Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Tê liệt

Trong hai điều: một là bảo: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy mà đi", điều nào dễ hơn? (Mt 9,5)

Sự tê liệt tâm hồn phải được chữa trị trước tiên.

TTO - Công nghệ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống nhiều người. Song, có bao giờ bạn suy tư liệu công nghệ có làm mình hạnh phúc hơn? Có bao giờ bạn dự định tạm rời xa thế giới số?

Hãy thử một ngày không công nghệ, rất có thể bạn sẽ cảm thấy có nhiều khoảnh khắc thong dong hơn.

Sau bài viết “Dự án bất thường của Jake P. Reilly” về dự án 90 ngày sống không công nghệ (điện thoại, email, Facebook, Y!M...) của chàng trai người Mỹ này, rất nhiều bạn trẻ Việt đã có ý kiến chia sẻ.

Không thể rời xa điện thoại
Tôi ngưỡng mộ sự can đảm, quyết tâm của Jake cũng như hiểu rằng cuộc sống của chúng ta sẽ cân bằng hơn nếu quyết tâm bỏ bớt thời gian cho thế giới “ảo”. Tuy nhiên, tôi nghĩ bản thân sẽ khó có thể rời xa Facebook, Y!M quá ba ngày. Ra đường tôi có thể quên mang ví, còn điện thoại thì chắc chắn chưa bao giờ quên!
PHẠM NGUYỄN MINH HIẾU (20 tuổi, sinh viên ĐH KHXH&NV TP.HCM)


Nhiệm vụ bất khả thi
Tôi nghĩ rằng những trải nghiệm của Jake rất thú vị, giúp chúng ta thức tỉnh với sự lạm dụng công nghệ thái quá trong cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, tôi nghĩ xã hội mỗi thời có những yêu cầu riêng mà các cá nhân bắt buộc phải thích nghi. Tôi thừa nghị lực bỏ Facebook, Y!M... nhưng điện thoại, email là những thứ gắn liền với trách nhiệm gia đình, công việc nên việc thử làm theo Jake dù chỉ trong một, hai ngày cũng là điều bất khả thi! NGUYỄN QUANG PHÚ (sinh viên năm 4 ĐH Kiến trúc TP.HCM)


Tôi hoàn toàn ủng hộ!
Tôi từng có khoảng ba tuần sống không điện thoại, Facebook... và cảm thấy thật sự thoải mái, không quá đáng sợ như mình nghĩ. Tôi cảm nhận gần như trọn vẹn ý nghĩa những điều bình dị đang xảy ra xung quanh mình.
Nếu nói “thời gian là vàng bạc” thì tôi nghĩ bản thân giàu to trong khoảng thời gian đó, bởi tôi có nhiều thời gian để thực hiện những điều mình thích thay vì lang thang một cách lãng phí trên Internet. 
HUỲNH THỊ KHÁNH LINH (sinh viên khoa quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TP.HCM)

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Mừng vui và tiếc xót

Người bảo: "Đi đi! " Chúng liền ra khỏi hai người đó và nhập vào bầy heo.(Mt 8,32)

Được sống, với trái tim người khác

Cho đến giờ, bất kể ai hỏi về ca phẫu thuật hay sức khỏe của mình, câu đầu tiên anh Nam nói luôn là: “Tôi vô cùng biết ơn người đã hiến trái tim cho tôi dù tôi không biết người đó là ai. Tôi cũng vô cùng cảm ơn các bác sĩ đã tận tình chăm sóc tôi không chỉ như một bệnh nhân mà như một người thân trong gia đình”. Để có những lời cảm ơn sâu sắc ấy, để cuộc sống hồi sinh, anh Nam và gia đình mình cũng đã trải qua nhiều giây phút khó khăn khi trở thành “người đầu tiên”. “Không ai trong số người nhà dám ký vào lá đơn đề nghị mổ thay tim cho tôi bởi đều lo lắng rủi ro”.

... Nhưng phải sáu tháng sau anh Nam mới được xuất viện. Khi vào phòng mổ chỉ có 36kg, khi rời phòng là 56kg, béo, trắng nhưng người phủ một lượt lông xanh rì mà theo lời anh Nam thì “trông như Tôn Ngộ Không”. “Nhiều người thân cũng ngỡ ngàng khi nhìn thấy”. Là người đầu tiên được ghép tim ở VN, các phương tiện truyền thông đều đưa tin nên làng trên xóm dưới đều biết.

...Dù chỉ là những câu chuyện đồn đại lúc trà dư tửu hậu của đám đàn ông nhưng anh Nam cũng thú nhận: “Trong ba tháng đầu tiên, tôi luôn nghĩ đến cảm giác yêu đương như hồi trẻ. Thậm chí nhiều lần mơ ngủ lại thấy mình là một người khác với những hành động tinh nghịch như thời thanh niên son trẻ. Tuy thế nhưng đến giờ nếu không ai hỏi thì tôi không còn nghĩ đó là trái tim của người khác, bởi nó đã hoàn toàn thuộc về tôi”.

Dù cảm xúc là vậy nhưng sự thật thì: “Bác sĩ dặn tôi phải kiêng tiệt chuyện ấy. Thậm chí còn phải uống thuốc, nếu không sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tim”. Và chuyện “kiêng” này buộc phải thực hiện cho đến tận cuối đời. “Trước khi về bác sĩ cũng đả thông tư tưởng với vợ tôi rồi. Vậy nên việc “yêu” đối với chúng tôi thật sự chấm dứt. Những ham muốn nếu có và còn cũng chỉ trong giây lát ngắn ngủi” - anh Nam kết thúc câu chuyện như vậy.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/498885/Duoc-song-voi-trai-tim-nguoi-khac.html

Trung Quốc mời thầu phi pháp: Ngang ngược và tráo trở  (Thứ Sáu, 29/06/2012, 07:30) (GMT+7)

TT - Liên tiếp gần đây, Trung Quốc có một loạt động thái vi phạm ngang ngược và tráo trở đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Cụ thể như thành lập “thành phố Tam Sa”, đưa lực lượng bán quân sự xuống biển Đông và mới nhất là mời thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN.

Điều đó có ý nghĩa gì và liên quan gì với nhau trong bối cảnh hiện nay?

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/499268/Trung-Quoc-moi-thau-phi-phap-Ngang-nguoc-va-trao-tro.html

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Vết thương chạm vào

Khi Tôma muốn đặt tay vào vết thương của Chúa, lúc ấy ông cũng mang những vết thương đau đớn trong lòng. Đau đớn như một kẻ mất hết hy vọng vì thấy Chúa chết. Chúa chết là tiêu tan mộng ước. Nỗi đau đó sở dĩ có là vì ông không tin. Do đó vết thương của ông có tên gọi là sự cứng lòng.

Khi ông đặt tay vào vết thương của Chúa, cũng chính là lúc vết thương cứng lòng tin của ông được chữa lành. Ông vừa cảm động vì nỗi đau Chúa từng chịu nơi vết thương của Ngài, vừa vô cùng sung sướng reo lên: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!

Tôi cũng cần phải chạm được vào vết thương của Chúa như Tôma:
- khi rước Thịt Máu Chúa,
- khi đọc Lời Chúa và đưa Lời Ngài lên blog với những tâm tình suy niệm,
- khi cầu nguyện và chiêm ngắm.

Những tâm tư về Lời Chúa của tôi trên mạng cũng chạm đến được những nỗi đau của anh em để mong được chia sẻ và xoa dịu...



Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Niềm vui nói được

Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan." Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. (Lc 1.63-64)

Giacaria nói được vì ông vừa có một đứa con được gọi là "Tiếng kêu trong sa mạc". Tiếng kêu này sẽ giới thiệu "Lời của Thiên Chúa cho loài người.

Niềm vui nói được cũng là niềm vui có đứa con làm tiền hô cho Chúa.

Làm truyền thông cho Chúa cũng mang lấy niềm vui dạt dào này.


Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Dối trá


Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. (Mt 6,33)

Dối trá từ mầm non
Thứ bảy 23/06/2012 08:11

Trẻ con đang trong kỳ nghỉ hè, nhưng cha mẹ đã mở cuộc chạy đua hết tốc lực để cho con vào mầm non và lớp 1 của các trường nổi tiếng. Không biết có nơi đâu trên thế giới này, con nít vào mầm non, lớp 1 mà cũng phải chạy, cũng xét tuyển không? Tin rằng chuyện này chỉ có ở Việt Nam.
Chạy vào lớp 1 trường điểm, phụ huynh phải chi cả chục, trăm triệu đồng. Nghe thất kinh, nhưng vẫn có không ít người dám chi. Các trường có giá cũng làm giá rất ghê, như việc bắt phụ huynh phải trình giấy chứng nhận tốt nghiệp mầm non của cháu mới được xét tuyển vào lớp 1. Thế là phụ huynh nào có con chưa tốt nghiệp mầm non phải chạy đi mua “bằng”. Giá trung bình 2 - 3 triệu đồng. Xã hội bát nháo, chuyện mua bán bằng cấp không chỉ ở các cấp học cao, mà ngay cả mầm non cũng phải mua giấy chứng nhận giả. Thử hỏi còn chi là giáo dục nữa?
Những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ không có nhu cầu phải học trường điểm, trở thành nạn nhân của chính cha mẹ. Cha mẹ các cháu là nạn nhân của chính họ. Không ai bắt họ cả, tự họ tưởng tượng ra một chân trời to tát cho con họ, mai sau sẽ là những thiên tài. Họ lao vào cuộc chơi đó. Chơi thì phải tốn kém, họ có tiền nên họ sẵn sàng chiều chuộng sự tưởng tượng của mình.

Nhưng xã hội lại là nạn nhân của những người giàu trí tưởng tượng loại này. Vì họ muốn con cái học trường điểm, có nhiều tiền và muốn chi tiền, nên tạo ra thị trường mua bán, chung chi. Người này chạy trái tuyến được thì người khác chạy theo. Người này cho con vào trường điểm được thì người khác sốt ruột, sợ con mình thua con thiên hạ. Khi nhiều người chạy thì giá chung chi bị đẩy cao lên, nhân cách của con người càng hạ thấp xuống. Một xã hội mà chuyện học mầm non, lớp 1 cũng phải phong bao, phong bì thì còn ai tin ai, còn ai yêu kính thầy cô, còn ai “tôn sư trọng đạo” nữa. Vì thế, cái họa của nạn chạy trường chạy lớp chính là ở chỗ con người mất hết niềm tin vào sự công bằng, mà chỉ thấy sức mạnh của đồng tiền, của sự lừa lọc và dối trá. Từ mầm non đã dối trá thì xã hội sẽ thế nào đây?

Chuyện chạy trường chạy lớp không mới mẻ gì, nhưng lâu nay vẫn không thể dẹp được, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn. Ngành giáo dục cho rằng do nhận thức của phụ huynh chưa đúng về chuyện học hành của con cái nên tạo ra tập quán xấu, còn phụ huynh thì đổ cho ngành giáo dục không tổ chức được hệ thống trường mầm non, tiểu học có chất lượng đáp ứng nhu cầu của họ.

Cải thiện được nhận thức của phụ huynh để dẹp nạn chạy trường đã khó, cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục các cấp học còn khó hơn. Nhiều trí thức từng phải thét to khẩu hiệu về chấn hưng giáo dục, nhưng họ đã phải bất lực và càng đau đớn hơn khi nhìn thấy dân mình bỏ cả trăm triệu đồng để mua một chỗ ngồi cho con ở lớp 1. 
Lê Thanh Phong

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Để ý

“Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ” (Mc 4,31-32a).

Sáu người đứng chung quanh cây cải tại Nhà dòng Clara ở Nadarét, nơi Cha Charles Foucault đã từng sống suốt 3 năm để chia sẻ cảnh nghèo của Chúa Giêsu.

Lá cây cải này không ăn được. Như vậy cây cải này có lẽ chỉ được trồng để lấy bóng mát, làm đẹp thiên nhiên.

Chúa Giêsu đã để ý đến một cây rất tầm thường như thế, và ví nó như Nước Trời.

Tôi cũng thế thôi, bình thường và tầm thường. Nhưng Chúa đã để ý đến tôi...