Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Discipline of Discipleship

Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về"
... Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.(Ga 3,4-8.14-15)

Nói cho người khác biết chính Chúa là đấng chữa lành. Người bất toại khỏi bệnh đã làm như thế, đã loan báo Tin Mừng, công việc của người môn đệ. Anh ta phải gặp được Chúa để có thể loan báo Tin Mừng.

Để có thể loan báo Tin Mừng, người môn đệ phải dành thời giờ để gặp được Chúa: đấy là kỷ luật của người môn đệ: discipline of discipleship.

Creating Space for God

Discipline is the other side of discipleship.
Discipleship without discipline is like waiting to run in the marathon without ever practicing. Discipline without discipleship is like always practicing for the marathon but never participating.

It is important, however, to realize that discipline in the spiritual life is not the same as discipline in sports.
Discipline in sports is the concentrated effort to master the body so that it can obey the mind better.
Discipline in the spiritual life is the concentrated effort to create the space and time where God can become our master and where we can respond freely to God's guidance.

Thus, discipline is the creation of boundaries that keep time and space open for God. Solitude requires discipline, worship requires discipline, caring for others requires discipline. They all ask us to set apart a time and a place where God's gracious presence can be acknowledged and responded to.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Cứu thế giới

Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Được tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. (Ga 4,46-47)

Our Unique Call

So many terrible things happen every day that we start wondering whether the few things we do ourselves make any sense. When people are starving only a few thousand miles away, when wars are raging close to our borders, when countless people in our own cities have no homes to live in, our own activities look futile. Such considerations, however, can paralyse us and depress us.

Here the word call becomes important. We are not called to save the world, solve all problems, and help all people. But we each have our own unique call, in our families, in our work, in our world. We have to keep asking God to help us see clearly what our call is and to give us the strength to live out that call with trust. Then we will discover that our faithfulness to a small task is the most healing response to the illnesses of our time.

Viên sĩ quan đã làm mọi sự để cứu con trai. Chu toàn một bổn phận nhỏ cũng là cách tốt nhất để xoa dịu nỗi đau của thế giới.  Đấy cũng là điều con phải làm, lạy Chúa!

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Thương


"Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha." (Lc 15)


Henri Nouwen suggests that the Beatitudes offer us “the simplest route for the journey home, back into the house of [our] Father”.
How do you understand the portrait of a child of God, as painted by the beatitudes in Matthew 5:1-12? Some biblical research into the context and meaning of the words Jesus used here may well provide some powerful insights into our journey home.


Freedom from Judging, Freedom for mercy
We spend an enormous amount of energy making up our minds about other people. Not a day goes by without somebody doing or saying something that evokes in us the need to form an opinion about him or her. We hear a lot, see a lot, and know a lot. The feeling that we have to sort it all out in our minds and make judgments about it can be quite oppressive.
The desert fathers said that judging others is a heavy burden, while being judged by others is a light one. Once we can let go of our need to judge others, we will experience an immense inner freedom. Once we are free from judging, we will be also free for mercy. Let's remember Jesus' words: "Do not judge, and you will not be judged" (Matthew 7:1).

Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi. Xin thương xót con!

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Cha

"Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha..." (Lc 15,18-19)

Empowered to Receive Love
The Spirit reveals to us not only that God is "Abba, Father" but also that we belong to God as his beloved children. The Spirit thus restores in us the relationship from which all other relationships derive their meaning.
Abba is a very intimate word. The best translation for it is: "Daddy." The word Abba expresses trust, safety, confidence, belonging, and most of all intimacy. It does not have the connotation of authority, power, and control, that the word Father often evokes. On the contrary, Abba implies an embracing and nurturing love. This love includes and infinitely transcends all the love that comes to us from our fathers, mothers, brothers, sisters, spouses, and lovers. It is the gift of the Spirit.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Những đêm trăng Vatican


Những đêm trăng Vatican


Vào 8g đêm trăng Vatican hôm qua, 28-2-2013, triều đại giáo hoàng Bênêđictô XVI đã kết thúc. Trước đó, lúc 17g38, ĐTC đã có những lời động viên đầy tình cảm với đông đảo tín hữu và khách hành hương đến tạm biệt ngài tại Castel Gandolfo. (xem video)

Đêm trăng rất đặc biệt hôm qua làm tôi liên tưởng tới buổi tối của ngày khai mạc năm Đức Tin, ngày 11-10-2012 (kỷ niệm 50 năm công đồng Vatican II), ĐTC Bênêđictô XVI đã xuất hiện tại cánh cửa sổ quen thuộc, hướng về cộng đoàn dân Chúa đang cầm nến và tụ tập rất đông tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngài nhắc lại kỷ niệm của đêm trăng khai mạc Công đồng Vatican, ngài (lúc ấy còn là linh mục) cũng có mặt tại quảng trường này, mắt cũng hướng về cánh cửa sổ quen thuộc để lắng nghe bài diễn từ ngẫu hứng của ĐTC Gioan XXIII, một diễn từ ngắn gọn mà sau này đã được mệnh danh là “Diễn từ dưới ánh trăng” đầy thơ mộng.

“Diễn từ dưới ánh trăng” cũng được Đức Tổng Giám mục Hàn Đại Huy nhắc đến khi ngài chủ tế Thánh lễ vào đêm 15-12-2012 tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

ĐTGM họ Hàn kể rằng: Sau khi đăng quang, ĐTC Gioan XXIII nhận được rất nhiều hồ sơ cần phải giải quyết, đến từ vị thư ký của ngài, cũng như từ rất nhiều văn phòng Toà Thánh. Ngài chỉ trả lời ngắn gọn: “Công đồng sẽ giải quyết tất cả!”

Rồi vào một buổi chiều muộn- sau một buổi sáng tiếp khách và làm việc mệt nhọc - ĐTC Gioan XXIII tạm nghỉ ngơi và thiếp đi lúc nào không biết. Ngài giật mình mở mắt khi vị thư ký của ngài gõ cửa, nhắc ĐTC cần phải ra cửa sổ để nói chuyện với dân chúng vì đã 9 giờ tối rồi. Chưa ra khỏi cơn ngái ngủ mệt nhọc, ĐTC Gioan XXIII nói, ngài chưa chuẩn bị gì nên sẽ không có cuộc nói chuyện nào cả đâu! Cảm thấy ĐTC cần cấp bách xuất hiện, vị thư ký nghĩ ra một kế, ngài la lên: “Lửa cháy! Lửa cháy! Quảng trường đầy lửa cháy!” “Sao có thể như thế được!” ĐTC vội chạy ra cửa sổ nhìn xuống và trông thấy cả một rừng người với nến cháy trên tay, đứng chật cả quảng trường Thánh Phêrô. Ngài quay lại nói với vị thư ký: “Tôi sẽ ban phép lành, và chỉ thế thôi!”

Rồi quay ra cửa sổ, Đức Gioan XXIII nói với dân chúng rằng: ngài cảm nhận được tiếng nói của họ. Ngài chỉ có một tiếng nói, nhưng tiếng nói của ngài sẽ quy tụ tất cả tiếng nói của họ lại... Ngài chỉ là một người anh em của họ, nhưng ý Chúa muốn ngài trở thành Giáo hoàng, thành một người cha để gần gũi mọi người... Ngài mô tả: trăng đẹp hôm nay lên cao để ngắm nhìn tất cả chúng ta đang diễn tả chính mình qua đức tin, đức ái và niềm hy vọng....

Những lời đêm hôm đó của Đức Gioan XXIII đã trở thành “Diễn từ dưới ánh trăng” đầy chất thơ, kết thúc bằng những câu rất lãng mạn: “Tối nay khi về nhà, anh chị em hãy ôm hôn con cái của mình và nói với chúng rằng: ‘Đây là những cử chỉ yêu thương mà ĐTC gửi cho con!’. Và nếu chúng đang buồn, đang khóc, hãy an ủi chúng và nói rằng: ‘ĐTC đang ở bên con!’.”

(http://whispersintheloggia.blogspot.com/2012/10/quote-of-day-night-and-h...)

Vào buổi tối của ngày khai mạc năm Đức Tin, ngày 11-10-2012, chính ĐTC Bênêđictô XVI đã thuật lại câu chuyện này với dân chúng ở quảng trường thánh Phêrô; ngài nói: “Đêm hôm đó, tất cả chúng tôi đều rất hạnh phúc và đầy nhiệt tình - vì đại công đồng Vatican đã bắt đầu. Chúng tôi đã tin chắc rằng một mùa Xuân mới, một lễ Hiện Xuống tràn đầy ân sủng đang đến.” Rồi ĐTC Bênêđictô đã cùng với dân chúng nhìn lại 50 năm qua với nhiều sóng gió, bão tố, nhiều bóng đêm, nhưng ngài nhấn mạnh: Chúa vẫn hiện diện với tràn ngập ân sủng và ánh sáng của Ngài. Kết thúc, ngài dùng chính lời của ĐTC Gioan XXIII hơn 50 năm trước để nói với dân chúng đang hiện diện: “Khi bạn về nhà, hãy cho con của bạn một nụ hôn và nói với con mình rằng: nụ hôn này đến từ ĐTC đấy!”

(http://www.catholic.org/homily/yearoffaith/story.php?id=48002)

Hơn bốn tháng sau, vào ngày 28-2-2013, tức là hôm qua, khi trăng đã mọc lên rất sáng trên bầu trời Sài Gòn, thì tại Castel Gandolfo, ĐTC Bênêđictô XVI bước ra ban-công của toà nhà cổ kính, ngỏ lời với đông đảo dân chúng đang xúc động vẫy tay tạm biệt ngài: “Sau 8 giờ tối, tôi không còn làm giáo hoàng nữa. Tôi chỉ là một người hành hương đang đi trên chặng cuối của hành trình trần thế. Với tấm lòng và trọn vẹn tình yêu của mình, với cầu nguyện, suy tư và hết sức lực nội tâm, tôi mong được làm việc phục vụ lợi ích chung của Hội Thánh và nhân loại. Tôi thấy mình đã được anh chị em hết lòng nâng đỡ. Nào, có Chúa cùng đi, chúng ta hãy tiến bước vì lợi ích của Giáo hội và thế giới.”

Sau những lời này, bóng vị giáo hoàng vĩ đại khuất dần sau khung cửa.

Và trăng vẫn sáng vằng vặc trên cao, tại đây.

Giuse Mạnh Hữu



Trống ngôi

Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. (Mt 21,33)

Trống vắng khiến ta sợ hãi. Hôm nay, Giáo hội trống toà. Nhưng Chúa vẫn ấp đầy trong Giáo hội. Ngài hướng dẫn Giáo hội như thường lệ.
Đôi khi tâm hồn tôi trống vắng. Và tôi sợ sự trốn vắng này. Nhưng nếu tâm hồn tôi luôn ấp đầy những sự thế gian, Chúa sẽ không còn chỗ trong đó. Cần sự trống vắng, để có thể mời Chúa đến ngự trị.
Đức Bênêđictô đã dám tạo ra sự trống vắng này khi cần. Vì rốt cuộc, chính Chúa mới là chủ chăn đích thực, và mọi "chủ chăn" trần gian chỉ là tham dự vào.
Vâng, Chúa là chủ vườn nho...

Letting Go of Our Fear of God
We are afraid of emptiness. Spinoza speaks about our "horror vacui," our horrendous fear of vacancy. We like to occupy-fill up-every empty time and space. We want to be occupied. And if we are not occupied we easily become preoccupied; that is, we fill the empty spaces before we have even reached them. We fill them with our worries, saying, "But what if ..."
It is very hard to allow emptiness to exist in our lives. Emptiness requires a willingness not to be in control, a willingness to let something new and unexpected happen. It requires trust, surrender, and openness to guidance. God wants to dwell in our emptiness. But as long as we are afraid of God and God's actions in our lives, it is unlikely that we will offer our emptiness to God. Let's pray that we can let go of our fear of God and embrace God as the source of all love.