"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (Mt5,3)
Philippines đón công dân thứ 7 tỉ của trái đất
Đất nước Philippines ngày 31-10 đã chào đón công dân biểu tượng thứ bảy tỉ của trái đất ở một bệnh viện nhà nước chật chội tại Manila.
“Bé con nhìn thật đáng yêu”, AFP dẫn lời bà mẹ Camille khi bà bế bé lên. “Tôi không thể tin cháu là người thứ 7 tỉ của trái đất”.
Danica là con gái thứ hai của Dalura và người yêu cô, Florante Camacho, người đứng im lặng trong góc phòng mặc bộ đồ bệnh viện màu trắng trong khi các phóng viên truyền hình và báo chí xúm quanh cô con gái của anh.
Những quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc tại Philippines cũng đã đến thăm bé Danica và tặng em một chiếc bánh kem nhỏ. Các nhà tài trợ khác tặng bé một suất học bổng và hỗ trợ tài chính để cha mẹ Danica có thể mở một cửa hàng tạp hóa.
Cũng có mặt tại buổi lễ giản dị là Lorrize Mae Guevarra, đã 12 tuổi, là đứa bé thứ sáu tỉ, ra đời năm 1999 và hiện đang học lớp sáu. Danica là một trong vài em bé sơ sinh trên thế giới được tuyên bố là công dân biểu tượng thứ bảy tỉ của hành tinh. Em ra đời chỉ hai phút trước nửa đêm.
http://tuoitre.vn/The-gioi/462926/Philippines-don-cong-dan-thu-7-ti-cua-trai-dat.html
Trung Quốc vẫn dẫn đầu về dân số
Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), Philippines là nước đông dân thứ 12 trên thế giới với 94,9 triệu người. Trung Quốc vẫn là nước đông dân nhất với 1,35 tỉ, tiếp theo là Ấn Độ 1,24 tỉ người.
Báo cáo của UNFPA cảnh báo ở nhiều vùng kém phát triển, gia tăng dân số đang nhanh hơn tăng trưởng kinh tế và gây ra những vấn đề trầm trọng về môi trường và phát triển bền vững.
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
7 tỷ & Đáp lễ
Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại. (Mt 14,14)
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) sáng 27-10 đã họp báo tại Hà Nội công bố sự kiện dân số thế giới sẽ đạt 7 tỉ người vào ngày 31-10 tới và ra lời kêu gọi mọi người hãy dựa vào nhau cùng chung sống.
Người dân thứ 1 tỉ trên trái đất xuất hiện vào năm 1804. Chỉ hơn một thế kỷ sau đó, dân số thế giới đã đạt 2 tỉ người năm 1927 và 3 tỉ người năm 1959, 4 tỉ người năm 1974, 5 tỉ người năm 1987, 6 tỉ người năm 1998 và sau 13 năm nay, thế giới đã thêm 1 tỉ người.
Với tốc độ tăng dân số như hiện tại, mỗi năm, dân số toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 78 triệu người, chủ yếu ở các nước kém phát triển. UNFPA khuyến cáo tăng dân số sẽ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giới và nguy cơ mất an ninh lương thực, thiên tai…
http://nld.com.vn/20111028121932459p0c1002/the-gioi-co-7-ti-nguoi.htm
Hôm nay dân số toàn cầu đạt 7 tỷ người. Những hệ lụy của tình trạng dân số tăng nhanh và đông đúc là gì? Liệu trái đất có nuôi nổi chúng ta?
Mốc dân số thế giới:
1 tỷ - 1804
2 tỷ - 1927
3 tỷ - 1959
4 tỷ - 1974
5 tỷ - 1987
6 tỷ - 1999
7 tỷ - 2011
Nguồn: UNFPA
Những mảnh đời rổ rá: Người đàn bà sửa xe
TT - Chồng bị căn bệnh không nhấc nổi tay chân. Con thì đứa ngẩn ngơ, đứa sinh hoạt không bình thường. Lẽ ra phải chấp nhận cuộc đời “rổ rá” trong xó bếp, chị vươn ra cái lán sửa xe ở đầu hẻm rồi treo lên đó số điện thoại của mình để có thể sửa xe 24/24 giờ trong ngày.
Khi chồng không còn nhấc tay lên được, chị lén đi học nghề điện để vượt xó bếp mà lo cả công việc của đàn ông trong nhà. Giữa cuộc đời, chị thấy mình vui vì trong từng ngày chị đã sống với chồng con đến hết cả tâm tình và sức lực của mình. Chị tên là Trần Thị Nghiêm, ở phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, An Giang.
...Bệnh chồng ngày càng nặng hơn, đập con muỗi trên tay cũng phải kêu con. Những hồ nuôi ếch anh đắp đành phải nhường lại cho người khác. Chẳng muốn ngồi chơi không, anh cạy cục chế chiếc xe ba bánh rồi đi bán vé số khắp nơi để kiếm tiền. Tới lúc không thể điều khiển xe chạy theo ý mình được nữa, anh ở nhà bày cho tui sửa xe máy.
Tuy sức khỏe ngày càng yếu nhưng chồng tui giỏi lắm, những việc của người đàn ông trong nhà anh đều cố gắng đảm đương. Những việc như sửa điện tui có thể làm được thay chồng nhưng lúc nào anh cũng nói: “Để anh, mai mốt muốn làm cũng không được”. Tui hiểu chồng đang cố gắng sống có ích từng ngày nên càng thương anh hơn.
Người khuyết tật sẽ được ưu tiên xét tuyển đại học
TT - Theo dự thảo thông tư liên tịch chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật, người khuyết tật có thể được miễn, giảm một số môn học, hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà họ không có khả năng tham gia. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực, tiến bộ.
Người khuyết tật được ưu tiên nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS ngoài địa bàn cư trú. Với các trường THPT, TCCN, ĐH-CĐ, hiệu trưởng căn cứ vào tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của người khuyết tật để quyết định nhận vào học theo hình thức xét tuyển đối với người khuyết tật nặng và ưu tiên (cộng nhiều nhất 1,5 điểm) đối với người khuyết tật nhẹ.
Dự thảo trên cũng quy định giảm 30-50% hoặc 70% học phí đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập công lập. Ngoài ra, người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục nói trên sẽ được hưởng 50-100% học bổng chính sách áp dụng đối với người tàn tật, khuyết tật.
http://tuoitre.vn/Giao-duc/462823/Nguoi-khuyet-tat-se-duoc-uu-tien-xet-tuyen-dai-hoc.html
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) sáng 27-10 đã họp báo tại Hà Nội công bố sự kiện dân số thế giới sẽ đạt 7 tỉ người vào ngày 31-10 tới và ra lời kêu gọi mọi người hãy dựa vào nhau cùng chung sống.
Người dân thứ 1 tỉ trên trái đất xuất hiện vào năm 1804. Chỉ hơn một thế kỷ sau đó, dân số thế giới đã đạt 2 tỉ người năm 1927 và 3 tỉ người năm 1959, 4 tỉ người năm 1974, 5 tỉ người năm 1987, 6 tỉ người năm 1998 và sau 13 năm nay, thế giới đã thêm 1 tỉ người.
Với tốc độ tăng dân số như hiện tại, mỗi năm, dân số toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 78 triệu người, chủ yếu ở các nước kém phát triển. UNFPA khuyến cáo tăng dân số sẽ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giới và nguy cơ mất an ninh lương thực, thiên tai…
http://nld.com.vn/20111028121932459p0c1002/the-gioi-co-7-ti-nguoi.htm
Hôm nay dân số toàn cầu đạt 7 tỷ người. Những hệ lụy của tình trạng dân số tăng nhanh và đông đúc là gì? Liệu trái đất có nuôi nổi chúng ta?
Mốc dân số thế giới:
1 tỷ - 1804
2 tỷ - 1927
3 tỷ - 1959
4 tỷ - 1974
5 tỷ - 1987
6 tỷ - 1999
7 tỷ - 2011
Nguồn: UNFPA
Những mảnh đời rổ rá: Người đàn bà sửa xe
TT - Chồng bị căn bệnh không nhấc nổi tay chân. Con thì đứa ngẩn ngơ, đứa sinh hoạt không bình thường. Lẽ ra phải chấp nhận cuộc đời “rổ rá” trong xó bếp, chị vươn ra cái lán sửa xe ở đầu hẻm rồi treo lên đó số điện thoại của mình để có thể sửa xe 24/24 giờ trong ngày.
Khi chồng không còn nhấc tay lên được, chị lén đi học nghề điện để vượt xó bếp mà lo cả công việc của đàn ông trong nhà. Giữa cuộc đời, chị thấy mình vui vì trong từng ngày chị đã sống với chồng con đến hết cả tâm tình và sức lực của mình. Chị tên là Trần Thị Nghiêm, ở phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, An Giang.
...Bệnh chồng ngày càng nặng hơn, đập con muỗi trên tay cũng phải kêu con. Những hồ nuôi ếch anh đắp đành phải nhường lại cho người khác. Chẳng muốn ngồi chơi không, anh cạy cục chế chiếc xe ba bánh rồi đi bán vé số khắp nơi để kiếm tiền. Tới lúc không thể điều khiển xe chạy theo ý mình được nữa, anh ở nhà bày cho tui sửa xe máy.
Tuy sức khỏe ngày càng yếu nhưng chồng tui giỏi lắm, những việc của người đàn ông trong nhà anh đều cố gắng đảm đương. Những việc như sửa điện tui có thể làm được thay chồng nhưng lúc nào anh cũng nói: “Để anh, mai mốt muốn làm cũng không được”. Tui hiểu chồng đang cố gắng sống có ích từng ngày nên càng thương anh hơn.
Có hôm cái cầu chì bị cháy, anh bảo tui đỡ đứng dậy để sửa nhưng tay cứ cứng đờ. Anh hét lên rồi khóc, la tui om sòm. Đó là lần đầu tiên từ khi biết mình mang bệnh anh khóc trước mặt tui. Tui biết chồng mình nhiều lần yếu lòng lắm, nhưng lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ để vợ con khỏi lo lắng.
Tui thay anh làm nghề sửa xe, mấy việc vá, bơm, thay ruột tui làm được ngay nhưng mấy khoản máy móc thì cứ loay hoay hoài. Sợ anh lo tui cứ gật đầu ra vẻ hiểu mỗi lần anh chỉ, nhưng thật ra đàn bà học mấy cái khoản đó đâu dễ. Mỗi lần tui sửa xe anh đều ngồi bên cạnh chỉ cho tui, phụ làm mấy việc nhẹ như bơm bánh xe, nhặt con ốc đưa cho vợ. Làm việc mà có vợ có chồng, những mệt nhọc dường như tiêu tan đâu hết.
Đêm, cứ hễ có người gọi điện thoại kêu sửa xe là anh lại thức dậy, lăn xe ra lán ngồi cùng tui. Anh sợ đêm hôm tui gặp nguy hiểm. Có bóng chồng ngồi bên cạnh tui cũng thấy vững dạ hơn.
Nhiều người cứ hỏi tui “Sao chồng bị bệnh vậy mà lúc nào cũng thấy chị cười vui vẻ?”. Ừ thì cười, tui không thể khóc được. Cũng như chồng tui dù đi không vững vẫn cố làm chỗ dựa cho vợ con. Chồng tui có được mấy ngày còn nhận ra vợ con nữa đâu. Vợ chồng gây gổ, nhiếc móc nhau làm chi. Tui biết một ngày nào đó chồng mình sẽ ra đi nên bây giờ mất gì mà không cười để anh được vui vẻ chứ!
TT - Theo dự thảo thông tư liên tịch chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật, người khuyết tật có thể được miễn, giảm một số môn học, hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà họ không có khả năng tham gia. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực, tiến bộ.
Người khuyết tật được ưu tiên nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS ngoài địa bàn cư trú. Với các trường THPT, TCCN, ĐH-CĐ, hiệu trưởng căn cứ vào tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của người khuyết tật để quyết định nhận vào học theo hình thức xét tuyển đối với người khuyết tật nặng và ưu tiên (cộng nhiều nhất 1,5 điểm) đối với người khuyết tật nhẹ.
Dự thảo trên cũng quy định giảm 30-50% hoặc 70% học phí đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập công lập. Ngoài ra, người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục nói trên sẽ được hưởng 50-100% học bổng chính sách áp dụng đối với người tàn tật, khuyết tật.
http://tuoitre.vn/Giao-duc/462823/Nguoi-khuyet-tat-se-duoc-uu-tien-xet-tuyen-dai-hoc.html
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011
Bạn và 7 tỷ người
Bạn và 7 tỷ người: bạn là số bao nhiêu?
Thế giới sẽ đón công dân thứ bảy tỷ trong vòng vài tuần tới. Sau khi có tốc độ tăng trưởng chậm trong hầu hết lịch sử loài người, số dân trên trái đất đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 50 năm qua.
Bạn 57 tuổi, nam giới và nước của bạn là Việt Nam
Bạn là người số 2.712.517.167
Dân số nước bạn là 87.848.445
Tuổi thọ của bạn là 72.3 năm
Tương lai? Dân số toàn cầu sẽ còn tiếp tục tăng trong suốt cuộc đời bạn, và sẽ đạt ngưỡng 10 tỉ người vào năm 2083. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng được cho là sẽ dần chậm lại. Phần lớn tăng trưởng này đang diễn ra tại các nước thuộc khu vực bạn đang sống, hay các nước đang phát triển.
Tuổi thọ cao hơn: Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đang giảm xuống trong nhóm các nước khu vực bạn đang sống, có nghĩa là những người thuộc độ tuổi lao động như bạn sẽ phải gánh vác một lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Đến năm 2050 chỉ có 4,6 người thuộc độ tuổi lao động gánh vác một người tuổi từ 65 trở lên trong khu vực bạn sống - giảm tới 63% so với năm 2000.
Cuộc chiến giành tài nguyên: Ước đoán rằng nhóm các nước giàu nhất sử dụng số tài nguyên lớn gấp hai tất cả các nước còn lại trên thế giới. Liên Hiệp Quốc tính rằng nếu xu hướng dân số và tiêu dùng hiện nay tiếp diễn, đến những năm 2030 phải cần đến hai Trái Đất mới gánh nổi chúng ta.
Bạn có biết? Trẻ em sinh ra bị thiếu cân ở các khu vực nông thôn trên thế giới nhiều gấp gần hai lần so với trẻ em sinh ra thiếu cân ở thành thị.
Thế giới sẽ đón công dân thứ bảy tỷ trong vòng vài tuần tới. Sau khi có tốc độ tăng trưởng chậm trong hầu hết lịch sử loài người, số dân trên trái đất đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 50 năm qua.
Bạn 57 tuổi, nam giới và nước của bạn là Việt Nam
Bạn là người số 2.712.517.167
Dân số nước bạn là 87.848.445
Tuổi thọ của bạn là 72.3 năm
Tương lai? Dân số toàn cầu sẽ còn tiếp tục tăng trong suốt cuộc đời bạn, và sẽ đạt ngưỡng 10 tỉ người vào năm 2083. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng được cho là sẽ dần chậm lại. Phần lớn tăng trưởng này đang diễn ra tại các nước thuộc khu vực bạn đang sống, hay các nước đang phát triển.
Tuổi thọ cao hơn: Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đang giảm xuống trong nhóm các nước khu vực bạn đang sống, có nghĩa là những người thuộc độ tuổi lao động như bạn sẽ phải gánh vác một lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Đến năm 2050 chỉ có 4,6 người thuộc độ tuổi lao động gánh vác một người tuổi từ 65 trở lên trong khu vực bạn sống - giảm tới 63% so với năm 2000.
Cuộc chiến giành tài nguyên: Ước đoán rằng nhóm các nước giàu nhất sử dụng số tài nguyên lớn gấp hai tất cả các nước còn lại trên thế giới. Liên Hiệp Quốc tính rằng nếu xu hướng dân số và tiêu dùng hiện nay tiếp diễn, đến những năm 2030 phải cần đến hai Trái Đất mới gánh nổi chúng ta.
Bạn có biết? Trẻ em sinh ra bị thiếu cân ở các khu vực nông thôn trên thế giới nhiều gấp gần hai lần so với trẻ em sinh ra thiếu cân ở thành thị.
Khiêm tốn phục vụ
Trong anh em người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em. (Mt 23,11)
Thái Lan: đê bao phía tây sông Chao Phraya sắp vỡ?
TTO - Nhà chức trách Thái Lan sáng 29-10 cảnh báo toàn bộ khu vực Thon Buri của thủ đô Bangkok có nguy cơ chìm trong lũ trong ba ngày tới, sau khi có dấu hiệu nước lũ sẽ phá vỡ tuyến đê bao phía tây sông Chao Phraya...
Nước tràn vào cung điện
Ngày 28-10, nước lũ đã tràn vào Đại cung điện ở Bangkok bất chấp các nỗ lực bơm nước và lập đê bao của quân đội nhằm giữ cho du khách có thể tiếp tục tham quan thắng cảnh du lịch nổi tiếng này.
Mực nước lũ tràn vào cung điện chỉ lên đến mắt cá chân nhưng là lời cảnh báo khi thủy triều dâng cao ở phía nam đang đẩy ngược dòng nước chảy từ phía bắc xuống khiến tuyến đê bao phòng hộ bên ngoài Bangkok có thể bị vỡ và gây ngập đến tận trung tâm thành phố.
Nước tràn vào cung điện
Ngày 28-10, nước lũ đã tràn vào Đại cung điện ở Bangkok bất chấp các nỗ lực bơm nước và lập đê bao của quân đội nhằm giữ cho du khách có thể tiếp tục tham quan thắng cảnh du lịch nổi tiếng này.
Mực nước lũ tràn vào cung điện chỉ lên đến mắt cá chân nhưng là lời cảnh báo khi thủy triều dâng cao ở phía nam đang đẩy ngược dòng nước chảy từ phía bắc xuống khiến tuyến đê bao phòng hộ bên ngoài Bangkok có thể bị vỡ và gây ngập đến tận trung tâm thành phố.
Nhà chức trách đã bắt đầu đào một con đường ở khu vực Phathum Thani vào hôm 28-10 để thông dòng nước chảy ra biển, trong khi chính quyền Bangkok đã đệ trình kế hoạch 11 điểm khẩn cấp để giảm nhẹ tình hình lũ lụt.
Đích thân Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã thuyết phục cộng đồng địa phương ở Phathum Thani cho phép biến con đường này thành kênh đào để giúp thông nước giữa hai con kênh Rangsit và Hok Wa.
Tuy nhiên Bộ trưởng Giao thông Sukampol Suwannathat đã bác kế hoạch phá đại lộ để thông lũ và cho biết thay vào đó chính quyền sẽ khai thông các kênh đào có sẵn để đẩy mạnh dòng chảy.
Kế hoạch phá đại lộ được đề xuất vào hôm 27-10 do ông Ninnart Chaithirapinyo, phó chủ tịch Toyota Motor Thái Lan, đề xuất. Theo đó, năm tuyến đường ở đông Bangkok có thể biến thành kênh đào. Các con kênh được đào thẳng từ mặt đường để hướng nước lũ sang phía đông thủ đô rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Năm con đường dự kiến được đào là Pracha Ruam Jai, Rat Uthit, Suwinthawong, Nimitr Mai và Ruam Phattana, với độ sâu 5-6m.
http://tuoitre.vn/The-gioi/462663/Thai-Lan-de-bao-phia-tay-song-Chao-Phraya-sap-vo.html
TP.HCM: Triều cường đạt đỉnh lịch sử
Chiều 28/10, đợt triều cường cuối tháng 10 dâng cao 1,56m, cao nhất trong vòng 50 năm qua, kết hợp với cơn mưa kéo dài gần 30 phút trên diện rộng đã gây ngập hàng loạt tuyến đường và khu vực dân cư trên địa bàn TP HCM.
Tại hầu hết các quận 2, 6, 8, 7, Bình Thạnh, Thủ Đức, đều xuất hiện các điểm ngập trên diện rộng, sâu từ 20-50cm. Nhiều tuyến đường lớn và đường hẻm như Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Hữu Cảnh thuộc quận Bình Thạnh; Lương Đình Của của quận 2; bến Phú Định, Phạm Thế Hiển ở quận 8; Kha Vạn Cân, Tô Ngọc Vân thuộc quận Thủ Đức nước tràn vào nhiều nhà dân gây thiệt hại về tài sản. Hàng loạt cửa hàng, quán ăn phải đóng cửa sớm hoặc rơi vào tình trạng ế khách.
Do nước ngập lớn nên nhiều vụ va quệt, tai nạn cho người dân đi đường xảy ra, đặc biệt trước số nhà 3.061 đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8 đã xuất hiện một hố sâu rộng khoảng 50cm, người dân ở đây đã phải dùng bàn nhựa đặt lên vị trí có hố sâu để báo hiệu cho người điều kiển phương tiện trách nguy hiểm khi lưu thông.
Tương tự, một số tuyến đường như Huỳnh Tấn Phát, Trần Trọng Cung ở quận 7, nước cũng đã ngập từ 0,2-0,5m. Khu vực vòng xoay Hòa Bình, đường Lò Gốm ở quận 6 nước ngập sâu tới 0,4m. Hàng trăm phương tiện lưu thông qua đây đã bị chết máy, phải dắt bộ.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại Trạm Phú An trên sông Sài Gòn vào chiều cùng ngày đạt mức 1,56m, bằng mức đỉnh triều lịch sử năm 2009.
Trong những ngày tới, đỉnh triều sẽ giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao và gây ngập ở những khu vực trũng thấp.
Thái Lan: đê bao phía tây sông Chao Phraya sắp vỡ?
TTO - Nhà chức trách Thái Lan sáng 29-10 cảnh báo toàn bộ khu vực Thon Buri của thủ đô Bangkok có nguy cơ chìm trong lũ trong ba ngày tới, sau khi có dấu hiệu nước lũ sẽ phá vỡ tuyến đê bao phía tây sông Chao Phraya...
Nước tràn vào cung điện
Ngày 28-10, nước lũ đã tràn vào Đại cung điện ở Bangkok bất chấp các nỗ lực bơm nước và lập đê bao của quân đội nhằm giữ cho du khách có thể tiếp tục tham quan thắng cảnh du lịch nổi tiếng này.
Mực nước lũ tràn vào cung điện chỉ lên đến mắt cá chân nhưng là lời cảnh báo khi thủy triều dâng cao ở phía nam đang đẩy ngược dòng nước chảy từ phía bắc xuống khiến tuyến đê bao phòng hộ bên ngoài Bangkok có thể bị vỡ và gây ngập đến tận trung tâm thành phố.
Nước tràn vào cung điện
Ngày 28-10, nước lũ đã tràn vào Đại cung điện ở Bangkok bất chấp các nỗ lực bơm nước và lập đê bao của quân đội nhằm giữ cho du khách có thể tiếp tục tham quan thắng cảnh du lịch nổi tiếng này.
Mực nước lũ tràn vào cung điện chỉ lên đến mắt cá chân nhưng là lời cảnh báo khi thủy triều dâng cao ở phía nam đang đẩy ngược dòng nước chảy từ phía bắc xuống khiến tuyến đê bao phòng hộ bên ngoài Bangkok có thể bị vỡ và gây ngập đến tận trung tâm thành phố.
Nhà chức trách đã bắt đầu đào một con đường ở khu vực Phathum Thani vào hôm 28-10 để thông dòng nước chảy ra biển, trong khi chính quyền Bangkok đã đệ trình kế hoạch 11 điểm khẩn cấp để giảm nhẹ tình hình lũ lụt.
Đích thân Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã thuyết phục cộng đồng địa phương ở Phathum Thani cho phép biến con đường này thành kênh đào để giúp thông nước giữa hai con kênh Rangsit và Hok Wa.
Tuy nhiên Bộ trưởng Giao thông Sukampol Suwannathat đã bác kế hoạch phá đại lộ để thông lũ và cho biết thay vào đó chính quyền sẽ khai thông các kênh đào có sẵn để đẩy mạnh dòng chảy.
Kế hoạch phá đại lộ được đề xuất vào hôm 27-10 do ông Ninnart Chaithirapinyo, phó chủ tịch Toyota Motor Thái Lan, đề xuất. Theo đó, năm tuyến đường ở đông Bangkok có thể biến thành kênh đào. Các con kênh được đào thẳng từ mặt đường để hướng nước lũ sang phía đông thủ đô rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Năm con đường dự kiến được đào là Pracha Ruam Jai, Rat Uthit, Suwinthawong, Nimitr Mai và Ruam Phattana, với độ sâu 5-6m.
http://tuoitre.vn/The-gioi/462663/Thai-Lan-de-bao-phia-tay-song-Chao-Phraya-sap-vo.html
TP.HCM: Triều cường đạt đỉnh lịch sử
Chiều 28/10, đợt triều cường cuối tháng 10 dâng cao 1,56m, cao nhất trong vòng 50 năm qua, kết hợp với cơn mưa kéo dài gần 30 phút trên diện rộng đã gây ngập hàng loạt tuyến đường và khu vực dân cư trên địa bàn TP HCM.
Tại hầu hết các quận 2, 6, 8, 7, Bình Thạnh, Thủ Đức, đều xuất hiện các điểm ngập trên diện rộng, sâu từ 20-50cm. Nhiều tuyến đường lớn và đường hẻm như Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Hữu Cảnh thuộc quận Bình Thạnh; Lương Đình Của của quận 2; bến Phú Định, Phạm Thế Hiển ở quận 8; Kha Vạn Cân, Tô Ngọc Vân thuộc quận Thủ Đức nước tràn vào nhiều nhà dân gây thiệt hại về tài sản. Hàng loạt cửa hàng, quán ăn phải đóng cửa sớm hoặc rơi vào tình trạng ế khách.
Do nước ngập lớn nên nhiều vụ va quệt, tai nạn cho người dân đi đường xảy ra, đặc biệt trước số nhà 3.061 đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8 đã xuất hiện một hố sâu rộng khoảng 50cm, người dân ở đây đã phải dùng bàn nhựa đặt lên vị trí có hố sâu để báo hiệu cho người điều kiển phương tiện trách nguy hiểm khi lưu thông.
Tương tự, một số tuyến đường như Huỳnh Tấn Phát, Trần Trọng Cung ở quận 7, nước cũng đã ngập từ 0,2-0,5m. Khu vực vòng xoay Hòa Bình, đường Lò Gốm ở quận 6 nước ngập sâu tới 0,4m. Hàng trăm phương tiện lưu thông qua đây đã bị chết máy, phải dắt bộ.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại Trạm Phú An trên sông Sài Gòn vào chiều cùng ngày đạt mức 1,56m, bằng mức đỉnh triều lịch sử năm 2009.
Trong những ngày tới, đỉnh triều sẽ giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao và gây ngập ở những khu vực trũng thấp.
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Khiêm nhu & nhiệt thành
Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên (Lc 14,11)
Cô gái Nhật tình nguyện chăm bệnh nhân Việt
Nụ cười niềm nở, thái độ ân cần của Ahshiro Atsuko luôn khiến bệnh nhân Việt an tâm, vui vẻ.
Sinh ra ở thành phố Okinawa (Nhật Bản), bố là bác sĩ bệnh viện Amy, nhưng Atsuko khao khát được đến những vùng đất mới để phục vụ. “Tôi nghe nói rất nhiều về người Việt Nam hiền lành, trung thực và mến khách. Tôi muốn đến một đất nước như vậy để cống hiến và được học nhiều hơn nữa”, Atsuko tâm sự.
Tháng 4, Atsuko cùng 10 tình nguyện viên khác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đến Việt Nam với tư cách thiện nguyện viên. Với tấm bằng cử nhân điều dưỡng, cùng 5 năm kinh nghiệm, cô được phân về khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Cô y tá người Nhật nhỏ bé mà nhanh nhẹn, nhiệt tình nhanh chóng chiếm được cảm tình của bệnh nhân và người nhà, đồng nghiệp sau 6 tháng làm việc. Có người mến cô, mang tặng những món quà quê dân dã. Có cụ già đang trong giai đoạn điều trị hỗ trợ bằng máy thở, cảm động trước cô y tá tận tâm, bà đã rút máy thở trong phút chốc để trao cô nụ cười cảm mến, biết ơn khiến Atsuko xúc động. “Thật hiếm thấy một tình nguyện viên năng nổ, nhiệt tình lại khiêm tốn và hòa nhã như Atsuko. Thái độ làm việc cần mẫn và nghiêm túc, nhiệt tâm và rất bài bản của cô khiến cho đồng nghiệp rất yêu mến và nể phục”, BS. Nguyễn Đức Lư, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, nói.
Muốn được làm nhiều hơn nữa
“Bệnh nhân quá đông trong khi y tá không nhiều. Mình cảm giác có lỗi khi để người bệnh phải chờ đợi. Mình muốn làm được nhiều hơn nữa nhưng tiếc rằng không thể có thêm nhiều thời gian hơn cho mỗi ngày”, Atsuko nói.
Nói về quê hương, cô bùi ngùi nhắc lại thảm họa động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3. Cô nói, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam và nhiều nước đã giúp Nhật Bản vượt qua hoạn nạn. Với Atsuko, đó là dịp thấm thía hơn bài học về tình yêu thương con người.
Ngày làm việc kết thúc lúc 17giờ, nhưng Atsuko có thói quen nán lại để dọn dẹp mọi thứ ngăn nắp. Và cũng để có nhiều cơ hội trò chuyện với bệnh nhân hơn. Với cô, hiểu và cảm thông hoàn cảnh của bệnh nhân cũng là liệu pháp tư tưởng, giúp họ mau lành bệnh. Về đến phòng nghỉ khi trời đã tối, Atsuko lại học tiếng Việt. Cô xem truyền hình Việt Nam và nói chuyện với chủ nhà, hàng xóm.
http://thaythuocvietnam.vn/vn/Co-gai-Nhat-tinh-nguyen-cham-benh-nhan-Viet-c1191-Co-gai-Nhat-tinh-nguyen-cham-benh-nhan-Viet-n3946
"Nguyện cho con ơn khôn khoan, lắng nghe, luôn cảm thông. Cho con trưởng thành và khiêm nhu nhiệt thành, nhiều sáng kiến để con tim luôn rộng mở."
Cô gái Nhật tình nguyện chăm bệnh nhân Việt
Nụ cười niềm nở, thái độ ân cần của Ahshiro Atsuko luôn khiến bệnh nhân Việt an tâm, vui vẻ.
Sinh ra ở thành phố Okinawa (Nhật Bản), bố là bác sĩ bệnh viện Amy, nhưng Atsuko khao khát được đến những vùng đất mới để phục vụ. “Tôi nghe nói rất nhiều về người Việt Nam hiền lành, trung thực và mến khách. Tôi muốn đến một đất nước như vậy để cống hiến và được học nhiều hơn nữa”, Atsuko tâm sự.
Tháng 4, Atsuko cùng 10 tình nguyện viên khác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đến Việt Nam với tư cách thiện nguyện viên. Với tấm bằng cử nhân điều dưỡng, cùng 5 năm kinh nghiệm, cô được phân về khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Cô y tá người Nhật nhỏ bé mà nhanh nhẹn, nhiệt tình nhanh chóng chiếm được cảm tình của bệnh nhân và người nhà, đồng nghiệp sau 6 tháng làm việc. Có người mến cô, mang tặng những món quà quê dân dã. Có cụ già đang trong giai đoạn điều trị hỗ trợ bằng máy thở, cảm động trước cô y tá tận tâm, bà đã rút máy thở trong phút chốc để trao cô nụ cười cảm mến, biết ơn khiến Atsuko xúc động. “Thật hiếm thấy một tình nguyện viên năng nổ, nhiệt tình lại khiêm tốn và hòa nhã như Atsuko. Thái độ làm việc cần mẫn và nghiêm túc, nhiệt tâm và rất bài bản của cô khiến cho đồng nghiệp rất yêu mến và nể phục”, BS. Nguyễn Đức Lư, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, nói.
Muốn được làm nhiều hơn nữa
“Bệnh nhân quá đông trong khi y tá không nhiều. Mình cảm giác có lỗi khi để người bệnh phải chờ đợi. Mình muốn làm được nhiều hơn nữa nhưng tiếc rằng không thể có thêm nhiều thời gian hơn cho mỗi ngày”, Atsuko nói.
Nói về quê hương, cô bùi ngùi nhắc lại thảm họa động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3. Cô nói, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam và nhiều nước đã giúp Nhật Bản vượt qua hoạn nạn. Với Atsuko, đó là dịp thấm thía hơn bài học về tình yêu thương con người.
Ngày làm việc kết thúc lúc 17giờ, nhưng Atsuko có thói quen nán lại để dọn dẹp mọi thứ ngăn nắp. Và cũng để có nhiều cơ hội trò chuyện với bệnh nhân hơn. Với cô, hiểu và cảm thông hoàn cảnh của bệnh nhân cũng là liệu pháp tư tưởng, giúp họ mau lành bệnh. Về đến phòng nghỉ khi trời đã tối, Atsuko lại học tiếng Việt. Cô xem truyền hình Việt Nam và nói chuyện với chủ nhà, hàng xóm.
http://thaythuocvietnam.vn/vn/Co-gai-Nhat-tinh-nguyen-cham-benh-nhan-Viet-c1191-Co-gai-Nhat-tinh-nguyen-cham-benh-nhan-Viet-n3946
"Nguyện cho con ơn khôn khoan, lắng nghe, luôn cảm thông. Cho con trưởng thành và khiêm nhu nhiệt thành, nhiều sáng kiến để con tim luôn rộng mở."
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011
Cửa hẹp
“Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào...” (Lc 13,24)
Vào năm 2011, dân số thế giới là 6.777.599.000 (tăng 79.246.000), dân số Công giáo thế giới là 1.180.665.000 (tăng 14,951,000), tỉ lệ dân số của Công giáo với toàn thế giới là 17,42% (tăng 0,02).
Như vậy còn hơn 5 tỷ rưỡi người chưa biết Chúa. Và đấy là trách nhiệm của người Công giáo và của tôi. Tôi chưa quan tâm đến việc truyền giáo, chưa sốt sắng hy sinh cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng. Tôi vẫn ngại hy sinh, chưa chiến đấu để qua được cửa hẹp. Nên coi chừng, "Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Ápraham, Ixaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. "Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót."
Vào năm 2011, dân số thế giới là 6.777.599.000 (tăng 79.246.000), dân số Công giáo thế giới là 1.180.665.000 (tăng 14,951,000), tỉ lệ dân số của Công giáo với toàn thế giới là 17,42% (tăng 0,02).
Như vậy còn hơn 5 tỷ rưỡi người chưa biết Chúa. Và đấy là trách nhiệm của người Công giáo và của tôi. Tôi chưa quan tâm đến việc truyền giáo, chưa sốt sắng hy sinh cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng. Tôi vẫn ngại hy sinh, chưa chiến đấu để qua được cửa hẹp. Nên coi chừng, "Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Ápraham, Ixaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. "Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót."
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Men trong bột
Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột (Lc 13,21)
Bác ái trong những khó khăn: Men trong bột
Tại Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhóm cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân bị kẹt dưới những đống đổ nát sau trận động đất mạnh ở tỉnh Van ở miền tây nước này hôm Chủ Nhật.
Chừng 265 người được xác định đã chết, với khoảng 1.140 người bị thương trong trận động đất mạnh 7.2 độ Richter, Bộ trưởng Nội vụ Idris Naim Sahin nói.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi động đất vì đất nước này nằm trên một đường đứt gãy chính của vỏ trái đất.
Hai trận động đất với cường độ hơn 7 độ Richter vào năm 1999 đã lấy đi hơn 20.000 sinh mạng ở những khu vực đông dân cư ở tây bắc đất nước.
Cơn địa chấn xảy ra lúc 13:41 giờ địa phương (tức 10:41 GMT) ở độ sâu 20km với tâm chấn cách thành phố Van ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ 16km về phía đông bắc, theo Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ.
Hàng loạt dư chấn mạnh đã diễn ra sau đó, với tâm chấn nằm ở phía bắc của Van, trong đó hai dư chấn có cường độ 5,6 độ Richter và một dư chấn 6.0 đ̣ô Richter vào tối Chủ Nhật ngày 23/10.
Thị trưởng thị trấn Ercis, ông Zulfikar Arapoglu, đã kêu gọi cứu trợ. Ông nói: “Chúng tôi cần được giúp đỡ khẩn cấp, chúng tôi cần các nhân viên y tế.”
Một phóng viên Reuters có mặt ở Ercis cho biết xe cứu thương, quân đội và các nhân viên cứu hộ đang đổ về thị trấn này.
Tại Đông Nam Á
Liên Hiệp Quốc lo ngại về khả năng "thiếu hụt lương thực trầm trọng" ở nhiều nơi thuộc Đông Nam Á vì đợt lũ lụt hiện nay.
Báo cáo ngày 21/10 của Tổ chức Lương nông LHQ (FAO) cho hay chừng 12.5% đất canh tác ở Thái Lan đã bị hư hại, cùng 6% ở Philippines, 12% ở Campuchia, 7.5% ở Lào và 0.4% ở Việt Nam.
Họ nói: "Có lo ngại về thiếu hụt lương thực trầm trọng ở các cộng đồng bị ảnh hưởng vì khó khăn của việc chuyên chở thực phẩm cứu trợ."
Có dự đoán Thái Lan có thể thiệt mất 6 triệu tấn gạo trong năm nay, khiến sản lượng của vụ mùa chính chỉ còn 19 triệu tấn.
Thái Lan là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với dự báo chiếm đến 31% tổng sản lượng toàn cầu năm nay.
Nhưng lũ lụt đã tàn phá hai phần ba đất nước, và ngay cả thủ đô Bangkok cũng đang phải đối phó với mực nước dâng cao.
Campuchia là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba của Đông Nam Á, sau Thái Lan và Việt Nam.
Tại nước này, 1.2 triệu người cũng đã bị ảnh hưởng vì lũ lụt.
Một hội nghị thương mại gạo thế giới ở TP. HCM hôm 19/10 cũng nhận định lũ lụt đang gây ra thiếu hụt nguồn cung ở nhiều quốc gia châu Á, đồng thời làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo dự trữ của nhiều nước.
Bác ái trong những khó khăn: Men trong bột
Tại Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhóm cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân bị kẹt dưới những đống đổ nát sau trận động đất mạnh ở tỉnh Van ở miền tây nước này hôm Chủ Nhật.
Chừng 265 người được xác định đã chết, với khoảng 1.140 người bị thương trong trận động đất mạnh 7.2 độ Richter, Bộ trưởng Nội vụ Idris Naim Sahin nói.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi động đất vì đất nước này nằm trên một đường đứt gãy chính của vỏ trái đất.
Hai trận động đất với cường độ hơn 7 độ Richter vào năm 1999 đã lấy đi hơn 20.000 sinh mạng ở những khu vực đông dân cư ở tây bắc đất nước.
Cơn địa chấn xảy ra lúc 13:41 giờ địa phương (tức 10:41 GMT) ở độ sâu 20km với tâm chấn cách thành phố Van ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ 16km về phía đông bắc, theo Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ.
Hàng loạt dư chấn mạnh đã diễn ra sau đó, với tâm chấn nằm ở phía bắc của Van, trong đó hai dư chấn có cường độ 5,6 độ Richter và một dư chấn 6.0 đ̣ô Richter vào tối Chủ Nhật ngày 23/10.
Thị trưởng thị trấn Ercis, ông Zulfikar Arapoglu, đã kêu gọi cứu trợ. Ông nói: “Chúng tôi cần được giúp đỡ khẩn cấp, chúng tôi cần các nhân viên y tế.”
Một phóng viên Reuters có mặt ở Ercis cho biết xe cứu thương, quân đội và các nhân viên cứu hộ đang đổ về thị trấn này.
Tại Đông Nam Á
Liên Hiệp Quốc lo ngại về khả năng "thiếu hụt lương thực trầm trọng" ở nhiều nơi thuộc Đông Nam Á vì đợt lũ lụt hiện nay.
Báo cáo ngày 21/10 của Tổ chức Lương nông LHQ (FAO) cho hay chừng 12.5% đất canh tác ở Thái Lan đã bị hư hại, cùng 6% ở Philippines, 12% ở Campuchia, 7.5% ở Lào và 0.4% ở Việt Nam.
Họ nói: "Có lo ngại về thiếu hụt lương thực trầm trọng ở các cộng đồng bị ảnh hưởng vì khó khăn của việc chuyên chở thực phẩm cứu trợ."
Có dự đoán Thái Lan có thể thiệt mất 6 triệu tấn gạo trong năm nay, khiến sản lượng của vụ mùa chính chỉ còn 19 triệu tấn.
Thái Lan là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với dự báo chiếm đến 31% tổng sản lượng toàn cầu năm nay.
Nhưng lũ lụt đã tàn phá hai phần ba đất nước, và ngay cả thủ đô Bangkok cũng đang phải đối phó với mực nước dâng cao.
Campuchia là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba của Đông Nam Á, sau Thái Lan và Việt Nam.
Tại nước này, 1.2 triệu người cũng đã bị ảnh hưởng vì lũ lụt.
Một hội nghị thương mại gạo thế giới ở TP. HCM hôm 19/10 cũng nhận định lũ lụt đang gây ra thiếu hụt nguồn cung ở nhiều quốc gia châu Á, đồng thời làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo dự trữ của nhiều nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)