Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Nhà Ta

Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!

Chia niềm vui với cuộc đời
TT - Đang có một hiện tượng rất đáng quý ở những người trẻ: biến những dịp vui của cá nhân, tập thể thành cơ hội hướng đến cộng đồng, mang lại niềm vui cho những số phận không may.
Món quà sinh nhật tặng bạn là một tờ biên nhận ủng hộ tiền cho bệnh nhân ung thư, ngày sinh nhật rủ nhau đi hiến máu nhân đạo.


Quà sinh nhật đặc biệt
Món quà sinh nhật đặc biệt nhất mà blogger T. nhận được trong đời mình chính là một tờ... biên nhận đóng tiền giúp đỡ bệnh nhân nữ bị ung thư đăng trên báo Phụ Nữ Chủ Nhật. Người nộp tiền có nick là caulongbachai, số tiền là 200.000 đồng và biên nhận được gửi đến T. như một món quà đúng ngày sinh nhật của cô. Cô chia sẻ cảm giác của mình: “Ban đầu là ngạc nhiên và sau đó là một niềm vui khe khẽ lan đến. Tôi chỉ biết caulongbachai qua mạng, ngoài đời chưa từng gặp nhưng cách tặng quà này làm tôi phải suy nghĩ. Về sau, tôi cũng bắt chước, tặng quà sinh nhật cho bạn bè mình bằng cách như vậy”.
Không ít bạn trẻ tự chọn cho mình hoặc cho bạn bè những món quà sinh nhật hết sức “độc chiêu” : sinh nhật đi hiến máu cho những bệnh nhân đang cần máu hoặc các bệnh viện. Ngọc Thùy, giám đốc một công ty in ấn nhỏ ở quận 8, rất thích đi hiến máu, cô nói vui: “Mình không có tài sản gì, chỉ có máu là tốt. Thùy thích kỷ niệm ngày sinh của mình bằng cách hiến máu cho những người cần mình giúp. Đi hiến máu vậy giúp mình cảm thấy ngày vui riêng thành ngày vui của ít nhất hai người: chính mình và người được cho máu”.
Ngọc Thảo, sinh viên năm 2 Đại học Quốc tế Sài Gòn, có một cách mừng sinh nhật khá thú vị: cô rủ bạn bè đi thăm trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, chơi với các em trọn một buổi sáng. Sinh nhật nào cũng thế, Thảo và bạn bè cô đều rất vui với trẻ thiệt thòi. Cô cũng tổ chức sinh nhật cho các thành viên trong nhóm bạn mình như vậy. Thảo chia sẻ: “Để thấy mình có ích hơn, thấy mình yêu đời hơn, may mắn hơn và sau đó cố gắng học giỏi hơn, sống tử tế hơn”.


Những tập thể hướng ngoại
Trong khi cá nhân người trẻ đang có xu hướng quan tâm hơn đến cộng đồng thì cũng có những người trẻ khác - với vị trí là “sếp” trẻ - hướng tập thể của mình đến với các hoạt động cộng đồng, biến ngày vui riêng thành ngày vui chung.
Dịp Trung thu vừa qua, thay vì phá cỗ tại văn phòng thì những người trẻ ở Công ty Broadcast Media (quận 3), với sự hướng dẫn của giám đốc 8X Hồ Mai Thi, đã đến xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM trao quà cho các em học sinh nghèo, nhiễm chất độc da cam. Nhóm bạn 20 người của công ty đã mua lồng đèn, hì hụi sắp xếp tập vở, quà bánh và vượt chặng đường mấy chục kilômet để đến với những mảnh đời kém may mắn, họ còn mời cả hai ca sĩ Văn Mai Hương và Quốc Thiên đến hát cho các em nghe...
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/465509/Chia-niem-vui-voi-cuoc-doi.html

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Nhận ra

Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi (Lc 19,41)

...Những thầy cô dạy tiếng Anh miễn phí trên Paltalk đều có một nhiệt tâm đến khó tin. BacDon tên thật là Donald Elwood Degerstrom, người Mỹ, năm nay đã 67 tuổi, lấy nickname bacDon “cho giống người Việt”. Về hưu đã lâu, hiện tại ngoài công việc bán hàng cho một cửa hiệu tám giờ/tuần, thời gian còn lại bacDon dành hết cho những lớp học Paltalk. BacDon nửa đùa nửa thật: “Bà xã bacDon là người Việt. BacDon sợ bà xã buồn nên muốn lên mạng gặp các bạn VN học tiếng Việt và nhân tiện dạy tiếng Anh luôn”.
Giờ dạy của bacDon trên hai room Study English online (SEO) và English sharing and learning (ESL) dày đặc những bàn tay (Paltalk có chức năng raise hand hình bàn tay - giơ tay để xếp lượt ưu tiên, ai bấm trước xếp trước). Những đoạn văn tiếng Anh mà bác lục lọi trên báo được đưa vào room rồi lần lượt gọi các bạn lên đọc. Phương pháp cổ điển này rất hiệu quả. Bảy năm dạy học trò Việt, giờ đây những giờ học của bacDon thêm vui nhộn với những câu tếu táo bằng tiếng Việt. Vốn tiếng Việt mới chỉ gần 500 từ nhưng những câu “BacDon bó tay”, “bacDon đẹp lão”, “bacDon thích ăn chè”... của bacDon khiến room lúc nào cũng rần rần.
Lớp học online nhưng các thầy cô Paltalk lại rất quy củ, có thời khóa biểu đàng hoàng. Nhìn vào lịch học room SEO, giờ học phần lớn là thời gian buổi sáng hoặc buổi tối ở VN, thuận lợi cho các học viên. Đổi lại thầy cô tự nguyện trên Paltalk phải sắp xếp giờ dạy rất tréo ngoe do chênh lệch múi giờ. Đã năm năm qua, thầy Sig, một người Việt đã sống hơn 20 năm ở Mỹ, phải tranh thủ dậy lúc gần 6g sáng vào thứ hai, thứ sáu hằng tuần lên Paltalk dạy khoảng hai giờ cho các học viên của mình trước khi đi làm công việc hằng ngày. Lúc đó khoảng 20g-21g VN...

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Dủ thương

Những người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!" (Lc 18,39)

Oprah Winfrey nhận giải thưởng Oscar nhân đạo
TTO - Hôm 12-11 (giờ địa phương), Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ đã trao giải Oscar nhân đạo Jean Hersholt cho “nữ hoàng truyền hình” Oprah Winfrey vì những đóng góp không mệt mỏi trong công tác từ thiện.
Giải Oscar nhân đạo Jean Hersholt mang tên nam diễn viên nổi tiếng Jean Hershholt được trao tặng cho các cá nhân có thành tích nổi bật trong ngành công nghiệp điện ảnh bên cạnh các hoạt động từ thiện vì cộng đồng. Giải thưởng này được trao tặng lần đầu vào năm 1956, cũng là năm Jean Hershholt qua đời.
Phát biểu trong lễ nhận giải tại trung tâm Hollywood and Highlight (Los Angeles, Mỹ), Oprah Winfrey đã bật khóc khi nhắc lại thời thơ ấu khó khăn của mình tại Mississippi. “Tất cả chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của mình. Chúng ta có mặt ở đây để giúp đỡ lẫn nhau” - bà nói.
Ngoài danh hiệu nữ hoàng truyền hình, Oprah Winfrey cũng rất thành công trong lĩnh vực điện ảnh. Bà từng nhận được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong phim The Color Purple (Màu tía - 1985) của đạo diễn Steven Spielberg. Oprah cho biết: “Đó là cánh cửa mở ra cho tôi sự kỳ diệu và hào nhoáng của điện ảnh”.
Không chỉ vậy, Oprah Winfrey còn được mệnh danh là nữ hoàng nhân đạo với hàng loạt hoạt động từ thiện thông qua các tổ chức nhân đạo của mình như quỹ từ thiện Oprah Winfrey (thành lập năm 1987), mạng lưới từ thiện Oprah’s Angel Network (thành lập năm 1998), quỹ The Oprah Winfrey Operating (thành lập năm 2007)… Gần đây, bà còn mở trường học dành cho các bé gái ở Nam Phi.
Cùng nhận giải với Oprah Winfrey còn có nam diễn viên James Earl Jones và nghệ sĩ trang điểm Dick Smith với giải Oscar danh dự dành cho những đóng góp của họ trong nền điện ảnh thế giới.
Nam diễn viên James Earl Jones, 80 tuổi, từng được đề cử Oscar nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn chàng võ sĩ da đen yêu một cô gái da trắng trong The Great White Hope (Tạm dịch: Giấc mơ trắng vĩ đại - 1971) Mặc dù không có mặt tại lễ trao giải nhưng James Earl Jones đã gửi lời cảm ơn thông qua một bài phát biểu được ghi âm sẵn.
Dick Smith là chuyên gia hóa trang nam đầu tiên của Đài NBC, từng giành giải Oscar hóa trang xuất sắc nhất trong bộ phim Amadeus (1984) và được đề cử một lần nữa cho phim Dad (Bố - 1989). Ông nổi tiếng với việc trang điểm và dùng các bộ phận giả để giúp các diễn viên hóa thân thành những vai diễn già, trẻ, bệnh, chết… một cách hoàn hảo trong các bộ phim.
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/464891/Oprah-Winfrey-nhan-giai-thuong-Oscar-nhan-dao.html

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Sinh lời

Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh (Mt 25,21)


Thế hệ... gối ôm!
Tạm gọi họ, những người trai trẻ 9X (đời giữa đổ về sau), là thế hệ... gối ôm!
Quay ngược thời gian, nếu thế hệ 8X được sinh ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn ảnh hưởng nặng nề của thời bao cấp, những đứa con ít nhiều chứng kiến được cảnh xếp hàng mua gạo, thịt và từ đó biết mạnh mẽ, tự lập... thì ở thập niên sau, những đứa con được sinh ra có sự chuẩn bị kỹ càng của cha mẹ từ tình yêu thương và cả về vật chất. Và người ta cũng thấy rằng những đứa con ấy lớn lên trong sự thương yêu, bảo bọc, chiều chuộng của cha mẹ nhiều hơn anh, chị.
Tại sao là... gối ôm?
Đa số các gia đình lúc này không còn phải trăn trở, suy nghĩ nhiều về vật chất. Cha mẹ lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho con, điều kiện tiện nghi nhất ngay từ khi mới sinh ra. Gối ôm là thứ tối thiểu mà bất kỳ trẻ nào cũng có. Mỗi khi dỗ giấc ngủ cho con, bà mẹ luôn đặt con nằm tư thế ôm gối và cách ru ngủ tuyệt vời nhất là bàn tay mẹ vỗ nhẹ vào mông bé cùng lời hát ru tùy theo “vốn liếng” mẹ có.
Đến lớn, đứa trẻ vẫn duy trì được thói quen ôm gối ngủ, không có gối ôm thấy khó ngủ ngay! Nếu ngày trước chuẩn bị cho con cái đi học xa, bà mẹ chỉ cần trang bị chiếc chiếu hay tấm nệm, gối đầu, chiếc mền hay thêm chiếc mùng là đủ, giờ đây dứt khoát phải có một cái gối ôm...
Thế hệ... gối ôm lớn dần, người ta mới thấy rằng chính sự bảo bọc của cha mẹ đã làm đứa trẻ không được mạnh mẽ như thế hệ anh, chị.
Con trai học lớp 12, cao hơn bố, vậy mà mẹ vẫn phải sắp sẵn thức ăn trên mâm chờ cậu đi học (thêm) về là có ăn ngay. Sáng sớm cậu đi tắm biển với bạn, đạp xe về nhà đã thấy bố chuẩn bị sẵn xô nước để cậu rửa chân cho sạch cát. Không phải cậu không biết làm công việc hứng xô nước, nhưng ông bố sợ cậu mang dép đầy cát vào nhà. Thậm chí ông bố còn nhớ như in, như mới chỉ hôm qua, mỗi khi đi làm về ông còn bảo con lấy khăn ướt để ông lau mặt cho con.
Có thể thế hệ... gối ôm giờ đây rất rành rẽ về công nghệ thông tin. Mẹ mua điện thoại di động phải nhờ con trai cài đặt giúp các tiện nghi cho việc truy cập Internet, nghe nhạc, xem phim online, chat, kiểm tra mail... Máy vi tính trục trặc có con trai giải quyết. Cậu có thể ngồi mấy giờ liền trên máy tính để xem hết thứ này thứ kia nhưng việc giặt quần áo đối với cậu rất nặng nhọc dù chỉ có động tác bỏ các thứ vào máy giặt, cho xà phòng và bấm nút. Giặt quần áo bằng tay lại càng khó mà yêu cầu mẹ đặt ra là con phải tự giặt quần áo lót chẳng hạn.
Ngay cả việc bơm hay lắp xích xe đạp thế hệ gối ôm cũng lúng túng, dính chút dầu mỡ thấy khó chịu, phải rửa tay ngay!
Quan sát một số bạn trẻ ở tuổi teen mới thấy họ cũng chỉ quen... “gối ôm”. Mỗi người ôm một máy tính, một điện thoại và headphone. Ngồi với nhau cũng nhét headphone vào tai và mỗi khi nói chuyện họ lại lấy một tai nghe ra nghe câu hỏi của bạn rồi tiếp tục với bao nhiêu thứ trong laptop hay điện thoại. Người ta thấy những vóc dáng thư sinh, bàn tay trắng trẻo lướt phím rào rào, khiến gợi nhớ về một thời có những chàng trai cơ bắp, khỏe mạnh, xốc vác. Mà có xa lắm đâu!


Giải pháp người trong cuộc
Một ngày, bà mẹ bỗng cảm thấy lo âu cho thế hệ gối ôm ở nhà nếu sau này đi học xa. Đi học nước ngoài thì phải biết tự lập càng sớm càng tốt bởi khi ấy chẳng có ai hầu. Vậy là bà bắt con trai tập dần bắt đầu từ việc xếp dọn mùng mền và giặt quần áo lót. Rồi tiến tới việc lắp pin đồng hồ treo tường... Và bà tạm hài lòng khi thấy đã có thể nhờ vả con trai được. Tuy nhiên, một ngày đi làm về, bà phát hiện nước trong bồn cầu đang chảy ào ạt (có vẻ như rất lâu rồi) và cậu con trai cao 1,7m lúng túng không biết làm cách nào để nó ngưng.
Bà mẹ chợt hiểu ra một điều bà chưa bao giờ dạy con biết ứng phó sự cố. Trường hợp này, có thể mở nắp bồn nước ra và chỉnh lại hệ thống truyền động trong đó. Nếu không được có thể đóng van nước trong nhà tắm hay đóng van tại đồng hồ nước. Bà mẹ giật mình vì bấy lâu nay những tình huống tương tự xảy ra bà (hay chồng) chỉ lẳng lặng làm mà không chỉ vẽ hay giải thích cho con trai.
Một ông bố là doanh nhân thành đạt hoạch định mục tiêu cho con trai phải biết... sửa xe đạp khi vừa tốt nghiệp xong trung học phổ thông. Một việc tưởng chừng quá đơn giản, tuy nhiên có là người trong cuộc mới thấy không dễ chút nào!
Người ta cũng thấy thế hệ gối ôm nhiều khi không biết láng giềng, hàng xóm quanh nhà mình có những ai bởi họ bận rộn quá. Một tuần, giờ chính khóa, học thêm, thời gian rảnh cắm mặt vào máy tính. Chính vì không nhận diện được xóm giềng nên họ không biết nói câu chào hỏi. Điều quan trọng nữa là cái ăn. Người ta cũng thấy nhiều bạn trẻ không biết ăn những thứ như hành, rau thơm, diếp cá, khổ qua, không ăn được cá... Mà tất cả thứ này đều phải tập ngay từ khi còn rất bé.
Người ta cũng thấy thế hệ gối ôm có thể gõ máy tính chat, bình luận rào rào trên mạng ảo thể hiện suy nghĩ, cảm xúc... qua game, nhạc, phim, vấn đề khoa học nào đó. Họ thoải mái thể hiện cảm xúc bất đồng ý kiến hay vui, cười (haha, hehe, hihi...) nhưng ngoài đời thật họ là những người rất ít nói, ít cười và đôi lúc không biết diễn đạt ý nghĩ!
Có cha mẹ quan sát con cái và biết điều này, tuy nhiên cũng có cha mẹ chỉ thấy rằng con mình “ngoan lắm, hiền lắm” mà không hề hay biết con đang làm gì trên máy vi tính mỗi ngày.
Một điều giật mình. Trong khoa học bói toán, người ta cho rằng người ôm gối là người cần tình thương. Tất nhiên, đó chỉ là suy diễn. Tuy nhiên, cũng cần đặt câu hỏi: Phải chăng mấu chốt vấn đề ở chỗ tuy điều kiện vật chất không thiếu nhưng có một thế hệ lại thiếu tình thương?
Làm sao kéo thế hệ gối ôm vào đời thực? Vấn đề không nhỏ!
Và nếu bạn trẻ thuộc về thế hệ gối ôm, bạn nghĩ gì về người lớn?

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Giữ mạng sống

Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống. (Lc 17,33)

Bí quyết giúp cụ ông Nghệ An sinh con ở... tuổi 90
Thoạt nhìn ngỡ cụ đang ở tuổi U60, nhưng cụ đã sang tuổi 90. Ngạc nhiên hơn khi cụ khoe thằng bé bế trên tay là quý tử mới sinh được một năm mà ai gặp cũng sẽ bảo là... chắt của cụ. Cụ hóm hỉnh: “Giờ già rồi, tuần may ra gần gũi vợ chỉ được vài ba lần thôi"...
...Ông cụ có 49 người con, cháu, chắt.
... Năm 2004 vợ cụ qua đời, thọ 78 tuổi. Nỗi nhớ nhung của cụ với người vợ đầu cũng dần nguôi ngoai. Nhiều đêm cụ Thuận vẫn thấy nôn nao khi nằm một mình phòng không đơn chiếc. Sau mấy kỳ giỗ vợ cũ đi qua, một lần cụ gọi các con lại và thông báo một chuyện “động trời” rằng cụ muốn đi bước nữa.
Các con cụ ai cũng phản đối kịch liệt vì cụ đã ngót nghét 90 tuổi thì lấy vợ làm gì nữa, để con cháu chăm sóc. Thế nhưng mặc cho con cháu phản đối, cụ vẫn giữ nguyên quyết định của mình...
Cụ vốn làm nghề nấu cao khỉ, ngựa, mèo. Trong một lần vào xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ mua xương khỉ về nấu cao thì cụ gặp chị Nhung, vợ hai của cụ bây giờ.
Chị Nhung sinh năm 1971, đã qua một đời chồng. Cụ Thuận bảo, chị Nhung vốn là người thông minh, chồng chị trước đây bị nghiện ma túy, thường xuyên đánh đập vợ nên cực chẳng đã chị đã viết đơn ra tòa li dị cách đây được 2 năm.
Chị cũng không nghĩ mình sẽ đi bước nữa khi đã ở độ tuổi gần 40 và lại càng không nghĩ mình lại lấy một người hơn mình những 50 tuổi.
Sau khi được chị Nhung đồng ý về sống cùng, cụ Thuận tổ chức một tiệc cưới nhỏ mời bà con, anh em, làng xóm đến chung vui, đó là vào năm 2008. Đám cưới lần hai của cụ khiến nhiều người tò mò, khen ngợi cụ còn “sung mãn”. Con cháu cụ cũng không ai phản đối nữa bởi bố của họ giờ đây đã có một “bóng hồng” kề bên chăm sóc.
Lúc mới lấy nhau về, cả hai người quyết định không sinh con nữa, mặc dù cụ vẫn còn khỏe và sung lắm, “chuyện ấy” với cụ ở cái tuổi đó không thành vấn đề.
Thế nhưng, người ta thường nói, con cái là sợi dây nối tình cảm giữa hai vợ chồng. Không biết hai vợ chồng cụ bàn với nhau thế nào mà cuối năm 2010, họ cho ra đời một cu tí khôi ngô, tuấn tú, sinh ra nặng đến 3,4kg. Cụ đặt tên cho quý tử của mình là Trần Nhật Quang. Nhiều người chưa hết sửng sốt khi cụ cưới vợ ở cái tuổi xưa nay hiếm, giờ lại há hốc mồm ngạc nhiên khi cụ sinh con ở tuổi 90...


...Theo tiết lộ của cụ Thuận thì cụ không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc lá hay dùng những chất có tính kích thích khác. Mỗi sáng cụ thường xuyên dậy tập thể dục, ăn uống đúng bữa, đúng giờ.
Hiện tại dù đã bước sang tuổi 90 nhưng cụ Thuận trông vẫn còn rất khỏe mạnh. Cụ bảo mỗi giờ cụ còn ăn được 5 bát cơm đầy, buổi sáng là hai gói phở và hai quả trứng gà. Nhìn da dẻ cụ vẫn còn hồng hào, mái tóc đen nháy, hàm răng chắc khỏe, chúng tôi tin cụ còn sống thọ được nhiều năm nữa.
Tuổi 90 nhưng cụ vẫn đang lao động, cuốc xới bình thường. Ngoài nghề nấu cao thì công việc chăm sóc vườn nhà cũng là một sở thích của cụ Thuận.

http://www.zing.vn/news/xa-hoi/bi-quyet-giup-cu-ong-nghe-an-sinh-con-o-tuoi-90/a132948.html


Để sống lâu, "cụ Thuận không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc lá hay dùng những chất có tính kích thích khác. Mỗi sáng cụ thường xuyên dậy tập thể dục, ăn uống đúng bữa, đúng giờ." Đấy chính là những hy sinh.
Chúa Giêsu cũng nói về những hy sinh với những cụm từ đối nghịch: "Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống"...

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Đền thờ thân xác

Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. (Ga 2,21)

Vị “thần y” giấu mặt
Trong quãng thời gian theo nghề “viết lách”, tôi đã may mắn được diện kiến nhiều lương y, mỗi người trong số họ đều có cách chữa bệnh rất tài tình và có tâm đức thật đáng được nể trọng. Tuy nhiên, có lẽ người để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất, cũng gây nhiều ngạc nhiên nhất là lương y Phạm Văn Thanh (quê gốc ở Ý Yên, Nam Định, hiện sống và làm việc ở Lào Cai).
...Không giống như trong tưởng tượng của tôi, về một vị thần y râu dài ngang ngực, mái tóc bạc trắng búi tó, anh Thanh còn trẻ, vui tính và dễ gần. Anh bảo, nhân vật trong bài báo mà tôi nhắc đến chỉ là một trong số cả trăm người bệnh được anh gửi thuốc đến tận nhà.
Họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, bản thân lại mắc bệnh dạ dày quái ác mà anh đọc được trên báo. Bài báo nào có tên địa chỉ cụ thể thì anh đóng gói thuốc rồi gửi. Bài báo nào chưa có, anh lại kỳ công gọi điện lên tòa soạn, xin kỳ được địa chỉ nhân vật khổ đau kia để tặng thuốc. Không chỉ chữa dạ dày, mà anh còn điều trị nhiều bệnh khác giúp người đời.
http://www.zing.vn/news/xa-hoi/di-tim-vi-luong-y-giau-mat-chuyen-giup-do-nguoi-khon-kho/a131878.html