Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Niềm vui Phục sinh

"Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay" (Mt 28,8).
Nếu tôi đã có trải nghiệm về Đức Kitô phục sinh, tôi không có quyền sống ích kỷ, như con rùa thụt lui sau lớp vỏ của mình. Tôi phải diễn tả niềm vui như những phụ nữ hôm nay để “vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin...”

Chuyện nhỏ ở Nhật
TT - Chuyện về chiếc ống hút và mẩu nilông bọc nó dán dính trên hộp sữa nhỏ đúng là chuyện nhỏ, quá nhỏ nữa chứ! Chuyện lại từ mấy cô cậu học sinh cấp I ở một ngôi trường nhỏ, làm sao không là chuyện nhỏ được!
Chuyện là thế này... Trong bữa ăn trưa mà khẩu phần bắt buộc luôn phải có một hộp sữa, các em học sinh sau khi xé mẩu nilông lấy ống hút ra chọc vào hộp sữa và... uống, đã không ném ngay vỏ hộp vào thùng rác. Các em phải thực hiện thêm vài động tác, trước hết xe mẩu nilông lại và cột vào ống hút, rồi để riêng ra một bên. Còn vỏ hộp sữa thì xé ra ép gọn lại. Sau đó hai loại rác này được thu gom riêng: những ống hút có mẩu nilông vào một chỗ, những vỏ hộp giấy vào một chỗ (sau đó còn được xịt nước rửa để khâu xử lý rác tiếp theo không có mùi hôi).

Làm thêm mấy việc này thật cũng chẳng mất mấy thời gian, nhưng dẫu sao cũng là... thêm việc, mà thế là thêm phiền phức. Sao lại bày thêm chuyện, cứ bỏ vào sọt rác, không quăng bừa ra sân là tốt rồi?

Câu trả lời rất đơn giản: chuyện đó là việc phải làm cho quy trình xử lý rác sau đó được thuận tiện và hiệu quả. Phần nilông xử lý riêng, phần giấy xử lý riêng. Đó là chuyện cần làm, để các em từ tuổi măng non đã được rèn thói quen và ý thức về chuyện rác. Rác không là thứ bỏ đi, rác là môi trường, hành xử đúng với rác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Từ búp măng non biết cột mẩu nilông vào ống hút, xé vỏ hộp sữa, có thể hi vọng rồi sẽ có những thân tre biết yêu quý môi trường, tôn trọng thiên nhiên, biết tiết kiệm từng mẩu giấy, giọt nước, biết trân quý những chồi xanh.

Chuyện nhỏ từ hộp sữa trong nhà trường nước Nhật. Bắt đầu từ những chuyện nhỏ như thế, hộp sữa nhỏ trong suất ăn học đường được “luật hóa” từ vài chục năm trước đã góp phần cho những thế hệ thanh niên Nhật “nhổ giò” tăng trưởng chiều cao, xóa đi cái nhìn cũ về một dân tộc thấp bé.

Bắt đầu từ những chuyện nhỏ như thế, chuyện xử lý vỏ hộp sữa nhỏ cũng góp phần tạo nên những lớp người trẻ có nhân cách, có cái nhìn và tấm lòng yêu quý thiên nhiên, cuộc sống và con người.

Có lẽ cũng nên bắt đầu từ những chuyện nhỏ, rất nhỏ!
(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/486134/Chuyen-nho-o-Nhat.html)

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Ánh sáng phục sinh

"Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết." (Ga 20,8-9)

Chúa sống lại khiến cho những kẻ tin vào Ngài không bao giờ tuyệt vọng. Luôn có một niềm hy vọng mạnh mẽ ngay những lúc tối tăm thê lương nhất:
- Dù chết vẫn vui vì biết mình sẽ được sống lại với Chúa hiển vinh.
- Dù đau đớn khốn khổ vẫn tràn trề niềm hy vọng và luôn có thể bình an vì biết rằng Chúa phục sinh đang ở với mình, yêu thương chăm sóc nâng đỡ mình, và đau khổ của mình góp phần vào công cuộc cứu độ của Đức Kitô.
- Dù mình chìm sâu trong tội lỗi, cảm thấy rất khó khăn để vươn lên, vẫn không thất vọng với bản thân. Chúa phục sinh vẫn hằng ban sức mạnh Thánh Thần đẩ tẩy rửa, tăng sức và thánh hóa... miễn là mình không bỏ cuộc.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Sự thật

Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do Thái không?" Đức Giêsu đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về Tôi?" Ông Philatô trả lời: "Tôi là người Do Thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?" Đức Giêsu trả lời: "Nước Tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước Tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của Tôi đã chiến đấu không để Tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước Tôi không thuộc chốn này." Ông Philatô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Đức Giêsu đáp: "Chính ngài nói rằng Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi." Ông Philatô nói với Người: "Sự thật là gì?" (Ga 18,33-38)

Vương quốc của Thiên Chúa đi liền với sự thật. Khác với điều người ta hay nghĩ về việc trị quốc: chính trị đi liền với mọi thứ thủ đoạn và dối trá.
Philatô hỏi sự thật là gì? Câu hỏi cốt yếu và không dễ trả lời. Có một thời người ta lạc quan tin tưởng: Sự thật nằm trnog khoa học. Nhưng khoa học chỉ là một mảnh của sự thật chứ không phải là toàn thể sự thật vì nó là thành quả của tri thức con người. Mà con người thì giới hạn. Sự thật nằm nơi Thiên Chúa. Và Đức Giêsu đến để làm chứng cho sự thật này. Càng gần Thiên Chúa, con người càng gần sự thật. Và tin vào Đức Kitô là bí quyết tìm được sự thật.

Khi búp bê Barbie không có tóc
Nhà sản xuất Mattel đã quyết định cho ra mắt phiên bản búp bê Barbie “trọc đầu” dành riêng cho các bệnh nhi ung thư, giúp các em tự tin hơn vào bản thân mình.
Những người khởi xướng ý tưởng sản xuất búp bê Barbie không có tóc là Rebecca Sypin và Jane Bingham, hai bà mẹ có con bị rụng tóc trong quá trình điều trị ung thư. Họ đã phát động chiến dịch này trên mạng xã hội Facebook và nhận được hơn 150.000 lượt ủng hộ.
(http://tuoitre.vn/The-gioi/The-gioi-muon-mau/485481/Khi-bup-be-Barbie-khong-co-toc.html)

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Bóng đêm & gà gáy

Nhờ sự soi sáng của Thần Khí, tại Xêdarê Philipphê, Phêrô đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa. Nhưng trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, khi Chúa xác định Ngài chính là  Đấng Kitô Con Thiên Chúa, thì ở phòng bên cạnh, Phêrô lại chối Thầy. Phêrô không theo Thần Khí nữa, mà đã nói theo tính xác thịt. Sau đó giáp mặt Đức Giêsu, Phêrô nhận ra lỗi của mình, òa khóc nức nở. Lúc đó gà gáy, nghĩa là trời đã sáng. Phêrô đã qua khỏi bóng tối đời mình bằng sự ăn năn.
Ngược với Phêrô, khi Chúa nói: "Làm gì thì làm đi", Giuđa liền đi ra. Lúc đó trời đã tối. Giuđa đã đi vào bóng đêm. Bóng tối đã chiếm đoạt được Giuđa!

Một phần 3 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Gần một phần ba trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam bị suy dinh dưỡng và còi cọc, trong khi mức độ béo phì của trẻ em ở vùng thành thị lại gia tăng.
Kết quả của một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia dựa vào số liệu năm 2009 và 2010.
Điều này có nghĩa là hơn 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy duy dưỡng.
Theo ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng bộ Y tế, mức độ trẻ em bị suy di dưỡng cao không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, kinh tế đất nước.
Được biết, miền núi, nơi tập trung các đồng bào dân tộc thiểu số là nơi có tỉ lệ nghèo đói rất cao.
(http://baodongthap.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=21016)

Thứ Sáu, 06/04/2012, 10:03 (GMT+7)
Hai người Việt mua đứt thị trấn Mỹ
TTO - CNN đưa tin hai doanh nhân người Việt Nam đã bay sang Mỹ để tham dự đấu giá thị trấn Buford nhỏ nhất nước này hôm 5-4 và giành chiến thắng sau khi đặt giá 900.000 USD, cuộc đấu giá kết thúc sau 11 phút.
Ông Don Sammons - cư dân duy nhất của thị trấn Buford - tiết lộ những người thắng cuộc là người Việt Nam, đến từ TP.HCM và hiện vẫn có mặt ở Mỹ.
Thị trấn Buford thuộc Wyoming phía tây nước Mỹ, nằm trên độ cao 2.500m so với mực nước biển, dọc theo quốc lộ Interstate 80, từng là một tiền đồn quân sự bảo vệ công trình đường sắt xuyên lục địa và có đủ chỗ cho 2.000 cư dân, sau đó các cư dân này chuyển đi vì dịch vụ đường sắt bị đóng cửa, tiền đồn bị chuyển đi, đến khi chỉ còn một người duy nhất là ông Sammons.
(http://tuoitre.vn/The-gioi/485814/Hai-nguoi-Viet-mua-dut-thi-tran-My.html)

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Đánh thức

Đầu xuôi đuôi lọt, nếu sáng sớm thức dậy mà lòng tràn niềm vui thì ngày hôm đó xem ra sẽ rất tươi sáng. Nhưng nếu ngược lại, sáng sớm mở mắt ra mà lòng đã thấy bực bội phiền muộn cáu giận thì ngày đó sẽ có nguy cơ rất tăm tối.

Is 50,4 đã đặc biệt nói đến buổi sáng của Người tôi tớ Đức Giavê: "Sáng sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi để tôi lắng tai nghe như người môn đệ." (Is 50,4) " Nếu sáng nào thức dậy tôi cũng cảm nhận được Chúa đánh thức tôi, thức tỉnh tai tôi để tôi lắng tai nghe như người môn đệ, thì thật tốt đẹp biết bao.

Nhưng Lời Chúa không phải bao giờ cũng dễ nghe.
Có lúc Lời Chúa ngọt ngào như tiếng sáo diều, như tiếng suối reo.
Ngược lại, cũng có lúc Lời Chúa như tiếng sét đánh ngang tai khiến Phêrô phải thét lên: "Làm sao có thể như thế được!" Phản ứng như thế là chuyện bình thường khi Lời Chúa phán không giống như ý mình muốn.
Tuy nhiên, Người tôi trung Giêsu của Đức Giavê không làm như thế: "Đức Chúa đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ."

Người tôi trung của Chúa đã làm gì đến nỗi phải bị hành hạ như thế?
"Đức Chúa đã cho tôi nói năng như người một người môn đệ để tôi biết lựa lời nâng đỡ những ai rã rời kiệt sức" và "Ta đã nắm tay ngươi, và đặt ngươi làm giao ước với dân, làm ánh sáng chiếu soi muôn nước" (Is 42,6). Người tôi trung Giêsu rất nhạy cảm và giàu lòng xót thương, luôn chạnh lòng thương để gần gũi những kẻ đoạn trường, luôn tìm cách chữa trị nâng đỡ ủi an nhân loại lầm than.
Nhưng Giêsu càng yêu thương, thì vòng vây của sự ác, của thế lực tăm tối lại càng xiết chặt lại chung quanh Ngài để giáng xuống Ngài những đòn sấm sét khủng khiếp man rợ. Đã có những lúc tăm tối phủ ngập tâm hồn Giêsu: "Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này..."

Dù giữa những tăm tối trong ngoài rùng rợn như thế, người tôi trung Giêsu vẫn kiên cường yêu thương đến cùng, kiên cường vượt qua tăm tối thương đau đến tận cùng, để đưa được nhân loại đến khung trời tràn ngập ánh sáng của ơn cứu độ.

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Dửng dưng

“Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 10,24)

Đừng tỏ ra như người xa lạ, dửng dưng về số phận anh chị em mình. Hãy chăm chú nhìn người khác, trước tiên là nhìn Chúa Giêsu, rồi quan tâm đến nhau.

Chúng ta phải nhận ra tha nhân thực sự là một cái tôi khác của mình, được Chúa rất mực yêu thương. Nếu chúng ta vun trồng cái nhìn này –xem tha nhân như anh chị em mình–, thì tình liên đới, sự công chính cũng như lòng khoan dung và thương xót sẽ tự nhiên trào dâng nơi tâm hồn chúng ta.

Trách nhiệm đối với tha nhân có nghĩa là muốn và làm điều thiện hảo cho họ, mong ước họ cũng sẵn sàng đón nhận điều thiện và những đòi hỏi của điều thiện.
Quan tâm đến người khác hàm ý muốn điều thiện hảo cho họ về mọi phương diện: thể lý, luân lý và tinh thần.
Quan tâm đến tha nhân có nghĩa là ý thức được những nhu cầu của họ. Kinh Thánh cảnh giác về mối nguy cơ con tim chúng ta có thể trở nên chai cứng vì một thứ “hôn mê tinh thần”, làm chúng ta tê liệt trước những đau khổ của tha nhân.

“Quan tâm đến nhau” cũng bao hàm việc quan tâm đến thiện ích thiêng liêng của nhau. Không được im lặng trước sự ác. Ở đây tôi nghĩ đến những Kitô hữu, vì nể nang người khác hay chỉ vì muốn yên thân, họ lại chiều theo não trạng phổ biến, thay vì phải cảnh giác anh chị em mình về những lối suy nghĩ và hành động trái ngược với sự thật và không theo con đường sự thiện. Nhưng nếu phải lên tiếng khiển trách, thì người Kitô hữu không hề bị thúc đẩy bởi tinh thần kết án hoặc tố cáo, mà luôn được tình yêu và lòng từ bi thôi thúc, phát xuất từ mối quan tâm thực sự đối với thiện ích của người khác. Chúng ta luôn cần đến ánh mắt nhìn yêu thương và sửa dạy, nhận biết và thấu hiểu, phân định và tha thứ (x. Lc 22,61), như Chúa đã và đang làm với mỗi người chúng ta.

“Để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành”: cùng nhau tiến bước trên đường nên thánh. Các bậc thầy về tu đức nhắc nhớ chúng ta rằng trong đời sống đức tin ai không tiến sẽ thụt lùi.