Hiển thị các bài đăng có nhãn Phá thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phá thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Gươm giáo

Đầu bài giảng sứ mạng tông đồ, Chúa dạy: "Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy" (Mt 10,12). Nhưng ở cuối bài giảng, ta lại nghe Chúa nói: "Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo." (Mt 10,34). Xem ra thật mâu thuẫn.

Thực ra, ai đón nhận Lời Chúa, họ sẽ có được sự bình an thẳm sâu trong tâm hồn. Tuy nhiên, gươm giáo có thể xẩy ra ngay trong một nhà, khi người trong nhà bất đồng với nhau trước những đề nghị của Chúa. Ví dụ về vấn đề phá thai và văn minh sự sống của Tin Mừng:
TP.HCM: tỉ lệ nạo phá thai cao gấp 3 lần cả nước
TT - Đây là số liệu được Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM công bố tại lễ mittinh hưởng ứng Ngày dân số thế giới, diễn ra ngày 9-7.
Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cho biết trong sáu tháng đầu năm 2011 trên địa bàn TP có 31.015 trẻ được sinh ra, tăng 2.045 trẻ so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, tỉ số giới tính ở trẻ mới sinh là 109 nam/100 nữ.
Theo Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, TP.HCM đang trong thời kỳ “dân số vàng” với lực lượng lao động trong độ tuổi 15-60 hơn 5 triệu người (chiếm 68% dân số TP).
Tuy nhiên, chất lượng dân số TP chưa ổn định, thể hiện qua tỉ lệ nạo phá thai vẫn còn cao gấp ba lần trung bình cả nước.
Cụ thể, số ca nạo phá thai trong năm 2010 mặc dù giảm so với năm 2009 nhưng vẫn có đến hơn 98.000 ca và ước tính cứ 100 trẻ em được sinh ra thì có hơn 75 em không có cơ hội chào đời.
(http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/tuoitre.vn/TPHCM-ti-le-nao-pha-thai-cao-gap-3-lan-trung-binh-ca-nuoc/6596859.epi)


Khi người ta chối bỏ Lời Chúa để thực hiện văn minh sự chết, lòng không thể có bình an:

Những phụ nữ trẻ nạo phá thai có nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần như chứng trầm cảm hoặc hay lo âu cao hơn các phụ nữ khác.
Các nhà khoa học New Zealand đã đi đến kết luận trên sau khi nghiên cứu hơn 1.200 phụ nữ trẻ kể từ khi họ chào đời vào những năm thuộc thập niên 70. Trong số này, gần 500 phụ nữ có thai ở độ tuổi 25 và 90 phụ nữ từng phá thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 42% phụ nữ từng phá thai bị mắc chứng trầm cảm. Phụ nữ từng trải qua ít nhất một lần phá thai cũng có khuynh hướng lạm dụng rượu cao gấp 2 lần và nguy cơ nghiện thuốc phiện tăng gấp 3 lần so với các phụ nữ khác.
Trầm cảm là 1 bịnh lý nghiêng về tâm bịnh nhiều hơn khi tâm bịnh thì dể dàng dẩn đến thân bịnh, muốn chửa tâm bịnh thi cách tốt nhất là dùng tâm để trị tâm( tức là dùng tâm lý để trị tâm bịnh), ban đầu bịnh trầm cảm mới khởi phát thì dùng tâm lý điều trị rất hiệu quả, khi bịnh tiến triển nặng hơn nó sẽ gây ra 1 số triệu chứng về thân bịnh như: bức rứt trong người, khó ngủ, tim đập mạnh(triệu chứng rối loạn thần kinh thưc vật),ăn không ngon, người như mất hồn, muốn tự tử ,xem cuộc sống thế gian giống như 1 cực hình, bi quan , sợ hải...khi đến giai đoạn thân bịnh thì bắt buộc phải dùng thêm số thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc 4 vòng như venlafaxin, amitriptyline,mirtazapin,fluoxetine, zoloft.. cộng với liệu pháp tâm lý. Còn nếu để bịnh nặng hơn thì có thể gây ra hôi chứng tâm thần dẩn đến bịnh thần kinh nặng hơn.
(http://www.vatgia.com/hoidap/4442/56470/sau-khi-pha-thai-co-kha-nang-bi-tram-cam-va-mat-cam-giac-voi-chuyen-ay-dung-khong.html)

Hỏi: Trong những nước như Nga, hơn 70% phụ nữ từng phá thai. Tại một số tỉnh của nước này, tỷ lệ phá thai có khi còn cao hơn do việc họ sử dụng việc đó như một phương tiện kiểm soát sinh đẻ. Tại Trung Quốc, chính sách một con buộc phụ nữ phải phá thai. Đâu là tác động tâm linh và tâm lý của hiện tượng đó đối với xã hội?
Cha Gahl: Tại Đông Âu, nơi ta thường thấy các tỷ lệ phá thai cao, song song với tỷ lệ cao về tự tử, nghiện ngập và trầm cảm nặng nề, người ta thường ủng hộ chủ nghĩa hư vô, một mất mát toàn diện về ý nghĩa đời người. Điều này thường xẩy ra trong một xã hội vốn không được xây dựng trên tình yêu con cái. Cần phải canh cải não trạng ấy.



Hỏi: Giáo Hội có thể và nên làm gì hơn nữa trong các vấn đề này?
Cha Gahl: Trước nhất, khi nghĩ tới “Giáo Hội” ta thường nghĩ tới hàng giáo phẩm: linh mục, giám mục, Đức Giáo Hoàng, nhưng thực ra, Giáo Hội là toàn thể các Kitô hữu đã được rửa tội. Giáo Hội là một gia đình, nên ta cần mọi người, mọi Kitô hữu đã được rửa tội, biết yêu thương chấp nhận sự sống. Ta cũng cần giúp một tay tại các trung tâm thai nghén gặp khủng hoảng. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội huấn quyền, hay Giáo Hội phẩm trật cũng cần phải gắn bó với các nguyên tắc của thần học luân lý Công Giáo trong lãnh vực này.
Giáo Hội cần tiếp tục theo gương Karol Wojtyla. Lúc còn là tổng giám mục của Krakow, ngài từng mở các trung tâm giúp đỡ các phụ nữ gặp khủng hoảng. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là: Thiên Chúa là tình yêu. Mà tôi là một đứa con của Chúa. Tôi được dựng nên theo hình ảnh của Người, nên cả tôi nữa, tôi phải làm cho khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt của yêu thương, hiện diện giữa những con người nhân bản. Nếu ta làm việc đó trong mọi tương giao nhân bản, nếu ta thực sự tỏ lòng tôn trọng đối với nhân phẩm, nếu ta tỏ lòng tôn trọng và yêu thương đối với những người đang đau khổ, thì ta đã khởi đầu phục hồi được các nguyên tắc cần thiết giúp cho mọi sự sống nhân bản được chấp nhận. Lúc đó, sự sống không còn bị coi là một sản phẩm nữa, như những em bé của nhà thiết kế được sản xuất trong ống nghiệm theo ý muốn của một nhà sản xuất nào đó.
Nếu có thể trở lui, tôi muốn nói thêm điều này: tính dục của chúng ta cũng cần được phục hồi để tái ý thức rằng nó thánh thiện và do đó, các khuôn mẫu nết na của ta cũng như lòng tôn trọng đối với tính dục cũng như các thèm muốn tính dục của ta cần được thực thi trong sự trong sạch và can đảm để sẵn sàng trao ban sự sống bên trong cơ cấu gia đình.

(http://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/07/05/pha-thai-tr%E1%BA%A7m-tr%E1%BB%8Dng-h%C6%A1n-ta-nghi/)

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Xin cứu!

Bà Phạm Thị Cường thắp nhang cho những hài nhi xấu số
Thưa Ngài, xin cứu chúng con! (Mt 8,25)
Câu chuyện dưới đây cho thấy bão tố trong lòng của cả ba phía: phía những bà mẹ phá thai, phía những đứa con thai nhi bất hạnh, và phía những tấm lòng can đảm bao la - miệt mài đi tìm xác trẻ sơ sinh mang về chôn cất...

Từ đáy lòng họ, những lời kêu cứu được thốt lên. Những người mẹ kêu cứu vì đứng trước khó khăn của riêng mình, nhưng họ có nghe được tiếng kêu cứu của đứa con vô tội đang tuyệt vọng vang lên trong lòng mình, tiếng kêu cứu của lương tâm...? Những ông già bà già đi nhặt xác thai nhi: bản thân công việc chôn cất hàng ngàn xác thai nhi là một lời kêu cứu thống thiết...
Gần 10 năm nay, có một bà cụ đã bước sang tuổi 73 vẫn ngày ngày lặn lội khắp nơi để nhặt những thai nhi bị bỏ rơi đem về chôn cất. Đó là bà Phạm Thị Cường, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.
Bà bộc bạch: “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, bởi những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian”.
Ở làng quê nghèo ven biển xã Nghĩa Thắng, không ai còn lạ với hình ảnh một người đàn bà đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy ngày ngày âm thầm đi gom nhặt thi hài những đứa trẻ khắp nơi về chôn cất.

Trên đường về Nghĩa Thắng, khi hỏi thăm nhà bà Cường, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về bà qua những nông dân ở vùng quê này. Ở nơi đây, mọi người vẫn trìu mến gọi bà là bà Hương’’ hài nhi’’có lẽ một phần cũng do những công việc mà bà đã và đang làm.
Bà là một người hiền lành, phúc hậu. Đã gần 10 năm nay, không quản ngày nắng cháy da cháy thịt hay đêm đông lạnh giá, bà vẫn lặn lội khắp mọi ngả đường của huyện Nghĩa Hưng, đặc biệt là khu vực thị trấn Đông Bình, để nhặt các hài nhi xấu số bị phá bỏ về chôn cất.Cuộc sống của bà Cường chỉ trông vào gánh bán rau quả và những đồ tạp hóa ở khu chợ Đông Bình. Nơi đây có một số cơ sở nạo phá, hút thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca nạo phá thai đã diễn ra, một phần công khai còn chủ yếu là bí mật, cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm hài nhi bị vứt bỏ.
Trong câu chuyện với bà Cường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thở dài của người phụ nữ đã ở tuổi gần hết cuộc đời về những chuyện lắt léo nhân tình thế thái của cuộc sống.
Bà nói như oán trách: “Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhiều người sống càng buông thả hơn. Ngày càng nhiều các cô gái đến các phòng khám ở Đông Bình để phá thai cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều đứa trẻ vô tội phải đi theo những vết kéo oan nghiệt.
Mỗi lần nhìn thấy thi hài của các cháu bị vứt bỏ nơi đầu đường, xó chợ tôi lại không thể kìm lòng, càng thương các sinh linh bé nhỏ bơ vơ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời đã phải chịu thay tội vạ mà cha mẹ chúng đã gây ra. Đáng trách quá!”.

Bị cười chê là… khùng!
Gần 10 năm nay, họ đã tìm nhặt và an táng hơn 3.000 sinh linh bé bỏng. Tưởng chừng như chỉ có mình bà Cường đi làm công việc “kỳ khôi” là gom nhặt và an táng cho những linh hồn bé nhỏ nhưng bà lại gặp được người bạn cùng chí hướng.Đó là ông Vũ Văn Bao, người cùng thôn, cũng âm thầm làm công việc tạo phúc đức như bà. Hai con người, hai số phận nhưng họ có chung một tấm lòng nhân ái với những số phận bất hạnh. Họ gặp nhau rồi ngày ngày lại cùng nhau thực hiện một công việc chung, một ơn nghĩa để đời.
Bà Cường với công việc bán tạp hóa mưu sinh hằng ngày
Từ đó đến nay, ngày ngày người dân xã Nghĩa Thắng thường gặp cảnh hai người đều đã ở tuổi xưa nay hiếm lóc cóc trên những chiếc xe đạp cà tàng, đạp hàng chục cây số. Họ rong ruổi trên những nẻo đường, tìm bới trên từng bãi rác, thậm chí đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để… xin thi hài về chôn cất.
Những hài nhi nhặt về, bà Cường cùng với ông Bao tỉ mẫn cho vào những bát hương hoặc tiểu sành nhỏ. Bà Cường tâm sự:
“Những ngày đầu, tôi thường bị người đời cười chê cho là khùng nhưng dần dần, họ hiểu nên cũng có vài người đi làm cùng”
Nhiều lúc bà Cường cũng nản khi có quá nhiều đứa bé bị nạo hút như vậy. Nhiều lúc bà định dừng công việc này nhưng lại nghĩ đến những đứa trẻ bơ vơ, sống không thấy mặt cha mẹ, chưa kịp chào đời đã bị bỏ rơi.Bà lại thấy mình không thể đứng nhìn được, phải làm việc gì sao cho có ích.
“Vì vậy, tôi không kể gì là gian khổ, mưa nắng hay ngày đêm, lúc nào nghe tin ở đâu đó có thi hài bị bỏ rơi là lại tìm đến để xin về mai táng”
Nghĩa trang Quần Vinh trong một chiều mùa hạ, bà Cường lặng lẽ thắp những nén nhang thơm lên phần mộ của những hài nhi xấu số. Rồi bà nói trong tiếng nấc:
“Các con chưa kịp chào đời đã phải trả giá cho sai lầm của những kẻ sinh thành nên các con. Bà thắp nén nhang thơm, mong các con được an nghỉ”.
Bên ngôi mộ chung được xây dựng khá kiên cố và sạch sẽ, bà cho biết nó được một nhà hảo tâm trong TPHCM gửi tiền ra để xây cho các cháu. “Gần chục năm nay, chúng tôi đã an táng cho hơn 3.000 sinh linh bé bỏng tại nơi này”- bà não nề.
Nhìn những bát hương bên trên có gắn xi măng và được đánh dấu rất chi tiết, mà theo bà Cường mỗi bát hương đó là một đứa trẻ, tôi không khỏi chạnh lòng suy nghĩ. Một địa phương nhỏ như Nghĩa Hưng mà gần chục năm đã có hàng ngàn em bé bị bỏ rơi và chết đi khi chưa kịp chào đời! Đó quả thực là con số quá đau lòng.
Càng thương các cháu nhỏ bao nhiêu, tôi lại càng khâm phục những con người như bà Cường và ông Bao bấy nhiêu. Những việc họ làm không chỉ mang ý nghĩa nhân ái mà đó là hành động cao cả trong cuộc chiến bảo vệ quyền sống của con người, giúp chúng ta nhận ra một thực tại đau lòng, ngẫm về việc sống buông thả của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã để lại những hậu quả đau lòng.


Cầu mong… thất nghiệp
Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, bản thân lại già yếu nhưng lúc nào bà Cường cũng hiển hiện niềm tin cuộc sống và tình thương yêu con người.
Tâm sự với chúng tôi, bà Cường không mong ước điều gì ngoài việc mình được… thất nghiệp. Bà mong sẽ không còn phải ngày ngày đi làm công việc thu gom xác hài nhi đầy đau đớn này nữa.
“Tôi sẽ tiếp tục công việc này cho đến khi nào còn sức khỏe. Tôi sẽ tiếp tục đi thu gom những hài nhi xấu số về chôn cất, bởi theo tâm niệm của tôi, những đứa trẻ tội nghiệp đó đã quá bất hạnh. Tôi quyết không để các cháu cô đơn mặc dù đã rời trần thế”.
Chúng tôi rời nghĩa trang Quần Vinh khi mặt trời đã tắt. Nhìn những ngôi mộ của các sinh linh bé nhỏ, chúng tôi biết các cháu đã có giấc ngủ yên bình bởi các cháu được những người dù không trực tiếp sinh thành nhưng luôn làm tất cả để bảo vệ giấc ngủ bình yên cho mình ở nơi vĩnh hằng.
Ngày mới sẽ đến, hy vọng sẽ không còn cảnh những bào thai bị vứt bỏ nữa để những người như bà Cường hay ông Bao sẽ được nghỉ ngơi và xã hội sẽ không còn những cảnh đau lòng.

Ám ảnh
Bà Cường vừa rót nước trà mời khách vừa tâm sự về “cơ duyên” dẫn mình đến cái nghiệp làm phúc này. Bà cho biết vẫn nhớ như in ngày 8-3-2002. Trên đường đến chợ Đông Bình để bán rau, khi đi đến cầu Đông Bình, bà Cường thấy có một túi ni lông màu đen, ruồi muỗi bám đen.
“Lúc đầu tôi cứ nghĩ đây là túi rác của gia đình nào đó ném ra đây. Nhưng rồi đi được một đoạn, tự dưng trong người tôi như có lửa đốt, cứ bồn chồn chẳng yên, đặc biệt là hình ảnh chiếc túi màu đen cứ như ngay trước mắt mình. Đứng lại suy nghĩ một lúc, tôi quyết định quay lại xem bên trong túi bóng đó chứa thứ gì”
Bà Cường bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến một hài nhi đang thoi thóp thở, thân thể bị kiến bu đầy nhưng đôi mắt bé mở to nhìn bà chằm chằm như muốn nài nỉ, van xin.
“Tôi đem đứa bé về nhà, lau rửa sạch sẽ rồi đi xin sữa cho cháu bú nhưng cũng chỉ được ít phút sau, cháu đã tắt thở. Tôi cứ bị ám ảnh mãi ánh mắt của cháu, cứ đau đáu nhìn tôi. Nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, tôi quyết định phải làm một việc gì đó chứ không thể để những cảnh thai nhi bị người ta bỏ đi mà không hề được chôn cất”- bà Cường tâm sự.
Theo 'Người Lao Động"