại còn ở chỗ ông yêu công việc của mình, dù không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Có thể bạn đọc yêu quý và tiếc thương Steve Jobs vì những phẩm chất khác nữa mà người viết không nhận ra. Nhưng, chừng ấy phẩm hạnh của Jobs, dù diễn đạt dưới hình thức giản đơn nhất, là những điều cần phải học và noi gương suốt đời, một cách nghiêm túc với lòng say mê nhiệt thành, may ra, khi về với thế giới bên kia, cũng được ai đó nhắc tới, rằng ông ta, anh ta đã là một người lao động chuyên cần, lương thiện. Thế là toại nguyện, chớ chẳng dám so với vĩ nhân Steve Jobs mà tất thảy mọi người trên hành tinh này đều chịu ơn.
Nguyễn Kiến Phước
http://www.tamgiangcity.vn/newsdetails/2ECC9C06D7/Qua_tao_Steve_Jobs_van_tuoi_nguyen_trong_tam_tuong_loai_nguoi_.aspx

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Sờ vào

Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người. (Lc 6,17-19)
Sờ vào Chúa Giêsu để nhận được năng lực từ Người, đấy là một trong những hoạt động chính của từng ngày sống.
Các tông đồ đã được chọn để làm việc này mỗi ngày. Họ được cận kề bên Chúa, tiếp xúc với Chúa, "đi xuống cùng với Chúa", hoạt động với Chúa. Họ ý thức mình hoạt động trong Chúa, với Chúa, vì Chúa và cho Chúa. Tôi có ý thức được như vậy không?
Còn dân chúng, vì ý thức rằng từ nơi Chúa có năng lực phi phàm phát ra, nên tìm cách sờ vào Ngài. Đôi khi tôi còn thua kém họ, vì chưa ý thức cho đủ về điều này.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Vua thánh

Một ông vua - giàu sang, quyền quý, hoạt động trong một môi trường đầy những mưu thâm kế độc, đầy những cám dỗ tội lỗi, đầy những lôi kéo đi vào nếp sống hưởng thụ và gian ác - làm sao có thể làm thánh được?
Làm sao vua Luy có thể thực hiện được ý muốn của Mẹ mình: "Mẹ thà thấy con chết trước mặt Mẹ, còn hơn thấy con Mẹ phạm tội trọng."
Làm sao Luy có thể là vua, nhưng đời sống lại không khác gì một thầy Dòng khổ tu: sáng sáng tham dự thánh lễ, đọc kinh nguyện, mỗi tuần xưng tội và đánh tội?
Nhưng có lẽ bí quyết để nên thánh trong cương vị một ông vua là ở chỗ này: múc lấy sức mạnh từ những công việc thiêng liêng đều đặn hằng ngày, hằng tuần.
Đời sống của Vua Luy thật sự là một đời sống tín thác, trông cậy và yêu mến Chúa.
Với cương vị Vua lãnh đạo, trị vì nước Pháp, Luy luôn tỏ ra công chính, liêm khiết, ngay thẳng, hết mực thương dân chúng, đặt quyền lợi của Tổ Quốc và Giáo Hội lên trên những lợi ích cá nhân và danh vọng riêng tư.
Ngài đã tìm dịp để giúp đỡ những kẻ nghèo, thăm viếng và nâng đỡ những người đau yếu tật nguyền.
Ngài đã nên thánh trong môi trường cực kỳ khó cho việc nên thánh.
Ngài đã thực hiện được một điều tưởng chừng như không thể thực hiện được.
Luy lên ngai vua lúc mới 12 tuổi, và là một ông vua tài ba.
Luy sống vào một thời nhiễu nhương, đạo lý suy đồi (sinh năm 1214, chết ngày 25-8-1270) nhưng vẫn toả hương thánh thiện liêm chính.
Còn tôi thì sao?

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Xót xa

Xót xa: Người VN xếp hàng bán thận ở TQ
Thượng tá Nguyễn Phú Thương, Phó phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP Cần Thơ, Trưởng ban chuyên án, cho biết, đối với những người vượt biên bán thận, trong lúc gây mê để lấy thận, bác sĩ bên TQ có thể cắt thêm bất cứ bộ phận nào trong nội tạng như gan, tụy... để ghép cho người khác mà nạn nhân không hề hay biết và không biết khiếu kiện với ai.
Bên cạnh đó bất cứ việc phẫu thuật nào trong ngành y tế cũng đều có thể gặp sự cố liên quan đến tính mạng BN. Chưa kể, việc vượt biên sang TQ để bán thận tại một BV không được phép của chính phủ nước sở tại lại càng nguy hiểm hơn...
Lúc nào cũng có cả chục người VN chờ bán thận
Sáng 11-8, PV tiếp xúc với anh Võ Văn Công (18 tuổi) và Trần Văn Đại (21 tuổi, cùng ngụ xã Đông Bình, H.Châu Thành, Hậu Giang), hai trong số 3 nạn nhân ở địa phương này vừa qua TQ bán thận trở về.
Sang đến đất TQ, cả ba được một người bản địa dẫn lên xe đò, đi khoảng 1 ngày 1 đêm thì đến TP Quảng Châu. Sau đó, họ dồn cả ba vào ở trong một căn phòng rộng khoảng 20m2, trong đó có sẵn 7-8 người đến từ TP.HCM nằm chờ tới lượt bán thận... Anh Đại cho biết, tại nhà trọ lúc nào cũng có sẵn gần chục người từ VN sang nằm chờ bán thận...

http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/xot-xa-nguoi-vn-xep-hang-ban-than-o-tq-c46a397222.html
Người VN xếp hàng bán thận ở TQ, điều này thật xót xa. Bài Tin Mừng hôm nay cũng gợi lên những niềm xót xa:
Ra khỏi đó, Đức Giêsu lui về miền Tia và Xi-đon,  thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: "Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!" Nhưng Người không đáp lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: "Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!" Người đáp: "Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà ít-ra-en mà thôi. Bà ấy đến lạy mà thưa Người rằng: "Lạy Ngài xin cứu giúp tôi!" Người đáp: "Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con" Bà ấy nói: "Thưa Ngài đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống". Bấy giờ Đức Giêsu đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy". Từ giờ đó, con gái bà được khỏi. (Mt 15,21-22)
Nhìn đứa con bị quỷ ám hành hạ, bà mẹ xót xa.
Đọc những câu thoại giữa bà mẹ này và Chúa Giêsu, thoạt đầu người ta cũng có thể cảm thấy xót xa trước thử thách đến tận cùng mà bà phải chịu từ những lời nói của Chúa. Bất chấp thái độ xem ra rất lạnh lùng của Chúa Giêsu, bà vẫn không hề nản lòng. Cuối cùng người ta thở phào nhẹ nhõm: 'Bấy giờ Đức Giêsu đáp : "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy". Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.'
Chúa đã thưởng công bà. Bà chỉ mong tìm được những mẩu bánh vụn dư thừa từ bàn chủ rơi xuống. Nhưng Chúa đã ban cho bà trọn vẹn tấm bánh thơm ngon của những đứa con. Bà chỉ mong được như lũ chó con chực chờ thức ăn dư thừa từ bàn chủ rơi xuống. Nhưng Chúa đã cho bà và con gái bà được đồng bàn với con cái Chúa. Chúa đã ban cho bà tấm bánh hạnh phúc. Đó là tấm bánh cứu độ.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Trung tín

"Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly." (Mt 19,6)
Ngày nay, sự trung tín trong hôn nhân là cực kỳ khó. Tỷ lệ ly hôn ngày càng cao. Số người ly hôn xem ra lấn lướt số người trung tín.
Trung tín trong hôn nhân khởi đi từ trung tín trong tình yêu, và dẫn đến trung tín với Thiên Chúa, Đấng là nguồn tình yêu, Đấng cho con người tất cả những gì họ có, và cho con người tất cả những gì Ngài có. Tất cả chỉ vì Ngài yêu họ, và luôn trung tín trong tình yêu đối với họ.
Làm truyền thông và làm PR cần phải có sự trung tín này. Không trung tín thì cũng đánh mất uy tín, và mọi mối quan hệ với công chúng sẽ tan vỡ.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Siêu thoát


Một vị linh sư Ấn-độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông thì có một thanh niên giàu sang đến xin làm đệ tử. Anh ta tiến đến và cung kính đặt dưới chân vị linh sư hai viên ngọc quý như một lễ vật nhập môn. Vị linh sư mở mắt, thấy hai viên ngọc long lanh dưới chân mình, chẳng nói một lời, cầm lấy một viên ném thẳng xuống sông.
Hết sức ngỡ ngàng và tiếc nuối, chàng thanh niên vội nhảy xuống sông và lặn xuống đáy cố tìm cho bằng được viên ngọc quý nhưng suốt cả ngày hì hụp ngoi lên lặn xuống hao hơi nhọc công, viên ngọc vẫn biệt tăm.
Chiều đến, với vẻ mặt thất vọng, chàng đến gặp vị linh sư để xin chỉ đích xác nơi mà ngài đã ném ngọc xuống để may ra tìm lại dễ hơn.
Bấy giờ vị linh sư cầm lấy viên ngọc thứ hai ném thẳng xuống sông và nói: “Ta đã ném nó vào đúng chỗ nầy.” (dựa theo Cha Anthony)
Bấy giờ chàng thanh niên chợt hiểu ra rằng bài học đầu tiên mà vị linh sư dạy anh là: muốn trở thành môn đệ của ngài thì điều kiện tiên quyết là phải có tinh thần siêu thoát, phải sẵn sàng dứt bỏ mọi dính bén với của cải thế gian.

Thánh nữ Clara đã sống thật siêu thoát. Gia đình quý tộc giàu có, nhưng thánh nữ chỉ thấy đó như một sợi dây trói buộc, khiến mình không thể tự do bay bổng trong vùng trời yêu thương với Chúa Giê su. Ngài đã từ bỏ tất cả, để sống cuộc đời nghèo khó, không màng chi đến của cải, để có thể hoàn toàn chìm đắm trong tình yêu với Chúa.
Tất nhiên, Chúa Giê su đã rất vui và bảo vệ Clara hết mình. Ngài từng cứu cộng đoàn Clara khỏi bàn tay tàn ác của cả một đội quân hung hãn muốn tấn công xâm chiếm tu viện...

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Nước & lửa

Bài Tin Mừng Chúa nhật vừa rồi có nhắc đến nước: Phê rô đi trên nước đến với Chúa. Đi trên nước, thật bấp bênh biết bao!  Phê rô đã sợ hãi, và đã chìm xuống nếu không kịp nắm lấy tay Chúa.

Thánh lễ ngày mai, lễ Thánh Lô ren sô, không nhắc đến nước, mà nói đến lửa. Tuy nhiên, lửa này lại có liên quan đến nước. Có lửa để khỏi chìm trong nước!

Thánh Lô ren sô bị nướng trên vỉ sắt đỏ lửa mà vẫn vui đùa được với lý hình. Ngài chỉ vào phần thân thể đã bị nướng chín của mình, nói với lý hình: "Bên này chín rồi đấy, lật qua bên kia đi, cho nó chín đều!"

Làm thế nào mà Thánh Lô ren sô có thể quên được cái đau khủng khiếp trên vỉ lửa để vui cười như thế? Phải chăng vì thánh nhân đã từng quen với lửa? Có lẽ như thế, vì bản thân của ngài lúc nào cũng hừng hực một ngọn lửa: lửa nhiệt tình, lửa yêu thương, lửa truyền giáo. Ngọn lửa mãnh liệt nơi bản thân khiến ngài có thể chịu đựng nổi nỗi đau thể xác để vui đùa, trêu chọc lý hình.

Người làm công tác truyền thông lúc nào cũng cần phải có lửa và bốc lửa như thế. Không có lửa thì nhạt nhẽo vô vị, không thể truyền thông được. Truyền thông là một sứ mạng đòi phải bốc lửa và truyền lửa.

Trước hết là bốc lửa hạnh phúc vì được cận kề bên Chúa, được chung chia sứ mạng loan báo Tin Mừng với Ngài. Rồi bốc lửa thương cảm các linh hồn chưa được thưởng thức tình thương của Chúa. Rồi bừng lên ngọn lửa hân hoan vì được sống trong một thời đại có những phương tiện truyền thông rất mạnh, rất hữu hiệu cho việc loan báo tình thương của Chúa. Rồi bùng lên ngọn lửa hối hả, vội vã truyền thông truyền giáo: mau lên chứ, vội vàng lên với chứ... kẻo tình non đã già rồi ... Vội vã viết tin, viết ký sự, phóng sự, viết blog, vội vã tạo ra những bữa tiệc thiên đàng trên internet, vội vã làm PR cho Chúa, làm đẹp cho cuộc đời, tìm mọi cách để mọi người có thể chiêm ngắm được vẻ đẹp của Chúa nơi giáo xứ, nơi cộng đoàn, nơi gia đình và bản thân của mình. Ngọn lửa cháy rực nơi bản thân để có thể sống kiếp người thật trọn vẹn, sống hết mình cho Chúa, cho con người và cuộc đời...

Một ngọn lửa như thế sẽ giúp cho tôi có một cuộc sống mạnh mẽ đẹp đẽ, đồng thời giúp tôi nắm được tay Chúa khi phải đi trong tăm tối, khi phải bước trên dòng nước bấp bênh đầy sóng gió của cuộc đời.

Xin Chúa cho con có được ngọn lửa luôn rực cháy như vậy.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Tiền trong bụng cá

Khi thầy trò tới Ca-phác-na-um, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phê-rô: "Thầy các ông không nộp thuế sao? " Ông đáp: "Có chứ! " Ông về tới nhà, Đức Giê-su hỏi đón ông: "Anh Si-môn, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài? " Ông Phê-rô đáp: "Thưa, người ngoài." Đức Giê-su liền bảo: "Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh." (Mt 17,24-27)
Làm thế nào để đồng tiền có thể nằm trong bụng cá được?
Chả lẽ Chúa đặt nó vào bụng cá rồi khiến cho Phêrô câu được nó? Nếu thế thì Chúa hoá phép để có đồng tiền đưa thẳng cho Phêrô cho rồi, khỏi phải rắc rối!
Theo các nhà nghiên cứu Kinh Thánh thì đồng tiền 4 quan để nộp thuế thời Chúa Giêsu làm bằng bạc. Mà loài cá lại mê những con mồi có mầu ánh bạc (http://scene.asu.edu/habitat/activities/attract_fish.html). Một chú cá đã nuốt lầm đồng bạc đóng thuế - mà nó tưởng là con mồi có ánh bạc - vào bụng. Nên khi Phêrô câu được nó, gỡ đồng bạc ra khỏi bụng nó - mà hẳn ông đã thả nó trở lại dòng nước sau đó - chắc chắn là nó vui mừng lắm. Cả hai - cá và người - đều cảm thấy nhẹ nhõm. Cá thì được giải thoát khỏi đồng tiền rất khó chịu trong bụng. Người thì có tiền nộp thuế (cho dù theo logic thì không cần nộp, chỉ để khỏi làm gai mắt người đời thôi). Đấy là cách giải quyết rất đẹp của Chúa.
Xin cho con biết học với Chúa, học cách giải quyết dễ thương của Chúa. Tất nhiên, khi cần, Chúa cũng đã có những cách giải quyết rất mạnh mẽ, ví dụ những lời đối đáp với Pharisêu. Nhưng Chúa không bao giờ "dập tắt những cây sậy còn cháy". Tất cả đều được đối xử bằng tình thương: Hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm... Xin cho con luôn có trái tim trong mọi ứng xử như thế...

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Niềm tin mong manh

Niềm tin mất rồi, còn có thể níu kéo lại được không?
Xe chở trái cây gặp tai nạn tại Đại Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, nhiều người lao vào hôi của. Sau bốn giờ đồng hồ, người xã Đại Trạch đã vét sạch lượng hoa quả chừng 20 tấn. Tin loan đi, nhiều người Quảng Bình xấu hổ... Niềm tin trở thành nỗi xấu hổ...
Một cựu chiến binh ở Hà Nội gọi điện cho tôi, hỏi “Sao thế Quảng Bình ơi?”...
Nhiều năm qua, Bố Trạch bị bão lũ dập vùi, người dân cả nước đã chìa tay giúp đỡ, trong đó có xã Đại Trạch. Thế mà bây giờ... Người ta còn tin người dân Đại Trạch nữa không? 
Niềm tin mất rồi, còn có thể níu kéo lại được không?
Niềm tin không dễ có và rất dễ bị đánh mất. Dù mong manh như thế, niềm tin vẫn vô cùng cần thiết. Người ta không thể sống nếu thiếu niềm tin vào chính mình, tin vào con người, và tin vào Thượng Đế. Rất nhiều người đi tìm cái chết vì không còn niềm tin vào bản thân, vào tha nhân, vào tương lai cuộc sống.
Mỗi năm thế giới có khoảng 20-60 triệu người cố tự tử, với khoảng 1 triệu người chết. Con số này cao hơn cả số người thiệt mạng vì án mạng và chiến tranh! Chủ đề Ngày thế giới ngăn ngừa tự tử năm nay mang tên "Thông cảm, niềm hy vọng mới" và tập trung vào việc giải thích khoa học về hành vi tự tử trong những chương trình đặc biệt và các hoạt động có thể giảm hành vi tự tử.
Trong vòng 45 năm qua, tỷ lệ tự tử đã tăng gần 60% trên toàn thế giới. Tự tử hiện nay là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm người 15-44 tuổi.

Ngược lại, cũng rất nhiều người thành đạt nhờ tự tin, và tin vào Thiên Chúa, tin vào con người..
Chúa Giêsu nói: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: "rời khỏi đây, qua bên kia! " nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.
Con làm gì để có niềm tin bằng hạt cải, và phải làm gì để đừng làm cho người khác thất vọng, mất niềm tin?

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Thánh Giacôbê tiền

Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: "Bà muốn gì? " Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy." Đức Giê-su bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? " Họ đáp: "Thưa uống nổi." Đức Giê-su bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được." (Mt 20,20-23)


Mặc dù trong Tin Mừng, xem ra Chúa từ chối yêu cầu của bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê, nhưng trong bức tranh "Bữa tiêc ly" của mình,  Leonardo da Vinci đã đặt hai anh em Giacôbê và Gioan ngồi hai bên Chúa:


"Phía tay trái Chúa: Giacôbê tiền, nét mặt bỡ ngỡ kinh ngạc, hay tay giang rộng, lùi về phía sau như bị áp lực của lời Chúa vừa tung ra."



"Sát bên tay phải Chúa là Gioan, người môn đệ yêu quý có tâm hồn dễ cảm, biểu lộ sự đau đớn trầm lặng sâu xa."


"Nét mặt Chúa buồn rầu, đôi mắt nhìn xuống như muốn tránh cái nhìn của kẻ Người vừa tố giác. Hai tay buông xuôi tựa xuống mặt bàn, cử chỉ của Người vừa tiết lộ một điều quan trọng và bây giờ lặng thinh không nói nữa: một giây phút thinh lặng bi tráng!"


"Giuđa ngồi ngay trước Phêrô, hốt hoảng như tên ăn trộm vừa bị lộ tẩy, tay phải ôm chặt túi bạc, tay trái giơ ra phía trước như muốn phân bua chối cãi."


Được ngồi hai bên Chúa Giêsu như vậy quả là hạnh phúc. Tôi không chỉ được như vậy, mà lúc nào cũng có Chúa Giêsu ở trong lòng. Và Ngài muốn chọn tôi là bạn tâm phúc, muốn tâm sự với tôi mọi chuyện: "Thầy gọi anh em là bạn hữu... Những gì Thầy biết nơi Cha Thầy, Thầy đều cho các con biết". Hạnh phúc của tôi thật là lớn, nhưng tôi thường lãng quên...

Tin nóng rùng rợn hôm nay:

Cơ quan lập pháp bang New York đã hợp thức hóa hôn nhân đồng tính vào ngày 24-6, nhưng luật này mới chỉ có hiệu lực vào ngày 24-7.
New York là tiểu bang thứ 6 của Mỹ, và cho tới nay là bang đông dân nhất, cho phép những cặp đồng tính cử hành hôn lễ. Trước đó các bang Connecticut, Iowa, Massachusetts, New Hampshire, Vermont và thủ đô Washington đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. 39 bang còn lại ở Mỹ hiện vẫn cấm kết hôn đồng tính.
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/448151/New-York-hang-tram-cap-dong-tinh-ket-hon.html

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Thuyền & Dụ ngôn

Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. (Mt 13,2-3)


Chúa ngồi trên thuyền để nói lời dụ ngôn tình yêu với những người dân yêu dấu của Ngài. Này Lời yêu thương giống như hạt giống. Bất chấp cõi lòng con người có là gì đi nữa, vệ đường hay mảnh đất đầy sỏi đá, đầy bụi gai, Lời yêu thương vẫn không quản ngại, vẫn rơi vào, gieo vào... Tiếng Chúa vang lên trong sóng biển. Và sóng biển của Biển hồ Galilê vỗ vào mạn thuyền, rì rào, rì rào:

"Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu.
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”

...

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Lời khôn ngoan

Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa. (Mt 12,42)

Gabriel Garcia Marquez, nhà văn nổi tiếng của Colombia (thường được biết đến với cái tên là "Gabo" tại quê hương ông), đã được trao giải Nobel về văn chương năm 1982, nay đã rút lui khỏi đời sống công cộng vì lý do sức khỏe. Ông bị một chứng ung thư đã đến giai đoạn cuối. Ông đã gửi một bức thư từ biệt cho bạn bè và bức thư đã được lưu hành trên Internet. Trong thư, ông nói: "...Nếu Thiên Chúa cho tôi sống thêm một tí nữa, hẳn là tôi sẽ ăn mặc đơn giản, tôi sẽ đặt mình dưới ánh mặt trời, để không những thân thể tôi, mà cả linh hồn tôi trần trụi, tha hồ cho ánh nắng rọi vào…."

Đối với tôi, ánh nắng đây là Lời Chúa. Tôi muốn trần trụi phơi mình trước Lời khôn ngoan của Chúa, để không chỉ hồn tôi, mà cả thân xác tôi được tắm trong ánh nắng Lời Chúa.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Nhẫn nại

Đầy tớ nói : "Vậy ông có muốn chúng tôi ra nhặt đi không?" Ông đáp : Đừng, sợ rằng khi nhặt cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. (Mt 13,28)

Thái độ của ông chủ là một thái độ nhẫn nại: "Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi." Đấy là thái độ của Đức Kitô: "Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi." (Mt 12,20)


Học tính nhẫn nại
Cậu bé nhìn như bị thôi miên vào chiếc thùng đựng nhiều cá đầy màu sắc và dụng cụ đi câu của ông. Cậu bé muốn chạm vào nhưng không dám.
“Cháu thích câu cá chứ?”- người ông hỏi.
“Cháu không biết nữa, cháu chưa từng...”, cậu bé lấp lửng mà cặp mắt vẫn dán chặt vào các vật dụng. “Cháu có thể sử dụng tất cả những thứ ấy không ông?”. “Bất kể khi nào cháu muốn. Có lẽ cháu chưa từng đi câu?”- ông hỏi. “Không ai chỉ cho cháu cả”. Cậu bé đang sống tạm ở viện mồ côi, chờ người đến nhận về nuôi, đáp lí nhí.
“Chưa từng câu cá”- ông cứ lặp đi lặp lại câu ấy với tôi- “chưa từng có ai đưa thằng bé đi câu. Thương thật! Thằng bé phải được đi câu vì nó sẽ học tính nhẫn nại trong cuộc sống mai này, từ việc chờ đợi để giật câu”.
Nói là làm, ông đã chỉ thằng bé cách tìm sâu làm mồi câu, móc mồi vào lưỡi rồi thả cần, quan sát chiếc phao nhỏ khẽ động trên mặt nước và thời điểm nào thì giật cần câu thật mạnh và nhanh... Thằng bé thích thú reo vang khi câu được một con cá bé xíu xiu trong lần “ra quân” đầu tiên. Ông đã chọn cái ao này vì nó đã được thả rất nhiều cá. Ông cũng mang theo máy quay để ghi lại khoảnh khắc sung sướng tột cùng của thằng bé với thành quả của nó. Trong hành trang cuộc đời thằng bé, sẽ luôn có những kỷ niệm ngọt ngào như hôm nay. Đứa trẻ nào cũng cần được trang bị kỹ năng sống. Ý nghĩ và hành động ấy đã đem lại cho thằng bé và ông niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

http://nld.com.vn/218858p0c1030/hoc-tinh-nhan-nai.htm


Nhẫn nại và cảnh giác trong cuộc chiến của thế giới ảo:
Người ta từng nói: Thương trường như chiến trường. Nay còn thêm: không gian internet như chiến trường, một chiến trường đòi hỏi nhiều cảnh giác nhanh nhạy, nhưng cũng đòi hỏi nhiều nhẫn nại kiềm chế, vì mọi lời nói nóng nảy bốc đồng đưa lên mạng đều có hậu quả lan rộng khó lường:

TT - Nhà Trắng hôm 14-7 công bố kế hoạch dài 13 trang về tăng cường sức mạnh an ninh mạng, trong đó xem không gian mạng là mặt trận mới bên cạnh đất liền, không phận và hải phận.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Washington thừa nhận mất khoảng 24.000 tài liệu nhạy cảm về khoa học điện tử hàng không, các công nghệ giám sát, hệ thống truyền thông vệ tinh và các mô hình an ninh mạng, hệ thống tên lửa và máy bay chiến đấu của Mỹ hồi tháng 3-2011 vào tay các tin tặc nước ngoài. “Một cơ quan tình báo nước ngoài thực hiện vụ tấn công và một chính phủ đứng sau âm mưu này” - Thứ trưởng quốc phòng Mỹ William Lynn tuyên bố. Tuy nhiên, ông từ chối nêu tên quốc gia cụ thể.
“Trong thế kỷ 21, bit và byte cũng là mối đe dọa tương tự đạn và bom” - Financial Times dẫn lời ông Lynn so sánh.
Với việc công nhận không gian mạng là một chiến trường, Nhà Trắng “bật đèn xanh” cho Bộ Quốc phòng tự trang bị và đào tạo để có thể hoạt động hiệu quả trên mặt trận ảo này, bao gồm việc sử dụng các phần mềm, công cụ để chống các phần mềm nguy hiểm. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cần triển khai nhiều chính sách mới, tăng cường phối hợp với các cơ quan khác như Bộ An ninh nội vụ, chiêu dụ nhân tài...
http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/446867/My-khong-gian-mang-cung-la-1-chien-truong.html

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Hiền lành

Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.(Mt 11,29)

ĐGM Phêrô: Suốt nhiều khóa học vừa qua tại ĐCV, chẳng có ai mang tên Hiền cả. Cha mẹ không dám đặt tên con là Hiền, vì trong xã hội hôm nay, hiền lành thì rất khó sống.

Thực ra, hiền lành theo Kinh Thánh không có nghĩa là nhu nhược, nhưng là luôn điềm đạm nhu nhã với một tình yêu chân thành, bất chấp mọi tình huống gây bực bội hay kinh hoàng. Muốn như vậy đòi hỏi phải có một sức mạnh tinh thần rất lớn.

Người làm truyền thông cần có phong cách hiền lành, điềm đạm, nhu nhã trong mọi hoàn cảnh như vậy. Muốn thế cần được đến với Chúa, để Chúa bồi dưỡng nghỉ ngơi khi gặp căng thẳng: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28)

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Gọi tên

Người Mục tử gọi tên từng con chiên của mình (Ga 10,3). Ngài biết rõ tên của tôi. Ngài gọi tên 12 tông đồ: "gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế." (Mt 10,1). Ngài gọi tên và giao quyền cho 12 tông đồ cùng các Đấng kế vị để điều hành Dân cứu độ của Ngài, nhờ đó Ơn cứu độ được rao giảng cách chính thống, được loan báo và thể hiện khắp trên trần gian, trong sự hiệp nhất của toàn Dân Chúa.

Cần tôn trọng quyền bính mà các Tông đồ đã truyền lại cho các Đấng kế vị, tức Giám mục đoàn mà thủ lãnh là Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị thánh Phêrô. Đây chính là nền tảng của sự hiệp thông trong Giáo hội. Không thể nói đến hiệp thông khi một Giám mục đứng riêng rẽ bên ngoài Giám mục đoàn để truyền dạy những điều nghịch đức tin và luân lý của Giáo hội, và cũng không còn là một hiệp thông khi một tín hữu không tuân giữ quyền giáo huấn của Giám mục đoàn và của thủ lãnh Giám mục đoàn là Đức Giáo Hoàng.

Vào ngày 4-07-2011, Tòa Thánh đã ra một thông cáo về lễ phong chức giám mục cho linh mục Phaolô Lôi Thế Ngân, diễn ra vào ngày 29 tháng Sáu vừa qua tại giáo phận Lạc Sơn, Trung Quốc.

Bản thông cáo viết:

1) Linh mục Lôi Thế Ngân, được tấn phong mà không có sự ủy nhiệm của Đức giáo hoàng, do đó là bất hợp pháp. Ngài không có thẩm quyền cai quản cộng đoàn Công giáo của giáo phận; Tòa Thánh không công nhận ngài là Giám mục giáo phận Lạc Sơn. Cha Lôi Thế Ngân phải chịu các hình phạt đã dự liệu vì vi phạm khoản 1382 của Bộ Giáo Luật. Thông cáo này xác định rằng từ lâu cha Lôi Thế Ngân đã được thông báo rằng ngài không được Tòa Thánh chấp thuận như là một ứng viên giám mục vì những lý do rất nghiêm trọng đã được xác nhận.

2) Các giám mục tấn phong đã tự mình chuốc lấy các hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật đã được luật Giáo Hội dự liệu (đặc biệt, khoản 1382 của Bộ Giáo Luật).

3) Một lễ phong chức giám mục không có sự ủy nhiệm của Đức giáo hoàng là trực tiếp chống lại vai trò thiêng liêng của Đức giáo hoàng và làm tổn thương sự hiệp nhất của Giáo Hội. Lễ phong chức ở Lạc Sơn là một hành động đơn phương gieo rắc chia rẽ và thật đáng tiếc, gây ra những rạn nứt và căng thẳng trong cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc. Sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội chỉ có thể diễn ra trong mối hiệp nhất với Đấng mà chính Giáo Hội được giao phó cho ngài, và không được không có sự đồng ý của ngài như đã xảy ra tại Lạc Sơn. Nếu muốn Giáo Hội tại Trung Quốc là Giáo Hội Công giáo, thì phải tôn trọng giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội.

4) Lễ phong chức giám mục Lạc Sơn đã khiến Đức Thánh Cha vô cùng đau buồn. Ngài muốn gửi đến các tín hữu yêu quý ở Trung Quốc một lời khích lệ và hy vọng, mời gọi họ cầu nguyện và hiệp nhất.

Truyền thông Lời Chúa phải là truyền thông trong Ba Ngôi và trong sự hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội.

http://hdgmvietnam.org/thong-cao-cua-toa-thanh-ve-le-phong-chuc-giam-muc-tai-giao-phan-lac-son-trung-quoc/3060.57.7.aspx

http://so4j.com/twelve-disciples-of-jesus.php

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Bé mọn

"Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn." (Mt 11,25)
Truyền thông với tâm hồn trẻ thơ bé nhỏ và truyền thông cho những tâm hồn thơ trẻ đơn sơ. Đấy là điều kiện lý tưởng.
Vấn đề là làm sao cho tâm hồn mình luôn trẻ thơ, và sứ điệp của mình được người ta đón nhận với tâm tình thơ trẻ?
Trẻ thơ có tâm tình phó thác vì cảm nhận cha mạnh mẽ, cha thương mình. Mình nằm ở trong tâm điểm của trái tim cha. Vâng con tin Cha của con trên trời mạnh mẽ toàn năng và yêu con như thế.
Con luôn nhỏ bé, vì con chỉ là hư vô. Và Cha là tất cả của con.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Trở thành chính mình

Khi chia sẻ trong lễ kỉ niệm ngọc khánh linh muc của mình, ĐTC đề nghị coi cụm từ “không còn là tôi tớ nữa, nhưng là những bạn hữu” như là toàn bộ chương trình của đời sống linh mục.

ĐTC nói:
“Tình bạn là sự hiệp thông về tư tưởng và ước muốn. Ngài biết rõ tôi. Còn tôi có biết rõ Ngài không? Tình bạn Ngài ban tặng cho tôi chỉ có thể có nghĩa là tôi cũng phải cố gắng để biết Ngài nhiều hơn… Tình bạn không chỉ là biết về một người nào đó, mà trên hết nó là sự hiệp thông của ước muốn. Nó có nghĩa là ước muốn của tôi ngày càng trở nên tương hợp với thánh ý Thiên Chúa hơn. Vì thánh ý Chúa không phải là cái gì bên ngoài và xa lạ đối với tôi, không phải là cái mà tôi ít nhiều sẵn sàng vâng phục, hoặc từ chối không vâng phục. Không, trong tình bạn, ý muốn của tôi lớn lên cùng với thánh ý Chúa, và thánh ý Chúa trở thành của tôi: đây là cách mà tôi đích thực trở nên chính mình”.

Hôm nay là lễ Trái tim Đức Mẹ. Trái tim Mẹ "ghi nhớ tất cả lời Chúa trong lòng" để cố gắng hiểu và sống điều Chúa muốn. Để thánh ý Chúa trở thành của Mẹ. Đó là cách Mẹ trở thành chính mình.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Tim già

Trong dụ ngôn "Đứa con hoang đàng", trái tim của hai đứa con đều xa cách người cha của mình. Con thứ vì ham mê lạc thú mà rời xa cha. Lòng đứa con cả cũng rời xa cha vì chỉ vâng lời cha cách lạnh lùng. Do lạc thú hay do vâng lời cách cằn cỗi, họ đã có những trái tìm già nua, chai lạnh.

Sao quê hương mình già nua đến vậy?
Tiến Sĩ Alan Phan
(Tác giả, một người Việt Nam, hiện là chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Bản gốc đã đăng ở trang web riêng www.gocnhinalan.com)

Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi.

Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người Việt dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào.

Họ tìm đến Việt Nam mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco).

Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

Những giả thuyết ngây thơ chăng? Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó.

Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi còn nhớ một đai gia công nghệ thông tin (IT) nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu người hay khoảng 80% dân số.

Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là tương lai về công nghệ thông tin của Việt Nam phải sáng ngời và sẽ vượt trội các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cục diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn chiếm đến 64% của dân số xứ này).

Tôi thích câu nói (không biết của ai): "Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên định mệnh."

Định mệnh của cá nhân phát sinh từ tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.


Tư duy, định mệnh

Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen của người dân Việt Nam.

Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám phá.

Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng, trách nhiệm, danh dự và hy sinh.

Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người Việt sẽ đồng ý với nhận định này.

Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc.

Thực tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.

Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc trước 1945.

Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư.

Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những mẩu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.

Ôm lấy quá khứ

Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta vẫn bàn cãi về những triết thuyết mà phần lớn nhân loại đã bỏ vào sọt rác.

Trong lãnh vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công nghiệp của Việt Nam, “Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn quên”.

Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động, cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem...) nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ hơn bao giờ hết.

Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hoóc-môn về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.

Người Mỹ có câu, “Những con chó già không bao giờ thay đổi” (old dogs never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người trên 40, nhất là những đại trí giả. Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại Việt Nam và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế.

Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lặp đi lặp lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện gần trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng.

Cha mẹ vẫn giữ thói quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà cửa và cách sinh họat.

Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cúi đầu nghe và làm theo những tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc.

Tôi tự hỏi, sao quê hương mình ... già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu?

Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân Việt Nam thêm nhiều thập niên nữa. Cái bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Thiên đàng trong tôi


Chúa Ba Ngôi là nguồn mọi sự.
Ngài chỉ có một, nhưng không đơn độc, vì Ngài là tình yêu. Một bản thể vô biên được ba ngôi vị đón nhận và thông chia trọn vẹn cho nhau. Trọn vẹn cho cả ba, và trọn vẹn cho từng ngôi vị.
Là Cha và Con và Thánh Thần, những tên gọi xem ra có vị trí khác nhau, nhưng bằng nhau, như nhau mọi đàng.
Là một gia đình, trong đó mọi thành viên có chung một hoạt động, nhưng thể hiện ra bên ngoài cách khác nhau cho các thụ tạo.
Ba Ngôi yêu nhau đến tận cùng, truyền thông cho nhau cách trọn vẹn đến nỗi chỉ còn là một. Ngài là nguồn gốc và mẫu mực của truyền thông.
Ngài vô cùng diễm lệ, vô cùng ngọt ngào. Mọi sự diễm lệ, ngọt ngào trên thế gian đều được Ngài dựng nên, và chỉ là phản ánh rất mờ nhạt của Ngài.
Ngài vô biên vô tận, nhưng đang ngự trị ở nơi Ngài thích nhất, đấy là tâm hồn từng người.
Ngài đang ngự trong tâm hồn tôi, âu yếm ngắm nhìn từng chi tiết đời tôi với sự bao dung vô tận. Và chờ đợi tôi trở về gặp gỡ Ngài là thiên đàng đích thực của tôi.
Thiên đàng không ở đâu xa. Thiên đàng là chính Chúa Ba Ngôi đang ngự trị trong lòng tôi.


Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Chúa Thánh Thần và linh đạo

"Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho." (Cv 2,1-4)

Chúa Thánh Thần là sức mạnh tình yêu nối kết con người với Thiên Chúa, và soi sáng con người thấy con đường kết hợp với Chúa trong mọi hoạt động để nên hoàn thiện. Vì thế mọi linh đạo đều có tác nhân là Chúa Thánh Thần.
Nói riêng về Linh đạo Truyền Thông, đây cũng là con đường nên hoàn thiện nhờ tích cực thực hiện truyền thông cách thánh thiện, theo mẫu mực truyền thông trọn hảo của Ba Ngôi Thiên Chúa và của Ngôi Lời nhập thể, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, và theo sự hướng dẫn của Giáo Hội.
Như vậy, sống Linh đạo Truyền Thông có nghĩa là:
- Trước tiên phải đi sâu vào quan hệ truyền thông và hiệp thông mật thiết với Chúa Giêsu nhờ siêng năng cầu nguyện, chiêm niệm Lời Chúa, đón nhận dồi dào ân sủng Bí tích.
- Cộng tác với Ơn Chúa Thánh Thần để nên trưởng thành, quân bình, can đảm, khôn ngoan, mở rộng con tim để lắng nghe, chia sẻ, phát huy sáng kiến trong đời sống thiêng liêng và tông đồ.
- Đầy nhiệt tình tông đồ để, hiệp nhất cùng Giáo Hội, sử dụng mọi phương tiện truyền thông loan báo Tin Mừng, góp phần xây dựng Văn hoá Sự Sống và Văn minh Tình Thương.

Chúa Thánh Thần đóng vai trò chính trong Linh đạo Truyền Thông, nên người làm mục vụ truyền thông luôn cần nhớ đến Ngài.