Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Cầu nguyện

Nữ sinh lớp 8 rạch mặt nữ sinh lớp 8

Theo thông tin ban đầu, khoảng 7g30 ngày 29-6, Bùi Thị Thủy Tiên (14 tuổi, học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP Cam Ranh) nhận được một cuộc điện thoại hẹn gặp ở đường số 2, tổ dân phố Hòa Bình, phường Cam Nghĩa.

Đến nơi Tiên thấy một nhóm gần 10 người lạ mặt (chủ yếu là nữ). Một người cầm dao cắt giấy xông vào rạch mặt, tay và vùng ngực của Tiên. Do bị chảy máu nhiều nên nhóm này đưa Tiên đến trạm y tế gần đó khâu lại rồi chở Tiên về nhà.(TTO)

 Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: "Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến'". (Mt 10,5-7)

Trong Tin Mừng chúng ta nghe nói: "Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt, để sai thợ ra gặt lúa về" (Lc 10,2). Người thợ gặt không được lựa chọn thông qua các chiến dịch quảng cáo hay những lời mời gọi phục vụ quảng đại, nhưng là được chính Thiên Chúa ”chọn lựa” và ”sai đi”. Chính Người tuyển chọn, chính Người sai đi, chính Người ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện là điều quan trọng. Giáo Hội không phải là của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến đã nghĩ rằng Giáo Hội là của chúng ta, phải không? Nhưng Giáo Hội không phải là của chúng ta, mà là của Thiên Chúa; cánh đồng trồng tỉa là của Thiên Chúa. Như thế sứ mạng truyền giáo trước hết phải liên quan đến ân sủng. Và nếu sứ vụ tông đồ phát sinh từ cầu nguyện, thì người tông đồ phải tìm thấy sức mạnh và ánh sáng cho hoạt động của mình nơi việc cầu nguyện. Thật vậy, sứ vụ tông đồ sẽ không còn hoa trái và sẽ tắt lịm khi chúng ta ngưng liên kết với suối nguồn là Thiên Chúa. Việc truyền giáo phải làm trên đầu gối - một người trong anh em đã nói như thế với tôi. Hãy nghe rõ nhé: việc truyền giáo phải làm trên đầu gối.”

Rồi Đức Thánh Cha mời gọi: Anh chị em hãy luôn luôn là những con người của cầu nguyện. Không có tương quan liên lỉ này với Thiên Chúa thì sứ vụ truyền giáo chỉ là một nghề nghiệp. Không, sứ vụ truyền giáo không phải là một nghề, mà là một cái gì khác. Nguy cơ của việc duy hoạt động, tin tưởng quá nhiều vào các cơ cấu luôn luôn rình rập chúng ta. Nếu nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta thấy trước mỗi quyết định hay một biến cố quan trọng, Người luôn cầm trí cầu nguyện lâu giờ. Chúng ta hãy vun trồng chiều kích chiêm niệm, cả trong cơn lốc của các dấn thân cấp bách nhất. Sứ mạng càng mời gọi các bạn đi ra ngoại biên cuộc đời bao nhiêu, thì trái tim các bạn lại càng phải kết hiệp với trái tim tràn đầy thương xót và tình yêu của Chúa Giêsu bấy nhiêu. Đó chính là bí mật của sự phong phú mục tử, sự phong phú của môn đệ Chúa.

Chúa Giêsu sai các môn đệ đi truyền giáo không có "túi tiền, bao bị, giày dép" (Lc 10,4). Sự phát triển của Tin Mừng không được bảo đảm bằng số người, hoặc bằng uy tín của tổ chức, hay bằng số lượng của nguồn lực sẵn có. Nó nằm ở chỗ người ta có được thấm nhuần bởi tình yêu của Chúa Kitô đến đâu, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần ra sao, và được tháp nhập vào cây sự sống là Thánh Giá của Chúa như thế nào.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Niềm vui & thập giá

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm mục vụ đảo Lampedusa, cực nam Italia, sáng ngày 8-7-2013 vừa qua. Đây cũng là chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Đức Thánh Cha ở Italia, ngoài Roma. Và đây cũng là sự kiện đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm Lampedusa.

Đức Thánh Cha cho biết mục đích ngài đến đảo này để tưởng niệm những thuyền nhân đã bỏ mình trên biển cả trên đường đi tìm cuộc sống; gặp gỡ những người di dân, và cử hành thánh lễ cho các tín hữu địa phương. Qua cuộc viếng thăm này, Đức Thánh Cha cũng muốn thức tỉnh lương tâm của nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các giới hữu trách, về thảm trạng người di dân và tị nạn. (http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130709/22305)

Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn. Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. 38 Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa". (Mt 9,36-37)

Niềm vui an ủi, thập giá Đức Kitô và lời cầu nguyện


Đức Thánh Cha nói: sứ mạng rao truyền Tin Mừng của chúng ta bắt đầu từ đâu? Các điểm tham chiếu của sứ mạng Kitô giáo là gì? Thưa từ 3 điểm: niềm vui an ủi, thập giá Đức Kitô và lời cầu nguyện.

Điểm tham chiếu thứ nhất là niềm vui an ủi. Tiên tri Isaia được sai đến với những thông điệp của niềm vui và bình an đến cho dân đang sống nơi lưu đày. Những đau khổ mà họ gánh chịu hiện nay sẽ không còn nữa bởi vì Thiên Chúa yêu thương, đoái nhìn đến họ. Đó là một lời mời tuyệt vời để mọi người vui lên. Tại sao? Vì lý do gì? Như mẹ hiền an ủi con thơ, Chúa sẽ an ủi dân Người như vậy. Thiên Chúa sẽ đem họ trở về Giêrusalem. Thành thánh sẽ trở nên như người mẹ hiền ấp ủ, bồng ẵm, nuôi dưỡng con cái bằng chính dòng sữa mẹ.

Mọi Kitô hữu, đặc biệt là các bạn và tôi, chúng ta được gọi là người mang sứ điệp hy vọng, sự thanh thản, niềm vui, và sự dịu hiền của Thiên Chúa cho mọi người. Nhưng trước hết chúng ta phải là những người được Chúa an ủi, được Chúa yêu thương, sau đó chúng ta mới có thể mang lại niềm vui, tình yêu thương cho người khác. Điều này rất quan trọng để sứ mạng của chúng ta được kết quả.

Điểm tham chiếu thứ hai là Thập Giá Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Galata: ”Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!” (Gl 6,14). Và thánh Phaolô nhắc đến các dấu tích Chúa Giêsu bị đóng đinh như là dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người Tông Đồ. Trong sứ vụ của mình, thánh Phaolô đã trải qua những khổ đau, yếu đuối và thất bại..., nhưng vẫn thấy vui mừng và an ủi. Đây là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu: mầu chiệm của sự chết và sự sống lại. Chính việc để cho mình được nên đồng hình đồng dạng với cái chết của Chúa Giêsu khiến cho thánh Phaolô được tham dự vào sự phục sinh và chiến thắng của Chúa. Trong giờ phút của đen tối và thử thách, ánh sáng bình minh và sự cứu rỗi đã hiện diện và hoạt động. Mầu nhiệm vượt qua chính là trái tim của sứ mạng của Giáo Hội! Và nếu chúng ta sống mầu nhiệm đó, chúng ta sẽ được che chở khỏi quan niệm trần thế, cũng như tránh khỏi sự chán nản, ngã lòng có thể nảy sinh trước những thử thách và thất bại.

Thành quả của việc rao giảng Tin Mừng không được đo bằng sự thành công hay thất bại theo các tiêu chí đánh giá của con người, nhưng bằng cách trở nên giống với logic của Thập Giá của Chúa Giêsu, đó là logic của việc ra khỏi chính mình và làm tiêu hao chính mình. Logic của tình yêu. Thập Giá luôn luôn hiện diện với Đức Kitô - bảo đảm thành quả của sứ mạng của chúng ta. Và từ Thập Giá, hành động tối cao của lòng thương xót và tình yêu, mà chúng ta sẽ được tái sinh như "thụ tạo mới" (x. Gl 6,15).

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Thành đạt

Quan niệm của Đức Khổng-Tử về sự thành đạt trong cuộc đời 

Đức Khổng Tử sống trước Công nguyên từ năm 551đến năm 479, thọ 72 tuổi. Ngài quan niệm về sự thành đạt trong cuộc đời của mình như sau:

"Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý).

Thành đạt của người môn đệ Đức Kitô

Sự thành đạt của môn đệ của Đức Kitô là nên một với Ngài, trưởng thành trong Ngài để chia sẻ sứ vụ của Ngài là truyền thông Tin Mừng để mang hạnh phúc vĩnh cửu của Nước Trời đến cho muôn người: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng." (Lc 10,2-3)

Sự trưởng thành trong sứ vụ loan báo Tin Mừng thể hiện trong cung cách đơn sơ và can đảm (như con chiên ở giữa sói rừng), siêu thoát (đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép), không xao nhãng sứ vụ vì bất kỳ lý do gì (đừng chào hỏi ai dọc đường), sống và chia sẻ bình an (sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy), chăm sóc kẻ yếu đuối và loan báo Tin Mừng (chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: 'Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi).

Để trở thành một môn đệ trưởng thành như thế, các Kitô hữu cũng cần kinh qua các giai đoạn: chuyên chú học hỏi, tự lập, biết sự lý trong thiên hạ, biết mệnh trời, khi nghe được điều gì cũng có thể phán đoán được phải trái mà không bị trở ngại, và làm theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý của Chúa.


Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. 2 Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. 3 Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. 4 Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. 5 Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. 6 Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. 7 Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ.
8 "Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. 9 Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: 'Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi'.
10 "Khi vào thành nào mà người ta không tiếp đón các con, thì hãy ra giữa các phố chợ và nói: 11 'Cả đến bụi đất thành các ngươi dính vào chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin phủi trả lại các ngươi. Nhưng các ngươi hãy biết rõ điều này: Nước Thiên Chúa đã đến gần'. 12 Ta bảo các con, ngày ấy, thành Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành này".
17 Bảy mươi hai ông trở về rất vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". 18 Người bảo: "Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. 19 Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. 20 Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời". (Mt 10,11-20)
 

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Đồng trinh tử đạo

Song thân của Maria là ông Luigi Goretti (26/12/1859 - 6/5/1900) và bà Assunta Angelina Carlini (15/8/1866 - 8/10/1954). Cả hai đều thuộc gia đình nghèo và thành hôn ngày 25-2-1886. Năm ấy Luigi 27 tuổi và Assunta 20 tuổi. Hành trang duy nhất cho cuộc sống lứa đôi là đức tin Công Giáo và tình yêu đậm đà. Họ dùng sức lao động để nuôi sống gia đình. Từ tổ uyên ương hạnh phúc ấy, ra chào đời 7 người con, 4 trai và 3 gái. Nhưng Antonio, trai đầu lòng, chết lúc 8 tháng. Chỉ còn lại 6 người.

Sinh ngày 16-10-1890 tại Corinaldo, Maria Goretti là con thứ ba và là trưởng nữ của ông bà Luigi và Assunta...

Ngày 6-7-1902, thiếu nữ đồng quê 12 tuổi, Maria Goretti, đã êm ái trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Orsenigo ở Nettuno, cách thủ đô Roma khoảng 60 cây số. Trước khi chết, Maria Goretti đã sẵn sàng tha thứ cho Alessandro Serenelli, kẻ đã muốn xúc phạm đến tiết trinh và đã tàn nhẫn sát hại mình. Maria Goretti được sùng kính và ngưỡng mộ như một vị thánh trẻ, đồng trinh và tử đạo. Cùng lúc, Maria Goretti còn là vị nữ thánh của lòng từ bi và tha thứ.
 
Choosing Love

How can someone ever trust in the existence of an unconditional divine love when most, if not all, of what he or she has experienced is the opposite of love - fear, hatred, violence, and abuse?
They are not condemned to be victims!
There remains within them, hidden as it may seem, the possibility to choose love.
Many people who have suffered the most horrendous rejections and been subject to the most cruel torture are able to choose love.
By choosing love they become witnesses not only to enormous human resiliency but also to the divine love that transcends all human loves.
Those who choose, even on a small scale, to love in the midst of hatred and fear are the people who offer true hope to our world.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Trở về

George Washington là vị tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Con người đã có công đưa nước Mỹ đến độc lập, tự do và phồn thịnh ấy nổi tiếng là người nóng nảy, nhưng luôn biết phục thiện và yêu sự thanh liêm. Ngay từ lúc thiếu thời, ông đã tỏ ra là người đơn thành và sẵn sàng nhận lỗi của mình...

Ngày kia, cậu bé George được trao cho một con dao để ra vườn làm cỏ. Trong vườn có một cây anh đào nhỏ mà cha mẹ cậu rất quý. Chưa phân biệt được thế nào là cỏ dại thế nào là cây trái, George đã chặt đứt cây anh đào vô cùng qúy giá của cha mẹ mình.

Cha của George đau lòng nhìn thấy cây anh đào đổ xuống mặt đất. Ông đã thoáng nghi George là thủ phạm, nên mới hỏi cậu: "Con có biết ai là người đốn hạ cây anh đào không? Cha không muốn thấy điều đó lập lại một lần nữa...". George suy nghĩ một lúc và trả lời: "Chính con là người đã đốn cây anh đào. Cha cứ phạt con đi".

Và George ngạc nhiên vô cùng khi nghe cha cậu trả lời: "Ðiều con vừa làm là một điều sai trái.Nhưng con đã chữa được điều sai trái đó khi dám nói lên sự thật. Cha đánh giá lòng can đảm và sự thành thật của con cao hơn là trăm nghìn những cây đẹp như thế...". (Lẽ sống)

A Lifelong Journey

Going home is a lifelong journey. There are always parts of ourselves that wander off in dissipation or get stuck in resentment. Before we know it we are lost in lustful fantasies or angry ruminations. Our night dreams and daydreams often remind us of our lostness.

Spiritual disciplines such as praying, fasting and caring are ways to help us return home. As we walk home we often realise how long the way is. But let us not be discouraged. Jesus walks with us and speaks to us on the road. When we listen carefully we discover that we are already home while on the way. (Nouwen M)

Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông ấy đứng dậy đi theo Người. (Mt 9,9)

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Thương & Tha

(Vatican Radio) To meet the living God we must tenderly kiss the wounds of Jesus in our hungry, poor, sick, imprisoned brothers and sisters. Study, meditation and mortification are not enough to bring us to encounter the living Christ. Like St. Thomas, our life will only be changed when we touch Christ’s wounds present in the poor, sick and needy. This was the lesson drawn by Pope Francis during morning Mass at Casa Santa Marta Wednesday as he marked the Feast of St. Thomas Apostle.

Jesus after the Resurrection, appears to the apostles, but Thomas is not there: "He wanted him to wait a week - said Pope Francis - The Lord knows why he does such things. And he gives the time he believes best for each of us. He gave Thomas a week. " Jesus reveals himself with his wounds: "His whole body was clean, beautiful, full of light - said the Pope - but the wounds were and are still there" and when the Lord comes at the end of the world, "we will see His wounds". In order to believe Thomas wanted to put his fingers in the wounds.

"He was stubborn. But the Lord wanted exactly that, a stubborn person to make us understand something greater. Thomas saw the Lord, was invited to put his finger into the wounds left by the nails; to put his hand in His side and he did not say, 'It's true: the Lord is risen'. No! He went further. He said: 'God'. The first of the disciples who makes the confession of the divinity of Christ after the Resurrection. And he worshiped Him”.

"And so - continued the Pope - we understand what the Lord’s intention was when he made him wait: he wanted to guide his disbelief, not to an affirmation of the Resurrection, but an affirmation of His Divinity." The "path to our encounter with Jesus-God - he said - are his wounds. There is no other”.

"In the history of the Church there have been some mistakes made on the path towards God. Some have believed that the Living God, the God of Christians can be found on the path of meditation, indeed that we can reach higher through meditation. That's dangerous! How many are lost on that path, never to return. Yes perhaps they arrive at knowledge of God, but not of Jesus Christ, Son of God, the second Person of the Trinity. They do not arrive at that. It is the path of the Gnostics, no? They are good, they work, but it is not the right path. It’s very complicated and does not lead to a safe harbor. "

"Others - the Pope said - thought that to arrive at God we must mortify ourselves, we have to be austere and have chosen the path of penance: only penance and fasting. Not even these arrive at the Living God, Jesus Christ. They are the pelagians, who believe that they can arrive by their own efforts. " But Jesus tells us that the path to encountering Him is to find His wounds:

"We find Jesus’ wounds in carrying out works of mercy, giving to our body – the body – the soul too, but – I stress - the body of your wounded brother, because he is hungry, because he is thirsty, because he is naked because it is humiliated, because he is a slave, because he's in jail because he is in the hospital. Those are the wounds of Jesus today. And Jesus asks us to take a leap of faith, towards Him, but through these His wounds. 'Oh, great! Let's set up a foundation to help everyone and do so many good things to help '. That's important, but if we remain on this level, we will only be philanthropic. We need to touch the wounds of Jesus, we must caress the wounds of Jesus, we need to bind the wounds of Jesus with tenderness, we have to kiss the wounds of Jesus, and this literally. Just think of what happened to St. Francis, when he embraced the leper? The same thing that happened to Thomas: his life changed."

Pope Francis concluded that we do not need to go on a “refresher course” to touch the living God, but to enter into the wounds of Jesus, and for this "all we have to do is go out onto the street. Let us ask St. Thomas for the grace to have the courage to enter into the wounds of Jesus with tenderness and thus we will certainly have the grace to worship the living God. "

Bấy giờ người ta đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi" ... để các ngươi biết rằng trên đời này Con Người có quyền tha tội". Bấy giờ Người nói với người bất toại: "Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con".(Mt 9,2.6)