"Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng." (Mc 4, 21-22)
Đặt đèn trên đế không phải là để khoe mình có cái đèn, nhưng là để mọi người được hưởng ánh sáng phát ra từ đèn.
Chúa là ánh sáng, và các cá nhân, các cộng đoàn của Chúa phải là những cái đèn được đặt trên đế hầu chiếu toả ánh sáng của Chúa. Công việc đặt đèn trên đế cũng là công việc của mục vụ PR. Con sử dụng phương pháp PR, những công cụ hữu hiệu của PR để làm cho mọi người có thể đón nhận ánh sáng của Chúa phát ra từ cá nhân, từ cộng đoàn của con. Đấy chính là mệnh lệnh của Chúa, bài Tin Mừng hôm nay muốn nói như thế...
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
Công chúng mục tiêu
"Ta biết chiên Ta", lời ấy của Chúa Giêsu có thể thấy rõ trong bài Tin Mừng hôm nay Mc 4,1-20.
Mọi người đều là chiên của Chúa, chiên ngoan hoặc chiên lạc. Chúa ngắm nhìn các con chiên. Ngài biết chiên của Ngài và thấy tâm hồn của họ giống như những mảnh đất khác nhau: mảnh đất vệ đường, mảnh đất sỏi đá, mảnh đất đầy bụi gai, hoặc mảnh đất tốt. Và Ngài lên tiếng yêu thương dạy dỗ họ. Lời Ngài như những hạt giống rơi trên những mảnh đất khác nhau đó. Tất nhiên, Chúa sẽ có những cách giảng dạy khác nhau tuỳ theo trạng thái của từng tâm hồn. Và Chúa có cách biến đổi những mảnh đất chưa tốt, thành những mảnh đất mầu mỡ. Trên những mảnh đất mầu mỡ này, Lời Chúa sẽ trổ sinh hoa trái.
Như vậy là Chúa có "nghiên cứu và phân tích" các đối tượng lắng nghe Ngài. Công việc này, PR gọi là nghiên cứu "công chúng mục tiêu". Chúa đúng là "sư phụ" của các chuyên viên PR.
Có nhiều linh mục cũng ra công tìm hiểu khán giả lắng nghe mình để soạn bài giảng cho thích hợp. Nhiều cha sở thăm dò xem bổn đạo tiếp thu các bài giảng của mình như thế nào. Nhiều vị còn biết cách sử dụng những phương pháp rất bài bản để nghiên cứu đối tượng mà mình nhắm đến để loan báo Tin Mừng. Chẳng phải các vị đó đang thực hiện "mục vụ PR" hay sao? Nhưng có lẽ các vị còn cần phải làm nhiều hơn nữa, bài bản hơn nữa chăng?
Xin cho con có tâm hồn của Chúa, biết yêu thương đàn chiên Chúa như Chúa đã yêu: "Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta..."
Mọi người đều là chiên của Chúa, chiên ngoan hoặc chiên lạc. Chúa ngắm nhìn các con chiên. Ngài biết chiên của Ngài và thấy tâm hồn của họ giống như những mảnh đất khác nhau: mảnh đất vệ đường, mảnh đất sỏi đá, mảnh đất đầy bụi gai, hoặc mảnh đất tốt. Và Ngài lên tiếng yêu thương dạy dỗ họ. Lời Ngài như những hạt giống rơi trên những mảnh đất khác nhau đó. Tất nhiên, Chúa sẽ có những cách giảng dạy khác nhau tuỳ theo trạng thái của từng tâm hồn. Và Chúa có cách biến đổi những mảnh đất chưa tốt, thành những mảnh đất mầu mỡ. Trên những mảnh đất mầu mỡ này, Lời Chúa sẽ trổ sinh hoa trái.
Như vậy là Chúa có "nghiên cứu và phân tích" các đối tượng lắng nghe Ngài. Công việc này, PR gọi là nghiên cứu "công chúng mục tiêu". Chúa đúng là "sư phụ" của các chuyên viên PR.
Có nhiều linh mục cũng ra công tìm hiểu khán giả lắng nghe mình để soạn bài giảng cho thích hợp. Nhiều cha sở thăm dò xem bổn đạo tiếp thu các bài giảng của mình như thế nào. Nhiều vị còn biết cách sử dụng những phương pháp rất bài bản để nghiên cứu đối tượng mà mình nhắm đến để loan báo Tin Mừng. Chẳng phải các vị đó đang thực hiện "mục vụ PR" hay sao? Nhưng có lẽ các vị còn cần phải làm nhiều hơn nữa, bài bản hơn nữa chăng?
Xin cho con có tâm hồn của Chúa, biết yêu thương đàn chiên Chúa như Chúa đã yêu: "Ta biết chiên Ta, và chiên Ta biết Ta..."
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
Công cụ PR của Chúa
Ngựa, là phương tiện di chuyển của Phaolô, đã trở thành phương tiện truyền thông của Chúa. Chúa đã dùng phương tiện này để truyền thông sứ điệp mời gọi hoán cải của Ngài.
Mãi mãi Phaolô sẽ nhớ về lần ngã ngựa ở Damas như một lời mời gọi yêu thương rất mạnh mẽ. Để Phaolô thay đổi hoàn toàn cuộc sống, thay đổi 180 độ.
Mãi mãi người ta sẽ nhớ về việc Phaolô ngã ngựa như một hình ảnh đặc trưng của sự trở về. Hình ảnh ngã ngựa rất ấn tượng nhằm truyền thông hữu hiệu một sứ điệp căn bản của Tin Mừng: Hãy trở về!
Ngã ngựa, để Phaolô không còn tin tưởng vào sự vững chắc của bản thân nữa, mà chỉ tin cậy vào sự vững bền của Chúa: "Sống, đối với tôi, là Đức Kitô." Ngã ngựa, khởi đầu cho sự tin cậy vào Chúa. Mà tạo sự tin cậy là công việc của PR, nên biến cố "ngã ngựa" đúng là công cụ PR của Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng nhắc đến những phương tiện truyền thông mà các tông đồ có thể sử dụng khi loan báo Tin Mừng: trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh... Tất cả chỉ là những phương tiện nhằm tạo sự tin cậy nơi công chúng, giúp công chúng dễ dàng "tin, chịu phép rửa và được cứu độ" (Mt 16, 16-18). Vì nhằm tạo được sự tin cậy, nên những việc trên (trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh...) chính là những công cụ PR của Chúa.
Ngày hôm qua, lễ Thánh Phaolô Salêsiô, trong sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền Thông, ĐTC cũng nhắc đến một phương tiện truyền thông hiện đại là mạng internet:
Mãi mãi Phaolô sẽ nhớ về lần ngã ngựa ở Damas như một lời mời gọi yêu thương rất mạnh mẽ. Để Phaolô thay đổi hoàn toàn cuộc sống, thay đổi 180 độ.
Mãi mãi người ta sẽ nhớ về việc Phaolô ngã ngựa như một hình ảnh đặc trưng của sự trở về. Hình ảnh ngã ngựa rất ấn tượng nhằm truyền thông hữu hiệu một sứ điệp căn bản của Tin Mừng: Hãy trở về!
Ngã ngựa, để Phaolô không còn tin tưởng vào sự vững chắc của bản thân nữa, mà chỉ tin cậy vào sự vững bền của Chúa: "Sống, đối với tôi, là Đức Kitô." Ngã ngựa, khởi đầu cho sự tin cậy vào Chúa. Mà tạo sự tin cậy là công việc của PR, nên biến cố "ngã ngựa" đúng là công cụ PR của Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng nhắc đến những phương tiện truyền thông mà các tông đồ có thể sử dụng khi loan báo Tin Mừng: trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh... Tất cả chỉ là những phương tiện nhằm tạo sự tin cậy nơi công chúng, giúp công chúng dễ dàng "tin, chịu phép rửa và được cứu độ" (Mt 16, 16-18). Vì nhằm tạo được sự tin cậy, nên những việc trên (trừ quỷ, nói tiếng lạ, cầm được rắn, uống được thuốc độc, chữa bệnh...) chính là những công cụ PR của Chúa.
Ngày hôm qua, lễ Thánh Phaolô Salêsiô, trong sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền Thông, ĐTC cũng nhắc đến một phương tiện truyền thông hiện đại là mạng internet:
"Các công nghệ mới cho phép người ta gặp nhau vượt qua giới hạn không gian và nền văn hóa của riêng mình, tạo ra một thế giới tình bạn tiềm tàng hoàn toàn mới mẻ. Đây là một cơ hội to lớn, nhưng nó cũng đòi hỏi phải lưu tâm nhiều hơn và ý thức về những nguy cơ có thể có. Ai là “người thân cận” của tôi trong thế giới mới này? Liệu có mối nguy cơ là chúng ta có thể ít hiện diện hơn với những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày? Liệu có nguy cơ chúng ta trở nên xao lãng hơn, bởi vì sự chú ý của chúng ta bị phân mảnh và bị mất hút trong một thế giới “khác” với thế giới chúng ta đang sống? Chúng ta có còn thời gian suy nghĩ nghiêm túc về các chọn lựa của mình và nuôi dưỡng các mối tương quan nhân bản thực sự sâu xa và bền vững không? Điều quan trọng là luôn nhớ rằng việc tiếp xúc ảo không thể và không được thay thế cho việc tiếp xúc nhân vị trực tiếp với những con người ở mọi bình diện của cuộc sống của chúng ta."
Vâng, lạy Chúa, những phương tiện truyển thông mới, những công cụ PR hiện đại, luôn vừa là cơ hội vừa là thách đố... Giống như trường hợp Phaolô, ngã ngựa có thể làm cho ông trở lại, nhưng cũng có thể làm cho ông bực bội phẫn nộ. Rất may, Phaolô đã chọn thái độ thứ nhất...
Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011
Xử lý khủng hoảng
Đức Giêsu rao giảng về Nước Trời, và bản thân Ngài là hiện thân của Nước Trời.
Khi bà con Chúa gọi Ngài là kẻ mất trí, và khi các thầy thông luật từ Giêrusalem đến gọi Ngài là đồng bọn của quỷ Beelzebul, họ đã tạo ra một hình ảnh kinh khủng về Chúa Giêsu và một hình ảnh rùng rợn về Nước Trời của Ngài.
Một hoàn cảnh như thế, theo ngôn ngữ PR, là một khủng hoảng, cần phải xử lý ngay. Không thể để cho dân chúng có một hình ảnh sai lệch đến rùng rợn như vậy trong đầu óc được. Nó sẽ tai hại vô cùng cho vận mạng đời đời của họ.
Đứng trước một khủng hoảng, giới PR xử lý như thế nào? Và đứng trước khủng hoảng này, Chúa Giêsu đã xử lý ra sao?
Xử lý khủng hoảng của giới PR có thể là:
- Cấp thời nghiên cứu sự kiện,
- Triệu tập Đội Xử lý khủng hoảng,
- Chọn phát ngôn viên lâm thời,
- Soạn cấp thời một tuyên bố tạm,
- Xác định giới công chúng cần tiếp xúc,
- Xác định phương tiện truyền thông cần dùng,
- Theo sát diễn tiến...
Trước khủng hoảng về hình ảnh Nước Trời, Chúa Giêsu đã:
- Nắm bắt ngay sự kiện (tất nhiên rồi, vì Ngài là Thiên Chúa!),
- "Đội Xử lý khủng hoảng của Ngài" (gọi như vậy có xúc phạm không?) gồm chính Ngài và Chúa Thánh Thần, dưới sự "chỉ huy" trực tiếp của Chúa Cha (Trong sự kết hợp và cầu nguyện thương hằng, Chúa Giêsu luôn làm việc chặt chẽ với "Đội Xử lý" của Ngài),
- Ngài là phát ngôn viên cốt yếu của Chúa Cha và của Nước Trời.
- Ngài tuyên bố ngay: "Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền" và "ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời."
- Giới công chúng và phương tiện truyền thông Chúa chọn: "Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ..." (Mc 3,24)
Trước những khủng hoảng xẩy ra trong Giáo Hội và trong cộng đoàn của chúng con, xin Chúa dạy chúng con biết phải làm ngay những gì, và làm theo gương của Chúa trong Bài Tin Mừng hôm nay, với những phương tiện của thời đại hôm nay do Chúa đặt vào tầm tay của chúng con...
Khi bà con Chúa gọi Ngài là kẻ mất trí, và khi các thầy thông luật từ Giêrusalem đến gọi Ngài là đồng bọn của quỷ Beelzebul, họ đã tạo ra một hình ảnh kinh khủng về Chúa Giêsu và một hình ảnh rùng rợn về Nước Trời của Ngài.
Một hoàn cảnh như thế, theo ngôn ngữ PR, là một khủng hoảng, cần phải xử lý ngay. Không thể để cho dân chúng có một hình ảnh sai lệch đến rùng rợn như vậy trong đầu óc được. Nó sẽ tai hại vô cùng cho vận mạng đời đời của họ.
Đứng trước một khủng hoảng, giới PR xử lý như thế nào? Và đứng trước khủng hoảng này, Chúa Giêsu đã xử lý ra sao?
Xử lý khủng hoảng của giới PR có thể là:
- Cấp thời nghiên cứu sự kiện,
- Triệu tập Đội Xử lý khủng hoảng,
- Chọn phát ngôn viên lâm thời,
- Soạn cấp thời một tuyên bố tạm,
- Xác định giới công chúng cần tiếp xúc,
- Xác định phương tiện truyền thông cần dùng,
- Theo sát diễn tiến...
Trước khủng hoảng về hình ảnh Nước Trời, Chúa Giêsu đã:
- Nắm bắt ngay sự kiện (tất nhiên rồi, vì Ngài là Thiên Chúa!),
- "Đội Xử lý khủng hoảng của Ngài" (gọi như vậy có xúc phạm không?) gồm chính Ngài và Chúa Thánh Thần, dưới sự "chỉ huy" trực tiếp của Chúa Cha (Trong sự kết hợp và cầu nguyện thương hằng, Chúa Giêsu luôn làm việc chặt chẽ với "Đội Xử lý" của Ngài),
- Ngài là phát ngôn viên cốt yếu của Chúa Cha và của Nước Trời.
- Ngài tuyên bố ngay: "Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền" và "ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời."
- Giới công chúng và phương tiện truyền thông Chúa chọn: "Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ..." (Mc 3,24)
Trước những khủng hoảng xẩy ra trong Giáo Hội và trong cộng đoàn của chúng con, xin Chúa dạy chúng con biết phải làm ngay những gì, và làm theo gương của Chúa trong Bài Tin Mừng hôm nay, với những phương tiện của thời đại hôm nay do Chúa đặt vào tầm tay của chúng con...
Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011
Có kế hoạch
Đọc Kinh Thánh, tôi thấy Chúa làm việc rất có kế hoạch, mà ngay cả các nhân viên PR lỗi lạc chuyên nghiệp nhất cũng cần phải chiêm ngưỡng, nghiên cứu, bắt chước và khâm phục:
- Kế hoạch sáng tạo được diễn tả thực hiện trong một tuần lễ rất thứ tự lớp lang. Tất nhiên, công cuộc sáng tạo vũ trụ không phải chỉ kéo dài trong một tuần. Đây chỉ là một cách diễn tả cho thích hợp với tầm hiểu biết và văn hoá của người đương thời. Nhưng cách diễn tả một tuần đã nói lên một mô hình, một kế hoạch rất bài bản.
- Kế hoạch cứu độ khởi đi từ Abraham đến ngày tận thế được mô tả rất tuyệt diệu trong suốt các sách Cựu Ước và Tân Ước.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa đi vào kế hoạch rao giảng rất "ngọt", từ địa điểm xuất phát, đối tượng, sứ điệp, đào tạo nhân sự, đến chương trình triển khai hoạt động:
- Xuất phát từ Caphanaum của Galilê, nơi là "ngã tư quốc tế" và cũng là nơi có đối tượng dân cư mang cái nhìn rất thoáng, không tự mãn và không bị đóng khung bởi lề luật Do Thái khắt khe quá khích. Quả là một môi trường rao giảng thích hợp cho một khởi điểm!
- Sứ điệp rao giảng rất rõ, rất gọn: Nước Trời + sám hối.
- Huấn luyện nhân sự: chọn những gã ngư phủ mạnh mẽ can đảm, quen đương đầu với sóng gió, và đơn sơ mộc mạc để cõi lòng dễ dàng mở ra với Tin Mừng.
- Chương trình triển khai hoạt động: đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.
Vâng, rất nhiều khi con làm việc tuỳ tiện, không động não, thiếu nghiên cứu, thiếu kế hoạch, sứ điệp và chương trình thường luộm thuộm, thiếu tôn trọng đối tượng. Con cần phải ngắm nhìn Chúa nhiều hơn trong những kế hoạch khôn ngoan của Chúa...
- Kế hoạch sáng tạo được diễn tả thực hiện trong một tuần lễ rất thứ tự lớp lang. Tất nhiên, công cuộc sáng tạo vũ trụ không phải chỉ kéo dài trong một tuần. Đây chỉ là một cách diễn tả cho thích hợp với tầm hiểu biết và văn hoá của người đương thời. Nhưng cách diễn tả một tuần đã nói lên một mô hình, một kế hoạch rất bài bản.
- Kế hoạch cứu độ khởi đi từ Abraham đến ngày tận thế được mô tả rất tuyệt diệu trong suốt các sách Cựu Ước và Tân Ước.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa đi vào kế hoạch rao giảng rất "ngọt", từ địa điểm xuất phát, đối tượng, sứ điệp, đào tạo nhân sự, đến chương trình triển khai hoạt động:
- Xuất phát từ Caphanaum của Galilê, nơi là "ngã tư quốc tế" và cũng là nơi có đối tượng dân cư mang cái nhìn rất thoáng, không tự mãn và không bị đóng khung bởi lề luật Do Thái khắt khe quá khích. Quả là một môi trường rao giảng thích hợp cho một khởi điểm!
- Sứ điệp rao giảng rất rõ, rất gọn: Nước Trời + sám hối.
- Huấn luyện nhân sự: chọn những gã ngư phủ mạnh mẽ can đảm, quen đương đầu với sóng gió, và đơn sơ mộc mạc để cõi lòng dễ dàng mở ra với Tin Mừng.
- Chương trình triển khai hoạt động: đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.
Vâng, rất nhiều khi con làm việc tuỳ tiện, không động não, thiếu nghiên cứu, thiếu kế hoạch, sứ điệp và chương trình thường luộm thuộm, thiếu tôn trọng đối tượng. Con cần phải ngắm nhìn Chúa nhiều hơn trong những kế hoạch khôn ngoan của Chúa...
Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011
Mất trí & PR
Tôi đang muốn làm PR cho Chúa, cho Giáo Hội.
Vì PR là việc thực hiện kế hoạch truyền thông, dẫn đến một quan hệ tốt, với một công chúng cụ thể được xác định.
Và Quan hệ tốt là nhằm tạo hình ảnh, công luận và sự tín nhiệm ủng hộ đúng đắn. Cho Chúa. Cho Giáo Hội.
Mục tiêu cuối cùng của PR là hồi phục, hoàn thiện chân lý và tình yêu, mang lại ích lợi và hạnh phúc cho cả hai bên.
Khi có hiểu lầm, khi độ tin cậy bị suy giảm, khi hình ảnh bị bôi nhọ, khi chân lý bị bóp méo, và hạnh phúc của hai bên bị đe doạ, thì công việc PR (Quan hệ công chúng) được mô tả như trên cần phải được thực hiện.
Đọc Tin Mừng hôm nay thấy bà con của Chúa nói rằng Chúa đã mất trí (Mc 3,21). Đây phải chăng là một sự hiểu lầm? Dù thế nào đi nữa, chân lý cũng đã bị bóp méo, độ tin cậy vào Chúa nơi công chúng có nguy cơ suy giảm, và việc loan báo Tin Mừng sẽ gặp khó khăn. Trước một tình thế như thế, tôi đoán, có thể có người nghĩ: xem ra Chúa đã không có khả năng làm PR tốt nên mới để xẩy ra như vậy? Hoặc Chúa chẳng thèm quan tâm đến công luận hay dư luận của công chúng. Việc Chúa, Chúa cứ làm, còn Quan hệ Công chúng, hay công luận chỉ là điều vớ vẩn, nhảm nhí?
Hình như nhiều lần Chúa còn cấm không cho người ta loan báo, làm PR, cho Chúa: có những lần Chúa ra lệnh cho những người được Ngài chữa lành không được nói điều đó với ai. Nhưng rồi, không kềm chế được, họ đã khoe với mọi người. Kết quả tiếp theo là người ta lũ lượt đi theo Ngài. Có những lúc như vậy, Chúa không cần làm PR, không cần rao báo gì, người ta vẫn ùn ùn đi theo Chúa.
Thế nhưng cũng đã có lúc Chúa tỏ thái độ muốn tìm hiểu dư luận một cách minh nhiên rõ ràng. Ngài nghiêm trọng hỏi các môn đệ: "Người ta bảo Con Người là ai? Còn các con, các con bảo Con Người là ai?" Và câu hỏi này đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời công khai của Chúa. PR, như là việc tìm hiểu dư luận, xem ra cũng liên quan đến những thay đổi quan trọng trong cuộc đời của Chúa?
Nhưng dư luận thường là không đúng lắm, nhất là những dư luận về Chúa...
Thực ra, Thiên Chúa là Đấng vượt khỏi tầm nắm bắt của trí khôn loài người. Không hiểu được Chúa thì cũng là sự thường. Nhưng hiểu thêm về Chúa chừng nào, thì con người được hạnh phúc thêm chừng đó. Con người được "biến hình" theo mức độ họ biết về Chúa, cảm về Chúa.
Nên mục vụ PR, giúp cho người ta có hình ảnh chân thực về Chúa nhiều hơn, là việc luôn cần thiết, phải không, thưa Chúa của con?
Vì PR là việc thực hiện kế hoạch truyền thông, dẫn đến một quan hệ tốt, với một công chúng cụ thể được xác định.
Và Quan hệ tốt là nhằm tạo hình ảnh, công luận và sự tín nhiệm ủng hộ đúng đắn. Cho Chúa. Cho Giáo Hội.
Mục tiêu cuối cùng của PR là hồi phục, hoàn thiện chân lý và tình yêu, mang lại ích lợi và hạnh phúc cho cả hai bên.
Khi có hiểu lầm, khi độ tin cậy bị suy giảm, khi hình ảnh bị bôi nhọ, khi chân lý bị bóp méo, và hạnh phúc của hai bên bị đe doạ, thì công việc PR (Quan hệ công chúng) được mô tả như trên cần phải được thực hiện.
Đọc Tin Mừng hôm nay thấy bà con của Chúa nói rằng Chúa đã mất trí (Mc 3,21). Đây phải chăng là một sự hiểu lầm? Dù thế nào đi nữa, chân lý cũng đã bị bóp méo, độ tin cậy vào Chúa nơi công chúng có nguy cơ suy giảm, và việc loan báo Tin Mừng sẽ gặp khó khăn. Trước một tình thế như thế, tôi đoán, có thể có người nghĩ: xem ra Chúa đã không có khả năng làm PR tốt nên mới để xẩy ra như vậy? Hoặc Chúa chẳng thèm quan tâm đến công luận hay dư luận của công chúng. Việc Chúa, Chúa cứ làm, còn Quan hệ Công chúng, hay công luận chỉ là điều vớ vẩn, nhảm nhí?
Hình như nhiều lần Chúa còn cấm không cho người ta loan báo, làm PR, cho Chúa: có những lần Chúa ra lệnh cho những người được Ngài chữa lành không được nói điều đó với ai. Nhưng rồi, không kềm chế được, họ đã khoe với mọi người. Kết quả tiếp theo là người ta lũ lượt đi theo Ngài. Có những lúc như vậy, Chúa không cần làm PR, không cần rao báo gì, người ta vẫn ùn ùn đi theo Chúa.
Thế nhưng cũng đã có lúc Chúa tỏ thái độ muốn tìm hiểu dư luận một cách minh nhiên rõ ràng. Ngài nghiêm trọng hỏi các môn đệ: "Người ta bảo Con Người là ai? Còn các con, các con bảo Con Người là ai?" Và câu hỏi này đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời công khai của Chúa. PR, như là việc tìm hiểu dư luận, xem ra cũng liên quan đến những thay đổi quan trọng trong cuộc đời của Chúa?
Nhưng dư luận thường là không đúng lắm, nhất là những dư luận về Chúa...
Thực ra, Thiên Chúa là Đấng vượt khỏi tầm nắm bắt của trí khôn loài người. Không hiểu được Chúa thì cũng là sự thường. Nhưng hiểu thêm về Chúa chừng nào, thì con người được hạnh phúc thêm chừng đó. Con người được "biến hình" theo mức độ họ biết về Chúa, cảm về Chúa.
Nên mục vụ PR, giúp cho người ta có hình ảnh chân thực về Chúa nhiều hơn, là việc luôn cần thiết, phải không, thưa Chúa của con?
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
Tông đồ và PR
Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ.
Gọi, đến, ở với. Những hành động của tình yêu. Và tình yêu làm nên những tông đồ, những nhà truyền giáo đích thực.
Tôi đang suy nghĩ về Mục vụ PR. Nghiên cứu PR, thấy người ta nói rất nhiều đến những kỹ xảo. Nhưng chưa thấy nói đến tình yêu. Thiếu tình yêu, người ta có hết lòng làm PR cho công ty của mình không? Thiếu tình yêu Chúa, người ta có dám hy sinh để làm PR hết mình cho Giáo Hội không?
Nhưng đồng thời, sống trong thế giới hiện đại mà con không tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại như PR để làm tông đồ đắc lực cho Chúa, thì tình yêu của con đối với Chúa đã trọn vẹn chưa, lạy Chúa?
Gọi, đến, ở với. Những hành động của tình yêu. Và tình yêu làm nên những tông đồ, những nhà truyền giáo đích thực.
Tôi đang suy nghĩ về Mục vụ PR. Nghiên cứu PR, thấy người ta nói rất nhiều đến những kỹ xảo. Nhưng chưa thấy nói đến tình yêu. Thiếu tình yêu, người ta có hết lòng làm PR cho công ty của mình không? Thiếu tình yêu Chúa, người ta có dám hy sinh để làm PR hết mình cho Giáo Hội không?
Nhưng đồng thời, sống trong thế giới hiện đại mà con không tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại như PR để làm tông đồ đắc lực cho Chúa, thì tình yêu của con đối với Chúa đã trọn vẹn chưa, lạy Chúa?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)