"Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng." (Mt 11,28)
Con người ngày hôm nay rất dễ bị stress vì bộn bề ngổn ngang những công việc, những vấn đề, cùng những biến cố biến hành lao tới với một tốc độ chóng mặt. Do đó con người hiện đại không chỉ cần đến một kỹ thuật làm việc có hiệu quả, mà còn cần đến cả một nghệ thuật thư giãn nghỉ ngơi thật điêu luyện nữa.
Bài Tin Mừng hôm nay chỉ cho ta nghệ thuật đó: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng."
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011
Vô cảm & vô liêm sỉ
Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?
(Mt 18,12)
Lại xuất hiện clip nữ sinh đánh nhau
TTO - Một nữ sinh bị 3 cô gái vây lại rồi đánh túi bụi trong tiếng reo hò của nhiều bạn chứng kiến xung quanh. Sau khi cô gái bị đánh bất tỉnh, các cô gái kia vẫn không chịu buông tha...
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/468182/Da-xac-dinh-duoc-ba-nu-sinh-danh-ban.html
Một xã hội đang bị nhiễm bệnh vô cảm và vô liêm sỉ cách trầm trọng. Như chiên lạc mà không biết mình lầm lạc.
(Mt 18,12)
Lại xuất hiện clip nữ sinh đánh nhau
TTO - Một nữ sinh bị 3 cô gái vây lại rồi đánh túi bụi trong tiếng reo hò của nhiều bạn chứng kiến xung quanh. Sau khi cô gái bị đánh bất tỉnh, các cô gái kia vẫn không chịu buông tha...
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/468182/Da-xac-dinh-duoc-ba-nu-sinh-danh-ban.html
Một xã hội đang bị nhiễm bệnh vô cảm và vô liêm sỉ cách trầm trọng. Như chiên lạc mà không biết mình lầm lạc.
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011
Vượt khó
"Bỗng có mấy người khiêng đến một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Người. Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giêsu." (Lc 5,18-19)
Những nỗ lực, những sáng kiến xoay xở bất ngờ để đưa bằng được bệnh nhân đến trước mặt Chúa: đấy là công việc mục vụ PR. Mục vụ PR có mục đích làm đẹp mối tương quan đích thực giữa Chúa và công chúng. Mối tương quan này đòi hỏi phải gặp được Chúa bằng bất cứ giá nào. Phải chạm được ánh mắt, tiếng nói và bàn tay cứu độ nhân từ của Chúa. Làm mục vụ PR là cùng nhau khiêng "công chúng mục tiêu", vượt mọi chướng ngại, đưa bằng được đến trước tôn nhan Chúa...
Những nỗ lực, những sáng kiến xoay xở bất ngờ để đưa bằng được bệnh nhân đến trước mặt Chúa: đấy là công việc mục vụ PR. Mục vụ PR có mục đích làm đẹp mối tương quan đích thực giữa Chúa và công chúng. Mối tương quan này đòi hỏi phải gặp được Chúa bằng bất cứ giá nào. Phải chạm được ánh mắt, tiếng nói và bàn tay cứu độ nhân từ của Chúa. Làm mục vụ PR là cùng nhau khiêng "công chúng mục tiêu", vượt mọi chướng ngại, đưa bằng được đến trước tôn nhan Chúa...
Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011
Dọn đường sửa lối
Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. (Mc 1,3)
Gioan là người của sứ điệp, sống theo đúng sứ điệp mình truyền giảng và vì thế dân chúng đã nghe ông. Thiên hạ thường thích nghe những người như thế. Ngược lại có nhiều người đã đem đến một thông điệp mà chính đời sống họ lại phủ nhận nó. Lắm người có nhiều tiền gửi ngân hàng, nhưng lại giảng rằng, đừng chứa của cải ở dưới đất. Nhiều người ca tụng các phước hạnh của kẻ nghèo, nhưng lại sống trong các biệt thự khang trang, trưởng giả.
Ngày nay không dễ gì qua mặt người khác...
Julian Assange khẳng định bất cứ ai dùng dịch vụ Internet đều có thể bị theo dõi.
Đó không phải là câu chuyện trong phim khoa học viễn tưởng. Mỗi con người chúng ta giờ đây đều bị theo dõi, dù bạn không phải là tội phạm hay nhân vật quan trọng.
Nhân loại đang sống trong thời kỳ hiện đại và văn minh hơn bao giờ hết. Chúng ta có Internet, điện thoại để kết nối với nhau. Dữ liệu cá nhân thì được lưu trữ trên mạng (hay còn gọi là điện toán đám mây) với tài khoản cá nhân mà chỉ mỗi người chúng ta mới biết mật khẩu. Mọi thứ tưởng chừng như rất an toàn.
Tuy nhiên, theo tiết lộ mới nhất của trang WikiLeaks, những chuyện như cài bọ, nghe lén điện thoại... đã trở thành cũ kỹ.
Nhất cử nhất động đều bị theo dõi
Hằng ngày chúng ta làm bao nhiêu thứ trên Internet? Đó có thể là gửi thư điện tử, tán gẫu trực tuyến, gọi điện Skype, tương tác trên Facebook, xem video trên YouTube... Nhiều người nghĩ mình không quan trọng và cũng không phải là tội phạm nên sẽ chẳng ai theo dõi. Nhưng có thể một người thân của bạn lại là đối tượng để kẻ khác trục lợi. Mọi thứ bạn thổ lộ trên Facebook hay viết trong thư điện tử đều bị xem lén.
Tất cả những tương tác trên mạng Internet đã và đang trở thành đối tượng cho một ngành công nghiệp mới. Nó “hút” tất cả những thông tin trên về lưu trữ trên những máy chủ có dung lượng tới hàng petabyte (mỗi petabyte bằng 1 triệu gigabyte). WikiLeaks mới đây đã tung ra tập “hồ sơ gián điệp” bao gồm gần 300 tài liệu về 160 công ty ở 25 quốc gia thuộc ngành công nghiệp do thám trên.
Trong buổi họp báo mới đây tại một trường đại học ở London (Anh), ông Assange đã hỏi các sinh viên: “Những ai ở đây đang dùng iPhone? Ai đang dùng BlackBerry? Ai đang dùng GMail? Vâng, tất cả các bạn đều tiêu rồi”. Ông Assange nói các nước đang phát triển công nghệ do thám này bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Nam Phi, Canada... Hệ thống do thám được bán cho tất cả các nước, không phân biệt thể chế.
WikiLeaks đưa ra ví dụ về một công ty ở Hayward, California (Mỹ) là Glimmerglass. Thiết bị của họ giúp các cơ quan chính phủ bí mật xâm nhập các đường cáp quang dưới biển (đường truyền dẫn dữ liệu và cuộc gọi giữa các châu lục). Công ty SS8 ở Milpitas, California thì chào hàng thiết bị Intellego cho phép cơ quan an ninh “thấy được những gì họ cần thấy ngay tức thời”, bao gồm cả bản nháp thư điện tử của đối tượng bị theo dõi và cả các tập tin đính kèm như văn bản, hình ảnh, video.
Chưa hết, Công ty Blue Coat cũng ở California bán công cụ lọc trang web để chặn những website không mong muốn. Cách đây không lâu, Chính phủ Syria đã mua một số máy của Blue Coat thông qua một nhà bán lẻ ở Dubai. “Những gì chúng ta đang thấy là không gian ảo đang bị quân sự hóa. Nó giống như có một chiếc xe tăng đỗ trước vườn nhà bạn vậy” - ông Assange nói.
Công ty Pháp giúp Gaddafi
Một đối tác của WikiLeaks là trang Owni.fr đưa ra bằng chứng cho thấy công ty Pháp Amesys đã giúp chính quyền của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi theo dõi các nhân vật đối lập sống lưu vong ở Anh. Hệ thống theo dõi Internet có tên gọi “Hệ thống Đại bàng” giám sát địa chỉ thư điện tử của các lãnh đạo đối lập. Một trong số đó là nhà văn 74 tuổi Mahmud Al-Naku, hiện đang là đại sứ Libya tại Anh.
Trong danh sách theo dõi của chính quyền Gaddafi còn có bộ trưởng văn hóa của chính quyền mới là Atia Lawgali. “Hệ thống Đại bàng” còn có thể chặn thư điện tử, các cuộc gọi điện qua đường Internet (VoIP), tin nhắn và các dòng lệnh tìm kiếm. Amesys thừa nhận có bán thiết bị cho chính quyền Libya cũ nhưng nói họ không thể kiểm soát được khách hàng sẽ làm gì với thiết bị đó.
Ông Assange khẳng định trong 10 năm qua, ngành công nghiệp giám sát đã chuyển đổi từ vai trò phục vụ các cơ quan tình báo thành một ngành kinh doanh xuyên quốc gia. “Hồ sơ gián điệp” của WikiLeaks còn cho thấy các hệ thống theo dõi này cực kỳ hiện đại và đắt giá, có hệ thống lên đến hàng triệu USD.
Tổ chức Quyền riêng tư quốc tế khẳng định người dân các nước không thể thờ ơ khi công nghệ do thám đang trở thành một thứ hàng hóa bán chạy và nhắm vào tất cả mọi người.
http://tuoitre.vn/The-gioi/467832/Lat-tay-nganh-cong-nghiep-gian-diep-toan-cau.html
Gioan là người của sứ điệp, sống theo đúng sứ điệp mình truyền giảng và vì thế dân chúng đã nghe ông. Thiên hạ thường thích nghe những người như thế. Ngược lại có nhiều người đã đem đến một thông điệp mà chính đời sống họ lại phủ nhận nó. Lắm người có nhiều tiền gửi ngân hàng, nhưng lại giảng rằng, đừng chứa của cải ở dưới đất. Nhiều người ca tụng các phước hạnh của kẻ nghèo, nhưng lại sống trong các biệt thự khang trang, trưởng giả.
Ngày nay không dễ gì qua mặt người khác...
Julian Assange khẳng định bất cứ ai dùng dịch vụ Internet đều có thể bị theo dõi.
Đó không phải là câu chuyện trong phim khoa học viễn tưởng. Mỗi con người chúng ta giờ đây đều bị theo dõi, dù bạn không phải là tội phạm hay nhân vật quan trọng.
Nhân loại đang sống trong thời kỳ hiện đại và văn minh hơn bao giờ hết. Chúng ta có Internet, điện thoại để kết nối với nhau. Dữ liệu cá nhân thì được lưu trữ trên mạng (hay còn gọi là điện toán đám mây) với tài khoản cá nhân mà chỉ mỗi người chúng ta mới biết mật khẩu. Mọi thứ tưởng chừng như rất an toàn.
Tuy nhiên, theo tiết lộ mới nhất của trang WikiLeaks, những chuyện như cài bọ, nghe lén điện thoại... đã trở thành cũ kỹ.
Nhất cử nhất động đều bị theo dõi
Hằng ngày chúng ta làm bao nhiêu thứ trên Internet? Đó có thể là gửi thư điện tử, tán gẫu trực tuyến, gọi điện Skype, tương tác trên Facebook, xem video trên YouTube... Nhiều người nghĩ mình không quan trọng và cũng không phải là tội phạm nên sẽ chẳng ai theo dõi. Nhưng có thể một người thân của bạn lại là đối tượng để kẻ khác trục lợi. Mọi thứ bạn thổ lộ trên Facebook hay viết trong thư điện tử đều bị xem lén.
Tất cả những tương tác trên mạng Internet đã và đang trở thành đối tượng cho một ngành công nghiệp mới. Nó “hút” tất cả những thông tin trên về lưu trữ trên những máy chủ có dung lượng tới hàng petabyte (mỗi petabyte bằng 1 triệu gigabyte). WikiLeaks mới đây đã tung ra tập “hồ sơ gián điệp” bao gồm gần 300 tài liệu về 160 công ty ở 25 quốc gia thuộc ngành công nghiệp do thám trên.
Trong buổi họp báo mới đây tại một trường đại học ở London (Anh), ông Assange đã hỏi các sinh viên: “Những ai ở đây đang dùng iPhone? Ai đang dùng BlackBerry? Ai đang dùng GMail? Vâng, tất cả các bạn đều tiêu rồi”. Ông Assange nói các nước đang phát triển công nghệ do thám này bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Nam Phi, Canada... Hệ thống do thám được bán cho tất cả các nước, không phân biệt thể chế.
WikiLeaks đưa ra ví dụ về một công ty ở Hayward, California (Mỹ) là Glimmerglass. Thiết bị của họ giúp các cơ quan chính phủ bí mật xâm nhập các đường cáp quang dưới biển (đường truyền dẫn dữ liệu và cuộc gọi giữa các châu lục). Công ty SS8 ở Milpitas, California thì chào hàng thiết bị Intellego cho phép cơ quan an ninh “thấy được những gì họ cần thấy ngay tức thời”, bao gồm cả bản nháp thư điện tử của đối tượng bị theo dõi và cả các tập tin đính kèm như văn bản, hình ảnh, video.
Chưa hết, Công ty Blue Coat cũng ở California bán công cụ lọc trang web để chặn những website không mong muốn. Cách đây không lâu, Chính phủ Syria đã mua một số máy của Blue Coat thông qua một nhà bán lẻ ở Dubai. “Những gì chúng ta đang thấy là không gian ảo đang bị quân sự hóa. Nó giống như có một chiếc xe tăng đỗ trước vườn nhà bạn vậy” - ông Assange nói.
Công ty Pháp giúp Gaddafi
Một đối tác của WikiLeaks là trang Owni.fr đưa ra bằng chứng cho thấy công ty Pháp Amesys đã giúp chính quyền của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi theo dõi các nhân vật đối lập sống lưu vong ở Anh. Hệ thống theo dõi Internet có tên gọi “Hệ thống Đại bàng” giám sát địa chỉ thư điện tử của các lãnh đạo đối lập. Một trong số đó là nhà văn 74 tuổi Mahmud Al-Naku, hiện đang là đại sứ Libya tại Anh.
Trong danh sách theo dõi của chính quyền Gaddafi còn có bộ trưởng văn hóa của chính quyền mới là Atia Lawgali. “Hệ thống Đại bàng” còn có thể chặn thư điện tử, các cuộc gọi điện qua đường Internet (VoIP), tin nhắn và các dòng lệnh tìm kiếm. Amesys thừa nhận có bán thiết bị cho chính quyền Libya cũ nhưng nói họ không thể kiểm soát được khách hàng sẽ làm gì với thiết bị đó.
Ông Assange khẳng định trong 10 năm qua, ngành công nghiệp giám sát đã chuyển đổi từ vai trò phục vụ các cơ quan tình báo thành một ngành kinh doanh xuyên quốc gia. “Hồ sơ gián điệp” của WikiLeaks còn cho thấy các hệ thống theo dõi này cực kỳ hiện đại và đắt giá, có hệ thống lên đến hàng triệu USD.
Tổ chức Quyền riêng tư quốc tế khẳng định người dân các nước không thể thờ ơ khi công nghệ do thám đang trở thành một thứ hàng hóa bán chạy và nhắm vào tất cả mọi người.
http://tuoitre.vn/The-gioi/467832/Lat-tay-nganh-cong-nghiep-gian-diep-toan-cau.html
Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011
Hãy đi !
Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (Mc 16,15)
Trích thư Thánh Phanxicô Xaviê gởi cho thánh I Nhã :
“Có rất nhiều người tại những nơi này hiện giờ chưa trở thành người có đạo, chỉ vì thiếu người làm cho họ nên người có đạo.
Nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc đi tới các Đại học bên Châu Âu, nhất là ở Paris, để điên cuồng kêu lên khắp đó đây và thúc bách những kẻ chỉ biết lý thuyết hơn là thực hành rằng: “Khốn thay, có vô số linh hồn, vì lỗi của các ông mà phải trục xuất khỏi trời và bị đẩy xuống hỏa ngục”.
Chớ gì những người đó chuyên chú vào việc tông đồ này như họ đã chuyên chú vào văn chương để có thể trả lẽ cho Chúa về đạo lý và những nén bạc đã uỷ thác cho họ”.
Trích thư Thánh Phanxicô Xaviê gởi cho thánh I Nhã :
“Có rất nhiều người tại những nơi này hiện giờ chưa trở thành người có đạo, chỉ vì thiếu người làm cho họ nên người có đạo.
Nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc đi tới các Đại học bên Châu Âu, nhất là ở Paris, để điên cuồng kêu lên khắp đó đây và thúc bách những kẻ chỉ biết lý thuyết hơn là thực hành rằng: “Khốn thay, có vô số linh hồn, vì lỗi của các ông mà phải trục xuất khỏi trời và bị đẩy xuống hỏa ngục”.
Chớ gì những người đó chuyên chú vào việc tông đồ này như họ đã chuyên chú vào văn chương để có thể trả lẽ cho Chúa về đạo lý và những nén bạc đã uỷ thác cho họ”.
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011
Mở mắt
Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: "Các anh tin thế nào thì được như vậy." Mắt họ liền mở ra. (Mt 9,29-30)
Lạy Chúa, xin mở mắt con biết nhìn kỳ công của Ngài.
Xin sờ vào mắt con để mắt con mở ra.
Cho con thấy được dung nhan của Chúa nơi anh em con.
Cho con thấy được những đam mê u ám của con chỉ là hư ảo buồn nôn.
Cho con thấy được con đường của Chúa để con hân hoan bước vào.
Lạy Chúa, xin mở mắt con biết nhìn kỳ công của Ngài.
Xin sờ vào mắt con để mắt con mở ra.
Cho con thấy được dung nhan của Chúa nơi anh em con.
Cho con thấy được những đam mê u ám của con chỉ là hư ảo buồn nôn.
Cho con thấy được con đường của Chúa để con hân hoan bước vào.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)