"Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay" (Mt 28,8).
Nếu tôi đã có trải nghiệm về Đức Kitô phục sinh, tôi không có quyền sống ích kỷ, như con rùa thụt lui sau lớp vỏ của mình. Tôi phải diễn tả niềm vui như những phụ nữ hôm nay để “vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin...”
Chuyện nhỏ ở Nhật
TT - Chuyện về chiếc ống hút và mẩu nilông bọc nó dán dính trên hộp sữa nhỏ đúng là chuyện nhỏ, quá nhỏ nữa chứ! Chuyện lại từ mấy cô cậu học sinh cấp I ở một ngôi trường nhỏ, làm sao không là chuyện nhỏ được!
Chuyện là thế này... Trong bữa ăn trưa mà khẩu phần bắt buộc luôn phải có một hộp sữa, các em học sinh sau khi xé mẩu nilông lấy ống hút ra chọc vào hộp sữa và... uống, đã không ném ngay vỏ hộp vào thùng rác. Các em phải thực hiện thêm vài động tác, trước hết xe mẩu nilông lại và cột vào ống hút, rồi để riêng ra một bên. Còn vỏ hộp sữa thì xé ra ép gọn lại. Sau đó hai loại rác này được thu gom riêng: những ống hút có mẩu nilông vào một chỗ, những vỏ hộp giấy vào một chỗ (sau đó còn được xịt nước rửa để khâu xử lý rác tiếp theo không có mùi hôi).
Làm thêm mấy việc này thật cũng chẳng mất mấy thời gian, nhưng dẫu sao cũng là... thêm việc, mà thế là thêm phiền phức. Sao lại bày thêm chuyện, cứ bỏ vào sọt rác, không quăng bừa ra sân là tốt rồi?
Câu trả lời rất đơn giản: chuyện đó là việc phải làm cho quy trình xử lý rác sau đó được thuận tiện và hiệu quả. Phần nilông xử lý riêng, phần giấy xử lý riêng. Đó là chuyện cần làm, để các em từ tuổi măng non đã được rèn thói quen và ý thức về chuyện rác. Rác không là thứ bỏ đi, rác là môi trường, hành xử đúng với rác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Từ búp măng non biết cột mẩu nilông vào ống hút, xé vỏ hộp sữa, có thể hi vọng rồi sẽ có những thân tre biết yêu quý môi trường, tôn trọng thiên nhiên, biết tiết kiệm từng mẩu giấy, giọt nước, biết trân quý những chồi xanh.
Chuyện nhỏ từ hộp sữa trong nhà trường nước Nhật. Bắt đầu từ những chuyện nhỏ như thế, hộp sữa nhỏ trong suất ăn học đường được “luật hóa” từ vài chục năm trước đã góp phần cho những thế hệ thanh niên Nhật “nhổ giò” tăng trưởng chiều cao, xóa đi cái nhìn cũ về một dân tộc thấp bé.
Bắt đầu từ những chuyện nhỏ như thế, chuyện xử lý vỏ hộp sữa nhỏ cũng góp phần tạo nên những lớp người trẻ có nhân cách, có cái nhìn và tấm lòng yêu quý thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Có lẽ cũng nên bắt đầu từ những chuyện nhỏ, rất nhỏ!
(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/486134/Chuyen-nho-o-Nhat.html)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét