Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạnh phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạnh phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Phúc

Theo tiến sĩ Jill Taylor:
- não trái thực hiện việc phân tích, phê phán, khẳng định, tính toán;
- não phải thực hiện việc trực giác, hòa nhập, an tịnh, thưởng thức, cống hiến.
(http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-18091_5-50_6-1_17-184_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark)

Những mối phúc của Chúa xem ra đòi hỏi phải có nhiều hoạt động của não phải:

- Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
- Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
- Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
- Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả.
- Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.
- Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
- Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
- Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
(Mt 5,3-10)

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Khốn

Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. (Lc 6,20.24)

Vấn đề cơ bản của con người là gì, nếu không phải là được sống hạnh phúc. Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của mọi thời chính là nghĩ rằng càng có nhiều tiền của, quyền bính, danh vọng thì càng được hạnh phúc. Để rồi vơ vét, tranh dành, tàn nhẫn với nhau, gây bao nhiêu khổ đau trên cõi đời, gây bất an cho chính mình và gia đình của mình.
Khi tuyên bố: "Phúc cho những kẻ nghèo khó", Chúa Giêsu không hề có ý muốn biến thế giới thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của cải vật chất là phương tiện cần thiết để cho con người được sống xứng phẩm giá con người. Nhưng dù cần thiết, của cải vật chất cũng vẫn chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh của cuộc sống. Khi tuyên bố: "Phúc cho những kẻ nghèo khó", Chúa Giêsu nhắc nhở cho con người bậc thang giá trị đích thực trong cuộc sống. Người nghèo khó, như Chúa Giêsu đã từng sống, là người sống theo bậc thang giá trị ấy. Người sống nghèo khó như Chúa Giêsu là người biết sống cho những giá trị vĩnh cửu, là yêu thương, quảng đại, liên đới, tình người.

Nỗi khổ của người giàu

Sáng ngày 10/2, làng giải trí Hàn Quốc đã chấn động bởi thông tin nữ diễn diên trẻ Jung Da Bin, từng vào vai Kang Su Min trong bộ phim truyền hình “Bão mùa hè” chiếu trên kênh VTV1 đã treo cổ tự vẫn tại nhà. Người đầu tiên phát hiện và báo cảnh sát là bạn trai cô.

Jung Da Bin và Kim Rae Won trong phim truyền hình
“Trò chơi tình yêu”
Theo lời khai của người bạn trai, tối hôm 9/2 anh và Jung Da Bin đã cùng uống rượu đến 3 giờ rưỡi sáng mới về nhà trong tình trạng say rượu. Sáng dậy, anh mở cửa nhà vệ sinh và phát hiện Jung Da Bin dùng khăn lông treo cổ tự vận, lúc đó là 7 giờ 57 phút. Anh lập tức đưa cô tới bệnh viện cấp cứu. Dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức mình nhưng vẫn bất lực, đến 8 giờ 46 phút bệnh viện thông báo Jung Da Bin đã qua đời ở tuổi 27 tuổi.
http://dantri.com.vn/c23/s23-166432/u-dien-vien-Han-Quoc-ung-Da-Bin-tu-van-o-tuoi-27.htm
Theo luận văn Thạc sĩ mang tiêu đề Studies On Depression And Suicidal Urges Among Actors của Park Jin Hee tại Đại học Yonsei, cứ 10 diễn viên Hàn Quốc thì có tới 4 người mắc phải chứng trầm cảm và luôn nghĩ đến việc tự vẫn. Khoảng 20% diễn viên đã mua các độc dược hay “dụng cụ” để tự tử.
Trong bản luận văn này, Park cho biết sự căng thẳng tột bậc nhằm duy trì được sức hút với công chúng khiến nhiều diễn viên không ổn định về tâm lý và đẩy họ đến với những lựa chọn bi kịch.
Để có được con số thống kê cho luận văn của mình, Park - người từng xuất hiện trong nhiều phim nhựa và serie truyền hình - đã phỏng vấn 260 diễn viên có thu nhập từ 10 triệu won/tập phim tới ít nhất 1 triệu won/tháng. Qua đó, cô biết được rằng có tới 40% trong số họ mắc chứng trầm cảm. Có những diễn viên đã nói rằng: “Tôi thấy mệt mỏi khi phải sống. Tôi muốn chết” hay “Tôi muốn tự vẫn và thường nghĩ đến điều đó”.
Theo Park, hầu hết các hội chứng đó đều xuất phát từ “tình trạng bấp bênh” của họ trong cuộc sống. Những người này cho rằng vị thế của mình không vững chắc và tài năng chưa được công chúng thừa nhận.
Khoảng cách giữa quan niệm của công chúng cho rằng “các nghệ sĩ giải trí sống xa hoa và hạnh phúc” trong khi thực tế thì rất khắc nghiệt cũng là nguyên nhân khiến nhiều diễn viên bị dày vò về tinh thần.
http://thethaovanhoa.vn/135N20100418075528804T0/40-dien-vien-han-quoc-nghi-den-viec-tu-van.htm
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới và chính phủ nước này đã đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng nhằm có các biện pháp tăng cường để ngăn chặn đà đi lên lên tục của tỷ lệ này.
Các số liệu mới của chính phủ cho thấy trong hơn 40 người đã tự tử mỗi ngày tại Hàn Quốc trong năm 2009.
Con số trên tăng gấp đôi so với một thập niên trước và gấp 5 lần so với năm 1989.
Có lẽ tự tử là một kết cục bi thương nhất mà con người có thể nếm trải.
Nếu một cá nhân hay một gia đình phải đi đến chỗ tự vẫn vì túng quẫn, vì trải qua những đau thương không thể chịu đựng nổi hay vì đớn đau thể xác thì còn có thể hiểu được. Nhưng điều gì khiến cho những người nổi tiếng, những người giàu sang vẫn phải tìm đến kết cục bi thương đó?
Trong tất cả những trường hợp người giàu có tự vẫn, thì tuyệt vọng, đau khổ và sự thiếu ý chí được xem là những nguyên nhân chính khiến họ tìm đến hạ sách này. Nếu đây đúng là những lí do, thì nó nói lên một điều rằng tiền bạc, địa vị, danh tiếng và tiện nghi vật chất không đủ làm con người hạnh phúc...