Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Tỉnh thức & Quản trị khủng hoảng

“Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến" (Lc 12, 40)

Theo tinh thần của kinh quán niệm thì trong khi rửa bát mình chỉ nên rửa bát mà thôi: có nghĩa là khi rửa bát mình có ý thức được rằng sự kiện chính mình đang rửa bát? Mới nghe qua thì thấy buồn cười. Rửa bát thì có gì hay ho đâu mà tập trung ý lực vào đấy nhiều như thế. Nhưng quả thực tất cả sự hay ho là nằm chỗ đó. Sự kiện tôi đứng đây rửa và rửa những cái bát này là một sự kiện mầu nhiệm. Tôi hoàn toàn là tôi, làm chủ được hơi thở tôi, ý thức được sự có mặt, ý thức tâm, ý thức ý và hành động của tôi. Tôi không bị động trong hoàn cảnh như mộ cái nút chai bị những đợt sóng trên mặt biển vùi dập và lôi kéo, tâm ý tôi không tán thất trong loạn tưởng như một mớ bọt biển trên đầu sóng, tan nát thảm thương khi làn sóng đập đầu vào ghềnh đá.


...Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hỗn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống.


"Tâm bất tại", tức là sự vắng mặt của ý thức... 


Nếu có ý thức, chỗ ngồi và thời gian trong giờ phút ấy trở thành hợp nhất trong một hiện tại vĩnh cửu.
Quán niệm là một phép lạ mà ta có thề sử dụng để khôi phục và thâu hồi tự thân. Giả dụ một nhà ảo thuật nào đó đem thân thể ta chia làm nhiều phần và dặt mỗi phần ở một địa phương khác nhau. Bàn tay đặt nam, bắp chân đặt ở bắc, cánh tay đặt đông... Rồi dùng phép lạ hô lên một tiếng. Mỗi phần của thân thể lặp tức liền lại với nhau, để thân thể ta trở nên toàn vẹn trở lại. Quán niệm cũng thế, đó là phép lạ để tụ họp trong chớp nhoáng tâm ý phiêu lưu, tản mát khắp chốn và thực hiện tự tâm toàn vẹn trong giây phút hiện tại của sự sống.


Quán niệm vừa là một phương tiện vừa là một cứu cánh, vừa là nhân, vừa là quả. Khi thực tập quán niệm để luyện định tâm thì ta gọi quán niệm là nhân. Nhưng quán niệm vốn là sự sống tỉnh thức (sự có mặt của quán niệm là sự có mặt của sự sống mầu nhiệm), do đó ta cũng gọi quán niệm là quả. Quán niệm để xua đuổi quên lãng và phân tán. Quán niệm dể thực sự sống từng giây, từng phút của cuộc sống. Quán niệm để duy trì chánh niệm và duy trì sự sống.


Người tác viên biết sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm, bởi vì hơi thở là dụng cụ rất mầu nhiệm để đình chỉ loạn tưởng. Hơi thở là cây cầu bắt từ bờ sinh lý sang bờ tâm lý, là môi giới giữa thăn và tâm. Mỗi khi chợt nhớ ra rằng tâm ý mình đang phân tán, rong ruổi, người tác viên nên dùng hơi thở dể nắm giữ nó lại. Anh thở vào nhè nhẹ một hơi thở khá dài và ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài. Anh lại thở ra một hơi dài, đưa ra ngoài hết không khí trong buồng phổi anh và ý thức rằng mình đang làm như thế. (Nhất Hạnh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét