Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011
Mẹ & Anh Em
Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12,49-50)
Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011
Lời khôn ngoan
Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa. (Mt 12,42)
Gabriel Garcia Marquez, nhà văn nổi tiếng của Colombia (thường được biết đến với cái tên là "Gabo" tại quê hương ông), đã được trao giải Nobel về văn chương năm 1982, nay đã rút lui khỏi đời sống công cộng vì lý do sức khỏe. Ông bị một chứng ung thư đã đến giai đoạn cuối. Ông đã gửi một bức thư từ biệt cho bạn bè và bức thư đã được lưu hành trên Internet. Trong thư, ông nói: "...Nếu Thiên Chúa cho tôi sống thêm một tí nữa, hẳn là tôi sẽ ăn mặc đơn giản, tôi sẽ đặt mình dưới ánh mặt trời, để không những thân thể tôi, mà cả linh hồn tôi trần trụi, tha hồ cho ánh nắng rọi vào…."
Đối với tôi, ánh nắng đây là Lời Chúa. Tôi muốn trần trụi phơi mình trước Lời khôn ngoan của Chúa, để không chỉ hồn tôi, mà cả thân xác tôi được tắm trong ánh nắng Lời Chúa.
Gabriel Garcia Marquez, nhà văn nổi tiếng của Colombia (thường được biết đến với cái tên là "Gabo" tại quê hương ông), đã được trao giải Nobel về văn chương năm 1982, nay đã rút lui khỏi đời sống công cộng vì lý do sức khỏe. Ông bị một chứng ung thư đã đến giai đoạn cuối. Ông đã gửi một bức thư từ biệt cho bạn bè và bức thư đã được lưu hành trên Internet. Trong thư, ông nói: "...Nếu Thiên Chúa cho tôi sống thêm một tí nữa, hẳn là tôi sẽ ăn mặc đơn giản, tôi sẽ đặt mình dưới ánh mặt trời, để không những thân thể tôi, mà cả linh hồn tôi trần trụi, tha hồ cho ánh nắng rọi vào…."
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
Nhẫn nại
Đầy tớ nói : "Vậy ông có muốn chúng tôi ra nhặt đi không?" Ông đáp : Đừng, sợ rằng khi nhặt cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. (Mt 13,28)
Thái độ của ông chủ là một thái độ nhẫn nại: "Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi." Đấy là thái độ của Đức Kitô: "Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi." (Mt 12,20)
Học tính nhẫn nại
Cậu bé nhìn như bị thôi miên vào chiếc thùng đựng nhiều cá đầy màu sắc và dụng cụ đi câu của ông. Cậu bé muốn chạm vào nhưng không dám.
“Cháu thích câu cá chứ?”- người ông hỏi.
“Cháu không biết nữa, cháu chưa từng...”, cậu bé lấp lửng mà cặp mắt vẫn dán chặt vào các vật dụng. “Cháu có thể sử dụng tất cả những thứ ấy không ông?”. “Bất kể khi nào cháu muốn. Có lẽ cháu chưa từng đi câu?”- ông hỏi. “Không ai chỉ cho cháu cả”. Cậu bé đang sống tạm ở viện mồ côi, chờ người đến nhận về nuôi, đáp lí nhí.
“Chưa từng câu cá”- ông cứ lặp đi lặp lại câu ấy với tôi- “chưa từng có ai đưa thằng bé đi câu. Thương thật! Thằng bé phải được đi câu vì nó sẽ học tính nhẫn nại trong cuộc sống mai này, từ việc chờ đợi để giật câu”.
Nói là làm, ông đã chỉ thằng bé cách tìm sâu làm mồi câu, móc mồi vào lưỡi rồi thả cần, quan sát chiếc phao nhỏ khẽ động trên mặt nước và thời điểm nào thì giật cần câu thật mạnh và nhanh... Thằng bé thích thú reo vang khi câu được một con cá bé xíu xiu trong lần “ra quân” đầu tiên. Ông đã chọn cái ao này vì nó đã được thả rất nhiều cá. Ông cũng mang theo máy quay để ghi lại khoảnh khắc sung sướng tột cùng của thằng bé với thành quả của nó. Trong hành trang cuộc đời thằng bé, sẽ luôn có những kỷ niệm ngọt ngào như hôm nay. Đứa trẻ nào cũng cần được trang bị kỹ năng sống. Ý nghĩ và hành động ấy đã đem lại cho thằng bé và ông niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
http://nld.com.vn/218858p0c1030/hoc-tinh-nhan-nai.htm
Nhẫn nại và cảnh giác trong cuộc chiến của thế giới ảo:
Người ta từng nói: Thương trường như chiến trường. Nay còn thêm: không gian internet như chiến trường, một chiến trường đòi hỏi nhiều cảnh giác nhanh nhạy, nhưng cũng đòi hỏi nhiều nhẫn nại kiềm chế, vì mọi lời nói nóng nảy bốc đồng đưa lên mạng đều có hậu quả lan rộng khó lường:
TT - Nhà Trắng hôm 14-7 công bố kế hoạch dài 13 trang về tăng cường sức mạnh an ninh mạng, trong đó xem không gian mạng là mặt trận mới bên cạnh đất liền, không phận và hải phận.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Washington thừa nhận mất khoảng 24.000 tài liệu nhạy cảm về khoa học điện tử hàng không, các công nghệ giám sát, hệ thống truyền thông vệ tinh và các mô hình an ninh mạng, hệ thống tên lửa và máy bay chiến đấu của Mỹ hồi tháng 3-2011 vào tay các tin tặc nước ngoài. “Một cơ quan tình báo nước ngoài thực hiện vụ tấn công và một chính phủ đứng sau âm mưu này” - Thứ trưởng quốc phòng Mỹ William Lynn tuyên bố. Tuy nhiên, ông từ chối nêu tên quốc gia cụ thể.
“Trong thế kỷ 21, bit và byte cũng là mối đe dọa tương tự đạn và bom” - Financial Times dẫn lời ông Lynn so sánh.
Với việc công nhận không gian mạng là một chiến trường, Nhà Trắng “bật đèn xanh” cho Bộ Quốc phòng tự trang bị và đào tạo để có thể hoạt động hiệu quả trên mặt trận ảo này, bao gồm việc sử dụng các phần mềm, công cụ để chống các phần mềm nguy hiểm. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cần triển khai nhiều chính sách mới, tăng cường phối hợp với các cơ quan khác như Bộ An ninh nội vụ, chiêu dụ nhân tài...
http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/446867/My-khong-gian-mang-cung-la-1-chien-truong.html
Thái độ của ông chủ là một thái độ nhẫn nại: "Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi." Đấy là thái độ của Đức Kitô: "Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi." (Mt 12,20)
Học tính nhẫn nại
Cậu bé nhìn như bị thôi miên vào chiếc thùng đựng nhiều cá đầy màu sắc và dụng cụ đi câu của ông. Cậu bé muốn chạm vào nhưng không dám.
“Cháu thích câu cá chứ?”- người ông hỏi.
“Cháu không biết nữa, cháu chưa từng...”, cậu bé lấp lửng mà cặp mắt vẫn dán chặt vào các vật dụng. “Cháu có thể sử dụng tất cả những thứ ấy không ông?”. “Bất kể khi nào cháu muốn. Có lẽ cháu chưa từng đi câu?”- ông hỏi. “Không ai chỉ cho cháu cả”. Cậu bé đang sống tạm ở viện mồ côi, chờ người đến nhận về nuôi, đáp lí nhí.
“Chưa từng câu cá”- ông cứ lặp đi lặp lại câu ấy với tôi- “chưa từng có ai đưa thằng bé đi câu. Thương thật! Thằng bé phải được đi câu vì nó sẽ học tính nhẫn nại trong cuộc sống mai này, từ việc chờ đợi để giật câu”.
Nói là làm, ông đã chỉ thằng bé cách tìm sâu làm mồi câu, móc mồi vào lưỡi rồi thả cần, quan sát chiếc phao nhỏ khẽ động trên mặt nước và thời điểm nào thì giật cần câu thật mạnh và nhanh... Thằng bé thích thú reo vang khi câu được một con cá bé xíu xiu trong lần “ra quân” đầu tiên. Ông đã chọn cái ao này vì nó đã được thả rất nhiều cá. Ông cũng mang theo máy quay để ghi lại khoảnh khắc sung sướng tột cùng của thằng bé với thành quả của nó. Trong hành trang cuộc đời thằng bé, sẽ luôn có những kỷ niệm ngọt ngào như hôm nay. Đứa trẻ nào cũng cần được trang bị kỹ năng sống. Ý nghĩ và hành động ấy đã đem lại cho thằng bé và ông niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
http://nld.com.vn/218858p0c1030/hoc-tinh-nhan-nai.htm
Nhẫn nại và cảnh giác trong cuộc chiến của thế giới ảo:
Người ta từng nói: Thương trường như chiến trường. Nay còn thêm: không gian internet như chiến trường, một chiến trường đòi hỏi nhiều cảnh giác nhanh nhạy, nhưng cũng đòi hỏi nhiều nhẫn nại kiềm chế, vì mọi lời nói nóng nảy bốc đồng đưa lên mạng đều có hậu quả lan rộng khó lường:
TT - Nhà Trắng hôm 14-7 công bố kế hoạch dài 13 trang về tăng cường sức mạnh an ninh mạng, trong đó xem không gian mạng là mặt trận mới bên cạnh đất liền, không phận và hải phận.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Washington thừa nhận mất khoảng 24.000 tài liệu nhạy cảm về khoa học điện tử hàng không, các công nghệ giám sát, hệ thống truyền thông vệ tinh và các mô hình an ninh mạng, hệ thống tên lửa và máy bay chiến đấu của Mỹ hồi tháng 3-2011 vào tay các tin tặc nước ngoài. “Một cơ quan tình báo nước ngoài thực hiện vụ tấn công và một chính phủ đứng sau âm mưu này” - Thứ trưởng quốc phòng Mỹ William Lynn tuyên bố. Tuy nhiên, ông từ chối nêu tên quốc gia cụ thể.
“Trong thế kỷ 21, bit và byte cũng là mối đe dọa tương tự đạn và bom” - Financial Times dẫn lời ông Lynn so sánh.
Với việc công nhận không gian mạng là một chiến trường, Nhà Trắng “bật đèn xanh” cho Bộ Quốc phòng tự trang bị và đào tạo để có thể hoạt động hiệu quả trên mặt trận ảo này, bao gồm việc sử dụng các phần mềm, công cụ để chống các phần mềm nguy hiểm. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cần triển khai nhiều chính sách mới, tăng cường phối hợp với các cơ quan khác như Bộ An ninh nội vụ, chiêu dụ nhân tài...
http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/446867/My-khong-gian-mang-cung-la-1-chien-truong.html
Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011
Đói
Hôm ấy, vào ngày sabát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. (Mt 12,1)
Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.
Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa thêm mạng sống của 200.000 đến 400.000 trẻ em trong giai đoạn 2010-2015, theo đó 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn.
Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) được đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỉ lệ người thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung, trong những năm từ 1990 đến 2009, GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người thiếu ăn vẫn còn khá cao.
Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha, Manos Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm.
Báo cáo của Manos Unidas cũng cho hay hiện có 15 triệu trẻ em trên thế giới bị mồ côi vì AIDS, đa số rơi vào trẻ ở Nam Phi; 246 triệu trẻ phải đi làm khi chưa đủ tuổi lao động, trong đó có 72 triệu trẻ dưới 10 tuổi. Trong khi đó, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 100 triệu trẻ em trên thế giới không có nhà cửa và đang sống trên các đường phố. Trước thực trạng này, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi các nước cải thiện điều kiện y tế và vệ sinh, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em, cải thiện tình trạng đói nghèo và tạo điều kiện cho trẻ em phổ cập giáo dục tiểu học.
Năm 2000, các nước trên thế giới đã thống nhất đề ra mục tiêu này, theo đó giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính diễn ra liên tiếp đẩy số người nghèo tăng cao như hiện nay, đối với nhiều nước, mục tiêu này là bất khả thi.
(http://www.antg.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2010/11/73695.cand )
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.
Nguyên nhân gián tiếp là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm.
Nguyên nhân tự nhiên cũng góp phần vì thiên tai, lũ lụt gây mất mùa tại miền Bắc.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai của triều đình Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu.
http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1n_%C4%91%C3%B3i_n%C4%83m_%E1%BA%A4t_D%E1%BA%ADu,_1944-1945
Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.
Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa thêm mạng sống của 200.000 đến 400.000 trẻ em trong giai đoạn 2010-2015, theo đó 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn.
Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) được đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỉ lệ người thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung, trong những năm từ 1990 đến 2009, GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người thiếu ăn vẫn còn khá cao.
Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha, Manos Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm.
Báo cáo của Manos Unidas cũng cho hay hiện có 15 triệu trẻ em trên thế giới bị mồ côi vì AIDS, đa số rơi vào trẻ ở Nam Phi; 246 triệu trẻ phải đi làm khi chưa đủ tuổi lao động, trong đó có 72 triệu trẻ dưới 10 tuổi. Trong khi đó, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 100 triệu trẻ em trên thế giới không có nhà cửa và đang sống trên các đường phố. Trước thực trạng này, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi các nước cải thiện điều kiện y tế và vệ sinh, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em, cải thiện tình trạng đói nghèo và tạo điều kiện cho trẻ em phổ cập giáo dục tiểu học.
Năm 2000, các nước trên thế giới đã thống nhất đề ra mục tiêu này, theo đó giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính diễn ra liên tiếp đẩy số người nghèo tăng cao như hiện nay, đối với nhiều nước, mục tiêu này là bất khả thi.
(http://www.antg.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2010/11/73695.cand )
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.
Nguyên nhân gián tiếp là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm.
Nguyên nhân tự nhiên cũng góp phần vì thiên tai, lũ lụt gây mất mùa tại miền Bắc.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai của triều đình Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu.
http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1n_%C4%91%C3%B3i_n%C4%83m_%E1%BA%A4t_D%E1%BA%ADu,_1944-1945
Hiền lành
Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.(Mt 11,29)
ĐGM Phêrô: Suốt nhiều khóa học vừa qua tại ĐCV, chẳng có ai mang tên Hiền cả. Cha mẹ không dám đặt tên con là Hiền, vì trong xã hội hôm nay, hiền lành thì rất khó sống.
Thực ra, hiền lành theo Kinh Thánh không có nghĩa là nhu nhược, nhưng là luôn điềm đạm nhu nhã với một tình yêu chân thành, bất chấp mọi tình huống gây bực bội hay kinh hoàng. Muốn như vậy đòi hỏi phải có một sức mạnh tinh thần rất lớn.
Người làm truyền thông cần có phong cách hiền lành, điềm đạm, nhu nhã trong mọi hoàn cảnh như vậy. Muốn thế cần được đến với Chúa, để Chúa bồi dưỡng nghỉ ngơi khi gặp căng thẳng: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28)
ĐGM Phêrô: Suốt nhiều khóa học vừa qua tại ĐCV, chẳng có ai mang tên Hiền cả. Cha mẹ không dám đặt tên con là Hiền, vì trong xã hội hôm nay, hiền lành thì rất khó sống.
Thực ra, hiền lành theo Kinh Thánh không có nghĩa là nhu nhược, nhưng là luôn điềm đạm nhu nhã với một tình yêu chân thành, bất chấp mọi tình huống gây bực bội hay kinh hoàng. Muốn như vậy đòi hỏi phải có một sức mạnh tinh thần rất lớn.
Người làm truyền thông cần có phong cách hiền lành, điềm đạm, nhu nhã trong mọi hoàn cảnh như vậy. Muốn thế cần được đến với Chúa, để Chúa bồi dưỡng nghỉ ngơi khi gặp căng thẳng: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28)
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011
Bé mọn
Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. (Mt 11,25)
Để truyền thông cho người bé mọn, cần quan tâm đến những âu lo đời thường của họ, ví dụ sinh hoạt hằng ngày, biến động giá cả:
Nhiều loại thực phẩm tăng giá 100% trong vòng 12 tháng
Sau nhiều đợt biến động giá, người tiêu dùng không khỏi giật mình khi thấy từ hè năm ngoái đến nay, nhiều loại thực phẩm thiết yếu cho bữa cơm hằng ngày đã đắt gấp đôi.
(http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/nhieu-loai-thuc-pham-tang-gia-100-trong-vong-12-thang/)
Theo số liệu tiêu dùng tháng 7 năm 2010 của Cục Thống kê Hà Nội, giá các loại thịt lợn chỉ 45.000-70.000 đồng mỗi kg. Đến tháng 12 năm 2010, giá thịt lợn tại Hà Nội đã lên ngưỡng 70.000-90.000 đồng, tăng từ 25-50% mỗi kg thịt. Không dừng lại, tính đến tháng 6 năm 2011, mức giá này bị đẩy lên đến 110.000-130.000. Như vậy, trong vòng một năm, giá thịt lợn tại các chợ ở Hà Nội đã tăng khoảng 100%.
...Thậm chí, nhiều loại rau, củ quả còn tăng giá gấp vài lần như rau thơm, mùi, rau muống, đậu đỗ, chuối tây… Cô Kim Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, tuy chỉ tăng vài nghìn đồng mỗi mớ rau nhưng nếu xét trên tổng giá trị thì mức tăng lên tới 50-70%. “Sau vài đợt tăng giá, nhìn lại đã thấy mớ rau đang ăn gấp 3-4 lần giá cũ, dù từ năm ngoái đến năm nay, lương chỉ được tăng thêm 10%”, cô Huệ nói.
Ở dưới đây là câu chuyện về một trẻ bé nhưng không bé tí nào:
Nguyễn Tường Khang – cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31/2/1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng, tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010, với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”. Tuy nhiên, cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ).
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.
Cậu bé này thật vĩ đại trước mặt loài người. Nhưng có vĩ đại trước mặt Chúa không thì còn phải xét lại. Muốn vĩ đại thật, lại cần phải biết mình luôn bé mọn trước mặt Chúa...
Để truyền thông cho người bé mọn, cần quan tâm đến những âu lo đời thường của họ, ví dụ sinh hoạt hằng ngày, biến động giá cả:
Nhiều loại thực phẩm tăng giá 100% trong vòng 12 tháng
Sau nhiều đợt biến động giá, người tiêu dùng không khỏi giật mình khi thấy từ hè năm ngoái đến nay, nhiều loại thực phẩm thiết yếu cho bữa cơm hằng ngày đã đắt gấp đôi.
(http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/nhieu-loai-thuc-pham-tang-gia-100-trong-vong-12-thang/)
Theo số liệu tiêu dùng tháng 7 năm 2010 của Cục Thống kê Hà Nội, giá các loại thịt lợn chỉ 45.000-70.000 đồng mỗi kg. Đến tháng 12 năm 2010, giá thịt lợn tại Hà Nội đã lên ngưỡng 70.000-90.000 đồng, tăng từ 25-50% mỗi kg thịt. Không dừng lại, tính đến tháng 6 năm 2011, mức giá này bị đẩy lên đến 110.000-130.000. Như vậy, trong vòng một năm, giá thịt lợn tại các chợ ở Hà Nội đã tăng khoảng 100%.
...Thậm chí, nhiều loại rau, củ quả còn tăng giá gấp vài lần như rau thơm, mùi, rau muống, đậu đỗ, chuối tây… Cô Kim Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, tuy chỉ tăng vài nghìn đồng mỗi mớ rau nhưng nếu xét trên tổng giá trị thì mức tăng lên tới 50-70%. “Sau vài đợt tăng giá, nhìn lại đã thấy mớ rau đang ăn gấp 3-4 lần giá cũ, dù từ năm ngoái đến năm nay, lương chỉ được tăng thêm 10%”, cô Huệ nói.
Ở dưới đây là câu chuyện về một trẻ bé nhưng không bé tí nào:
Nguyễn Tường Khang – cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31/2/1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng, tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010, với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”. Tuy nhiên, cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ).
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.
Cậu bé này thật vĩ đại trước mặt loài người. Nhưng có vĩ đại trước mặt Chúa không thì còn phải xét lại. Muốn vĩ đại thật, lại cần phải biết mình luôn bé mọn trước mặt Chúa...
Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011
Sám hối
Khốn cho ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bếtxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. (Mt 11,21)
Làm việc gì cũng cần phải xem lại để lượng giá, rồi rút kinh nghiệm mà điều chỉnh những công việc trong tương lai cho tốt hơn. Chính vì lý do đó mà trong diễn tiến của hoạt động PR, luôn có phần lượng giá.
Đối với bản thân, lượng giá bản thân mình chính là sám hối: xem lại bản thân và điều chỉnh. Và nếu thế, sám hối là công việc phải làm từng ngày, vì lúc nào con người cũng có thể có những thiếu sót. Sám hối thường xuyên giúp con người có khả năng vượt lên chính bản thân của mình. Ví dụ, bà Hồng Nương trong câu chuyện dưới đây, cần có khả năng vượt lên những khó khăn, vượt trên chính bản thân của mình để khỏi có những hành vi thật đáng buồn, đáng tiếc. Vượt lên chính bản thân là vượt lên trên "con người cũ" của mình để trở thành "con người mới" hoàn thành hơn trong Đức Kitô. Và như thế là giúp mình trở thành chính mình nhiều hơn. Nếu chính bản thân tôi không sám hối từng ngày, tôi cũng có thể có những hành vi còn đáng tiếc hơn nữa. Và sẽ có ngày tôi không còn nhận ra chính mình nữa. Chỉ còn lại sầu muộn, hối tiếc...
Vụ bé 11 ngày tuổi bị bắt cóc: Thủ phạm là người mẹ
12/07/2011 1:35
Ngày 11.7, tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, Lê Thị Hồng Nương đã thừa nhận về hành vi đem con bỏ xuống đường mương, tạo hiện trường giả về một vụ bắt cóc trẻ em.
Ngày 11.7, tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, Lê Thị Hồng Nương đã thừa nhận về hành vi đem con bỏ xuống đường mương, tạo hiện trường giả về một vụ bắt cóc trẻ em. Đêm 29.6, Nương nảy sinh ý định đem con quăng xuống mương cho chết. Nương trình bày, do hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, hai vợ chồng làm hồ không đủ sống, bản thân mới sinh con, tâm lý ức chế nên Nương có ý nghĩ bỏ con để giảm bớt gánh nặng. Hôm sau, khoảng 14 giờ ngày 30.6, khi chồng vừa đi làm, Nương đã thực hiện ý định này. Sau đó Nương vào nhà tự lấy vải bịt miệng, trói chân tay của mình lại và la lên, khiến người nhà cứ ngỡ bé bị bắt cóc. Rất may sau đó em bé được mọi người tìm thấy, cứu sống.
Công an tỉnh Bạc Liêu đang xem xét xử lý hình sự về hành vi cố ý giết người của Lê Thị Hồng Nương.
(http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110712/Vu-be-11-ngay-tuoi-bi-bat-coc-Thu-pham-la-nguoi-me.aspx)
Làm việc gì cũng cần phải xem lại để lượng giá, rồi rút kinh nghiệm mà điều chỉnh những công việc trong tương lai cho tốt hơn. Chính vì lý do đó mà trong diễn tiến của hoạt động PR, luôn có phần lượng giá.
Đối với bản thân, lượng giá bản thân mình chính là sám hối: xem lại bản thân và điều chỉnh. Và nếu thế, sám hối là công việc phải làm từng ngày, vì lúc nào con người cũng có thể có những thiếu sót. Sám hối thường xuyên giúp con người có khả năng vượt lên chính bản thân của mình. Ví dụ, bà Hồng Nương trong câu chuyện dưới đây, cần có khả năng vượt lên những khó khăn, vượt trên chính bản thân của mình để khỏi có những hành vi thật đáng buồn, đáng tiếc. Vượt lên chính bản thân là vượt lên trên "con người cũ" của mình để trở thành "con người mới" hoàn thành hơn trong Đức Kitô. Và như thế là giúp mình trở thành chính mình nhiều hơn. Nếu chính bản thân tôi không sám hối từng ngày, tôi cũng có thể có những hành vi còn đáng tiếc hơn nữa. Và sẽ có ngày tôi không còn nhận ra chính mình nữa. Chỉ còn lại sầu muộn, hối tiếc...
Vụ bé 11 ngày tuổi bị bắt cóc: Thủ phạm là người mẹ
12/07/2011 1:35
Ngày 11.7, tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, Lê Thị Hồng Nương đã thừa nhận về hành vi đem con bỏ xuống đường mương, tạo hiện trường giả về một vụ bắt cóc trẻ em.
Ngày 11.7, tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, Lê Thị Hồng Nương đã thừa nhận về hành vi đem con bỏ xuống đường mương, tạo hiện trường giả về một vụ bắt cóc trẻ em. Đêm 29.6, Nương nảy sinh ý định đem con quăng xuống mương cho chết. Nương trình bày, do hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, hai vợ chồng làm hồ không đủ sống, bản thân mới sinh con, tâm lý ức chế nên Nương có ý nghĩ bỏ con để giảm bớt gánh nặng. Hôm sau, khoảng 14 giờ ngày 30.6, khi chồng vừa đi làm, Nương đã thực hiện ý định này. Sau đó Nương vào nhà tự lấy vải bịt miệng, trói chân tay của mình lại và la lên, khiến người nhà cứ ngỡ bé bị bắt cóc. Rất may sau đó em bé được mọi người tìm thấy, cứu sống.
Công an tỉnh Bạc Liêu đang xem xét xử lý hình sự về hành vi cố ý giết người của Lê Thị Hồng Nương.
(http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110712/Vu-be-11-ngay-tuoi-bi-bat-coc-Thu-pham-la-nguoi-me.aspx)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)