Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Tình yêu và tự do

Theo truyền thống phụng vụ thông thường, vị chủ sự Thánh lễ thứ năm tuần thánh chỉ rửa chân cho nam giới. Vượt khỏi lẽ thường này, Đức Thánh Cha Phanxicô (ĐTC) trong ngày thứ Năm tuần thánh năm 2013 đã có một quyết định thật đặc biệt, gây rất nhiều ngạc nhiên cho báo chí và các cơ quan truyền thông quốc tế. Đó là, thay vì cử hành nghi thức rửa chân tại đền thờ Thánh Phêrô, Ngài đã đến nhà tù Casal del Marmo ở ngoại ô thành phố Rôma để cử hành Thánh lễ, rửa chân và hôn chân các tù nhân. Đặc biệt hơn nữa, trong số 12 tù nhân được chọn để ĐTC rửa chân, có 2 nữ tù nhân, một người thuộc Hồi Giáo.

Chia sẻ Tin Mừng hôm ấy, ĐTC nói với các tù nhân rằng: tất cả mọi người, kể cả Giáo hoàng, đều cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Trước đó, khi dâng lễ cho các linh mục vào buổi sáng, ĐTC cũng đã nhắc nhở các linh mục phải để ý đến người nghèo, người cùng khổ và đừng lo ngại gì về vai trò của mình là người “quản lý” giáo hội.

Để diễn tả tình yêu và lòng thương xót, ĐTC đã không bị những rào cản truyền thống “trói chân”. Ngài đã có nhiều hành động “vượt lệ thường” như thế để sống tinh thần đích thực của Tin Mừng.

Vị tư tế và ông trợ tế trong dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay đã không vượt được những rào cản truyền thống. Hẳn là vì sợ bị ô uế theo luật Do Thái, họ đã không thể hiện được tình yêu và lòng thương xót cần có đối với người bị đánh trọng thương, bỏ mặc nạn nhân nửa sống nửa chết nằm chơ vơ nơi hoang vắng. Quá câu nệ vào lề luật Do Thái, họ có thể đã lo sợ rằng mình sẽ bị ô uế khi đụng đến người chết hoặc người ngoại giáo, nên đã né tránh bổn phận yêu thương (và có thể vì một số lý do khác nữa...)

"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'.

Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy" (Lc 10,30-37).

Để ý đến người nghèo, người cùng khổ và đừng lo ngại gì về vai trò của mình là người “quản lý” giáo hội - như lời khuyên của ĐTC - quả không phải dễ. Vượt những rào cản, đôi khi cả những rào cản xem ra là đạo đức truyền thống, để xả thân cho những người bất hạnh, đỏi hỏi phải có một con tim luôn bừng cháy ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa do chính Chúa Giêsu mang xuống trần gian (x. Lc 12,49). Đồng thời, cần phải có tinh thần tự do siêu thoát như chim trời, như hoa dại mọc thanh thản ngoài đồng hoang giống như cuộc sống của chính Đức Giêsu (Audio: Hoa dại). Tự do để không quá bị trói buộc bởi những lề thói đã trở thành lực cản (và tất nhiên, cũng phải sáng suốt để hiểu rằng: lề luật và truyền thống đích thực luôn giúp ta tự do hơn, yêu thương nhiều hơn).

Muốn là em của anh cả Giêsu thì cũng phải trở nên anh em, chị em của mọi người, nhất là những người bất hạnh. Và ai là “anh em của người bất hạnh bị rơi vào tay bọn cướp?” Ai vậy? Tôi có phải là anh em, và cư xử như huynh đệ, như tỉ muội của những người đang lâm nạn mà tôi gặp trên đường đời không? Ngọn lửa Giêsu có bừng cháy trong tim tôi và tôi có đủ tự do để hành động như người Samaria nhân hậu không?

Xin Chúa cho con có đầy "lửa", đủ sáng suốt và nhiều tự do...

Ngài là ai? Tôi là ai?

Cách đây ít lâu, Đài Truyền hình cho trình chiếu bộ phim “Công Chúa Ja Myung Go”. Bộ phim kết thúc không có hậu: nhân vật chính là công chúa Ja Myung Go xinh đẹp cùng với toàn thể hoàng tộc đã chết thảm, kéo theo cả một quốc gia tiêu vong.

Kết quả này do nhiều nguyên nhân. Một trong những lý do đó là: công chúa Ja Myung Go không biết mình là ai! Nên cũng không biết cha mẹ, thân nhân mình là ai. Những mâu thuẫn hoàng gia đã khiến Ja Myung Go bị thả trôi sông ngay từ khi mới sinh ra. Sống phiêu bạt, nàng đã từng cấu kết với thù địch để tấn công chính đất nước của mình mà không biết. Trôi dạt nhiều nơi, nhưng luôn băn khoăn nỗ lực tìm hiểu mình là ai, rốt cuộc nàng cũng khám phá ra mình chính là công chúa bị thả trôi sông. Ja Myung Go vội quay về, xoay xở tìm cách cho vua cha nhìn nhận mình, rồi tìm mọi cách cứu quê hương mình. Nhưng đã muộn. Bất chấp mọi nỗ lực của Ja Myung Go, kết thúc thê lương đã không thể đảo ngược! Không-biết-mình-là-ai đã góp phần vào hậu quả bi đát khôn lường như thế.

Tôi là ai? Tôi có phải chỉ giống như muông chim cỏ cây, chết là hết? Hay chỉ như một ngôi sao xấu, vụt bay qua cuộc đời tăm tối này một thời gian, rồi biến mất mãi mãi? Hay tôi còn là gì khác? Đấy là những câu hỏi cốt yếu của mỗi con người. Giống như Ja Myung Go vẫn thường xuyên đặt câu hỏi cho mình: Tôi là ai? Và hỏi mọi người chung quanh: Có ai biết tôi là ai không? (http://www.drama.net/m1/princess-ja-myung-go-episode-19/part3)

Câu trả lời cho mỗi con người về căn tính của mình chỉ có thể chính xác khi đến từ một Đấng hiện hữu từ muôn đời, tạo dựng nên mọi sự và tồn tại muôn thuở. Chỉ Ngài mới biết rõ các thọ tạo của Ngài là ai. Kinh Thánh dạy rằng, một Đấng như thế đã đến trong thế gian để mang đến cho ta câu trả lời. Đấng ấy là Đức Giêsu. Nhưng có thực như thế không? Làm sao biết được ông Giêsu đích thực là Thiên Chúa, có thể mang đến câu trả lời chính xác? Vâng, muốn biết thế, tôi cần đích thân đến gặp Giêsu - để biết Giêsu. Gặp Giêsu trong Lời Ngài, trong Mình Máu Ngài, trong các giờ cầu nguyện, trong hiện thân của Ngài là Giáo Hội và người nghèo.

Gặp Giêsu bằng những phương cách đó, tôi sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện đích thực của Ngài, nghe được Lời Ngài, để biết được đích thực tôi là ai. Và quan trọng hơn nữa, có gặp Ngài, tôi mới nhận được sức mạnh từ Ngài để sống đúng với căn tính, tước vị và phẩm giá đích thực của của tôi.

Người hỏi các ông rằng: "Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?" Các ông thưa rằng: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa đã sống lại". Người lại hỏi các ông rằng: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa". Và Người ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai mà rằng: "Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại". (Mt 9,18-22)(http://www.youtube.com/watch?v=B4ZTvxZlMKc&list=PL4490D18247B65078)

"Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa", là Con Thiên Chúa. Với tư cách Con Thiên Chúa, Thầy Giêsu đã dạy các môn đệ cầu nguyện như Ngài từng cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời!”. A, như thế Ngài muốn bảo tôi rằng: tôi cũng chính là con của Vua cả trên trời như Ngài! Tôi được Cha yêu thương đến tận cùng, yêu đến mức sai chính Con Một Ngài là Giêsu xuống chịu chết và sống lại để chăm sóc và cứu độ tôi: "Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại". Vâng, tôi không giống như muông chim cỏ cây, chết là hết. Tôi không chỉ như một ngôi sao xấu, vụt bay qua cuộc đời tăm tối này một thời gian, rồi biến mất mãi mãi. Tôi sinh ra để được yêu thương, được chúc phúc. Tôi nhận được mọi sức mạnh từ Giêsu để sống đẹp tư cách con Thiên Chúa ở trần gian, bất chấp mọi gian truân. Tôi chia sẻ sứ mạng cứu độ với Ngài, kinh qua những đau thương thử thách. Để sau cuộc đời trần thế này, tôi sẽ gặp Giêsu diện đối diện mà chia sẻ mọi vinh quang hạnh phúc với Cha của tôi ở trên trời.

Cuộc đời, ôi đẹp thay, nhờ biết Ngài là ai, từ đó biết được tôi là ai. "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" - câu hỏi này thật là quan trọng và cần thiết để đưa tôi vào sự thật của Ngài và của đời tôi!

Ja Myung Go đã từng choáng váng khi lần đầu tiên biết mình là công chúa (http://www.drama.net/m1/princess-ja-myung-go-episode-26/part3). Còn tôi, có lẽ còn lâu lắm tôi mới thực sự choáng ngợp về một sự thật lớn hơn tầm hiểu biết của tôi rất nhiều, sự thật về chính tôi: tôi là... và Ngài là...!!!

Xin Chúa thương soi sáng cho con...

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Thánh Thần nói

The Power of the Spirit

In and through Jesus,
we come to know God as a powerless God,
who becomes dependent on us.
But it is precisely in this powerlessness
that God's power reveals itself.
This is not the power that controls, dictates, and commands.
It is the power that heals, reconciles, and unites.
It is the power of the Spirit.
When Jesus appeared,
people wanted to be close to him and touch him
because "power came out of him" (Luke 6:19).

It is this power of the divine Spirit
that Jesus wants to give us.

The Spirit indeed empowers us
and allows us to be healing presences.
When we are filled with that Spirit,
we cannot be other than healers.

The Fruit of the Spirit

How does the Spirit of God manifest itself through us?
Often we think that to witness
means to speak up in defense of God.
This idea can make us very self-conscious.
We wonder where and how we can make God the topic of our conversations
and how to convince our families, friends, neighbors, and colleagues
of God's presence in their lives.
But this explicit missionary endeavour
often comes from an insecure heart and,
therefore, easily creates divisions.

The way God's Spirit manifests itself most convincingly is through its fruits:
"love, joy, peace, patience, kindness, goodness, trustfulness, gentleness and self-control"
(Galatians 5:22).
These fruits speak for themselves.
It is therefore always better to raise the question "How can I grow in the Spirit?"
than the question "How can I make others believe in the Spirit?"

“Không phải chính các con nói, 
nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con.” 
(Mt 10, 20)

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Giống Chúa

Being Like Jesus

Very often we distance ourselves from Jesus.
We say, "What Jesus knew we cannot know,
and what Jesus did we cannot do."

But Jesus never puts any distance between himself and us.
He says: "I call you friends,
because I have made known to you everything I have learnt from my Father."
(John 15:15)
and: "In all truth I tell you,
whoever believes in me will perform the same works as I do myself,
and will perform even greater works."
(John 14:12)

Indeed, we are called to know what Jesus knew and do what Jesus did.
Do we really want that, or do we prefer to keep Jesus at arms' length?
(Nouwen M)

Một trong những điều kỳ diệu mà Đức Giêsu muốn tôi thực hiện để nên giống Ngài: đó là rao giảng Tin Mừng.


7 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con hãy đi rao giảng rằng 'Nước Trời đã gần đến'. 8 Hãy chữa những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không. 9 Các con chớ mang vàng bạc, tiền nong trong đai lưng, 10 chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc, vì thợ thì đáng được nuôi ăn.
11 "Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi. 12 Khi vào nhà nào, các con hãy chào rằng: 'Bình an cho nhà này'. 13 Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các con sẽ đến với nhà ấy. 14 Nhưng nếu ai không tiếp rước các con và không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi nhà hay thành ấy và giũ bụi chân các con lại. 15 Thật, Thầy bảo các con: Trong ngày phán xét, đất Sôđôma và Gômôra sẽ được xét xử khoan dung hơn thành ấy". 
(Mt 10,17-15)

Cám ơn Chúa đã cho con cùng làm những điều kỳ diệu với Chúa!

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Cầu nguyện

Nữ sinh lớp 8 rạch mặt nữ sinh lớp 8

Theo thông tin ban đầu, khoảng 7g30 ngày 29-6, Bùi Thị Thủy Tiên (14 tuổi, học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP Cam Ranh) nhận được một cuộc điện thoại hẹn gặp ở đường số 2, tổ dân phố Hòa Bình, phường Cam Nghĩa.

Đến nơi Tiên thấy một nhóm gần 10 người lạ mặt (chủ yếu là nữ). Một người cầm dao cắt giấy xông vào rạch mặt, tay và vùng ngực của Tiên. Do bị chảy máu nhiều nên nhóm này đưa Tiên đến trạm y tế gần đó khâu lại rồi chở Tiên về nhà.(TTO)

 Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: "Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến'". (Mt 10,5-7)

Trong Tin Mừng chúng ta nghe nói: "Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt, để sai thợ ra gặt lúa về" (Lc 10,2). Người thợ gặt không được lựa chọn thông qua các chiến dịch quảng cáo hay những lời mời gọi phục vụ quảng đại, nhưng là được chính Thiên Chúa ”chọn lựa” và ”sai đi”. Chính Người tuyển chọn, chính Người sai đi, chính Người ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện là điều quan trọng. Giáo Hội không phải là của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến đã nghĩ rằng Giáo Hội là của chúng ta, phải không? Nhưng Giáo Hội không phải là của chúng ta, mà là của Thiên Chúa; cánh đồng trồng tỉa là của Thiên Chúa. Như thế sứ mạng truyền giáo trước hết phải liên quan đến ân sủng. Và nếu sứ vụ tông đồ phát sinh từ cầu nguyện, thì người tông đồ phải tìm thấy sức mạnh và ánh sáng cho hoạt động của mình nơi việc cầu nguyện. Thật vậy, sứ vụ tông đồ sẽ không còn hoa trái và sẽ tắt lịm khi chúng ta ngưng liên kết với suối nguồn là Thiên Chúa. Việc truyền giáo phải làm trên đầu gối - một người trong anh em đã nói như thế với tôi. Hãy nghe rõ nhé: việc truyền giáo phải làm trên đầu gối.”

Rồi Đức Thánh Cha mời gọi: Anh chị em hãy luôn luôn là những con người của cầu nguyện. Không có tương quan liên lỉ này với Thiên Chúa thì sứ vụ truyền giáo chỉ là một nghề nghiệp. Không, sứ vụ truyền giáo không phải là một nghề, mà là một cái gì khác. Nguy cơ của việc duy hoạt động, tin tưởng quá nhiều vào các cơ cấu luôn luôn rình rập chúng ta. Nếu nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta thấy trước mỗi quyết định hay một biến cố quan trọng, Người luôn cầm trí cầu nguyện lâu giờ. Chúng ta hãy vun trồng chiều kích chiêm niệm, cả trong cơn lốc của các dấn thân cấp bách nhất. Sứ mạng càng mời gọi các bạn đi ra ngoại biên cuộc đời bao nhiêu, thì trái tim các bạn lại càng phải kết hiệp với trái tim tràn đầy thương xót và tình yêu của Chúa Giêsu bấy nhiêu. Đó chính là bí mật của sự phong phú mục tử, sự phong phú của môn đệ Chúa.

Chúa Giêsu sai các môn đệ đi truyền giáo không có "túi tiền, bao bị, giày dép" (Lc 10,4). Sự phát triển của Tin Mừng không được bảo đảm bằng số người, hoặc bằng uy tín của tổ chức, hay bằng số lượng của nguồn lực sẵn có. Nó nằm ở chỗ người ta có được thấm nhuần bởi tình yêu của Chúa Kitô đến đâu, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần ra sao, và được tháp nhập vào cây sự sống là Thánh Giá của Chúa như thế nào.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Niềm vui & thập giá

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm mục vụ đảo Lampedusa, cực nam Italia, sáng ngày 8-7-2013 vừa qua. Đây cũng là chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Đức Thánh Cha ở Italia, ngoài Roma. Và đây cũng là sự kiện đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm Lampedusa.

Đức Thánh Cha cho biết mục đích ngài đến đảo này để tưởng niệm những thuyền nhân đã bỏ mình trên biển cả trên đường đi tìm cuộc sống; gặp gỡ những người di dân, và cử hành thánh lễ cho các tín hữu địa phương. Qua cuộc viếng thăm này, Đức Thánh Cha cũng muốn thức tỉnh lương tâm của nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các giới hữu trách, về thảm trạng người di dân và tị nạn. (http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130709/22305)

Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn. Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. 38 Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa". (Mt 9,36-37)

Niềm vui an ủi, thập giá Đức Kitô và lời cầu nguyện


Đức Thánh Cha nói: sứ mạng rao truyền Tin Mừng của chúng ta bắt đầu từ đâu? Các điểm tham chiếu của sứ mạng Kitô giáo là gì? Thưa từ 3 điểm: niềm vui an ủi, thập giá Đức Kitô và lời cầu nguyện.

Điểm tham chiếu thứ nhất là niềm vui an ủi. Tiên tri Isaia được sai đến với những thông điệp của niềm vui và bình an đến cho dân đang sống nơi lưu đày. Những đau khổ mà họ gánh chịu hiện nay sẽ không còn nữa bởi vì Thiên Chúa yêu thương, đoái nhìn đến họ. Đó là một lời mời tuyệt vời để mọi người vui lên. Tại sao? Vì lý do gì? Như mẹ hiền an ủi con thơ, Chúa sẽ an ủi dân Người như vậy. Thiên Chúa sẽ đem họ trở về Giêrusalem. Thành thánh sẽ trở nên như người mẹ hiền ấp ủ, bồng ẵm, nuôi dưỡng con cái bằng chính dòng sữa mẹ.

Mọi Kitô hữu, đặc biệt là các bạn và tôi, chúng ta được gọi là người mang sứ điệp hy vọng, sự thanh thản, niềm vui, và sự dịu hiền của Thiên Chúa cho mọi người. Nhưng trước hết chúng ta phải là những người được Chúa an ủi, được Chúa yêu thương, sau đó chúng ta mới có thể mang lại niềm vui, tình yêu thương cho người khác. Điều này rất quan trọng để sứ mạng của chúng ta được kết quả.

Điểm tham chiếu thứ hai là Thập Giá Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Galata: ”Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!” (Gl 6,14). Và thánh Phaolô nhắc đến các dấu tích Chúa Giêsu bị đóng đinh như là dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người Tông Đồ. Trong sứ vụ của mình, thánh Phaolô đã trải qua những khổ đau, yếu đuối và thất bại..., nhưng vẫn thấy vui mừng và an ủi. Đây là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu: mầu chiệm của sự chết và sự sống lại. Chính việc để cho mình được nên đồng hình đồng dạng với cái chết của Chúa Giêsu khiến cho thánh Phaolô được tham dự vào sự phục sinh và chiến thắng của Chúa. Trong giờ phút của đen tối và thử thách, ánh sáng bình minh và sự cứu rỗi đã hiện diện và hoạt động. Mầu nhiệm vượt qua chính là trái tim của sứ mạng của Giáo Hội! Và nếu chúng ta sống mầu nhiệm đó, chúng ta sẽ được che chở khỏi quan niệm trần thế, cũng như tránh khỏi sự chán nản, ngã lòng có thể nảy sinh trước những thử thách và thất bại.

Thành quả của việc rao giảng Tin Mừng không được đo bằng sự thành công hay thất bại theo các tiêu chí đánh giá của con người, nhưng bằng cách trở nên giống với logic của Thập Giá của Chúa Giêsu, đó là logic của việc ra khỏi chính mình và làm tiêu hao chính mình. Logic của tình yêu. Thập Giá luôn luôn hiện diện với Đức Kitô - bảo đảm thành quả của sứ mạng của chúng ta. Và từ Thập Giá, hành động tối cao của lòng thương xót và tình yêu, mà chúng ta sẽ được tái sinh như "thụ tạo mới" (x. Gl 6,15).