Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Chung thủy

Jonny là một em trai 15 tuổi. Em đã bắt đầu thay đổi cách sống và lối sống khoảng chừng 6 tháng trở lại. Ðầu óc bù xù, áo quần chim cò, và em đòi xỏ tai, xỏ lưỡi, xỏ rún, xâm mình. Em trở nên lỗ mãng, mất dậy, và vô lễ đối với mẹ em. Em đòi hỏi đủ điều và nếu mẹ em không làm hài lòng em, em liền nổi cơn thịnh nộ và nói năng vô lễ với mẹ. Em không còn là đứa trẻ dễ thương như chỉ 6 tháng trước đó. Ðiểm học của em xuống dốc cách thê thảm. Em đi sớm, về khuya và giao du với những bạn bè cùng hoàn cảnh với em. Tóm lại, em là một đứa trẻ hoàn toàn khác, hoàn toàn đổi mới!

Tuy không vâng lời mẹ, nhưng vì ở với người “cha kế” người Mỹ to con, mạnh mẽ và điều này có thể là một lý do khiến Johnny còn nghe ông đôi chút. Nhưng những bất đồng về quan niệm giáo dục, văn hóa của ông lại không làm cho mẹ em khỏi băn khoăn và lo lắng cho đứa con trai duy nhất mà bà đã cưng chiều từ hồi còn thơ trẻ. (Nguồn: Gia đình Nadareth)


Không thể kể hết những hậu quả thê thảm của ly dị trên con cái. Tất cả là do sự thiếu chung thủy trong tình yêu của bố mẹ với nhau. Khi tình yêu cha mẹ tan vỡ, lấy gì bù đắp được cho mọi đứa con sống trên nền tảng tình yêu của cha mẹ?

"Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ", và Người đã phán: "Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt." Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly." Họ thưa với Người: "Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?" Người bảo họ: "Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu."
(Mt 19,4-8) 


Sự chung thủy giữa người với người chỉ có được khi người ta biết chung thủy với Chúa trước. Nên đời sống cầu nguyện của cá nhân cũng như của gia đình là hết sức quan trọng.


Xin Chúa cho con biết chung thủy trong đời cầu nguyện để con có thể chung thành trong mọi mối quan hệ với tha nhân.




Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Trọn vẹn

Mẹ Maria được đưa lên trời trọn vẹn cả hồn lẫn xác vì lúc nào Mẹ cũng sống cách trọn vẹn, tròn đầy với Chúa và với mọi người.

Mẹ luôn sống tròn đầy với Chúa và cho Chúa, luôn ở trọn vẹn trong Chúa, luôn thưa "xin vâng" cách trọn vẹn với thánh ý Chúa, nên lúc nào Mẹ cũng no đầy ân sủng của Chúa. Vì thế, thiên sứ Gabriel mới chào Mẹ: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà".

Với tròn đầy ân sủng của Chúa, lúc nào Mẹ cũng sống trọn vẹn với mọi người để đưa họ vào trong mối tương giao tròn đầy với Chúa:
- Mẹ đến với nhà ông Giacaria và làm cho gia đình này tiếp xúc được với Đấng Cứu Thế, khiến bào thai Gioan hân hoan nhảy mừng trong lòng bà Elizabeth.
- Mẹ đến với tiệc cưới Cana và giúp cho chủ tiệc cưới thoát cảnh bẽ mặt. Mẹ làm cho họ gặp được Chúa Giêsu để các chum của tiệc cưới tràn trề rượu ngon, khách dự tiệc tràn trề niềm vui. Tiệc cưới Cana trở thành dấu chỉ của sự tràn đầy ơn cứu độ cho những ai gặp được Đấng Cứu Thế qua Mẹ Maria.
- ...

Giờ đây, với trọn vẹn hồn xác trên trời, Mẹ có thể trọn vẹn đến với từng người con yêu dấu của Mẹ ở trần gian, giúp họ sống tròn đầy với Chúa và với mọi người như Mẹ. Mẹ trở thành dấu chỉ cho một Giáo Hội khải hoàn viên mãn trên thiên quốc sau này.

Xin Mẹ cho con cảm thấy sự hiện diện trọn vẹn của Mẹ bên con, để cùng Mẹ, con luôn biết sống tròn đầy với Chúa và với anh em con.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Cầu nguyện chung và riêng

"Thầy cũng bảo thật các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy"
(Mt 18,19-20)

Gặp nhau, tụ họp bên nhau, hiệp lòng với nhau để cầu xin thì Chúa chắc chắn sẽ nhận lời. Ôi thật vui biết bao!

Và rồi, Chúa cũng dạy phải đóng cửa phòng mình lại để có những giờ cầu nguyện riêng tư, một mình với Chúa:
"Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh." (Mt 6,6).

Khi đó cần cầu nguyện với tâm tình con thảo như Giêsu để thân thưa với Cha trên trời:
"Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.
"Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:
"Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
triều đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con;
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
(Mt 6,8-13).

Và cầu nguyện với "tiếng rên" của Chúa Thánh Thần:

Prayer is the gift of the Spirit.
Often we wonder how to pray, when to pray, and what to pray.
We can become very concerned about methods and techniques of prayer. 

But finally it is not we who pray but the Spirit who prays in us.

Paul says: "The Spirit ... comes to help us in our weakness, 

for, when we do not know how to pray properly, 
then the Spirit personally makes our petitions for us in groans 
that cannot be put into words; 
and he who can see into all hearts knows what the Spirit means 
because the prayers that the Spirit makes for God's holy people 
are always in accordance with the mind of God" 
(Romans 8:26-27). 
These words explain why the Spirit is called "the Consoler."
(Nouwen M)

Xin cho chúng con biết gặp gỡ nhau để cùng cầu nguyện cho những nhu cầu cấp bách.
Và trong riêng tư, xin cho con biết cầu nguyện cùng Giêsu, trong "tiếng rên" Thánh Thần, hầu có thể đi sâu vào mối quan hệ thắm thiết với Chúa.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Chuyện nhỏ

Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (Mt 18,3)

Câu Lời Chúa này tạo nên trong con một niềm vui nhẹ nhàng thanh thoát. Nếu Chúa bảo phải trở nên một người cao cả, quyền to chức lớn, thì sẽ gây thất vọng cho bao nhiêu người không có đủ khả năng, trong đó có con. Nhưng Chúa đã dạy một việc mà ai cũng có thể làm được: hãy trở nên như trẻ nhỏ! Cám ơn Chúa.

Trở nên trẻ nhỏ để yêu mến những người bé nhỏ, làm tròn những việc nhỏ và sống như những người bé nhỏ. Làm như thế thì sẽ trở nên tình yêu, vì yêu là trở nên nhỏ bé để sống trọn cho người mình yêu, hết lòng phục vụ người mình yêu như người mẹ đêm ngày chăm sóc cho đứa con thơ bé của mình.

Mà đã trở nên tình yêu, thì không còn là chuyện nhỏ nữa rồi, phải không, lạy Chúa?

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Cha và Con

Burning With Love

Often we are preoccupied with the question:

"How can we be witnesses in the Name of Jesus? 
What are we supposed to say or do 
to make people accept the love that God offers them?" 
These questions are expressions 
more of our fear than of our love. 

Jesus shows us the way of being witnesses. 
He was so full of God's love, 
so connected with God's will, 
so burning with zeal for God's Kingdom, 
that he couldn't do other than witness. 
Wherever he went and whomever he met, 
a power went out from him 
that healed everyone who touched him. 
(See Luke 6:19)

If we want to be witnesses like Jesus, 

our only concern should be 
to be as alive with the love of God 
as Jesus was.
(Nouwen M)

Mối tương quan yêu thương thường trực giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha đã thể hiện qua những đối đáp trong bài Tin Mừng hôm nay:

Khi thầy trò tới Ca-phác-na-um, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phê-rô: "Thầy các ông không nộp thuế sao ?" Ông đáp: "Có chứ!" Ông về tới nhà, Đức Giê-su hỏi đón ông: "Anh Si-môn, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?" Ông Phê-rô đáp: "Thưa, người ngoài." Đức Giê-su liền bảo: "Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh." (Mt 17,24-27)

Như một người con, Đức Giêsu luôn gắn bó và nhớ về Cha của mình trong mọi hoàn cảnh: "Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?"
Và cũng trong chính tình cảm cha-con ấy, Đức Giêsu lại cảm thấy cần tinh tế, không gây "sốc" vô ích cho các em của mình ở trần gian: "Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu... "
Đấy là cách làm chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu thúc đẩy con người biết cư xử tốt đẹp với nhau.
 
Xin dạy con biết luôn tha thiết với Chúa và tinh tế trong mọi giao tiếp với người khác để có thể làm chứng cho tình yêu của Cha trên trời như Đức Giêsu.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Sống với nụ cười của cái chết

Tôi thường nghĩ: Ai biết sống với nụ cười của cái chết, sẽ có một cuộc sống đẹp. Sống đẹp: vì luôn hướng tới cái chết như một nụ cười xinh. Và chết sẽ là một nụ cười xinh, khi là đỉnh điểm của một cuộc sống đẹp.

Khi nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá, tôi thấy nỗi đau của Ngài thật khủng khiếp. Chỉ có là gỗ đá mới không đau lòng và xúc động trước một tình yêu tự hiến vĩ đại như thế. Nhưng khi nghĩ về một tình yêu tự hiến, một câu hỏi thỉnh thoảng xuất hiện trong đầu tôi: Phải chăng trên thánh giá, khuôn mặt của Chúa chỉ có thương đau? Tôi có thể tìm thấy nụ cười của Ngài trên đó không, cho dù - trong cơn đau dữ dội của thân xác - những nụ cười ấy có lẽ chỉ thể hiện được cách nhẹ nhàng nơi ánh mắt, khóe môi?

Tôi đọc lại 7 lời sau cùng của Đức Giêsu trên đỉnh cao thập tự, để tìm ra những nụ cười của một cái chết đẹp nhất trần gian, đẹp nhất lịch sử loài người:
1. Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng đang làm (Lc 23,34)
2. Quả thật, Ta bảo với anh: Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trên thiên đàng (Lc 23,43)
3. Thưa Bà, đó là con Bà - Đây là Mẹ của con (Ga 19,26-27)
4. Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi, sao Người bỏ con? (Mt 27,46; Mc 15,34)
5. Ta khát (Ga 19,28)
6. Mọi sự đã được hoàn tất (Ga 19,30)
7. Cha ơi, Con phó linh hồn của con trong tay Cha (Lc 23,46)

Lời thứ 6 và thứ 7 của Đức Kitô trên thánh giá chắc chắn phải là hai nụ cười mãn nguyện vì đã cứu độ được nhân loại sau những đớn đau khủng khiếp: "Mọi sự đã hoàn tất rồi. Cha ơi, Con phó linh hồn của con trong tay Cha". Không vui sao được khi một công trình vĩ đại nhất lịch sử hoàn vũ đã hoàn thành cách tuyệt mỹ?

Lời thứ 2 và thứ 3 của Chúa Giêsu bị đóng đinh hẳn phải kèm theo nụ cười hiền hậu gửi đến cho người trộm lành: "Quả thật, Ta bảo với anh: Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trên thiên đàng", và nụ cười thân thương động viên gửi đến Mẹ Maria cùng với Thánh Gioan đang tan nát cõi lòng: "Thưa Bà, đó là con Bà - Đây là Mẹ của con". Những nụ cười giao cảm giữa bao ác cảm của những kẻ đang thóa mạ Ngài!

Lời thứ nhất của Đấng Cứu Thế trên đồi Sọ phải chăng là một nụ cười nhẹ nhàng khoan dung hướng về những người đã lên án, đóng đinh và đang không ngừng chế diễu Chúa: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng đang làm" ?

Lời thứ 4 của Ngôi Lời nhập thể trên cây thập tự chắc hẳn cũng kèm theo nụ cười yêu thương tha thiết - như đóa quỳnh nở ra trong đêm tối của tận cùng cô đơn - hướng về Ngôi Cha vô cùng yêu dấu: "Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi, sao Người bỏ con?"

Và lời thứ 5 của Giêsu Nadarét trên đỉnh Canvê hẳn cũng là một nụ cười thương cảm và đồng cảm với những con người đang trầm luân đau đớn: "Con đang khát ư? Ta cũng vậy, Ta đang khát lắm đấy, con biết không?"

Dù đang ở trong tận cùng đau đớn, bảy lời cuối cùng của Chúa Giêsu - trước khi Ngài chết trên thập giá - phải chăng chính là bảy nụ cười đẹp của giờ chết, kết tinh của cung cách sống rất đẹp, thể hiện trong suốt cuộc đời tuyệt đẹp của Chúa?

Lời Chúa hôm nay nói về giờ chết, giờ Con Người đến phán xét: "Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến" (Lc 12,40).

Hãy sẵn sàng cho giờ Con Người đến: chính là luôn sống với nụ cười của cái chết. Nụ cười xinh mà ta muốn nở được trên môi trong giờ chết - khi ra trước tòa phán xét của Chúa - sẽ thúc đẩy ta luôn biết sống đẹp. Sống đẹp để dẫn đến một cái chết đẹp như cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, chết với những nụ cười đẹp bất chấp mọi đớn đau, những nụ cười mang lại hạnh phúc vĩnh cửu cho bản thân và mọi người.