Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

7 tỷ & Đáp lễ

Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại. (Mt 14,14)

Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) sáng 27-10 đã họp báo tại Hà Nội công bố sự kiện dân số thế giới sẽ đạt 7 tỉ người vào ngày 31-10 tới và ra lời kêu gọi mọi người hãy dựa vào nhau cùng chung sống.
Người dân thứ 1 tỉ trên trái đất xuất hiện vào năm 1804. Chỉ hơn một thế kỷ sau đó, dân số thế giới đã đạt 2 tỉ người năm 1927 và 3 tỉ người năm 1959, 4 tỉ người năm 1974, 5 tỉ người năm 1987, 6 tỉ người năm 1998 và sau 13 năm nay, thế giới đã thêm 1 tỉ người.
Với tốc độ tăng dân số như hiện tại, mỗi năm, dân số toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 78 triệu người, chủ yếu ở các nước kém phát triển. UNFPA khuyến cáo tăng dân số sẽ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giới và nguy cơ mất an ninh lương thực, thiên tai…

http://nld.com.vn/20111028121932459p0c1002/the-gioi-co-7-ti-nguoi.htm


Hôm nay dân số toàn cầu đạt 7 tỷ người. Những hệ lụy của tình trạng dân số tăng nhanh và đông đúc là gì? Liệu trái đất có nuôi nổi chúng ta?
Mốc dân số thế giới:
1 tỷ - 1804
2 tỷ - 1927
3 tỷ - 1959
4 tỷ - 1974
5 tỷ - 1987
6 tỷ - 1999
7 tỷ - 2011
Nguồn: UNFPA

Những mảnh đời rổ rá: Người đàn bà sửa xe
TT - Chồng bị căn bệnh không nhấc nổi tay chân. Con thì đứa ngẩn ngơ, đứa sinh hoạt không bình thường. Lẽ ra phải chấp nhận cuộc đời “rổ rá” trong xó bếp, chị vươn ra cái lán sửa xe ở đầu hẻm rồi treo lên đó số điện thoại của mình để có thể sửa xe 24/24 giờ trong ngày.
Khi chồng không còn nhấc tay lên được, chị lén đi học nghề điện để vượt xó bếp mà lo cả công việc của đàn ông trong nhà. Giữa cuộc đời, chị thấy mình vui vì trong từng ngày chị đã sống với chồng con đến hết cả tâm tình và sức lực của mình. Chị tên là Trần Thị Nghiêm, ở phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, An Giang.
...Bệnh chồng ngày càng nặng hơn, đập con muỗi trên tay cũng phải kêu con. Những hồ nuôi ếch anh đắp đành phải nhường lại cho người khác. Chẳng muốn ngồi chơi không, anh cạy cục chế chiếc xe ba bánh rồi đi bán vé số khắp nơi để kiếm tiền. Tới lúc không thể điều khiển xe chạy theo ý mình được nữa, anh ở nhà bày cho tui sửa xe máy.
Tuy sức khỏe ngày càng yếu nhưng chồng tui giỏi lắm, những việc của người đàn ông trong nhà anh đều cố gắng đảm đương. Những việc như sửa điện tui có thể làm được thay chồng nhưng lúc nào anh cũng nói: “Để anh, mai mốt muốn làm cũng không được”. Tui hiểu chồng đang cố gắng sống có ích từng ngày nên càng thương anh hơn.

Có hôm cái cầu chì bị cháy, anh bảo tui đỡ đứng dậy để sửa nhưng tay cứ cứng đờ. Anh hét lên rồi khóc, la tui om sòm. Đó là lần đầu tiên từ khi biết mình mang bệnh anh khóc trước mặt tui. Tui biết chồng mình nhiều lần yếu lòng lắm, nhưng lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ để vợ con khỏi lo lắng.
Tui thay anh làm nghề sửa xe, mấy việc vá, bơm, thay ruột tui làm được ngay nhưng mấy khoản máy móc thì cứ loay hoay hoài. Sợ anh lo tui cứ gật đầu ra vẻ hiểu mỗi lần anh chỉ, nhưng thật ra đàn bà học mấy cái khoản đó đâu dễ. Mỗi lần tui sửa xe anh đều ngồi bên cạnh chỉ cho tui, phụ làm mấy việc nhẹ như bơm bánh xe, nhặt con ốc đưa cho vợ. Làm việc mà có vợ có chồng, những mệt nhọc dường như tiêu tan đâu hết.
Đêm, cứ hễ có người gọi điện thoại kêu sửa xe là anh lại thức dậy, lăn xe ra lán ngồi cùng tui. Anh sợ đêm hôm tui gặp nguy hiểm. Có bóng chồng ngồi bên cạnh tui cũng thấy vững dạ hơn.
Nhiều người cứ hỏi tui “Sao chồng bị bệnh vậy mà lúc nào cũng thấy chị cười vui vẻ?”. Ừ thì cười, tui không thể khóc được. Cũng như chồng tui dù đi không vững vẫn cố làm chỗ dựa cho vợ con. Chồng tui có được mấy ngày còn nhận ra vợ con nữa đâu. Vợ chồng gây gổ, nhiếc móc nhau làm chi. Tui biết một ngày nào đó chồng mình sẽ ra đi nên bây giờ mất gì mà không cười để anh được vui vẻ chứ!

Người khuyết tật sẽ được ưu tiên xét tuyển đại học
TT - Theo dự thảo thông tư liên tịch chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật, người khuyết tật có thể được miễn, giảm một số môn học, hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà họ không có khả năng tham gia. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực, tiến bộ.
Người khuyết tật được ưu tiên nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS ngoài địa bàn cư trú. Với các trường THPT, TCCN, ĐH-CĐ, hiệu trưởng căn cứ vào tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của người khuyết tật để quyết định nhận vào học theo hình thức xét tuyển đối với người khuyết tật nặng và ưu tiên (cộng nhiều nhất 1,5 điểm) đối với người khuyết tật nhẹ.
Dự thảo trên cũng quy định giảm 30-50% hoặc 70% học phí đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập công lập. Ngoài ra, người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục nói trên sẽ được hưởng 50-100% học bổng chính sách áp dụng đối với người tàn tật, khuyết tật.

http://tuoitre.vn/Giao-duc/462823/Nguoi-khuyet-tat-se-duoc-uu-tien-xet-tuyen-dai-hoc.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét