Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Sinh lời

Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh (Mt 25,21)


Thế hệ... gối ôm!
Tạm gọi họ, những người trai trẻ 9X (đời giữa đổ về sau), là thế hệ... gối ôm!
Quay ngược thời gian, nếu thế hệ 8X được sinh ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn ảnh hưởng nặng nề của thời bao cấp, những đứa con ít nhiều chứng kiến được cảnh xếp hàng mua gạo, thịt và từ đó biết mạnh mẽ, tự lập... thì ở thập niên sau, những đứa con được sinh ra có sự chuẩn bị kỹ càng của cha mẹ từ tình yêu thương và cả về vật chất. Và người ta cũng thấy rằng những đứa con ấy lớn lên trong sự thương yêu, bảo bọc, chiều chuộng của cha mẹ nhiều hơn anh, chị.
Tại sao là... gối ôm?
Đa số các gia đình lúc này không còn phải trăn trở, suy nghĩ nhiều về vật chất. Cha mẹ lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho con, điều kiện tiện nghi nhất ngay từ khi mới sinh ra. Gối ôm là thứ tối thiểu mà bất kỳ trẻ nào cũng có. Mỗi khi dỗ giấc ngủ cho con, bà mẹ luôn đặt con nằm tư thế ôm gối và cách ru ngủ tuyệt vời nhất là bàn tay mẹ vỗ nhẹ vào mông bé cùng lời hát ru tùy theo “vốn liếng” mẹ có.
Đến lớn, đứa trẻ vẫn duy trì được thói quen ôm gối ngủ, không có gối ôm thấy khó ngủ ngay! Nếu ngày trước chuẩn bị cho con cái đi học xa, bà mẹ chỉ cần trang bị chiếc chiếu hay tấm nệm, gối đầu, chiếc mền hay thêm chiếc mùng là đủ, giờ đây dứt khoát phải có một cái gối ôm...
Thế hệ... gối ôm lớn dần, người ta mới thấy rằng chính sự bảo bọc của cha mẹ đã làm đứa trẻ không được mạnh mẽ như thế hệ anh, chị.
Con trai học lớp 12, cao hơn bố, vậy mà mẹ vẫn phải sắp sẵn thức ăn trên mâm chờ cậu đi học (thêm) về là có ăn ngay. Sáng sớm cậu đi tắm biển với bạn, đạp xe về nhà đã thấy bố chuẩn bị sẵn xô nước để cậu rửa chân cho sạch cát. Không phải cậu không biết làm công việc hứng xô nước, nhưng ông bố sợ cậu mang dép đầy cát vào nhà. Thậm chí ông bố còn nhớ như in, như mới chỉ hôm qua, mỗi khi đi làm về ông còn bảo con lấy khăn ướt để ông lau mặt cho con.
Có thể thế hệ... gối ôm giờ đây rất rành rẽ về công nghệ thông tin. Mẹ mua điện thoại di động phải nhờ con trai cài đặt giúp các tiện nghi cho việc truy cập Internet, nghe nhạc, xem phim online, chat, kiểm tra mail... Máy vi tính trục trặc có con trai giải quyết. Cậu có thể ngồi mấy giờ liền trên máy tính để xem hết thứ này thứ kia nhưng việc giặt quần áo đối với cậu rất nặng nhọc dù chỉ có động tác bỏ các thứ vào máy giặt, cho xà phòng và bấm nút. Giặt quần áo bằng tay lại càng khó mà yêu cầu mẹ đặt ra là con phải tự giặt quần áo lót chẳng hạn.
Ngay cả việc bơm hay lắp xích xe đạp thế hệ gối ôm cũng lúng túng, dính chút dầu mỡ thấy khó chịu, phải rửa tay ngay!
Quan sát một số bạn trẻ ở tuổi teen mới thấy họ cũng chỉ quen... “gối ôm”. Mỗi người ôm một máy tính, một điện thoại và headphone. Ngồi với nhau cũng nhét headphone vào tai và mỗi khi nói chuyện họ lại lấy một tai nghe ra nghe câu hỏi của bạn rồi tiếp tục với bao nhiêu thứ trong laptop hay điện thoại. Người ta thấy những vóc dáng thư sinh, bàn tay trắng trẻo lướt phím rào rào, khiến gợi nhớ về một thời có những chàng trai cơ bắp, khỏe mạnh, xốc vác. Mà có xa lắm đâu!


Giải pháp người trong cuộc
Một ngày, bà mẹ bỗng cảm thấy lo âu cho thế hệ gối ôm ở nhà nếu sau này đi học xa. Đi học nước ngoài thì phải biết tự lập càng sớm càng tốt bởi khi ấy chẳng có ai hầu. Vậy là bà bắt con trai tập dần bắt đầu từ việc xếp dọn mùng mền và giặt quần áo lót. Rồi tiến tới việc lắp pin đồng hồ treo tường... Và bà tạm hài lòng khi thấy đã có thể nhờ vả con trai được. Tuy nhiên, một ngày đi làm về, bà phát hiện nước trong bồn cầu đang chảy ào ạt (có vẻ như rất lâu rồi) và cậu con trai cao 1,7m lúng túng không biết làm cách nào để nó ngưng.
Bà mẹ chợt hiểu ra một điều bà chưa bao giờ dạy con biết ứng phó sự cố. Trường hợp này, có thể mở nắp bồn nước ra và chỉnh lại hệ thống truyền động trong đó. Nếu không được có thể đóng van nước trong nhà tắm hay đóng van tại đồng hồ nước. Bà mẹ giật mình vì bấy lâu nay những tình huống tương tự xảy ra bà (hay chồng) chỉ lẳng lặng làm mà không chỉ vẽ hay giải thích cho con trai.
Một ông bố là doanh nhân thành đạt hoạch định mục tiêu cho con trai phải biết... sửa xe đạp khi vừa tốt nghiệp xong trung học phổ thông. Một việc tưởng chừng quá đơn giản, tuy nhiên có là người trong cuộc mới thấy không dễ chút nào!
Người ta cũng thấy thế hệ gối ôm nhiều khi không biết láng giềng, hàng xóm quanh nhà mình có những ai bởi họ bận rộn quá. Một tuần, giờ chính khóa, học thêm, thời gian rảnh cắm mặt vào máy tính. Chính vì không nhận diện được xóm giềng nên họ không biết nói câu chào hỏi. Điều quan trọng nữa là cái ăn. Người ta cũng thấy nhiều bạn trẻ không biết ăn những thứ như hành, rau thơm, diếp cá, khổ qua, không ăn được cá... Mà tất cả thứ này đều phải tập ngay từ khi còn rất bé.
Người ta cũng thấy thế hệ gối ôm có thể gõ máy tính chat, bình luận rào rào trên mạng ảo thể hiện suy nghĩ, cảm xúc... qua game, nhạc, phim, vấn đề khoa học nào đó. Họ thoải mái thể hiện cảm xúc bất đồng ý kiến hay vui, cười (haha, hehe, hihi...) nhưng ngoài đời thật họ là những người rất ít nói, ít cười và đôi lúc không biết diễn đạt ý nghĩ!
Có cha mẹ quan sát con cái và biết điều này, tuy nhiên cũng có cha mẹ chỉ thấy rằng con mình “ngoan lắm, hiền lắm” mà không hề hay biết con đang làm gì trên máy vi tính mỗi ngày.
Một điều giật mình. Trong khoa học bói toán, người ta cho rằng người ôm gối là người cần tình thương. Tất nhiên, đó chỉ là suy diễn. Tuy nhiên, cũng cần đặt câu hỏi: Phải chăng mấu chốt vấn đề ở chỗ tuy điều kiện vật chất không thiếu nhưng có một thế hệ lại thiếu tình thương?
Làm sao kéo thế hệ gối ôm vào đời thực? Vấn đề không nhỏ!
Và nếu bạn trẻ thuộc về thế hệ gối ôm, bạn nghĩ gì về người lớn?

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Giữ mạng sống

Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống. (Lc 17,33)

Bí quyết giúp cụ ông Nghệ An sinh con ở... tuổi 90
Thoạt nhìn ngỡ cụ đang ở tuổi U60, nhưng cụ đã sang tuổi 90. Ngạc nhiên hơn khi cụ khoe thằng bé bế trên tay là quý tử mới sinh được một năm mà ai gặp cũng sẽ bảo là... chắt của cụ. Cụ hóm hỉnh: “Giờ già rồi, tuần may ra gần gũi vợ chỉ được vài ba lần thôi"...
...Ông cụ có 49 người con, cháu, chắt.
... Năm 2004 vợ cụ qua đời, thọ 78 tuổi. Nỗi nhớ nhung của cụ với người vợ đầu cũng dần nguôi ngoai. Nhiều đêm cụ Thuận vẫn thấy nôn nao khi nằm một mình phòng không đơn chiếc. Sau mấy kỳ giỗ vợ cũ đi qua, một lần cụ gọi các con lại và thông báo một chuyện “động trời” rằng cụ muốn đi bước nữa.
Các con cụ ai cũng phản đối kịch liệt vì cụ đã ngót nghét 90 tuổi thì lấy vợ làm gì nữa, để con cháu chăm sóc. Thế nhưng mặc cho con cháu phản đối, cụ vẫn giữ nguyên quyết định của mình...
Cụ vốn làm nghề nấu cao khỉ, ngựa, mèo. Trong một lần vào xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ mua xương khỉ về nấu cao thì cụ gặp chị Nhung, vợ hai của cụ bây giờ.
Chị Nhung sinh năm 1971, đã qua một đời chồng. Cụ Thuận bảo, chị Nhung vốn là người thông minh, chồng chị trước đây bị nghiện ma túy, thường xuyên đánh đập vợ nên cực chẳng đã chị đã viết đơn ra tòa li dị cách đây được 2 năm.
Chị cũng không nghĩ mình sẽ đi bước nữa khi đã ở độ tuổi gần 40 và lại càng không nghĩ mình lại lấy một người hơn mình những 50 tuổi.
Sau khi được chị Nhung đồng ý về sống cùng, cụ Thuận tổ chức một tiệc cưới nhỏ mời bà con, anh em, làng xóm đến chung vui, đó là vào năm 2008. Đám cưới lần hai của cụ khiến nhiều người tò mò, khen ngợi cụ còn “sung mãn”. Con cháu cụ cũng không ai phản đối nữa bởi bố của họ giờ đây đã có một “bóng hồng” kề bên chăm sóc.
Lúc mới lấy nhau về, cả hai người quyết định không sinh con nữa, mặc dù cụ vẫn còn khỏe và sung lắm, “chuyện ấy” với cụ ở cái tuổi đó không thành vấn đề.
Thế nhưng, người ta thường nói, con cái là sợi dây nối tình cảm giữa hai vợ chồng. Không biết hai vợ chồng cụ bàn với nhau thế nào mà cuối năm 2010, họ cho ra đời một cu tí khôi ngô, tuấn tú, sinh ra nặng đến 3,4kg. Cụ đặt tên cho quý tử của mình là Trần Nhật Quang. Nhiều người chưa hết sửng sốt khi cụ cưới vợ ở cái tuổi xưa nay hiếm, giờ lại há hốc mồm ngạc nhiên khi cụ sinh con ở tuổi 90...


...Theo tiết lộ của cụ Thuận thì cụ không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc lá hay dùng những chất có tính kích thích khác. Mỗi sáng cụ thường xuyên dậy tập thể dục, ăn uống đúng bữa, đúng giờ.
Hiện tại dù đã bước sang tuổi 90 nhưng cụ Thuận trông vẫn còn rất khỏe mạnh. Cụ bảo mỗi giờ cụ còn ăn được 5 bát cơm đầy, buổi sáng là hai gói phở và hai quả trứng gà. Nhìn da dẻ cụ vẫn còn hồng hào, mái tóc đen nháy, hàm răng chắc khỏe, chúng tôi tin cụ còn sống thọ được nhiều năm nữa.
Tuổi 90 nhưng cụ vẫn đang lao động, cuốc xới bình thường. Ngoài nghề nấu cao thì công việc chăm sóc vườn nhà cũng là một sở thích của cụ Thuận.

http://www.zing.vn/news/xa-hoi/bi-quyet-giup-cu-ong-nghe-an-sinh-con-o-tuoi-90/a132948.html


Để sống lâu, "cụ Thuận không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc lá hay dùng những chất có tính kích thích khác. Mỗi sáng cụ thường xuyên dậy tập thể dục, ăn uống đúng bữa, đúng giờ." Đấy chính là những hy sinh.
Chúa Giêsu cũng nói về những hy sinh với những cụm từ đối nghịch: "Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống"...

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Đền thờ thân xác

Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. (Ga 2,21)

Vị “thần y” giấu mặt
Trong quãng thời gian theo nghề “viết lách”, tôi đã may mắn được diện kiến nhiều lương y, mỗi người trong số họ đều có cách chữa bệnh rất tài tình và có tâm đức thật đáng được nể trọng. Tuy nhiên, có lẽ người để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất, cũng gây nhiều ngạc nhiên nhất là lương y Phạm Văn Thanh (quê gốc ở Ý Yên, Nam Định, hiện sống và làm việc ở Lào Cai).
...Không giống như trong tưởng tượng của tôi, về một vị thần y râu dài ngang ngực, mái tóc bạc trắng búi tó, anh Thanh còn trẻ, vui tính và dễ gần. Anh bảo, nhân vật trong bài báo mà tôi nhắc đến chỉ là một trong số cả trăm người bệnh được anh gửi thuốc đến tận nhà.
Họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, bản thân lại mắc bệnh dạ dày quái ác mà anh đọc được trên báo. Bài báo nào có tên địa chỉ cụ thể thì anh đóng gói thuốc rồi gửi. Bài báo nào chưa có, anh lại kỳ công gọi điện lên tòa soạn, xin kỳ được địa chỉ nhân vật khổ đau kia để tặng thuốc. Không chỉ chữa dạ dày, mà anh còn điều trị nhiều bệnh khác giúp người đời.
http://www.zing.vn/news/xa-hoi/di-tim-vi-luong-y-giau-mat-chuyen-giup-do-nguoi-khon-kho/a131878.html

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Chỉ vì...

Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” (Lc 17,10)

Tình Bạn : Tại sao anh khóc?
Một anh nọ đến gõ cửa nhà anh bạn Bedouin để nhờ vả:
“Tôi muốn anh cho tôi mượn bốn ngàn dinar vì tôi phải trả nợ. Anh giúp tôi được không?”
Anh bạn bảo vợ gom hết mọi thứ giá trị họ đang có, nhưng cũng không đủ. Hai vợ chồng phải đi mượn hàng xóm cho tới khi gom đủ số tiền.
Khi anh nọ đi rồi, vợ thấy chồng mình khóc.
“Sao anh lại buồn? Giờ đến lượt hai vợ chồng mình lại nợ hàng xóm, có phải anh sợ mình không trả nợ nổi?”
“Chẳng phải vậy đâu! Anh khóc vì anh ấy là người anh rất quý mến, vậy mà anh chẳng hề biết anh ấy gặp hoạn nạn. Anh chỉ nhớ tới anh ấy khi anh ấy đến gõ cửa hỏi mượn tiền.”


Tình Mẹ : Không chịu buông tay!
Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè , một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!
Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càn gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy một chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp – bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!- Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! – cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu – khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.Trong cuộc sống những người cha – người mẹ luôn như thế đấy, họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm.
Bất cứ người cha, người mẹ nào cũng sẽ không bao giờ buông tay khi con mình đang ở trong tận cùng hiểm nguy. Nơi bình yên nhất, chính là trong vòng tay gia đình thân yêu!
Gia đình chính là nơi bình yên và luôn dang tay che chở ta. Là nơi ta tìm về khi mệt nhòai trên con đường đời đầy rẫy chông gai.


Tình Người : Tiếng đóng cửa
Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.
Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.
Mẹ tôi khuyên: "Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm".
Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm. Có người khuyên: "Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu..."
Rồi người ấy nói tiếp: "... Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được. Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm!
Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ: "Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi".
Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở.
Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi: "Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn..."
Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.
Mẹ tôi an ủi: "Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi! Từ từ mới sửa được..."
Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất.
Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.
Tôi nói với mẹ: "Mẹ nói đúng thật!"
Nhưng tôi bỗng bất ngờ… khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ.
Mẹ tôi nghẹn ngào nói: "Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn.
Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi
Trong tình hàng xóm, tôi sắp xếp thời gian viếng xác người phụ nữ ấy.
Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: "Dì! Nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi".
Rồi cậu nói trong tiếng nấc: "Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ, Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ..."
Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra...Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
Cảm thông là tối cần trong các mối quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời.
Xin Bạn đừng bao giờ khép lại lòng mình,
Cầu mong cho con người chúng ta luôn hướng đến một nhịp đập trái tim quảng đại, tấm lòng vị tha, nhân ái, vượt qua những suy nghĩ tầm thường, để mặc lấy tâm tình yêu thương.
Tạo Hóa ban tặng riêng chỉ có ở "Con Người"...

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.(Lc 17,2)

Sống “lành”, mất nhiều hơn được!
TT - Kết quả khảo sát về cách ứng xử tại nơi làm việc trong một bộ phận người trẻ đang đi làm tại các công sở, công ty nước ngoài... cho thấy có gần 74% chọn thái độ ỡm ờ, im ỉm với những tranh luận thẳng thắn trong công việc.
Điều này phải chăng đang phản ánh một thái độ sống rất tiêu cực của không ít người trẻ: tránh né “sự thật mất lòng” và a dua theo số đông để được yên thân?


41,9%: tốt = thẳng thắn!
Đó là kết quả thu được từ khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường GCOMM thực hiện (bằng phương pháp nghiên cứu định lượng online vào đầu tháng 11-2011) trên 75 bạn trẻ (20-25 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM với câu hỏi: “Theo bạn, như thế nào là tốt trong những trường hợp cần tranh luận trong công việc?”.
Biết là tốt = thẳng thắn nhưng chỉ có 20/75 bạn (26,3%) chọn phương án đồng ý với câu hỏi: “Bạn có sẵn lòng tranh luận thẳng thắn trong công việc?”. Có tới 73,7% thừa nhận mình sẽ ỡm ờ cho qua trong tình huống “nóng” hoặc hoàn toàn không tranh luận. Hầu hết các bạn trong số 73,7% này cho biết họ làm vậy vì ngại đối mặt với những phiền phức không đáng nảy sinh trong công việc.
“Rõ ràng hai kết quả có vẻ trái ngược này cho thấy sự cách biệt đáng kể giữa nghĩ và làm: có 41,9% bạn trẻ muốn được sống thẳng, nói thật; nhưng chỉ có 26,3% sẽ hành động như thế trong thực tế” - ông Trần Hùng Thiện (nguyên phó tổng giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam, hiện là giám đốc điều hành GCOMM Việt Nam) nhận định về khảo sát trên.
Với câu hỏi “Do đâu bạn chọn nguyên tắc sống “im lặng là vàng”?”, có 53,6% tự nhận chính tính cách bản thân dẫn đến điều này, chỉ có 3,6% cho rằng gia đình, nhà trường có tác động đến nguyên tắc sống của mình. Đặc biệt, có đến 42,8% bạn khẳng định do văn hóa công ty và lãnh đạo không cho phép hoặc không tạo điều kiện để nhân viên được đóng góp, tranh luận thẳng thắn.


“Lành” thân nhưng tâm bất an
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà ngoại giao Việt Nam, cho rằng việc bạn trẻ chọn cách sống “lành” như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước và chính bản thân họ. “Sẽ chẳng có sự thay đổi tích cực nếu mọi người chỉ biết cam phận, nịnh nọt lẫn nhau”, bà khẳng định.
Nhiều bạn trẻ cho rằng sống “lành” là để thích nghi với môi trường “thuần Việt”. Tuy nhiên, ông Trần Hùng Thiện phân tích: “Dù là môi trường quốc tế hay trong nước thì sự thẳng thắn của nhân viên cũng phải đối diện với hai mặt khó khăn và cơ hội. Nhưng chắc chắn một điều là họ sẽ luôn được đề cao ở những môi trường lành mạnh, chân chính”. Vì thế, ông cũng cho rằng bạn trẻ sẽ “mất” nhiều hơn nếu dễ thỏa hiệp trong đấu tranh nội bộ.
“Họ sẽ đánh mất niềm tin từ đồng nghiệp, gia đình và chính bản thân mình. Bên cạnh những phút tiếc nuối, tự vấn với lương tâm thì bản lĩnh, năng lực của họ theo đó cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi không còn động lực làm việc hết mình”, ông nói.
Với bà Ninh, lối sống “lành”, không tôn trọng và bảo vệ sự thật chỉ vì mưu cầu cơ hội hoặc muốn yên phận sẽ dễ khiến người trẻ rơi vào cảm giác trống rỗng, và khó có thể dẫn tới một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Bởi theo bà, “thành công lúc đấy không đến từ nỗ lực thật của bản thân, và bạn trẻ sẽ tự nhận thấy bản thân vô vị, không xứng đáng với thời tuổi trẻ của mình nữa”.
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/463454/Song-%E2%80%9Clanh%E2%80%9D-mat-nhieu-hon-duoc.html

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Trung tín

Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. (Lc 16,10)

Telegraph dẫn từ tờ Foshan News cho biết vụ việc xảy ra vào ngày 26-10. Khi đó Liu Dongmei, một sản phụ 8 tháng, đã phải nhập viện vì xuất huyết nội và co thắt bụng. Sau đó Liu Dongmei sinh ra một bé, non 1 tháng so với bình thường.
Khi ra đời, đứa bé không khóc, cũng không thở và da tím tái. Nhóm bác sĩ, y tá cho rằng đứa bé đã chết mà không tiến hành các quá trình cấp cứu thông thường.
30 phút sau, chị dâu của Liu Dongmei đến bệnh viện và đòi được xem đứa bé. Khi đó bà được đưa một túi nhựa màu vàng và phát hiện đứa bé vẫn còn sống. Bà nói: "Tôi mở túi nhựa và thấy tay chân đứa bé động đậy, bụng nó nhấp nhô và có bọt bóng ở miệng". Bà này cũng bị sốc khi phát hiện đứa bé là trai chứ không phải gái như trước đó bệnh viện thông báo.
http://tuoitre.vn/The-gioi/463584/Bac-si-y-ta-vut-nham-tre-so-sinh-con-song.html

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Những cái chết...

Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: “Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!” Nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34)


Những cái chết...


Vào hồi 20h20 ngày 27/10, Vũ đi xe máy Engel BKS 29F2-0429 đến quán kinh doanh trò chơi điện tử do bà Vân trông coi. Vũ chơi điện tử bị thua 1,3 triệu đồng. Vũ đã đặt xe máy lại cho bà Vân để đi vay tiền trả.
Sau đó Vũ quay lại đưa bà Vân 600 nghìn đồng và 1 điện thoại di động để lấy xe máy. Do bà Vân không đồng ý nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn cãi nhau.
Vũ đã đẩy bà Vân ngã xuống giường và dùng chân tay đánh người phụ nữ này. Khi thấy bà Vân chết, Vũ lấy chăn gối phủ lên người bà Vân, dùng lửa đốt xác và cướp 1.040.000 đồng, 1 điện thoại di động của nạn nhân.
Sau đó y ra ngòai khóa chặt cửa rồi đi xe khách trốn vào nhà người anh họ ở Bình Thuận. Y nói dối với anh là do nợ tiền cá độ bóng đá hơn 200 triệu, nên tạm lánh vào đây và nhờ xin việc. Sau khi bị bắt giữ vào trưa ngày 31/10, đến sáng nay, Vũ đã bị dẫn giải về Hà Nội để tiếp tục điều tra hoàn tất vụ án.
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phap-luat/528805/nguoi-phu-nu-o-quan-dien-tu-da-bi-dot-xac-phi-tang.htm
Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 1.11, tại thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn điện nghiêm trọng khiến 6 người chết tại chỗ, 2 người khác bị thương.
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111101/Tai-nan-dien-tham-khoc-6-nguoi-thiet-mang.aspx
Một phụ nữ bị cắt cổ tại cửa hàng
Vụ án mạng xảy ra vào trưa 1/11 tại nhà số 135 Nguyễn Ái Quốc (phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Nạn nhân ban đầu được xác định là bà Nguyễn Thị Hân (40 tuổi, ngụ địa chỉ trên).
http://dantri.com.vn/c170/s170-533556/mot-phu-nu-bi-cat-co-tai-cua-hang.htm
Men rượu Trung Quốc, cái chết từ từ
Phương Minh
QUẢNG NAM - Cho đến nay, có thể nói rằng người Việt Nam, là đàn ông, chắc chắn rằng từ độ tuổi 18 trở đi, khó có ai mà không biết uống rượu. Ngoại trừ cấm kỵ ở một số tín đồ tôn giáo tuyệt đối không dùng rượu bia, số còn lại có thể nhậu từ 2 đến 5 lần/tuần, thậm chí 7 lần/tuần.
Ở Việt Nam, nguy cơ chết vì rượu cũng rất cao, nhất là bộ phận dân nghèo, bởi rượu họ đang uống nấu từ men Trung Quốc, một loại men sống chiết xuất rượu trực tiếp từ gạo, không qua nấu cơm, rất mất vệ sinh và nguy hiểm cho sức khỏe.
Một người tên Thông, nấu rượu, nuôi heo ở Ðiện Thọ, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam. Trước đây, một ang gạo (tương đương 8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó thành hèm, chờ mất ít nhất là 5-7 ngày nhưng lấy được có gần 8 lít rượu. Bây giờ thì khác, gấp đôi, bỏ mối mỗi lít 15 ngàn đồng, người ta bán lại từ 18 đến 20 ngàn đồng, đó là chưa nói quán pha thêm cồn công nghiệp cho nhiều rượu, lãi cao...”
Ông Thông kể tiếp, “Nấu bằng men Trung Quốc, mình không cần phải độn, phải pha gì hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, vì vo sạch sẽ mất nhiều rượu, trộn men vào, một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ xong đậy để đó, 3 ngày là gạo nở ra thành một khối cơm, tha hồ mà nở! Lúc này bỏ vào nồi, quậy nước vào, chưng cất. Có được lượng rượu nhiều vô kể”.
Vẫn theo lời ông thông, “Trước đây nấu rượu lãi rất ít, phần lớn là lấy hèm nuôi heo, bây giờ thì khác, vừa nuôi heo, vừa kiếm lãi, mỗi ngày kiếm được cũng cả vài trăm ngàn đồng. Trong thôn này có sáu lò rượu, cả xã có hai chục lò rượu. Nhưng khi nào các quán cũng thiếu! Bây giờ rượu rẻ, người ta uống thoải mái!”
Một người khác tên Khâu, sống ở Thăng Bình, Quảng Nam, cho biết: “Tui mỗi tuần nấu được năm trăm lít rượu, nhưng chưa bao giờ có đủ rượu để bỏ các quán ở đây. Toàn huyện này có chừng bảy chục lò rượu lớn, nhỏ, có chừng mười lò cỡ như tôi. Nhưng chưa bao giờ thừa rượu...”
“Thời buổi bây giờ, ngoài đi làm kiếm cơm ra, chẳng có gì để vui ngoài chuyện chiều chiều chui vào quán rượu, tiền ít thì uống rượu gạo, tiền nhiều thì uống bia. Nhưng hơn 80% khách nhậu bình dân uống rượu gạo là chính, giá rẻ, uống mau say...”
Những cái chết ngấm ngầm...
Cô Lợi, giáo viên nghỉ hưu, nấu rượu, nuôi heo, hiện đang sống tại Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam, cho biết: “Mình vẫn biết là nấu rượu bằng men Trung Quốc rất nguy hiểm, vì nó quá mất vệ sinh, nhưng mình mà không theo kịp thì xã hội nó đạp mình xuống!”
“Gần đây, người ta bị ngộ độc sau khi nhậu rất nhiều, cô nghĩ là do rượu. Rồi thêm chuyện dân ‘rượu đứng’ (dân nghiện rượu nặng, chừng 2 giờ đồng hồ phát thèm một lần, vào quán, mua 2 ngàn đồng, nốc ực rồi đi, nếu không có rượu, mắt mờ, tay chân run, nặng hơn một chút là phều nước bọt...) Chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng nhiều không kể xiết...”
Chúng tôi hỏi cô Lợi vì sao thấy rượu nguy hiểm vậy mà cô vẫn dùng men Trung Quốc để nấu, hoặc không kiếm việc khác làm để ít ray rứt hơn... Cô cười héo hắt: “Ồ, cô chỉ làm được có hai việc, một là đi dạy học, hai là nấu rượu nuôi heo. Cô chẳng làm việc gì được nữa! Nghiệt nỗi cô làm hai việc đều có tính đầu độc, nghỉ đầu độc con nít lại chuyển sang đầu độc người lớn!”
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên, đang làm việc tại bệnh viện Vĩnh Ðức, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Phần lớn những năm gần đây, các bệnh nhân gan ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông, hoặc là xơ gan, ung thư gan... Nói chung là gan! Từ mười năm trở lại đây bệnh này xuất hiện rất cao”.
“Mà men Trung Quốc cũng xuất hiện từ đó đến giờ, tôi nghĩ phần lớn chết do uống rượu, cái chết của rượu là cái chết chậm, nó không chết liền như những thứ khác, nó từ từ biến cơ thể thành một ổ bệnh. Và khi đã bệnh, con người trở nên chán chường, cáu gắt, làm phương hại đến người thân không ít”.
“Thậm chí, một người bệnh gan vì rượu, trước khi chết, anh ta có thể làm cho gia đình anh ta chết vài ba lần trước khi anh ta nhắm mắt tắt thở. Không có gì nguy hại bằng rượu, chính sách ngu dân của người Pháp dành cho người Việt trước đây cũng lấy rượu làm quốc sách. Bây giờ, không hiểu sao người Trung Quốc lại dễ dàng áp dụng chính sách ngu dân ở Việt Nam đến vậy!”
Tràn lan mùi hèm Trung Quốc
Một người khác tên Huyên, chuyên buôn men rượu từ Trung Quốc về Việt Nam, khu vực hoạt động của ông ta kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, cho biết: “Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp cho đến men rượu gạo, rượu sắn, rượu mía... Trong đó, men rượu gạo chiếm chừng 85%”.
“Cứ một tấn men cho ra chừng trăm tấn hèm rượu và cho ra chừng ba chục tấn rượu sử dụng. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình vào Quảng Ngãi, có ba trăm tấn rượu, tương đương ba trăm ngàn lít. Có chín người bỏ mối như tôi. Có chừng hai triệu bảy trăm ngàn lít rượu được tiêu thụ trên miền Trung mỗi tháng. Hơn cả số lượng bia”.
“Ðiều này cũng dễ hiểu thôi, vì dân mình nghèo, thất nghiệp cũng nhiều, nên chuyện tiêu thụ rượu nhiều là chuyện đương nhiên. Có khi vậy mà hay, uống càng nhiều, càng mau ngu, mau chết. Thì khổ quá, ngu khỏi phải đau đầu vì suy nghĩ, chết thì hết chuyện, thế thôi!”
Ông còn cho biết thêm, tỉ lệ men Trung Quốc tuồn vào miền Nam, cụ thể là Sài Gòn, số lượng men của họ tiêu thụ có thể gấp ba lần miền Trung. Sài Gòn là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam mà lại! Hà Nội thì khác, số lượng bia và rượu ngon cao cấp tiêu thụ nhiều, chứ số rượu dỏm thì chỉ có khu ổ chuột dùng thôi, nên men Trung Quốc không có đất dụng võ ở Hà Nội”.
Câu chuyện về rượu và men Trung Quốc còn khá dài, chung qui, hàng hóa của họ đã đi vào đến tận huyết mạch, não bộ của người Việt Nam. Và nó phát tác như thế nào, nhìn vào những người nghiện rượu sẽ biết.