Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Những đêm trăng Vatican


Những đêm trăng Vatican


Vào 8g đêm trăng Vatican hôm qua, 28-2-2013, triều đại giáo hoàng Bênêđictô XVI đã kết thúc. Trước đó, lúc 17g38, ĐTC đã có những lời động viên đầy tình cảm với đông đảo tín hữu và khách hành hương đến tạm biệt ngài tại Castel Gandolfo. (xem video)

Đêm trăng rất đặc biệt hôm qua làm tôi liên tưởng tới buổi tối của ngày khai mạc năm Đức Tin, ngày 11-10-2012 (kỷ niệm 50 năm công đồng Vatican II), ĐTC Bênêđictô XVI đã xuất hiện tại cánh cửa sổ quen thuộc, hướng về cộng đoàn dân Chúa đang cầm nến và tụ tập rất đông tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngài nhắc lại kỷ niệm của đêm trăng khai mạc Công đồng Vatican, ngài (lúc ấy còn là linh mục) cũng có mặt tại quảng trường này, mắt cũng hướng về cánh cửa sổ quen thuộc để lắng nghe bài diễn từ ngẫu hứng của ĐTC Gioan XXIII, một diễn từ ngắn gọn mà sau này đã được mệnh danh là “Diễn từ dưới ánh trăng” đầy thơ mộng.

“Diễn từ dưới ánh trăng” cũng được Đức Tổng Giám mục Hàn Đại Huy nhắc đến khi ngài chủ tế Thánh lễ vào đêm 15-12-2012 tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

ĐTGM họ Hàn kể rằng: Sau khi đăng quang, ĐTC Gioan XXIII nhận được rất nhiều hồ sơ cần phải giải quyết, đến từ vị thư ký của ngài, cũng như từ rất nhiều văn phòng Toà Thánh. Ngài chỉ trả lời ngắn gọn: “Công đồng sẽ giải quyết tất cả!”

Rồi vào một buổi chiều muộn- sau một buổi sáng tiếp khách và làm việc mệt nhọc - ĐTC Gioan XXIII tạm nghỉ ngơi và thiếp đi lúc nào không biết. Ngài giật mình mở mắt khi vị thư ký của ngài gõ cửa, nhắc ĐTC cần phải ra cửa sổ để nói chuyện với dân chúng vì đã 9 giờ tối rồi. Chưa ra khỏi cơn ngái ngủ mệt nhọc, ĐTC Gioan XXIII nói, ngài chưa chuẩn bị gì nên sẽ không có cuộc nói chuyện nào cả đâu! Cảm thấy ĐTC cần cấp bách xuất hiện, vị thư ký nghĩ ra một kế, ngài la lên: “Lửa cháy! Lửa cháy! Quảng trường đầy lửa cháy!” “Sao có thể như thế được!” ĐTC vội chạy ra cửa sổ nhìn xuống và trông thấy cả một rừng người với nến cháy trên tay, đứng chật cả quảng trường Thánh Phêrô. Ngài quay lại nói với vị thư ký: “Tôi sẽ ban phép lành, và chỉ thế thôi!”

Rồi quay ra cửa sổ, Đức Gioan XXIII nói với dân chúng rằng: ngài cảm nhận được tiếng nói của họ. Ngài chỉ có một tiếng nói, nhưng tiếng nói của ngài sẽ quy tụ tất cả tiếng nói của họ lại... Ngài chỉ là một người anh em của họ, nhưng ý Chúa muốn ngài trở thành Giáo hoàng, thành một người cha để gần gũi mọi người... Ngài mô tả: trăng đẹp hôm nay lên cao để ngắm nhìn tất cả chúng ta đang diễn tả chính mình qua đức tin, đức ái và niềm hy vọng....

Những lời đêm hôm đó của Đức Gioan XXIII đã trở thành “Diễn từ dưới ánh trăng” đầy chất thơ, kết thúc bằng những câu rất lãng mạn: “Tối nay khi về nhà, anh chị em hãy ôm hôn con cái của mình và nói với chúng rằng: ‘Đây là những cử chỉ yêu thương mà ĐTC gửi cho con!’. Và nếu chúng đang buồn, đang khóc, hãy an ủi chúng và nói rằng: ‘ĐTC đang ở bên con!’.”

(http://whispersintheloggia.blogspot.com/2012/10/quote-of-day-night-and-h...)

Vào buổi tối của ngày khai mạc năm Đức Tin, ngày 11-10-2012, chính ĐTC Bênêđictô XVI đã thuật lại câu chuyện này với dân chúng ở quảng trường thánh Phêrô; ngài nói: “Đêm hôm đó, tất cả chúng tôi đều rất hạnh phúc và đầy nhiệt tình - vì đại công đồng Vatican đã bắt đầu. Chúng tôi đã tin chắc rằng một mùa Xuân mới, một lễ Hiện Xuống tràn đầy ân sủng đang đến.” Rồi ĐTC Bênêđictô đã cùng với dân chúng nhìn lại 50 năm qua với nhiều sóng gió, bão tố, nhiều bóng đêm, nhưng ngài nhấn mạnh: Chúa vẫn hiện diện với tràn ngập ân sủng và ánh sáng của Ngài. Kết thúc, ngài dùng chính lời của ĐTC Gioan XXIII hơn 50 năm trước để nói với dân chúng đang hiện diện: “Khi bạn về nhà, hãy cho con của bạn một nụ hôn và nói với con mình rằng: nụ hôn này đến từ ĐTC đấy!”

(http://www.catholic.org/homily/yearoffaith/story.php?id=48002)

Hơn bốn tháng sau, vào ngày 28-2-2013, tức là hôm qua, khi trăng đã mọc lên rất sáng trên bầu trời Sài Gòn, thì tại Castel Gandolfo, ĐTC Bênêđictô XVI bước ra ban-công của toà nhà cổ kính, ngỏ lời với đông đảo dân chúng đang xúc động vẫy tay tạm biệt ngài: “Sau 8 giờ tối, tôi không còn làm giáo hoàng nữa. Tôi chỉ là một người hành hương đang đi trên chặng cuối của hành trình trần thế. Với tấm lòng và trọn vẹn tình yêu của mình, với cầu nguyện, suy tư và hết sức lực nội tâm, tôi mong được làm việc phục vụ lợi ích chung của Hội Thánh và nhân loại. Tôi thấy mình đã được anh chị em hết lòng nâng đỡ. Nào, có Chúa cùng đi, chúng ta hãy tiến bước vì lợi ích của Giáo hội và thế giới.”

Sau những lời này, bóng vị giáo hoàng vĩ đại khuất dần sau khung cửa.

Và trăng vẫn sáng vằng vặc trên cao, tại đây.

Giuse Mạnh Hữu



Trống ngôi

Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. (Mt 21,33)

Trống vắng khiến ta sợ hãi. Hôm nay, Giáo hội trống toà. Nhưng Chúa vẫn ấp đầy trong Giáo hội. Ngài hướng dẫn Giáo hội như thường lệ.
Đôi khi tâm hồn tôi trống vắng. Và tôi sợ sự trốn vắng này. Nhưng nếu tâm hồn tôi luôn ấp đầy những sự thế gian, Chúa sẽ không còn chỗ trong đó. Cần sự trống vắng, để có thể mời Chúa đến ngự trị.
Đức Bênêđictô đã dám tạo ra sự trống vắng này khi cần. Vì rốt cuộc, chính Chúa mới là chủ chăn đích thực, và mọi "chủ chăn" trần gian chỉ là tham dự vào.
Vâng, Chúa là chủ vườn nho...

Letting Go of Our Fear of God
We are afraid of emptiness. Spinoza speaks about our "horror vacui," our horrendous fear of vacancy. We like to occupy-fill up-every empty time and space. We want to be occupied. And if we are not occupied we easily become preoccupied; that is, we fill the empty spaces before we have even reached them. We fill them with our worries, saying, "But what if ..."
It is very hard to allow emptiness to exist in our lives. Emptiness requires a willingness not to be in control, a willingness to let something new and unexpected happen. It requires trust, surrender, and openness to guidance. God wants to dwell in our emptiness. But as long as we are afraid of God and God's actions in our lives, it is unlikely that we will offer our emptiness to God. Let's pray that we can let go of our fear of God and embrace God as the source of all love.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Kỷ luật

Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình.(Mt 16,19)

Creating Space for God

Discipline is the other side of discipleship.
Discipleship without discipline is like waiting to run in the marathon without ever practicing.
Discipline without discipleship is like always practicing for the marathon but never participating.
It is important, however, to realize that discipline in the spiritual life is not the same as discipline in sports.
Discipline in sports is the concentrated effort to master the body so that it can obey the mind better.
Discipline in the spiritual life is the concentrated effort to create the space and time where God can become our master and where we can respond freely to God's guidance.

Thus, discipline is the creation of boundaries that keep time and space open for God.
Solitude requires discipline, worship requires discipline, caring for others requires discipline.
They all ask us to set apart a time and a place where God's gracious presence can be acknowledged and responded to.

Ngày ngày yến tiệc linh đình là vô kỷ luật. Một môn sinh vô kỷ luật sẽ là một môn sinh thiếu lửa, thiếu nhiệt tình, thiếu yêu thương... Xin đừng để con như thế

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Phục vụ

Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người". (Mt 20,28)

Downward Mobility
The society in which we live suggests in countless ways that the way to go is up. Making it to the top, entering the limelight, breaking the record - that's what draws attention, gets us on the front page of the newspaper, and offers us the rewards of money and fame.
The way of Jesus is radically different. It is the way not of upward mobility but of downward mobility. It is going to the bottom, staying behind the sets, and choosing the last place! Why is the way of Jesus worth choosing? Because it is the way to the Kingdom, the way Jesus took, and the way that brings everlasting life.

Solidarity in Weakness
Joy is hidden in compassion. The word compassion literally means "to suffer with." It seems quite unlikely that suffering with another person would bring joy.
Yet being with a person in pain, offering simple presence to someone in despair, sharing with a friend times of confusion and uncertainty ... such experiences can bring us deep joy.
Not happiness, not excitement, not great satisfaction, but the quiet joy of being there for someone else and living in deep solidarity with our brothers and sisters in this human family.
Often this is a solidarity in weakness, in brokenness, in woundedness, but it leads us to the center of joy, which is sharing our humanity with others.

Xin cho con đi theo con đường của Chúa, xuống đến tận cùng để yêu thương, thông cảm, phục vụ...

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Chỗ nhất

Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy, vì thế họ nới rộng thẻ Kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là "thầy". (Mt 23,5-7)

Hidden Greatness
There is much emphasis on notoriety and fame in our society. Our newspapers and television keep giving us the message: What counts is to be known, praised, and admired, whether you are a writer, an actor, a musician, or a politician.
Still, real greatness is often hidden, humble, simple, and unobtrusive. It is not easy to trust ourselves and our actions without public affirmation. We must have strong self-confidence combined with deep humility. Some of the greatest works of art and the most important works of peace were created by people who had no need for the limelight. They knew that what they were doing was their call, and they did it with great patience, perseverance, and love.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Giao hoà

"Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ." (Lc 6,37)

The Task of Reconciliation
What is our task in this world as children of God and brothers and sisters of Jesus? Our task is reconciliation. Wherever we go we see divisions among people - in families, communities, cities, countries, and continents. All these divisions are tragic reflections of our separation from God. The truth that all people belong together as members of one family under God is seldom visible. Our sacred task is to reveal that truth in the reality of everyday life.
Why is that our task? Because God sent Christ to reconcile us with God and to give us the task of reconciling people with one another. As people reconcile with God through Christ we have been given the ministry of reconciliation" (see: 2 Corinthians 5:18). So whatever we do the main question is, Does it lead to reconciliation among people?

Benedict XVI: A Pope for This Generation
Youth Web Site Shares Pontiff's Legacy on 'Digital Continent'
Benedict XVI has been a leading advocate of the evangelization of the "digital continent." Now, as the Pope prepares to leave the See of Peter, young people are using the "digital continent" to tell their own stories about a pope who has profoundly impacted their lives.
Throughout this year's 40 days of Lent, an online initiative called Generation Benedict is publishing 40 testimonies, one for each day, from young people who have grown in their faith during Pope Benedict's pontificate.
Bloggers Collette Power and Lisette Carr came up with the idea for Generation Benedict after receiving the news that the Holy Father would resign at the end of this month.
Speaking with ZENIT, Lisette Carr, who is currently based in Dublin, explained that the aim of Generation Benedict is to highlight the "positive impact the Holy Father has had on young Catholics from the UK and Ireland."