Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? (Lc 13,7)
Cây ăn trái mà không có trái thì phải chặt đi. Đời người mà không sinh ra trái tình thương, mà vô cảm,thì cũng phải "chặt đi".
Sự vô cảm tàn nhẫn
Đoạn video quay cảnh một bé gái bị hai chiếc xe đâm ở thành phố Phật Sơn trước sự thờ ơ, lạnh lùng của nhiều người qua đường đã gây phẫn nộ lan rộng khắp Trung Quốc.
Báo Dương Thành Buổi Tối tường thuật khoảng 17g30 ngày 13-10, tại một con đường nhỏ ở Quảng Phật Ngũ Kim Thành thuộc quận Nam Hải ở Phật Sơn, bé gái Duyệt Duyệt 2 tuổi đang lững thững đi ra đường đã bị một xe hơi loại bảy chỗ tông phải và cán lên phần gần đầu của bé. Lúc này bé Duyệt Duyệt còn cử động, tài xế cho xe dừng lại vài giây rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh xe sau lại nghiến nát một phần thân thể bé gái. Chỉ vài phút sau, một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đôi chân của bé gái này.
Không thể tưởng tượng nổi chỉ trong bảy phút sau tai nạn, có đến 18 người đi ngang chỗ bé Duyệt Duyệt đang thoi thóp trên vũng máu, nhưng ai nấy cứ thản nhiên đi qua. Một bà mẹ cùng con nhìn thấy tình cảnh đó đã vội vã nắm tay con rảo bước chạy qua thật nhanh. Cuối cùng, một người nhặt rác tên Trần Hiền Muội phát hiện bé gái đã kêu cứu và đưa bé vào bên đường.
Cha mẹ bé Duyệt Duyệt, đang làm việc ở trong nhà cách đó 100m, lúc đó mới hay con mình bị thảm nạn. Một máy quay an ninh trên đường đã quay lại được toàn bộ cảnh tượng này. Đoạn video sau đó được tung lên mạng.
Người nhặt rác Trần Hiền Muội kể lại khi đó bà đang lang thang trong khu Ngũ Kim Thành nhặt rác thì thấy bé Duyệt Duyệt nằm trên vũng máu đang rên khe khẽ. Bà vội chạy lại đưa bé vào bên đường. Một mắt của bé gái mở trừng trừng, mắt còn lại nhắm nghiền, mũi và miệng đầm đìa máu. Bà hô hoán cầu cứu nhưng chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ của những người xung quanh. Sau đó, mẹ bé Duyệt Duyệt chạy tới bế bé đưa đi bệnh viện.
Tân Hoa xã mô tả cách nơi bé Duyệt Duyệt bị nạn chỉ vài mét có hàng loạt cửa hàng kinh doanh. Thời điểm xảy ra tai nạn chỉ mới chạng vạng tối. Hết thảy những người trên khu phố đều nói họ không nghe, không biết và không thấy gì. Trên mạng Internet, nhiều người Trung Quốc đã tỏ ra ngao ngán với sự tàn nhẫn, vô lương tâm của tài xế gây tai nạn và những người qua đường. “Nhân tình sao lại suy đồi đến thế?” - báo Dương Thành Buổi Tối dẫn lời một bạn đọc.
Trên trang Weibo, nhiều blogger than thở nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhưng đạo đức của đất nước này ngày càng xuống cấp. “Lương tâm của chúng ta biến mất đâu rồi? - một blogger viết - Từ khi nào chúng ta đã trở nên tàn nhẫn và máu lạnh hơn cả động vật thế?”.
Không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc báo động về tình trạng đạo đức suy đồi. Hôm 2-9, một cụ già 88 tuổi ở Hồ Bắc bị đột quỵ, ngã xuống lề đường. Không ai đến giúp đỡ dù cụ nằm đó suốt 90 phút. Và cụ đã qua đời. Vài ngày trước, ở một trường trung học tại Trường Xuân, một số học sinh đã đánh nhau. Một số học sinh nhà giàu đã về mách cha mẹ. Và các bậc phụ huynh này đã lao đến trường cùng nhiều thanh niên, tay cầm dao kéo. Một bà mẹ hét lên: “Cứ đâm chúng nó đi. Tao có tiền trả viện phí mà”. Một học sinh bị đâm hàng chục nhát và chết trong bệnh viện.
Là người qua đường duy nhất nâng bé Duyệt Duyệt dậy giữa vũng máu, bà Trần Hiền Muội liên tục bị hàng xóm hỏi bà đã kiếm được bao nhiêu tiền sau vụ này. Bà đã lặng lẽ bỏ về quê đêm qua 19-10.
“Bà làm thế để nổi tiếng à? - những câu hỏi giễu cợt bám lấy bà hàng ngày. Người ta cười khẩy với bà ở bất cứ góc phố nào bà đi qua.
A Bân - con trai bà Trần - rất buồn và giận dữ nói rằng mẹ anh không biết chữ, không đọc được báo nên cần gì phải muốn nổi tiếng.
Gia đình bà Trần đã trao hết số tiền được thưởng cho gia đình Duyệt Duyệt với hi vọng cứu sống em. Rồi đêm qua, bà tắt điện thoại, lặng lẽ về quê với chồng ở Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông.
Người phụ nữ nhỏ bé cao chỉ 1,4m này tỏ ra mệt mỏi với sự bám riết của hàng trăm tờ báo trong nước cũng như ngoài nước. Việc làm của bà tự nhiên nổi bật bởi 18 người trước đó đi qua đứa trẻ 2 tuổi nằm trong vũng máu mà không hề cứu giúp.
Ai ai cũng hỏi tại sao bà làm thế, trong khi bà Trần không thể hiểu nổi tại sao họ hỏi thế.
“Việc tôi làm là hết sức bình thường. Tôi thấy cháu bé nằm ngã ra như thế nên kéo lên. Ai ngã tôi cũng đến nâng dậy cả” - bà bày tỏ khi được phỏng vấn.
Câu trả lời đơn giản đó như chưa làm các phóng viên hài lòng. Điện thoại của bà liên tục reo và các phóng viên quay lấy căn phòng trọ nhỏ bé của bà để phỏng vấn, khiến người chủ nhà đe dọa sẽ cắt hợp đồng thuê nhà.
Nhật báo Phật Sơn đưa tin bé gái hai tuổi gặp nạn bị người qua đường thờ ơ đã qua đời lúc 0g32 sáng nay 21-10 (11g32 ngày 20-10 theo giờ VN).Các bác sĩ của Bệnh viện Quân y Quảng Châu đã cứu chữa cho em trong bảy ngày đêm qua nhưng Duyệt Duyệt không thể sống do những vết thương rất nặng ở não.
http://tuoitre.vn/The-gioi/461447/Be-Duyet-Duyet-khong-con-nua.html
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
Lửa & Steve Jobs
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49)
Một nhân vật "có lửa"
Steve Jobs sinh năm 1955 tại San Francisco, California, mẹ ông – bà Joanne Simpson, một sinh viên đại học người Mỹ đem lòng yêu và mang thai cùng cha ông - Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người Syria, sau này là giáo sư khoa học chính trị. Do gia đình người cha kiên quyết phản đối nên họ không thể kết hôn. Bà Joanne Simpson phải một mình sinh con và đã cho ông làm con nuôi của gia đình bà Clara – một kế toán và ông Paul Jobs – một kỹ sư. Vì thế Steve Jobs mang họ của cha nuôi. Sau đó, tuy cha mẹ đẻ ông đã kết hôn và có với nhau một người con gái hiện là nhà văn, nhưng Steve Jobs và cha ruột chưa bao giờ gặp mặt hay nói chuyện với nhau.
Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ
Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.
Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)
Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.
Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát
Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.
Câu chuyện thứ ba là về cái chết.
Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".
http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/10/steve-jobs-ke-ve-cuoc-doi-va-cai-chet-trong-dien-van-bat-hu/
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/10/10/steven-jobs-ch%E1%BB%89-co-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9/
Trước tiên, theo cách nhìn cá nhân, tôi cho rằng, phẩm chất cao nhất của Steve Jobs là rất quý thời gian. Người ta nói rằng, ông làm việc như mỗi ngày là ngày cuối cùng của đời mình, cho nên ông làm việc chí chết, cố nhiên là đã lập trình sẵn trong đầu. Báo giới cho biết, Jobs đã tính những công trình tới 4 năm sau khi ông từ giã cuộc đời. Điều này hoàn toàn xa lạ với những ai không biết quý thời gian, vì nó mãi đi chứ không hề trở lại.
Điều thứ hai, Steve Jobs trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình đã dạy cho ta phải biết tìm cho được mình yêu thích, đam mê cái gì. Nói chữ nghĩa là mục đích cuộc sống của anh là gì, bởi cuộc đời quá ngắn, ngoảnh tới ngoảnh lui là già tới rồi. Theo Jobs, sống mà không say mê cái gì thì thà chết cho rồi (!?). Ta thấy, sau máy tính Macintosh sử dụng con chuột làm thay đổi thế giới vào ngày 24-1-1984, Jobs lại có một đam mê khác, đó là làm phim hoạt hình hợp tác với Walt Disney mà một trong những thành công là bộ phim nhiều tập có tên là Toy Story (Chuyện đồ chơi). Hãng Pixar do Jobs lập ra và làm cho ông trở nên giàu có, nhưng đến năm 1997, ông trở về với Apple và là người thúc đẩy sự ra đời của iPod, iPhone, iPads… mà chính ông trở thành biểu tượng mãi mãi của Apple.
Một trong những phẩm chất tuyệt vời của Steve Jobs nữa là, theo ông, mọi sản phẩm phải hướng tới sự đơn giản dễ sử dụng cho tất cả mọi người. Rắc rối, phức tạp, như kiểu đánh đố con người là hoàn toàn xa lạ với Jobs. Tôi rất hâm mộ một thứ như là triết lý của ông: “Hãy dũng cảm làm theo trực giác và tiếng gọi của con tim”. Bản thân Jobs sống giản dị, luôn hướng suy nghĩ của mình về người tiêu dùng, xem họ sống, nghĩ và cảm thế nào và từ đó mà chế tạo ra những loại máy thích hợp, cho phép người và máy tương tác với nhau. Apple chế ra những chiếc máy cho người mù đọc được, giúp cho trẻ em bị bệnh tự kỷ biết đọc, viết; có máy giúp cho việc gây quỹ từ thiện, cho y học chẩn bịnh… Vâng, thiên tài của Jobs không dừng lại ở chỗ chế ra những loại máy thị trường cần, mà còn đi xa hơn là làm sao cho người tiêu dùng thích thú, từ đó làm thay đổi cuộc sống của họ. Và ông sở dĩ vĩ đại còn ở chỗ ông yêu công việc của mình, dù không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Có thể bạn đọc yêu quý và tiếc thương Steve Jobs vì những phẩm chất khác nữa mà người viết không nhận ra. Nhưng, chừng ấy phẩm hạnh của Jobs, dù diễn đạt dưới hình thức giản đơn nhất, là những điều cần phải học và noi gương suốt đời, một cách nghiêm túc với lòng say mê nhiệt thành, may ra, khi về với thế giới bên kia, cũng được ai đó nhắc tới, rằng ông ta, anh ta đã là một người lao động chuyên cần, lương thiện. Thế là toại nguyện, chớ chẳng dám so với vĩ nhân Steve Jobs mà tất thảy mọi người trên hành tinh này đều chịu ơn.
Một nhân vật "có lửa"
Steve Jobs sinh năm 1955 tại San Francisco, California, mẹ ông – bà Joanne Simpson, một sinh viên đại học người Mỹ đem lòng yêu và mang thai cùng cha ông - Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người Syria, sau này là giáo sư khoa học chính trị. Do gia đình người cha kiên quyết phản đối nên họ không thể kết hôn. Bà Joanne Simpson phải một mình sinh con và đã cho ông làm con nuôi của gia đình bà Clara – một kế toán và ông Paul Jobs – một kỹ sư. Vì thế Steve Jobs mang họ của cha nuôi. Sau đó, tuy cha mẹ đẻ ông đã kết hôn và có với nhau một người con gái hiện là nhà văn, nhưng Steve Jobs và cha ruột chưa bao giờ gặp mặt hay nói chuyện với nhau.
Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ
Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.
Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)
Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.
Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát
Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.
Câu chuyện thứ ba là về cái chết.
Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".
http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/10/steve-jobs-ke-ve-cuoc-doi-va-cai-chet-trong-dien-van-bat-hu/
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/10/10/steven-jobs-ch%E1%BB%89-co-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9/
Trước tiên, theo cách nhìn cá nhân, tôi cho rằng, phẩm chất cao nhất của Steve Jobs là rất quý thời gian. Người ta nói rằng, ông làm việc như mỗi ngày là ngày cuối cùng của đời mình, cho nên ông làm việc chí chết, cố nhiên là đã lập trình sẵn trong đầu. Báo giới cho biết, Jobs đã tính những công trình tới 4 năm sau khi ông từ giã cuộc đời. Điều này hoàn toàn xa lạ với những ai không biết quý thời gian, vì nó mãi đi chứ không hề trở lại.
Điều thứ hai, Steve Jobs trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình đã dạy cho ta phải biết tìm cho được mình yêu thích, đam mê cái gì. Nói chữ nghĩa là mục đích cuộc sống của anh là gì, bởi cuộc đời quá ngắn, ngoảnh tới ngoảnh lui là già tới rồi. Theo Jobs, sống mà không say mê cái gì thì thà chết cho rồi (!?). Ta thấy, sau máy tính Macintosh sử dụng con chuột làm thay đổi thế giới vào ngày 24-1-1984, Jobs lại có một đam mê khác, đó là làm phim hoạt hình hợp tác với Walt Disney mà một trong những thành công là bộ phim nhiều tập có tên là Toy Story (Chuyện đồ chơi). Hãng Pixar do Jobs lập ra và làm cho ông trở nên giàu có, nhưng đến năm 1997, ông trở về với Apple và là người thúc đẩy sự ra đời của iPod, iPhone, iPads… mà chính ông trở thành biểu tượng mãi mãi của Apple.
Một trong những phẩm chất tuyệt vời của Steve Jobs nữa là, theo ông, mọi sản phẩm phải hướng tới sự đơn giản dễ sử dụng cho tất cả mọi người. Rắc rối, phức tạp, như kiểu đánh đố con người là hoàn toàn xa lạ với Jobs. Tôi rất hâm mộ một thứ như là triết lý của ông: “Hãy dũng cảm làm theo trực giác và tiếng gọi của con tim”. Bản thân Jobs sống giản dị, luôn hướng suy nghĩ của mình về người tiêu dùng, xem họ sống, nghĩ và cảm thế nào và từ đó mà chế tạo ra những loại máy thích hợp, cho phép người và máy tương tác với nhau. Apple chế ra những chiếc máy cho người mù đọc được, giúp cho trẻ em bị bệnh tự kỷ biết đọc, viết; có máy giúp cho việc gây quỹ từ thiện, cho y học chẩn bịnh… Vâng, thiên tài của Jobs không dừng lại ở chỗ chế ra những loại máy thị trường cần, mà còn đi xa hơn là làm sao cho người tiêu dùng thích thú, từ đó làm thay đổi cuộc sống của họ. Và ông sở dĩ vĩ đại còn ở chỗ ông yêu công việc của mình, dù không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Có thể bạn đọc yêu quý và tiếc thương Steve Jobs vì những phẩm chất khác nữa mà người viết không nhận ra. Nhưng, chừng ấy phẩm hạnh của Jobs, dù diễn đạt dưới hình thức giản đơn nhất, là những điều cần phải học và noi gương suốt đời, một cách nghiêm túc với lòng say mê nhiệt thành, may ra, khi về với thế giới bên kia, cũng được ai đó nhắc tới, rằng ông ta, anh ta đã là một người lao động chuyên cần, lương thiện. Thế là toại nguyện, chớ chẳng dám so với vĩ nhân Steve Jobs mà tất thảy mọi người trên hành tinh này đều chịu ơn.
Nguyễn Kiến Phước
http://www.tamgiangcity.vn/newsdetails/2ECC9C06D7/Qua_tao_Steve_Jobs_van_tuoi_nguyen_trong_tam_tuong_loai_nguoi_.aspx
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011
Tỉnh thức & Quản trị khủng hoảng
“Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến" (Lc 12, 40)
Theo tinh thần của kinh quán niệm thì trong khi rửa bát mình chỉ nên rửa bát mà thôi: có nghĩa là khi rửa bát mình có ý thức được rằng sự kiện chính mình đang rửa bát? Mới nghe qua thì thấy buồn cười. Rửa bát thì có gì hay ho đâu mà tập trung ý lực vào đấy nhiều như thế. Nhưng quả thực tất cả sự hay ho là nằm chỗ đó. Sự kiện tôi đứng đây rửa và rửa những cái bát này là một sự kiện mầu nhiệm. Tôi hoàn toàn là tôi, làm chủ được hơi thở tôi, ý thức được sự có mặt, ý thức tâm, ý thức ý và hành động của tôi. Tôi không bị động trong hoàn cảnh như mộ cái nút chai bị những đợt sóng trên mặt biển vùi dập và lôi kéo, tâm ý tôi không tán thất trong loạn tưởng như một mớ bọt biển trên đầu sóng, tan nát thảm thương khi làn sóng đập đầu vào ghềnh đá.
...Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hỗn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống.
"Tâm bất tại", tức là sự vắng mặt của ý thức...
Nếu có ý thức, chỗ ngồi và thời gian trong giờ phút ấy trở thành hợp nhất trong một hiện tại vĩnh cửu.
Quán niệm là một phép lạ mà ta có thề sử dụng để khôi phục và thâu hồi tự thân. Giả dụ một nhà ảo thuật nào đó đem thân thể ta chia làm nhiều phần và dặt mỗi phần ở một địa phương khác nhau. Bàn tay đặt nam, bắp chân đặt ở bắc, cánh tay đặt đông... Rồi dùng phép lạ hô lên một tiếng. Mỗi phần của thân thể lặp tức liền lại với nhau, để thân thể ta trở nên toàn vẹn trở lại. Quán niệm cũng thế, đó là phép lạ để tụ họp trong chớp nhoáng tâm ý phiêu lưu, tản mát khắp chốn và thực hiện tự tâm toàn vẹn trong giây phút hiện tại của sự sống.
Quán niệm vừa là một phương tiện vừa là một cứu cánh, vừa là nhân, vừa là quả. Khi thực tập quán niệm để luyện định tâm thì ta gọi quán niệm là nhân. Nhưng quán niệm vốn là sự sống tỉnh thức (sự có mặt của quán niệm là sự có mặt của sự sống mầu nhiệm), do đó ta cũng gọi quán niệm là quả. Quán niệm để xua đuổi quên lãng và phân tán. Quán niệm dể thực sự sống từng giây, từng phút của cuộc sống. Quán niệm để duy trì chánh niệm và duy trì sự sống.
Người tác viên biết sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm, bởi vì hơi thở là dụng cụ rất mầu nhiệm để đình chỉ loạn tưởng. Hơi thở là cây cầu bắt từ bờ sinh lý sang bờ tâm lý, là môi giới giữa thăn và tâm. Mỗi khi chợt nhớ ra rằng tâm ý mình đang phân tán, rong ruổi, người tác viên nên dùng hơi thở dể nắm giữ nó lại. Anh thở vào nhè nhẹ một hơi thở khá dài và ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài. Anh lại thở ra một hơi dài, đưa ra ngoài hết không khí trong buồng phổi anh và ý thức rằng mình đang làm như thế. (Nhất Hạnh)
Theo tinh thần của kinh quán niệm thì trong khi rửa bát mình chỉ nên rửa bát mà thôi: có nghĩa là khi rửa bát mình có ý thức được rằng sự kiện chính mình đang rửa bát? Mới nghe qua thì thấy buồn cười. Rửa bát thì có gì hay ho đâu mà tập trung ý lực vào đấy nhiều như thế. Nhưng quả thực tất cả sự hay ho là nằm chỗ đó. Sự kiện tôi đứng đây rửa và rửa những cái bát này là một sự kiện mầu nhiệm. Tôi hoàn toàn là tôi, làm chủ được hơi thở tôi, ý thức được sự có mặt, ý thức tâm, ý thức ý và hành động của tôi. Tôi không bị động trong hoàn cảnh như mộ cái nút chai bị những đợt sóng trên mặt biển vùi dập và lôi kéo, tâm ý tôi không tán thất trong loạn tưởng như một mớ bọt biển trên đầu sóng, tan nát thảm thương khi làn sóng đập đầu vào ghềnh đá.
...Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hỗn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống.
"Tâm bất tại", tức là sự vắng mặt của ý thức...
Nếu có ý thức, chỗ ngồi và thời gian trong giờ phút ấy trở thành hợp nhất trong một hiện tại vĩnh cửu.
Quán niệm là một phép lạ mà ta có thề sử dụng để khôi phục và thâu hồi tự thân. Giả dụ một nhà ảo thuật nào đó đem thân thể ta chia làm nhiều phần và dặt mỗi phần ở một địa phương khác nhau. Bàn tay đặt nam, bắp chân đặt ở bắc, cánh tay đặt đông... Rồi dùng phép lạ hô lên một tiếng. Mỗi phần của thân thể lặp tức liền lại với nhau, để thân thể ta trở nên toàn vẹn trở lại. Quán niệm cũng thế, đó là phép lạ để tụ họp trong chớp nhoáng tâm ý phiêu lưu, tản mát khắp chốn và thực hiện tự tâm toàn vẹn trong giây phút hiện tại của sự sống.
Quán niệm vừa là một phương tiện vừa là một cứu cánh, vừa là nhân, vừa là quả. Khi thực tập quán niệm để luyện định tâm thì ta gọi quán niệm là nhân. Nhưng quán niệm vốn là sự sống tỉnh thức (sự có mặt của quán niệm là sự có mặt của sự sống mầu nhiệm), do đó ta cũng gọi quán niệm là quả. Quán niệm để xua đuổi quên lãng và phân tán. Quán niệm dể thực sự sống từng giây, từng phút của cuộc sống. Quán niệm để duy trì chánh niệm và duy trì sự sống.
Người tác viên biết sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm, bởi vì hơi thở là dụng cụ rất mầu nhiệm để đình chỉ loạn tưởng. Hơi thở là cây cầu bắt từ bờ sinh lý sang bờ tâm lý, là môi giới giữa thăn và tâm. Mỗi khi chợt nhớ ra rằng tâm ý mình đang phân tán, rong ruổi, người tác viên nên dùng hơi thở dể nắm giữ nó lại. Anh thở vào nhè nhẹ một hơi thở khá dài và ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài. Anh lại thở ra một hơi dài, đưa ra ngoài hết không khí trong buồng phổi anh và ý thức rằng mình đang làm như thế. (Nhất Hạnh)
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
Tham lam
Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam
(Lc 12,15)
Khẩu hiệu 99%
Phong trào Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street) sau mấy tuần phát động từ trung tâm tài chính New York nay đã lan ra trên cả trăm thành phố và hơn 30 tiểu bang ở Mỹ.
Tại miền bắc California đã có biểu tình ở San Francisco, San Jose, Oakland, Marin và Walnut Creek. Từ danh xưng Chiếm phố Wall khi lan toả đến các điạ phương tên phong trào biến thành Chiếm San Jose, Chiếm San Francisco hay Chiếm Oakland.
Mục tiêu của phong trào là gì? Quan sát những khẩu hiệu, biển chữ giương lên trong các cuộc biểu tình thì có nhiều đòi hỏi. Đòi đánh thuế người giầu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.
Khẩu hiệu của Phong trào là 99% hàm ý 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.
Vậy những con số về khoảng cách giầu nghèo đó ra sao?
Theo giáo sư Joseph Stiglitz, Đại học Columbia và cũng là khôi nguyên Nobel kinh tế 2001 thì hiện nay 1% người giầu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Hoa Kỳ. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Một phần tư thế kỉ trước 33% tài sản quốc gia do 1% giới giầu làm chủ.
Về thu nhập, 1% người có mức lương cao chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Năm 1976 con số này chỉ 9%. Như thế trong 35 năm qua, người giầu ngày càng giầu hơn.
Theo số liệu của Institute of Policy Studies, trong thị trường đầu tư chứng khoán 1% người có thu nhập cao nhất làm chủ đến 50% số cổ phiếu, công khố phiếu và các qũy đầu tư khác. Trong khi 50% người có mức lương thấp nhất chỉ làm chủ 0.5% tổng số cổ phiếu chứng khoán.
Những người phản đối nay trông hoàn toàn bình thường, không phải các nhóm trông 'bụi đời' như mấy tuần đầu
Về nợ cá nhân, nghiên cứu của giáo sư xã hội học William Domhoff từ Đại học California, Santa Cruz cho thấy 1% người giầu nhất chiếm chỉ 5% tổng số nợ của nước Mỹ, trong khi 90% người dân ở mức lương thấp phải gánh tới 73% số nợ đó.
Nhiều người cho rằng cách biệt giầu nghèo như thế là bất công xã hội và đã có những nhận định là phong trào Chiếm phố Wall đang khởi xướng một cuộc chiến tranh giai cấp tại Mỹ.
Bắt đầu chú ý
Lúc đầu giới lãnh đạo cùng truyền thông coi thường phong trào, cho rằng tham gia biểu tình là những người không có công việc và chẳng biết làm gì hơn là xuống đường. Nhưng trong những tuần qua các cuộc biểu tình tại nhiều nơi đã được chú ý.
Như vết dầu loang, phong trào đã tổ chức được nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi và gây chú ý trong chính trường từ Tổng thống Obama đến những dân biểu trong Quốc hội.
Đòi hỏi nổi bật nhất của Chiếm phố Wall là tăng thuế nhà giầu và tạo công ăn việc làm. Đó cũng là những điều gây tranh cãi tại quốc hội lâu nay. Nhưng những ai được coi là người giầu ở Mỹ?
Người có mức thu nhập từ 250 nghìn đô-la một năm trở lên, như chính quyền Obama dự định tăng thuế của họ, còn đảng Cộng hoà không đồng ý?
Tăng thuế hay không tăng thuế là vấn đề đang gây tranh luận trên chính trường Hoa Kỳ với nhiều bế tắc.
Trong những tuần đầu phong trào không được quan tâm vì những người tham gia trông như kẻ không nhà, bụi đời.
Nay mục tiêu của phong trào đang dần được tỏ rõ và thu hút nhiều thành phần dân chúng nhưng hình ảnh bất tuân luật pháp của người biểu tình ở một số nơi, như chiếm đóng cầu ở New York, tràn vào bảo tàng ở Thủ đô Washington là làm hại phong trào.
Nếu được như cuộc biểu tình ở San Jose hôm Chủ nhật qua, trong tinh thần trật tự, tuy có ồn ào và người tham gia được nhắc nhở cần tỏ ra ôn hoà, không dùng ma túy cần sa và giữ gìn sạch sẽ chung quanh thì khẩu hiệu họ hô: “All day, all night. Occupy San Jose” (Cả ngày, cả đêm. Chiếm San Jose) sẽ có cơ hội được hưởng ứng.
Nhất là trong lúc kinh tế đang khủng hoảng, mức thất nghiệp toàn quốc là 9.1%, tại điạ phương trên 10% và chỉ còn một năm nữa là đến ngày bầu lại tổng thống và quốc hội thì tiếng nói sẽ được lắng nghe và ảnh hưởng của phong trào sẽ rộng lớn.
(Lc 12,15)
Khẩu hiệu 99%
Phong trào Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street) sau mấy tuần phát động từ trung tâm tài chính New York nay đã lan ra trên cả trăm thành phố và hơn 30 tiểu bang ở Mỹ.
Tại miền bắc California đã có biểu tình ở San Francisco, San Jose, Oakland, Marin và Walnut Creek. Từ danh xưng Chiếm phố Wall khi lan toả đến các điạ phương tên phong trào biến thành Chiếm San Jose, Chiếm San Francisco hay Chiếm Oakland.
Mục tiêu của phong trào là gì? Quan sát những khẩu hiệu, biển chữ giương lên trong các cuộc biểu tình thì có nhiều đòi hỏi. Đòi đánh thuế người giầu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.
Khẩu hiệu của Phong trào là 99% hàm ý 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.
Vậy những con số về khoảng cách giầu nghèo đó ra sao?
Theo giáo sư Joseph Stiglitz, Đại học Columbia và cũng là khôi nguyên Nobel kinh tế 2001 thì hiện nay 1% người giầu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Hoa Kỳ. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Một phần tư thế kỉ trước 33% tài sản quốc gia do 1% giới giầu làm chủ.
Về thu nhập, 1% người có mức lương cao chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Năm 1976 con số này chỉ 9%. Như thế trong 35 năm qua, người giầu ngày càng giầu hơn.
Theo số liệu của Institute of Policy Studies, trong thị trường đầu tư chứng khoán 1% người có thu nhập cao nhất làm chủ đến 50% số cổ phiếu, công khố phiếu và các qũy đầu tư khác. Trong khi 50% người có mức lương thấp nhất chỉ làm chủ 0.5% tổng số cổ phiếu chứng khoán.
Những người phản đối nay trông hoàn toàn bình thường, không phải các nhóm trông 'bụi đời' như mấy tuần đầu
Về nợ cá nhân, nghiên cứu của giáo sư xã hội học William Domhoff từ Đại học California, Santa Cruz cho thấy 1% người giầu nhất chiếm chỉ 5% tổng số nợ của nước Mỹ, trong khi 90% người dân ở mức lương thấp phải gánh tới 73% số nợ đó.
Nhiều người cho rằng cách biệt giầu nghèo như thế là bất công xã hội và đã có những nhận định là phong trào Chiếm phố Wall đang khởi xướng một cuộc chiến tranh giai cấp tại Mỹ.
Bắt đầu chú ý
Lúc đầu giới lãnh đạo cùng truyền thông coi thường phong trào, cho rằng tham gia biểu tình là những người không có công việc và chẳng biết làm gì hơn là xuống đường. Nhưng trong những tuần qua các cuộc biểu tình tại nhiều nơi đã được chú ý.
Như vết dầu loang, phong trào đã tổ chức được nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi và gây chú ý trong chính trường từ Tổng thống Obama đến những dân biểu trong Quốc hội.
Đòi hỏi nổi bật nhất của Chiếm phố Wall là tăng thuế nhà giầu và tạo công ăn việc làm. Đó cũng là những điều gây tranh cãi tại quốc hội lâu nay. Nhưng những ai được coi là người giầu ở Mỹ?
Người có mức thu nhập từ 250 nghìn đô-la một năm trở lên, như chính quyền Obama dự định tăng thuế của họ, còn đảng Cộng hoà không đồng ý?
Tăng thuế hay không tăng thuế là vấn đề đang gây tranh luận trên chính trường Hoa Kỳ với nhiều bế tắc.
Trong những tuần đầu phong trào không được quan tâm vì những người tham gia trông như kẻ không nhà, bụi đời.
Nay mục tiêu của phong trào đang dần được tỏ rõ và thu hút nhiều thành phần dân chúng nhưng hình ảnh bất tuân luật pháp của người biểu tình ở một số nơi, như chiếm đóng cầu ở New York, tràn vào bảo tàng ở Thủ đô Washington là làm hại phong trào.
Nếu được như cuộc biểu tình ở San Jose hôm Chủ nhật qua, trong tinh thần trật tự, tuy có ồn ào và người tham gia được nhắc nhở cần tỏ ra ôn hoà, không dùng ma túy cần sa và giữ gìn sạch sẽ chung quanh thì khẩu hiệu họ hô: “All day, all night. Occupy San Jose” (Cả ngày, cả đêm. Chiếm San Jose) sẽ có cơ hội được hưởng ứng.
Nhất là trong lúc kinh tế đang khủng hoảng, mức thất nghiệp toàn quốc là 9.1%, tại điạ phương trên 10% và chỉ còn một năm nữa là đến ngày bầu lại tổng thống và quốc hội thì tiếng nói sẽ được lắng nghe và ảnh hưởng của phong trào sẽ rộng lớn.
Bùi Văn Phú (San Jose, Hoa Kỳ)
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Đối kháng
Xứ Pa-lét-tin vào thời Chúa Giêsu là một tỉnh của đế quốc Rôma. Như mọi tỉnh khác, ngoài đủ thứ thuế còn nộp thêm một sắc thuế đặc biệt để tỏ dấu phục tùng Hoàng đế. Giữa những người Do thái, có kẻ chủ trương nộp thuế; kẻ khác, những người phái Nhiệt thành – những người kháng chiến đương thời, coi như bổn phận tôn giáo phải từ chối không nộp thuế. Những người phái Nhiệt thành rất được lòng dân.
Các kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu đặt cho Ngài câu hỏi sau: Có nên nộp thuế cho hoàng đế César của Rôma không? Câu hỏi ấy là một cái bẫy. Họ đã tính toán nếu Chúa Giêsu trả lời không, Ngài sẽ gặp khó khăn với chính quyền Rôma và sẽ bị bắt giam; nếu Ngài trả lời có, Ngài sẽ làm mất lòng dân, dân sẽ loại bỏ Ngài. Dầu thế nào họ cũng thanh toán được Ngài. Không và Có là một cặp đối kháng, nhưng chọn bên nào cũng đi vào con đường chết!
Câu trả lời của Chúa - rất tuyệt vời - đã vượt lên trên những đối kháng, để đi vào một lãnh vực căn bản của cuộc sống: đó là trách nhiệm của mỗi người. Tôi có trách nhiệm gì với xã hội và có trách nhiệm gì với Thiên Chúa? Trách nhiệm với xã hội tới đâu, và trách nhiệm với Thiên Chúa tới mức nào? Trách nhiệm đòi hỏi: những gì của César thì hãy trả lại cho César và những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.
Trách nhiệm đối với Thiên Chúa thì bao la vì mọi sự ta có đều do Chúa ban. Và con người sinh ra để được mời gọi đi vào cái vô biên. Đó cũng là một trách nhiệm của tình yêu đáp trả. Khi tiếp một nhóm đan sĩ dòng Thánh Brunô ngày 10-10-2011, ĐTC nói: "Trong mắt của thế giới, đôi khi dành cả cuộc đời để sống trong đan viện là điều dường như không thể thực hiện được, nhưng thực ra, có dành cả một đời như thế thì cũng mới chỉ tạm đủ để đi vào sự hiệp nhất với Thiên Chúa, tạm đủ để đi vào Thực Tại cốt lõi sâu thẳm là chính Chúa Giêsu Kitô".
Hôm nay lễ Thánh Têrêxa Avila. Muốn đọc lại những câu thơ Cảm đề tác phẩm “Lâu Đài Nội Tâm” của Cát đệ Trăng Thập Tự.
Cư thất thứ nhất:
Khuất giữa sương mù, dưới lũng sâu,
Lâu đài ẩn hiện ai ngờ đâu.
Vào trong lần bước, ô kỳ diệu,
Hứa hẹn bao nhiêu ý nhiệm mầu.
Cư thất thứ hai:
Tiến thêm một bước thật giằng co,
Chúa gọi vào trong, chốn hẹn hò.
Quân thù cản lối trăm ngàn cách,
Thập giá kiên trì giúp khỏi lo.
Cư thất thứ ba:
Leo cao ngã nặng, thấm khiêm nhường,
Bổn phận chu toàn với mến thương.
Minh chứng tình yêu bằng hành động,
Cậy trông trầm lặng giữa đời thường.
Cư thất thứ tư:
Hồ ai lấy nước dẫn từ xa,
Hồ Chúa xây ngay tại suối nhà.
Ý Chúa trào bình an hạnh phúc,
Cho tình lắng xuống giữa lòng ta.
Cư thất thứ năm:
Lạc bước vào thêm, tựa ngủ say,
Chết ngây chết ngất khỏi đời này.
Nhả tơ dệt kén, sâu thành bướm,
Tổ ấm chính Ngài, ai có hay?
Cư thất thứ sáu:
Dừng chân chính điện bỗng bàng hoàng,
Ôm vết thương tình sa mạc hoang.
Đêm tối buông dày bao khốn khổ,
Tay Ngài chạm khẽ, chợt thanh quang.
Cư thất thứ bảy:
Ba Ngôi Chí Thánh của thiên đường,
Ngay giữa lòng ta, phút diệu thường.
Chúa ở với người, người với Chúa,
Muôn đời trong hiệp nhất yêu thương.
Cát đệ Trăng Thập Tự
Các kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu đặt cho Ngài câu hỏi sau: Có nên nộp thuế cho hoàng đế César của Rôma không? Câu hỏi ấy là một cái bẫy. Họ đã tính toán nếu Chúa Giêsu trả lời không, Ngài sẽ gặp khó khăn với chính quyền Rôma và sẽ bị bắt giam; nếu Ngài trả lời có, Ngài sẽ làm mất lòng dân, dân sẽ loại bỏ Ngài. Dầu thế nào họ cũng thanh toán được Ngài. Không và Có là một cặp đối kháng, nhưng chọn bên nào cũng đi vào con đường chết!
Câu trả lời của Chúa - rất tuyệt vời - đã vượt lên trên những đối kháng, để đi vào một lãnh vực căn bản của cuộc sống: đó là trách nhiệm của mỗi người. Tôi có trách nhiệm gì với xã hội và có trách nhiệm gì với Thiên Chúa? Trách nhiệm với xã hội tới đâu, và trách nhiệm với Thiên Chúa tới mức nào? Trách nhiệm đòi hỏi: những gì của César thì hãy trả lại cho César và những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.
Trách nhiệm đối với Thiên Chúa thì bao la vì mọi sự ta có đều do Chúa ban. Và con người sinh ra để được mời gọi đi vào cái vô biên. Đó cũng là một trách nhiệm của tình yêu đáp trả. Khi tiếp một nhóm đan sĩ dòng Thánh Brunô ngày 10-10-2011, ĐTC nói: "Trong mắt của thế giới, đôi khi dành cả cuộc đời để sống trong đan viện là điều dường như không thể thực hiện được, nhưng thực ra, có dành cả một đời như thế thì cũng mới chỉ tạm đủ để đi vào sự hiệp nhất với Thiên Chúa, tạm đủ để đi vào Thực Tại cốt lõi sâu thẳm là chính Chúa Giêsu Kitô".
Hôm nay lễ Thánh Têrêxa Avila. Muốn đọc lại những câu thơ Cảm đề tác phẩm “Lâu Đài Nội Tâm” của Cát đệ Trăng Thập Tự.
Cư thất thứ nhất:
Khuất giữa sương mù, dưới lũng sâu,
Lâu đài ẩn hiện ai ngờ đâu.
Vào trong lần bước, ô kỳ diệu,
Hứa hẹn bao nhiêu ý nhiệm mầu.
Cư thất thứ hai:
Tiến thêm một bước thật giằng co,
Chúa gọi vào trong, chốn hẹn hò.
Quân thù cản lối trăm ngàn cách,
Thập giá kiên trì giúp khỏi lo.
Cư thất thứ ba:
Leo cao ngã nặng, thấm khiêm nhường,
Bổn phận chu toàn với mến thương.
Minh chứng tình yêu bằng hành động,
Cậy trông trầm lặng giữa đời thường.
Cư thất thứ tư:
Hồ ai lấy nước dẫn từ xa,
Hồ Chúa xây ngay tại suối nhà.
Ý Chúa trào bình an hạnh phúc,
Cho tình lắng xuống giữa lòng ta.
Cư thất thứ năm:
Lạc bước vào thêm, tựa ngủ say,
Chết ngây chết ngất khỏi đời này.
Nhả tơ dệt kén, sâu thành bướm,
Tổ ấm chính Ngài, ai có hay?
Cư thất thứ sáu:
Dừng chân chính điện bỗng bàng hoàng,
Ôm vết thương tình sa mạc hoang.
Đêm tối buông dày bao khốn khổ,
Tay Ngài chạm khẽ, chợt thanh quang.
Cư thất thứ bảy:
Ba Ngôi Chí Thánh của thiên đường,
Ngay giữa lòng ta, phút diệu thường.
Chúa ở với người, người với Chúa,
Muôn đời trong hiệp nhất yêu thương.
Cát đệ Trăng Thập Tự
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Sự thật
Ta sẽ sai Ngôn Sứ và Tông Đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia.(Lc 11,49)
Thân phận của tiên tri là thế, giống như Chúa Giêsu, phải chịu bao cay đắng.
Có những tiên tri được sai đến với tôi, nhắc nhở tôi điều này điều kia, họ có phải chịu cay đắng vì tôi không muốn nghe lời họ?
Và tôi, tôi có là tiên tri của Chúa?
Phong trào “Chiếm lĩnh phố Wall” tràn khắp nước Mỹ
Occupy Wall Street (Hãy chiếm lấy Phố Wall) là một cuộc biểu tình đang diễn ra tại Thành phố New York. Nhóm chống chủ nghĩa tiêu thụ Adbusters Canada ban đầu kêu gọi phản đối và lấy cảm hứng từ phong trào Mùa xuân Ả Rập, đặc biệt là các cuộc biểu tình Quảng trường Tahrir ở Cairo mà bắt đầu cuộc Cách mạng Ai Cập 2011.
Mục đích của cuộc biểu tình là để bắt đầu chiếm đóng lâu dài Phố Wall, khu tài chính của Thành phố New York, lên án giới ngân hàng, thủ phạm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Phong trào này đã kêu gọi 20.000 người đến tập hợp để tràn ngập vào khu vực Hạ Manhattan vào ngày 17 tháng 9 năm 2011.
Hàng nghìn người biểu tình hàng ngày tại khu phố thương mại của New York. Những người biểu tình có mặt đông đảo trên quảng trường Liberty Plazza. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự hung hãn và tham lam của giới tài chính, ảnh hưởng của giới tài chính lên nền chính trị Hoa Kỳ, ảnh hưởng của tiền và các tập đoàn đối với chế dân chủ , và một tác động trở lại về pháp lý và chính trị cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những người tổ chức có ý định chiếm đóng Phố Wall sẽ kéo dài đến khi yêu cầu của họ đạt được. Các yêu cầu cụ thể đang trong quá trình triển khai. Trên các biểu ngữ, có thể đọc thấy hàng chữ: “Tất cả các chủ ngân hàng đều là phát xít”.
Có 1.500 người, trong đó có thanh niên và thành viên công đoàn tham gia biểu tình ngày 1 tháng 10. Khoảng 700 người biểu tình chống Phố Wall đã bị cảnh sát bắt giữ, giữa lúc họ đang chuẩn bị tuần hành qua cầu Brooklyn ở New York. Tuy nhiên, cảnh sát đã thả hầu hết số này một ngày sau đó. Vào ngày 1 tháng 10, các cuộc biểu tình tương tự đã được tổ chức tại Los Angeles, San Francisco, Boston, Chicago, Albuquerque, Tampa, Charlotte, Seattle, Denver, và Portland, Maine. (http://vi.wikipedia.org)
Thân phận của tiên tri là thế, giống như Chúa Giêsu, phải chịu bao cay đắng.
Có những tiên tri được sai đến với tôi, nhắc nhở tôi điều này điều kia, họ có phải chịu cay đắng vì tôi không muốn nghe lời họ?
Và tôi, tôi có là tiên tri của Chúa?
Phong trào “Chiếm lĩnh phố Wall” tràn khắp nước Mỹ
Occupy Wall Street (Hãy chiếm lấy Phố Wall) là một cuộc biểu tình đang diễn ra tại Thành phố New York. Nhóm chống chủ nghĩa tiêu thụ Adbusters Canada ban đầu kêu gọi phản đối và lấy cảm hứng từ phong trào Mùa xuân Ả Rập, đặc biệt là các cuộc biểu tình Quảng trường Tahrir ở Cairo mà bắt đầu cuộc Cách mạng Ai Cập 2011.
Mục đích của cuộc biểu tình là để bắt đầu chiếm đóng lâu dài Phố Wall, khu tài chính của Thành phố New York, lên án giới ngân hàng, thủ phạm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Phong trào này đã kêu gọi 20.000 người đến tập hợp để tràn ngập vào khu vực Hạ Manhattan vào ngày 17 tháng 9 năm 2011.
Hàng nghìn người biểu tình hàng ngày tại khu phố thương mại của New York. Những người biểu tình có mặt đông đảo trên quảng trường Liberty Plazza. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự hung hãn và tham lam của giới tài chính, ảnh hưởng của giới tài chính lên nền chính trị Hoa Kỳ, ảnh hưởng của tiền và các tập đoàn đối với chế dân chủ , và một tác động trở lại về pháp lý và chính trị cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những người tổ chức có ý định chiếm đóng Phố Wall sẽ kéo dài đến khi yêu cầu của họ đạt được. Các yêu cầu cụ thể đang trong quá trình triển khai. Trên các biểu ngữ, có thể đọc thấy hàng chữ: “Tất cả các chủ ngân hàng đều là phát xít”.
Có 1.500 người, trong đó có thanh niên và thành viên công đoàn tham gia biểu tình ngày 1 tháng 10. Khoảng 700 người biểu tình chống Phố Wall đã bị cảnh sát bắt giữ, giữa lúc họ đang chuẩn bị tuần hành qua cầu Brooklyn ở New York. Tuy nhiên, cảnh sát đã thả hầu hết số này một ngày sau đó. Vào ngày 1 tháng 10, các cuộc biểu tình tương tự đã được tổ chức tại Los Angeles, San Francisco, Boston, Chicago, Albuquerque, Tampa, Charlotte, Seattle, Denver, và Portland, Maine. (http://vi.wikipedia.org)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)