Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Đói

Trong những ngày ấy, có một đám rất đông, và họ không có gì ăn, nên Ðức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn! Nếu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có những người từ xa đến.” Các môn đệ thưa Người: “Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?” Người hỏi các ông: “Anh em có mấy chiếc bánh?” Các ông đáp: “Thưa có bảy chiếc.” Người truyền cho đám đông ngả lưng xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ông dọn ra.
(Mc 8,1-7)
Vatican City, 10 February 2010 (VIS) - This morning in the Vatican, the Holy Father received in audience twenty-five members of the John Paul II Foundation for the Sahel (the sub-Saharan region of Africa which includes countries on the west coast and central part of the continent). The institution came into being following John Paul II's first trip to Africa and was formally established with a Chirograph on 22 February 1984. It is involved in managing and protecting natural resources, the struggle against drought and desertification, rural development and the fight against poverty, through the involvement of local people.
In his address Benedict XVI recalled how in recent months the Sahel "has been seriously threatened by a significant drop in food supplies and famine, caused by low rainfall and the consequent inexorable advance of the desert. I exhort the international community to concern itself with the extreme poverty of these peoples, whose living conditions are deteriorating. And I encourage and support the efforts made by the ecclesial organisations which operate in this field".
In some of the countries in which the Foundation operates Islam is also present. In this context Benedict XVI expressed his satisfaction at the good relations that exist with Muslims, and noted "the importance of bearing witness to the fact that Christ lives, and that His love goes beyond all religions, races and cultures".
In conclusion the Pope highlighted how "Africa is the continent of hope for the Church, ... the continent of the future".

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Cho con

Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. (Mc 7,26)

Học sinh hành xử kiểu xã hội đen
09/02/2012 3:00
Ngày 8.2, Đội CSĐT, Công an Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đã chuyển hồ sơ vụ án giết người đến Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC 45), Công an TP.Cần Thơ, tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Theo hồ sơ vụ án, Trần Hồng Tâm và Phạm Hoàng Kim Ngọc là học sinh Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Q.Ninh Kiều) có xích mích với nhau, sau đó Tâm đã nói lại cho bạn trai mình là Lê Thanh Võ biết. Khoảng 12 giờ ngày 6.12.2011, Võ hẹn Ngọc ra quán trà sữa gần cổng trường để giải quyết. Khi vào quán, nhóm của Võ gồm: Võ, Tâm, Tí và Khoa; còn nhóm của Ngọc thì có bạn trai là Huỳnh Đức Duy cùng với Lý Minh Huy, Nguyễn Văn Tài (Cu em) và Tí “lé”.
Khi hai bên mới nói vài câu qua lại thì nhóm của Võ rút mã tấu chém vào đầu làm Tài gục tại chỗ rồi lên xe tẩu thoát. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, nhóm của Duy (bạn trai Ngọc) điện thoại cho Võ hẹn gặp nhau để “giải quyết”. Sau đó, nhóm của Duy gồm có Lư Hồng Kỳ (sinh viên cao đẳng kinh tế), Lương Tấn (học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.Ninh Kiều), Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Văn Tài, Võ Hoàng Hải, Chế Trần Thế Phương, Lương Chánh Tài, Lý Minh Huy, Nguyễn Văn Tiền (Cu anh) mang theo dao, mã tấu đi trên 6 xe mô tô, rảo quanh các tuyến đường Q.Ninh Kiều để tìm nhóm của Võ.
Tang vật vụ án
Khi nhóm của Duy chạy đến đường Hòa Bình thì phát hiện nhóm của Võ gồm: Võ, Tí, Nguyễn Hoàng Tuấn, Khoa, Nguyễn Sơn Hải nên tức tốc truy đuổi. Tuy nhiên, Tí, Võ, Khoa chạy thoát, còn lại Hải và Tuấn chạy đến trước nhà số 6, đường Nguyễn Trãi, P.An Hội, Q.Ninh Kiều thì bị Kỳ dùng xe lao thẳng vào làm Hải, Tuấn té xuống đường, bị cả nhóm của Duy xông vào dùng dao, mã tấu, ống sắt đánh, chém trọng thương. Hải và Tuấn được người dân đưa đi cấp cứu.
Ngày 16.12.2011, Cơ quan CSĐT, Công an Q.Ninh Kiều đã ra lệnh bắt tạm giam Lương Tấn (SN 1994), Nguyễn Trọng Nhân (SN 1991), Huỳnh Đức Duy (Duy què, SN 1994), Võ Hoàng Hải (SN 1994) và Lư Hồng Kỳ (SN 1993).
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120209/hoc-sinh-hanh-xu-kieu-xa-hoi-den.aspx

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Bên trong

"Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu." (Mc 7,21)

Gần một nửa nông dân Trung Quốc bị thu hồi đất
(TNO) Theo một cuộc nghiên cứu rộng rãi, hơn 43% nông dân Trung Quốc  là nạn nhân của việc thu hồi đất và các chính quyền địa phương đã thu lợi lớn nhờ tiến trình này, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 7.2.
Thu hồi đất đã trở thành một vấn đề nóng bỏng ở Trung Quốc khi các quan chức buộc nông dân từ bỏ đất đai để mở đường cho việc xây dựng, nhằm kiếm chác từ sự bùng nổ thị trường bất động sản. Vấn đề này liên tục bị Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên án, theo AFP.
Trong một cuộc biểu tình mới đây, dân làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông đã ra mặt chống đối chính quyền địa phương hơn một tuần trong vụ tranh chấp về đất đai và tham nhũng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Họ rốt cuộc đã chiến thắng trong lần nhượng bộ hiếm hoi của chính quyền.
Theo nghiên cứu được Trường đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thực hiện tại 17 tỉnh và khu vực, gần 1/4 nông dân không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào cho đất đai của họ.
Gần 2/3 người được bồi thường nhận một cục tiền trung bình khoảng 18.739 NDT (3.000 USD) cho một mẫu Trung Quốc, đơn vị đo lường đất tương đương 0,07 héc ta, theo nghiên cứu. Những người còn lại nhận tiền theo từng đợt.
Trong khi đó, giá bán đất trung bình của chính quyền địa phương là 778.000 NDT/mẫu, gấp 40 lần giá bồi thường cho nông dân.
Trong chuyến thăm trung tâm sản xuất ở tỉnh Quảng Đông vào tuần trước, ông Ôn Gia Bảo đã lặp lại những lo ngại về việc thu hồi đất đai.
“Việc tước đoạt đất nông nghiệp trái phép đã trở thành vấn đề thường xuyên xảy ra, gây ra nhiều khiếu kiện và thậm chí các xáo trộn lớn”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Ôn.
Thủ tướng Trung Quốc bổ sung rằng đất của nông dân “không được bảo vệ đầy đủ”.
Nông dân Trung Quốc không phải là chủ sở hữu đất đai mà họ trồng trọt song từ quá trình phi tập thể hóa cách đây 30 hơn năm, họ có quyền sử dụng đất thông qua việc thuê đất dài hạn.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120207/gan-mot-nua-nong-dan-trung-quoc-bi-thu-hoi-dat.aspx

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Truyền thống

Vậy, người Pharisêu và kinh sư hỏi Đức Giêsu:
"Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?"
Người trả lời họ:
"Ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta... Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm...
Quả thế, ông Môsê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử! Còn các ông, các ông lại bảo: "Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là "Corban" nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa" rồi, và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa.
Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa!"
(Mc 7,5-6.10-13)

Truyền thống tích tụ những khôn ngoan từ nhiều thời của con người.
Tuy nhiên vì con người bất tòan, nên truyền thống cũng có những điều bất toàn, thậm chí có những điều bất nhân nữa.
Truyền thống con người chỉ tốt đẹp khi nó hình thành bởi những con tim gắn liền với tình yêu và thánh ý Thiên Chúa.
Từ truyền thống của xã hội, tôi suy nghĩ về "truyền thống" của từng cá nhân, bao gồm tập quán ứng xử của chính cá nhân tôi. Tập quán hình thành từ những công việc hằng ngày. Mỗi việc tôi làm có xuất phát từ trái tim tôi gắn liền với trái tim Chúa không? Hay nó chỉ được thúc đẩy từ những ham muốn chật hẹp và lăng loàn của tôi?

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Tìm

Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!" Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó." (Mc 1,37-38)
Mọi người đang đi tìm Chúa, sao Chúa không ở lại với họ? Sao Chúa lại ra đi và đi tìm thêm nhiều người khác?
Thực ra phải nói rằng người ta đi tìm Chúa vì Chúa đã đi tìm họ trước, vì Chúa đã yêu họ trước.
Chúa tiếp tục đi tìm. Trái tim Chúa tiếp tục rộng mở, không đóng lại cho bất cứ ai.
Trái tim rộng mở là trái tim luôn đi tìm.
Tìm để ủ ấp để yêu thương.
Khi không đi tìm thì tim sẽ đóng lại.
Và cuộc đời sẽ chật hẹp, sẽ không còn chỗ cho tha nhân và cho Chúa nữa.
Tim mở rộng có nghĩa là mắt cũng phải mở to.
Tim và mắt cùng đi tìm.
Yêu để thấy và thấy để yêu, không thể thiếu một trong hai.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Chạnh lòng thương

"Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt." (Mc 6,34)
Cầu nguyện cho ai là chạnh lòng thương để mở rộng con tim ủ ấp họ trong lòng, với mục đích để cho Chúa trong tim tôi chạm đến họ, cứu chữa họ.
Cũng thế, làm mục vụ truyền thông, viết tin, làm mục vụ PR là chạnh lòng thương hầu mở rộng con tim để ấp ủ tất cả những người có liên quan vào trong tim mình. Có như thế bản tin mới thực sự có hồn, và làm PR mới có ý nghĩa. Lúc đó mới có khả năng mang lại mùa Xuân dù đang sống giữa mùa đông, mới mang lại ánh sáng dù đang ở trong bóng tối, mới mang lại niềm vui giữa lầm than.