Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Gươm giáo

Đầu bài giảng sứ mạng tông đồ, Chúa dạy: "Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy" (Mt 10,12). Nhưng ở cuối bài giảng, ta lại nghe Chúa nói: "Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo." (Mt 10,34). Xem ra thật mâu thuẫn.

Thực ra, ai đón nhận Lời Chúa, họ sẽ có được sự bình an thẳm sâu trong tâm hồn. Tuy nhiên, gươm giáo có thể xẩy ra ngay trong một nhà, khi người trong nhà bất đồng với nhau trước những đề nghị của Chúa. Ví dụ về vấn đề phá thai và văn minh sự sống của Tin Mừng:
TP.HCM: tỉ lệ nạo phá thai cao gấp 3 lần cả nước
TT - Đây là số liệu được Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM công bố tại lễ mittinh hưởng ứng Ngày dân số thế giới, diễn ra ngày 9-7.
Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cho biết trong sáu tháng đầu năm 2011 trên địa bàn TP có 31.015 trẻ được sinh ra, tăng 2.045 trẻ so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, tỉ số giới tính ở trẻ mới sinh là 109 nam/100 nữ.
Theo Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, TP.HCM đang trong thời kỳ “dân số vàng” với lực lượng lao động trong độ tuổi 15-60 hơn 5 triệu người (chiếm 68% dân số TP).
Tuy nhiên, chất lượng dân số TP chưa ổn định, thể hiện qua tỉ lệ nạo phá thai vẫn còn cao gấp ba lần trung bình cả nước.
Cụ thể, số ca nạo phá thai trong năm 2010 mặc dù giảm so với năm 2009 nhưng vẫn có đến hơn 98.000 ca và ước tính cứ 100 trẻ em được sinh ra thì có hơn 75 em không có cơ hội chào đời.
(http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/tuoitre.vn/TPHCM-ti-le-nao-pha-thai-cao-gap-3-lan-trung-binh-ca-nuoc/6596859.epi)


Khi người ta chối bỏ Lời Chúa để thực hiện văn minh sự chết, lòng không thể có bình an:

Những phụ nữ trẻ nạo phá thai có nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần như chứng trầm cảm hoặc hay lo âu cao hơn các phụ nữ khác.
Các nhà khoa học New Zealand đã đi đến kết luận trên sau khi nghiên cứu hơn 1.200 phụ nữ trẻ kể từ khi họ chào đời vào những năm thuộc thập niên 70. Trong số này, gần 500 phụ nữ có thai ở độ tuổi 25 và 90 phụ nữ từng phá thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 42% phụ nữ từng phá thai bị mắc chứng trầm cảm. Phụ nữ từng trải qua ít nhất một lần phá thai cũng có khuynh hướng lạm dụng rượu cao gấp 2 lần và nguy cơ nghiện thuốc phiện tăng gấp 3 lần so với các phụ nữ khác.
Trầm cảm là 1 bịnh lý nghiêng về tâm bịnh nhiều hơn khi tâm bịnh thì dể dàng dẩn đến thân bịnh, muốn chửa tâm bịnh thi cách tốt nhất là dùng tâm để trị tâm( tức là dùng tâm lý để trị tâm bịnh), ban đầu bịnh trầm cảm mới khởi phát thì dùng tâm lý điều trị rất hiệu quả, khi bịnh tiến triển nặng hơn nó sẽ gây ra 1 số triệu chứng về thân bịnh như: bức rứt trong người, khó ngủ, tim đập mạnh(triệu chứng rối loạn thần kinh thưc vật),ăn không ngon, người như mất hồn, muốn tự tử ,xem cuộc sống thế gian giống như 1 cực hình, bi quan , sợ hải...khi đến giai đoạn thân bịnh thì bắt buộc phải dùng thêm số thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc 4 vòng như venlafaxin, amitriptyline,mirtazapin,fluoxetine, zoloft.. cộng với liệu pháp tâm lý. Còn nếu để bịnh nặng hơn thì có thể gây ra hôi chứng tâm thần dẩn đến bịnh thần kinh nặng hơn.
(http://www.vatgia.com/hoidap/4442/56470/sau-khi-pha-thai-co-kha-nang-bi-tram-cam-va-mat-cam-giac-voi-chuyen-ay-dung-khong.html)

Hỏi: Trong những nước như Nga, hơn 70% phụ nữ từng phá thai. Tại một số tỉnh của nước này, tỷ lệ phá thai có khi còn cao hơn do việc họ sử dụng việc đó như một phương tiện kiểm soát sinh đẻ. Tại Trung Quốc, chính sách một con buộc phụ nữ phải phá thai. Đâu là tác động tâm linh và tâm lý của hiện tượng đó đối với xã hội?
Cha Gahl: Tại Đông Âu, nơi ta thường thấy các tỷ lệ phá thai cao, song song với tỷ lệ cao về tự tử, nghiện ngập và trầm cảm nặng nề, người ta thường ủng hộ chủ nghĩa hư vô, một mất mát toàn diện về ý nghĩa đời người. Điều này thường xẩy ra trong một xã hội vốn không được xây dựng trên tình yêu con cái. Cần phải canh cải não trạng ấy.



Hỏi: Giáo Hội có thể và nên làm gì hơn nữa trong các vấn đề này?
Cha Gahl: Trước nhất, khi nghĩ tới “Giáo Hội” ta thường nghĩ tới hàng giáo phẩm: linh mục, giám mục, Đức Giáo Hoàng, nhưng thực ra, Giáo Hội là toàn thể các Kitô hữu đã được rửa tội. Giáo Hội là một gia đình, nên ta cần mọi người, mọi Kitô hữu đã được rửa tội, biết yêu thương chấp nhận sự sống. Ta cũng cần giúp một tay tại các trung tâm thai nghén gặp khủng hoảng. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội huấn quyền, hay Giáo Hội phẩm trật cũng cần phải gắn bó với các nguyên tắc của thần học luân lý Công Giáo trong lãnh vực này.
Giáo Hội cần tiếp tục theo gương Karol Wojtyla. Lúc còn là tổng giám mục của Krakow, ngài từng mở các trung tâm giúp đỡ các phụ nữ gặp khủng hoảng. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là: Thiên Chúa là tình yêu. Mà tôi là một đứa con của Chúa. Tôi được dựng nên theo hình ảnh của Người, nên cả tôi nữa, tôi phải làm cho khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt của yêu thương, hiện diện giữa những con người nhân bản. Nếu ta làm việc đó trong mọi tương giao nhân bản, nếu ta thực sự tỏ lòng tôn trọng đối với nhân phẩm, nếu ta tỏ lòng tôn trọng và yêu thương đối với những người đang đau khổ, thì ta đã khởi đầu phục hồi được các nguyên tắc cần thiết giúp cho mọi sự sống nhân bản được chấp nhận. Lúc đó, sự sống không còn bị coi là một sản phẩm nữa, như những em bé của nhà thiết kế được sản xuất trong ống nghiệm theo ý muốn của một nhà sản xuất nào đó.
Nếu có thể trở lui, tôi muốn nói thêm điều này: tính dục của chúng ta cũng cần được phục hồi để tái ý thức rằng nó thánh thiện và do đó, các khuôn mẫu nết na của ta cũng như lòng tôn trọng đối với tính dục cũng như các thèm muốn tính dục của ta cần được thực thi trong sự trong sạch và can đảm để sẵn sàng trao ban sự sống bên trong cơ cấu gia đình.

(http://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/07/05/pha-thai-tr%E1%BA%A7m-tr%E1%BB%8Dng-h%C6%A1n-ta-nghi/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét